Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2011-2012 (Bản 4 cột chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2011-2012 (Bản 4 cột chuẩn kiến thức)

I – Mục tiêu:

*MTC:

-Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.

Hiểu nội dung ý nghĩa bài: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục me để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý(Trả lời các câu hỏi trong SGK)

II – Đồ dùng dạy học:

 - GV: Tranh đốt pháo hoa để giảng cụm từ đốt cây bông.

III – Các hoạt động dạy học:

 

doc 27 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 322Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2011-2012 (Bản 4 cột chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 10/10/2011 
KĨ THUẬT : KHÂU ĐỘT THƯA ( TIẾT 2 )
I/. Mục tiêu :
*MTC:
-Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa
-Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
*MTR:
Với hs khéo tay: Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đếu nhau. Đường khâu ít bị dúm.
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: Mẫu đường thêu đột thưa được khâu bằng len, vải, len, kim khâu
HS: Vải, len, kim khâu
III/ Hoạt động dạy học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1/Ổn định;
2/KTBC;
-Yêu cầu H/S nêu lại quy trình khâu đột thưa.
3/Bài mới:
3.1.Giới thiệu bài:
Bài “Khâu đột thưa” (tiết 2)
3.2.Vào bài:
*Hoạt động 1:H/S thực hành khâu đột thưa
-Nhận xét và nêu lại các bước thực hiện:Vạch dấu; khâu theo đường dấu nhớ quy tắc”lùi 1 tiến 3”.
-Hướng dẫn thêm những lưu ý khi thực hiện.
-Quan sát giúp đỡ những H/S yếu.
*Hoạt động 2:Đánh giá kết quả học tập của H/S 
-Tổ chức cho H/S trưng bày sản phẩm.
-Nêu các tiêu chuẩn đánh giá để H/S tự đánh giá và nhận xét bạn.
4/Củng cố:
-H/S nêu lại quy trình khâu đột thưa.
5/Dặn dò:
-Nhận xét chung, tuyên dương những sản phẩm đẹp.
-Thực hiên.
-Thực hành theo hướng dẫn của GV.
-Trưng bày sản phẩm và nhận xét lẫn nhau.
- 2 học sinh nêu
TOÁN : 
HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC 
I – Mục tiêu: 
*MTC:
-Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc
-Kiểm tra được hai đưởng thẳng vuông góc bằng Ê ke. 
*MTR:
-HS khá giỏi: bài 3 câu b, bài 4
II – Đồ dùng dạy học: 
-GV, HS: Thước kẻ & ê ke.
III.Các hoạt động dạy học:
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
HTĐB
1’
5’
1’
15’
14’
3’
1’
1/On định:
2/KTBC:
-Cho hs nêu đặc điểm của các góc: góc tù, bẹt, góc nhọn, góc vuông.
-Nhận xét.
3/Bài mới:
3.1/Giới thiệu:
3.2/Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc:
-Vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng cho thấy rõ 4 góc A,B,C,D đều là góc vuông kéo dài 2 cạnh BC, DC thành 2 đường thẳng cho biết hai đường thẳng như thế nào?
-Hai đường thẳng BC và DC tạo thành 4 góc vuông có chung điểm C (kiểm tra = Ê ke)
-Dùng ê ke vẽ góc vuông đỉnh O cạnh Om,ON rồi kéo dài hai cạnh góc vuông để được hai đường thẳng OM,ON vuông góc với nhau.
-Hai đướng thẳng vuông góc OM,ON tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh O
-Cho hs liên hệ một số hình ảnh xung quanh có hai đường thẳng vuông góc với nhau.
3.3/Thực hành:
Bài 1:
-Gọi hs đọc yêu cầu.
-Nhận xét.
Bài 2:
-Gọi hs nêu Y/ cầu.
-Nhận xét.
 *Bài 3: câu b hs khá giỏi
-HS nêu Y/ cầu.
-Trước hết dùng ê ke xác định trong mỗi hình góc nào là góc vuông rồi nêu tên từng cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau.
-Nhận xét
 *Bài 4: hs khá giỏi
- Nhận xét, cho điểm
4/Củng cố:
