Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Đình Sửu

Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Đình Sửu

TOÁN

T41: Hai đường thẳng vuông góc

I. MỤC TIÊU

- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc.

- Biết dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau hay không.

- Hoàn thành các bài tập : BT1; BT2; BT3(a)

- Yêu thích môn hình học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV : Ê ke to, HS mỗi em 1 ê ke

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 21 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 552Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Đình Sửu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2010
Chào cờ
Nội dung do nhà trường tổ chức
_______________________________________
Thể dục
Đồng chí Phan Thị Hải lên lớp
________________________________________
Tập đọc
Thưa chuyện với mẹ
I.mục đích yêu cầu
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại. 
- Hiểu nội dung: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý .
II. đồ dùng dạy học:
III. hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ 
- Đọc bài “Đôi giày ba ta màu xanh.” Và TLCH
+ Tác giả của bài văn đã làm gì để vận động được cậu bé Lái đi học? Tại sao tác giả lại chọn cách làm đó?
+ Em thử đoán xem sau này Lái có trở thành một HS ngoan không? Giải thích vì sao?
 B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Y/c HS quan sát tranh bài tập đọc, nêu ND tranh?
2. Hướng dẫn HS luyện đọc 
- Đọc cả bài, nêu cách chia đoạn.
- Gọi đọc nối tiếp lần 1 kết hợp giúp HS luyện đọc từ khó: làm ruộng, nhà nghèo, thợ rèn, dòng dõi, mồn một, quan sang...
- HD tìm hiểu nghĩa một số từ cuối bài: thầy, dòng dõi quan sang, đốt cây bông, bất giác, đầy tớ...
- Luyện đọc nối tiếp lần 2 trong nhóm
-Thi đọc trước lớp
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
3. Tìm hiểu bài
-Cho HS đọc thầm toàn bài và lần lượt trả lời từng câu hỏi trong SGK
-GV chốt lại lời giải đúng và rút ra ý chính của đoạn.
*ý1: Cương muốn học một nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ.
*ý2: Mẹ Cương không đồng ý, Cương tìm cách thuyết phục mẹ.
- Nhận xét cách trò chuyện giữa hai mẹ con Cương: Cách xưng hô, cử chỉ
- Y/c trao đổi rút ra ND chính của bài.( GV ghi bảng )
4. Luyện đọc diễn cảm
- Gọi 2 HS tiếp nối đọc từng đoạn của bài.
- GV HD luyện đọc phân vai
 + Giọng mẹ Cương: ngạc nhiên khi hỏi con, dịu dàng , cảm động khi hiểu lòng con
 +Giọng Cương : lễ phép, khẩn khoản,thiết tha xin mẹ đồng ý cho em học nghề rèn
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
- Tổ chức cho HS thi đọc phân vai toàn bài.
5. Củng cố bài
- Nêu cảm nghĩ của em về bạn Cương?
- 2 HS lên bảng đọc nối tiếp 2 đoạn của bài và trả lời câu hỏi về nội dung của mỗi đoạn.
- HS quan sát tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- 1 HS khá đọc – nêu cách chia đoạn
 Đ1:Từ đầu đến “kiếm sống”
- Đoạn2: Còn lại
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- HS yếu luyện đọc từ khó và tìm hiểu nghĩa của một số từ mục chú giải
- HS luyện đọc theo nhóm 3
- 2 nhóm thi đọc nối tiếp. 1- 2 HS đọc cả bài.
- HS thảo luận theo cặp đôi để trả lời câu hỏi
-3 HS khá, giỏi nêu ý chính của 2 đoạn
-1 HS khá đọc và nêu ND bài.
-2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn và nêu cách đọc diễn cảm từng đoạn, giọng đọc từng nhân vật.
- HS thi đọc diễn cảm.
- 2,3 HS nêu ý kiến
____________________________________
TOáN
T41: Hai đường thẳng vuông góc
i. Mục tiêu 
- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc. 
- Biết dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau hay không.
- Hoàn thành các bài tập : BT1; BT2; BT3(a)
- Yêu thích môn hình học 
II. Đồ dùng dạy học 
GV : Ê ke to, HS mỗi em 1 ê ke
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu tiết học, ghi bảng
2. Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc :
- GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng, cho thấy rõ 4 góc A, B, C, D đều là góc vuông.
- GV kéo dài hai cạnh BC và DC thành hai đường thẳng, tô màu hai đường thẳng (đã kéo dài). Cho HS biết "Hai đường thẳng DC và BC là hai đường thẳng vuông góc với nhau".
- GV cho HS nhận xét "Hai đường thẳng Bc và DC tạo thành 4 góc vuông chung đỉnh C" (kiểm tra lại bằng ê ke).
- GV dùng ê ke vẽ góc vuông đỉnh O, cạnh OM, ON rối lại kéo dài hai cạnh góc vuông để được hai đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau (như hình vẽ trong SGK).
	Hai đường thẳng vuông góc OM và ON tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh O.
3. Thực hành :
Bài 1 : Yêu cầu HS dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng có trong mỗi hình có vuông góc với nhau không.
Bài 2 : Cho biết AB và BC là một cặp cạnh vuông góc với nhau, yêu cầu HS nêu tên các cặp cạnh vuông góc với nhau còn lại của hình chữ nhật ABCD.
Bài 3: Trước hết, HS dùng ê ke để xác định được trong mỗi hình góc nào là góc vuông, rồi từ đó nêu tên từng cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau có trong mỗi hình đó.
Bài 4 : Yêu cầu HS khá giỏi tự làm sau đó chữa bài.
a. Nêu được AD, AB là là một cặp cạnh vuông góc với nhau; AD, CD là một cặp cạnh vuông góc với nhau.
b. Nêu được các cặp cạnh cắt nhau mà không vuông góc với nhau là : AB và BC; BC và CD.
Hoạt động nối tiếp 
- Nhắc lại tên góc cách KT góc vuông
- Thi vẽ hai đường thẳng vuông góc 
- HS quan sát
 - HS thực hành dùng ê ke để kiểm tra và nêu nhận xét.
 - HS nêu tên các cặp cạnh vuông góc với nhau còn lại của hình chữ nhật ABCD.
- HS thực hành và nêu nhận xét.
- HS thi vẽ trên bảng
Buổi chiều : Đồng chí Mạc Thị Hương - lên lớp
__________________________________________________________________
Thứ ba ngày 26 tháng 10 năm 2010
Buổi sáng Đồng chí Mạc Thị Hương lên lớp
__________________________________________________________________
chiều Dạy phân loại đối tượng
Học sinh khá giỏi khối 4
Giao lưu Rung chuông vàng lần 1
_______________________________________________________________
Thứ tư ngày 27 tháng 10 năm 2010
CHíNH Tả (Nghe - viết)
Thợ rèn
I.Mục đích, yêu cầu
- Nghe, viết đúng chính tả, trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ của bài thơ "Thợ rèn".
- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: l/n( BT2a).
- GD HS ý thức cẩn thận , momg muốn viết chữ đẹp
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng phị ghi nội dung BT 2a hay 2b. - VBT TV.
III.Các hoạt động dạy học
. Kiểm tra bài cũ :
- GV đọc cho HS viết một số từ ngữ có phụ âm đầu là:r/d/gi ( rải rác, dải lụa, giải toán )
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài :Nêu mục đích yêu cầu tiết học – ghi bảng
2. Hướng dẫn HS nghe viết.
- Đọc bài thơ.
- Hỏi: Bài thơ cho các con biết những gì về nghề thợ rèn? (Sự vất vả và niềm vui trong lao động của người thợ rèn)
- HD luyện viết các từ khó : quệt, nực, trăm nghề, vai trần.
3. Viết chính tả.
- GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu .
4.Chấm, chữa bài
- Đọc cho HS soát lỗi chính tả.