- Cho học sinh dùng eke dể vẽ 2 đường thẳng vuông góc
5/Dặn dò:
-Chuận bị bài sau.
- Vài học sinh nêu
 Nhận xét
-Vuông góc với nhau.
-Quyển vở, mép bảng, cạnh cửa.
-Dùng ê ke kiểm tra hai đường thẳng có góc vuông để trả lời câu hỏi
-Làm nhóm đôi.
-Làm bảng nhóm.
+BC và CD 1 cặp cạnh vuông góc.
+CD và AD 1 cặp cạnh..
+AD và AB 1 cặp cạnh
-Làm tập nháp rồi nêu.
-Góc đỉnh E và D là góc vuông ta có: AE,ED là 1 cặp đoạnthẳng vuông góc: CD,DE là 1 cặp đoạn thẳng vuông góc.
-Góc đỉnh P và N góc vuông: PN,MN là 1 cặp đoạn thẳng vuông góc; PQ,PN là 1 cặp đoạn thẳng vuông góc.
-2 hs khá giỏi nêu.
a/AD,AB là 1 cặp cạnh vuông góc; AD,DC là 1 cặp cạnh vuông góc
b/Các cạnh cắt nhau mà không vuông góc là:AB và BC; BC và CD.
- 2 học sinh lên bảng vẽ
-Giúp đỡ Phương, Quí, Tiến, Dũng Tín, làm bài tập.
TẬP ĐỌC :
THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
I – Mục tiêu:
*MTC:
-Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.
Hiểu nội dung ý nghĩa bài: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục me để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý(Trả lời các câu hỏi trong SGK)
II – Đồ dùng dạy học:
 - GV: Tranh đốt pháo hoa để giảng cụm từ đốt cây bông.
III – Các hoạt động dạy học:
THỜI
GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
HTĐB
1’
5’
1’
10’
9’
10’
3’
1’
1. Khởi động: Hát 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nối tiếp nhau đọc bài Đôi giày ba ta màu xanh và trả lời câu hỏi trong SGK. 
-Nhận xét
3. Bài mới: 
3.1/Giới thiệu bài: Thưa chuyện với mẹ.
3.2/ Luyện đọc và tìm hiểu bài
Luyện đọc: 
HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài
+Đoạn 1: từ đầu đến một nghề để kiếm sống.
+Đoạn 2: phần còn lại.
*Đọc đoạn lần 1:
-Theo dõi và sửa chữa
-Rút từ khó
*Đọc đoạn lần 2:
-Treo bảng phụ: bất giác.phì phào.
+Kết hợp giải nghĩa từ: cây bông, thưa, kiếm sống, đầy tớ.
*Đọc đoạn lần 3
- GV đọc diễn cảm toàn bài : giọng trao đổi, trò chuyện thân mật, nhẹ nhàng.
 Tìm hiểu bài:(KNS)
+ GV chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt ) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết.
 Các hoạt động cụ thể:
 Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi.
 Đại diện nhóm nêu câu hỏi để các nhóm khác trả lời.
1/Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì ?
2/Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?
3/Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
4/Nhận xét cách trò chuyện giữa hai mẹ con?
Hướng dẫn đọc diễn cảm(KNS)
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài: : “Cương thấy nghèn nghẹn .. đốt cây bông.”
- Nhận xét , tuyên dương
4/Củng cố:
-Nêu ý nghĩa của bài
-Qua bài học giúp các em thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý
5/Dặn dò:
-Nhận xét
-3 HS trả bài
-Học sinh đọc bài 
 - chia đoạn
-2 Học sinh đọc.
-Luyện đọc từ khó
-2 Hs đọc
- Một, hai HS đọc bài.
- Nghe
-Các nhóm đọc thầm.
-Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. 
-HS đọc đoạn 1.
-Học sinh đọc đoạn còn lại và trả lời.
- Cương thương mẹ vất vả, muốn tìm một nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ.
- Mẹ cho là Cương bị ai xui. Mẹ bảo nhà Cương là dòng dõi quan sang, bố Cương sẽ không chịu cho Cương đi làm thợ rèn vì sợ mất thể diện gia đình.
-Cương nắm tay mẹ nói với mẹ những lới tha thiết: nghề nào.coi thường.
-Cách xưng hô: đúng thứ bậc trên dưới trong gia đình, Cương xưng hô với mẹ lễ phép, kính trọng.Mẹ Cương xưng mẹ gọi con rất dịu dàng, âu yếm. Cách xưng hô đó thể hiện tình cảm mẹ con trong gia đình rất thân ái.