- GV chấm 10 bài, nhận xét cách viết và trình bày của HS
5. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài 2 : Điền vào chỗ trống:
a. l hay n?
Năm gian nhà nhỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
6. Củng cố bài :
- HD thi luyện viết chữ đẹp..
- 3 HS lên bảng viết
- HS dưới lớp viết vào vở
- 1 HS đọc 
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết nháp.
- HS viết bài
- HS đổi chéo vở KT.
-1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào vở BTTV.
-2 HS lên bảng điền 
- 3-4 HS tham gia thi viết trên bảng lớp
_______________________________________
Tập đọc
Điều ước của vua Mi- đát
i. mục đích yêu cầu 
- Bước đầu biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật( lời xin, khẩn cầu của Mi - đát, lời phán bảo oai vệ của thần Đi- ô - ni - dốt)
- Hiểu ý nghĩa : Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người. ( TLCH SGK)
- GD HS Không tham lam , luôn ước muốn những điều mang lại hạnh phúc cho mọi người 
II.Đồ dùng dạy học
iii. các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ :
- Đọc bài Thưa chuyện với mẹ và nêu đại ý của bài
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài
- Y/c HS quan sát tranh bài tập đọc, nêu ND tranh?
2. Hướng dẫn HS luyện đọc 
- Đọc cả bài, nêu cách chia đoạn.
- Gọi đọc nối tiếp lần 1 kết hợp giúp HS luyện đọc từ khó: Mi- đát , Đi -ô ni -dốt, Pác - tôn .
- HD tìm hiểu nghĩa một số từ cuối bài: Phép mầu,cành sồi
- Luyện đọc nối tiếp lần 2 trong nhóm
-Thi đọc trước lớp
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
3. Tìm hiểu bài
-Cho HS đọc thầm toàn bài và lần lượt trả lời từng câu hỏi trong SGK
-GV chốt lại lời giải đúng và rút ra ý chính của đoạn.
 + ý 1: Điều ước của vua Mi-đát,
 + ý2: Tác hại của điều ước .
 + ý 3: Bài học rút ra từ lòng tham.
- Y/c trao đổi tìm ND chính của bài.
4.Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 
- GV hướng dẫn một tốp 3 HS đọc diễn cảm toàn bài theo cách phân vai .
- Hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm .
3. Củng cố bài:
-Câu chuyện vua Mi - đát giúp em hiểu điều gì ? 
- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài và nêu đại ý của bài
- HS quan sát tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- 1 HS khá đọc – nêu cách chia đoạn
+ Đ1: Từ đầu đến thế nữa
+ Đ2: Bọn đầy tớsống
+ Đ3: Còn lại
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- HS yếu luyện đọc từ khó và tìm hiểu nghĩa của một số từ mục chú giải
- HS luyện đọc theo nhóm 3
- 2 nhóm thi đọc nối tiếp. --1- 2 HS đọc cả bài.
- HS nghe xác định giọng đọc
- HS thảo luận theo cặp đôi để trả lời câu hỏi
- 3 HS khá, giỏi nêu ý chính của 2 đoạn
-1 HS khá đọc và nêu ND bài.
-3 HS đọc diễn cảm toàn bài
- HS cả lớp luyện đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm .
- HS khá nêu
_________________________
Toán
Vẽ hai đường thẳng vuông góc 
I. Mục tiêu: 
- Vẽ được hai đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước.
- Vẽ được đường cao của một hình tam giác.
- Hoàn thành BT 1 và BT2( tr52)
II- Đồ dùng dạy học: 
 - Thước , ê-ke
II- Hoạt động dạy học chủ yếu:
A- Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là hai đường thẳng vuông góc?
-1- 2 HS trả lời câu hỏi.
B. Bài mới:
1- Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài
- GV khuyến khích HS giỏi vẽ thử hai đường thẳng vuông góc.
2. HD vẽ hai đường thẳng vuông góc.
- GV tiến hành các thao tác như SGK
 a) Vẽ một đường thẳng CD đi qua một điểm
E nằm trên đường thẳng AB cho trước và ^ với nó.
- Gv nêu bước và thực hiện như sgk . 
- GV vẽ hình
- Có thể dùng loại thước nào để vẽ 2 đường thẳng ^? 
 C
 E
 A B
 D
b- Vẽ một đường thẳng CD đi qua một điểm E nằm ngoài đường thẳng AB cho trước và ^ với nó.
 C
 E 
 A B	 D
-GV quan sát, nhận xét
-1 HS giỏi vẽ bảng 
=> HS lên bảng vẽ thử. HS dưới lớp vẽ vào vở nháp.
- Đặt cạnh góc vuông của êke trùng với đường thẳng AB.
- Di êke trên đường thẳng sao cho điểm E nằm trên cạnh góc vuông kia của êke .
- Vẽ đường thẳng DC đi qua đó.
HS nhận xét: cách vẽ như vẽ một đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước.
-1 HS vẽ trên bảng.
c) Vẽ đường cao của hình tam giác.
-GV nêu bài toán và gợi ý. 
-Vẽ qua A một đường thẳng vuông góc với cạnh BC. Đường thẳng đó cắt cạnh BC tại H.
- Đoạn thẳng AH là đường cao của tam giác ABC, độ dài của đoạn AH là chiều cao  ... à giả toán về tìm số TBC; Tìm hai số khi biết tổng và hiệu 
3 Thực hành làm bài KT 
phần TRắC NGHIệM (3điểm)Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng 
Câu 1 : (0.5điểm)
 Số: Bốn triệu bẩy trăm linh tám nghìn sáu trăm ba mươi tư viết là:
 A. 40 708 634 B. 4 708 634 C. 4780 634 D. 47 086 304
 Câu 2. (0.5điểm)Số nào bé nhất trong các số sau?
 A. 576 234 B. 567 432 C. 576 432 D. 576 342
Câu 3 (1điểm)
Số 9 trong số nào có giá trị là 9 000
 A. 78 921 B. 97 421 C. 947 360 D. 378 459
 Câu 4 (1điểm)
 5tấn 34 kg = .....kg 
	A. 534 kg	B. 5034 kg	C. 5340 kg	D. 5043kg
II. phần tự luận (7 điểm)
Bài 1: Đặt tính rồi tính.( 2 điểm)
267 547 + 7 695 846 785 – 70 498
Bài 2: .( 2 điểm)
Năm nay vừa qua nhà bác An thu được 1 tấn 24 kg thóc. Biết vụ mùa thu được nhiều hơn vụ chiêm 116 kg. Hỏi mỗi vụ nhà bác An thu được bao nhiêu ki - lô - gam thóc?
Bài 3: (1điểm)Tính thuận tiện .
a) 1 632 + 3 125 + 368 + 875 
b) 2+ 4+6+8+10+12+14+16+18+20
4. Củng cố bài
- GV giải đáp thắc mắc của HS
______________________________________________
hoạt động tập thể 
Phát động phong trào thi đuachào mừng ngày nhà giáo Việt Nam
I. Mục tiêu : 
- GV tạo tâm thế thi đua học tập và rèn luyện tốt chào mừng ngayf 20/11
-HS tập luyện các hoạt động văn nghệ : như ca múa hát , kể chuyện , tiểu phẩm vui ., kịch .ngâm thơqua đó thấy được ý nghĩa về ngày ''Nhà giáo GV nhận xét giờ họcViệt Nam '' 
- HS tham ra biểu diễn lựa chọn tiết mục hay để tham gia hội thi toàn trường
-GD ý thức tôn sư trọng đạo một truyền thống quí báu của nhân ta
II .Chuẩn bị :
 - Các tổ chuẩn bị nội dung văn nghệ 
III. nội dung
1. GV tổ chức cho các em tìm hiểu ý nghĩa truyên thống về ngày Nhà giáo ViệtNam 
2. Biểu diễn văn nghệ
- Đại diện BGK công bố thể lệ cuộc thi và biểu điểm cho từng phần thi
- Y/c tổ trưởng lên bốc thăm thứ tự biểu diễn
- Các tổ biểu diễn 
3. Công bố kết quả cuộc thi
- Đại diện BGK công bố 
- GV HD HS bình chọn tiết mục dự thi cấp trường.
4. HS luyện tập tham dự hội thi toàn trường
- GV HD và phân công phụ trách các phần việc
đê các tiết mục được lựa chọn tham dự cuộc thi cấp trường có kế hoách tập luyện
- HS theo dõi
- Các tổ biểu diễn văn nghệ theo thứ tự bốc thăm và ND thi đã được chuẩn bị trước 
- HS nghe và tham gia ý kiến bình chọn ; biểu quyết
- Lớp phó văn nghệ cùng các bạn được lựa chọn nhận KH ôn tập và biểu diễn
___________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 29 tháng 10 năm 2010
Thể dục 
Đồng chí Phan Thị Hải lên lớp 
Tập làm văn
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
I.Mục đích yêu cầu
- Xác định được mục đích trao đổi và vai trò của mình trong cách trao đổi
- Lập dàn ý rõ ND của bài trao đổi để đạt mục đích.
- Bước đầu biết đóng vai trao đổi tự nhiên dùng lời lẽ cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục.
- Rèn khả năng giao tiếp lưu loát tự tin
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ viết sẵn đề bài; Vở BTTV 
III.Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ : 
- Kể lại câu chuyện yết Kiêu
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài : Ghi bảng – nêu yêu cầu bài.
2.Hướng dẫn phân tích đề bài
- Y/c HS đọc đề tìm hiểu đề : Thể loại, nội dung, các y/c cần làm?
- GV gạch chân các từ ngữ quan trọng và giúp HS yêu nắm chắc y.c 
3 Lập dàn ý cho cuộc trao đổi
- Y/c HS đọc các gợi ý 1, 2, 3 trong SGKtìm ý :
 + ND, mục đích cuộc trao đổi là gì?
 + Đối tượng cần trao đổi là ai?
 + Hình thức trao đổi ?
4.Thực hành trao đổi.
- Y/c HS đóng vai trao đổi cặp đôi
- Tổ chức thi trước lớp .
- GV cùng HS nhận xét: ND, mục đích, lời lẽ, cử chỉ
- Tổ chức cho HS bình chọn người có tài thuyết phục nhất.
5. Củng cố bài:
- Nhắc lại nghi nhớ khi trao đổi với người thân? Viết lại cuộc trao đổi vào vở BTTV
- 2 HS kể theo 2 cách.
- HS trao đổi cặp đôi nêu ý kiến.
- 3 HS đọc nối tiếp 3 gợi ý
- HS dựa vàocau hỏi gợi ý nháp dàn bài.
- HS trao đổi luân phiên đổi vai cho nhau
-3-4 cặp trình bày trước lớp
- HS nhận xét bình chọn
- HS TB nhắc lai ghi nhớ, HS khá, giỏi làm bài
________________________________________
Toán
Thực hành vẽ hình chữ nhật, Thực hành hình vuông
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS biết sử dụng ê ke và thước kẻ để vẽ hình chữ nhật, hình vuông biết độ dài hai cạnh cho trước.
- Hoàn thành các BT: BT1 a - Tr 54; BT2a - Tr 54; BT1a - Tr 55 ; BT 2a - Tr 55
II- Đồ dùng dạy học: 
- phấn màu; bảng phụ có kẻ ô mẫu , êke.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu:
A- Kiểm tra bài cũ: -Cho hình tam giác ABC.
-Vẽ hai đường thẳng // ; ^. với BC
B.Bài mới:
1- Giới thiệu bài: - Gv giới thiệuhai bài thực hành được dạy ghép lại, và ghi tên bài
-1 Hs lên bảnglàm.
- Cả lớp vẽ vào nháp.
- HS mở SGK Tr 54- 55
2- Hướng dẫn vẽ hình chữ nhật có độ dài cho trước.
- Gọi HS thực hiện vẽ hình chữ nhật có chiều dài là 4 cm và chiều rộng 2 cm.
- Y/c HS nhận xét- nêu cách vẽ hình chữ nhật.
- GV củng cố và HD lại cách vẽ như SGK
- Y/c HS vận dụng cách vẽ để vẽ một hình chữ nhật với số đo khác .
3.HD vẽ hình vuông cạnh 3cm
- Dựa vào cách vẽ hình HCN ở trên y/c HS vẽ hình chữ nhật đặc biệt có chiều dài bằng chiều rộng và bằng 3cm vào giấy nháp 
- GV nhận xét cách vẽ của HS và giới thiệu cách vẽ như SGK Tr: 55 
- Y/c so sánh cách vẽ HCN và HV 
- GV củng cố cách vẽ HCN và HV
- HD HS cách vẽ hình vuông nhanh dựa vào các ô trong vở ô li
4. Luyện tập:
BT1 a - Tr 54: - Y/c HS tự vẽ và tính chu vi
- GV quan sát , hướng dẫn, giúp đỡ những HS còn lúng túng.
BT2a - Tr 54HD vẽ như bài 1
BT1a - Tr 55 Đọc , xác định y/c sau đó vẽ vào vở
BT2a - Tr55:Y/c quan sát mẫu, tự vẽ vào vở.
GV quan sát , hướng dẫn, giúp đỡ những HS còn lúng túng.
5. Củng cố bài:
- Thi vẽ HCN; HV
- HS khá giỏi tự làm thêm các phần còn lại khi dã làm xong các bài y/c
-1 HS giỏi lên bảng vẽ
- HS vẽ nháp.
- 2 HS khá nêu cách vẽ.
- HS quan satư ghi nhớ cácha vẽ
-HS vẽ ra nháp 1 hình chữ nhật với kích thước khác ( tự chọn ). -Đổi nháp và kiểm tra.
-1 HS lên bảng vẽ .
-HS tự vẽ hình vào giấy nháp 
- 1 HS giỏi lên thực hiện trên bảng lớp.
- HS khá nhắc lại cách vẽ.
- 2 HS khá nêu cách vẽ so sánh .
- HS thực hành vẽ ra nháp 
- HS đọc yêu cầu và làm bài. 
-1 HS lên bảng vẽ hình. Nêu cách vẽ
- HS thực hành vẽ như BT1
- HS dựa vào cách vẽ hình vuông trong vở ô li để vẽ ( Lưu ý phải vẽ đúng số đo các cạnh
- 2 HS khá tham gia vẽ bảng 
_____________________________________________
Khoa học
ôn tập con người và sức khoẻ ( T1 )
Mục tiêu: 
Ôn tập củng cố các kiến thức về : 
 - Sự trao đổi chất của cơ thể với môi trường.
 - Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng. 
 - Cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng và bệnh lây qua đường tiêu hoá.
 - Dinh dưỡng hợp lí.
 - Phòng tránh đuối nước
II- Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ ghi ô chữ kì diệu.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ : 
 -Nêu nguyên nhân, cách phòng tránh tai nạn đuối nước?
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài : Ghi bảng – nêu yêu cầu bài
2.Trao đổi về chủ đề “ Con người và sức khoẻ “
- Y/c các nhóm thảo luận theo ND 4 câu hỏi SGK tr38 
- Gọi đại diện trình bày phần thảo luận 
- GV củng cố ND thảo luận , đưa ra một số câu hỏi phụ để củng cố kiến thức về chủ đề.
3. Tổ chức chơi trò chơi ô chữ kì diệu
GV đưa bảng phụ giới thiệu ô chữ và luật chơi.
Tổ chức cho HS chơi mẫu
Y/c các nhóm tham gia chơi
GV tổng kết khen thưởng 
4.Tổ chức chơi trò chơi “ Ai chọn thức ăn hợp lý “ 
-Y/c HS hoàn thành bài tập vào phiếu BT tr 39 SGK 
- Tổ chức cho HS đổi cheo kiểm tra sau đó một số HS trình bày trước lớp
- Y/c HS bình chọn người biết lựa chọn thức ăn hợp lý
5. Củng cố bài: 
- Thi đọc thuộc 10 điều khuyên dinh dưỡng hợp lý
- 2 HS nêu.
- HĐ nhóm 4
- Nhóm trưởng nêu câu hỏi , các thành viên trả lời
- Các nhóm trình bày trước lớp.
- HĐ nhóm
- HS nghe luật chơi
- HS quan sát nắm cách chơi
- HS tự hoàn thành bài tập và thi trình bày trước lớp.
- HS khá tham gia
________________________________________
Âm nhạc 
Đồng chí Nguyễn Thị Hăng lên lớp
____________________________________________
Tiếng Việt (TH)
ôn tập chuẩn bị kiểm tra
I. Mục đích yêu cầu :
- Củng cố các kiến thức về Chính tả và TLV thông qua các bài ôn tập 
- Rèn kĩ năng làm bài cho HS
II đố dùng dạy học
- Hệ thống bài tập ôn tập.
III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu :
1 Giới thiệu bài :GV giới thiệu ND ôn tập
2. HD ôn tập KT 
- GV nhắc lại cách viết chính tả : kí thuật viết các con chữ; cách trình bày, soát lỗi, sửa lỗi....
- Củng cố cách viết văn viết thư, văn kể chuyện 
3 Luyện tập 
I Chính tả ( 5 điểm ) 
 Nghe - viết bài “ Những bông hoa tím “ ( Thờigian khoảng 20 phút )
Những bông hoa tím.
 Những người già trong làng kể lại rằng : chiều nào, cô Mai cũng ra cồn cát đó với một khẩu súng trường. Và trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím. Ngày chiếc máy bay bốc cháy đâm đầu xuống biển cũng là ngày cô Mai hi sinh.  Những bông hoa ấy vừa nở, mùi thơm bay về tận làng làm nôn nao cả lòng người những buổi chiều như chiều nay.
 II Tập làm văn ( 5 điểm ) ( Thời gian 25 phút )
 Em hãy chọn một trong hai đề văn sau :
 Đề 1 Ngày xưa có hai mẹ con sống bên nhau rất hạnh phúc . Thế rồi một hôm bà mẹ chẳng may bị ốm nặng. Người con không quản ngại khó khăn, nguy hiểm vào rừng tìm cây thuốc quý về chữa bệnh cho mẹ. Được bà tiên giúp đỡ, người con đã tìm được cây thuốc quý. Và bà mẹ đã khỏi bệnh .
 Dựa vào tóm tắt câu chuyện trên, em hãy kể lại câu chuyện đó .
Đề 2: Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, em hãy viết thư thăm hỏi và chúc mừng cô giáo ( Thầy giáo ) cũ của em.
- HS nghe
- HS tự sửa những lỗi hay mắc phải khi viết bài.
 HS viét bài theo y/c
	_________________________________________
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
	 - HS thấy được những ưu, khuyết điểm của lớp trong tuần; đề ra phương hướng trong tuần tới.
	- Phân công phụ trách ban chỉ huy chi đội mới.
II. Nội dung:
	1- Kiểm điểm nề nếp, họat động tuần9
- Ban cán sự lớp lần lượt trình bày theo phân cấp kết quả theo dõi thi đua trrong tuần
-Lớp trưởng lên báo cáo tổng hợp về hoạt động trong tuần của lớp.
- ý kiến của các thành viên trong lớp.
- GV nhận xét chung:
+ ưu điểm: 
+ Tồn tại:
2- Phổ biến công tác thi đua tuần 10
-Nề nếp : 
-Học tập :
-TDVS :
-Các hoạt động khác : Phát động phong trào thi đua giành nhiều điểm tốt 20/11 
3.Văn nghệ : Tổ chức cho các em múa hát về mái trường , về quê hương đất nước 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 7 LOP4 NGUYEN DINH SUU NAM SACH HAI DUONG.doc