Cử chỉ trong lúc trò chuyện: thân mật, tình cảm.
Cử chị của mẹ: Xoa đầu Cương khi thấy Cương rất thương mẹ.
Cử chỉ của Cương : Mẹ nêu lí do phản đối, em nắm tay mẹ, nói thiết tha
HS đọc nối tiếp
- HS luyện đọc 
-Một vài HS thi đọc diễn cảm.
- 3 học sinh đọc theo cách phân vai .
-Cương đã thuyết phục mẹ nghề nào cũng cao quý để mẹ ủng hộ em thực hiện nguyện vọng.
giúp 
đỡ Phương, Quí , Dũng, Nhi, Tín, 
đọc
KỂ CHUYỆN :
 KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I – Mục tiêu;
*MTC:
- Chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc của bạn bè, người thân.
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
II – Đồ dùng dạy học;
-GV;Bảng lớp viết đề bài.
-Giấy khổ to (hoặc bảng phụ) viết tên.
+ Ba hướng xây dựng cốt truyện:
Nguyên nhân làm nảy sinh ước mơ đẹp.
Những cố gắng để đạt ước mơ.
Những khó khăn đã vượt qua, ước mơ đạt được.
+ Dàn ý của bài KC:
Tên câu chuyện
Mở đầu: Giới thiệu ước mơ của em hay bạn bè, người thân.
Diễn biến:
Kết thúc:
III – Hoạt động dạy học:
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HTĐB
1’
5’
1’
14’’
16’
3’
1’
1/Ổn định;
2/KTBC:
-Gọi hs kể câu chuyện mà em đã nghe đã đọc
- Nhận xét 
3/ Bài mới;
3.1/Giới thiệu bài:
3.2/Hướng dẫn hs hiểu yêu cầu đề bài
-Yêu cầu hs đọc đề bài trong SGK và gạch dưới những từ quan trọng.
-Treo bảng
*Gợi ý kể chuyện:
Giúp hs hiểu các hướng xây dựng cốt truyện
-Mời hs đọc gợi ý 2.
-Dán tờ phiếu ghi các hướng xây dựng cốt truyện:
+Nguyên nhân làm nảy sinh ước mơ đẹp.
+Những cố gắng để đạt ước mơ.
+Những khó khăn đã vượt qua, ước mơ đã đạt được.
-Yêu cầu hs nói về hướng và đề tài mình xây dựng chuyện của mình.
 b)Đặt tên cho câu chuyện:
-Mời hs đọc gợi ý 3 và thực hiện theo gợi ý.
-Dán bảng dàn ý câu chuyện, nhắc nhở hs mở đầu câu chuyện bằng ngôi thứ nhất, trong câu chuyện em là một nhân vật có tham gia vào câu chuyện ấy.
* Hs thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện(KNS)
-Yêu cầu hs kể chuyện theo cặp. Góp ý các nhóm.
-Dán bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
-Chọn và viết tên những hs kể lên bảng, yêu cầu hs nghe và nhận xét có thể đặt câu hỏi cho bạn trả lời.
-Bình chọn các câu chuyện hay.
4/Củng cố:
- Đặt tên cho câu chuyện
5/Dặn dò;
-Nhận xét.
- 2 Hs kể chuyện.
-Đọc và gạch dưới các từ quan trọng: Kể chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của người thân, bạn bè em.
-Đọc gợi ý 2 và các hướng gợi ý xây dựng cốt truyện.
-Nói về đề tài và hướng xây dựng cốt truyện của mình.
-Đặt tên cho câu chuyện theo cặp và phát biểu trước lớp.
-Kể theo cặp.
-Lên kể chuyện trả lời các câu hỏi của bạn.
-Nhận xét và bình chọn bạn kể tốt.
giúp
 đõ Phương, Dũng, Quí, Nhi,
Tin
 Thứ ba ngày 11/10/2011
KHOA HỌC: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC
I-Mục tiêu: 
*MTC:
-Nêu được một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.
+Không chơi đùa gần hồ, ao, sông, suối; giêng chum vại, bể nước phài có nấp đậy
+Chấp hành các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thủy.
+Tập bơi khi có người lớn và phương tiên cứu hộ.
-Thực hiện các nguyên tắc an toàn phòng tránh đuối nước. 
II- Đồ dùng dạy học:
-GV:HÌnh trang 36,37 SGK.
III-Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1/Ổn định;
2/KTBC;
-Khi gặp người bị bệnh em hãy chỉ cho họ nên ăn gì và thực hiện như thế nào?
-Nhận xét
3/Bài mới
3.1/Giới thiệu:
Bài “Phòng tránh tai nạn đuối nước”
3.2/Thảo luận về các biện pháp phòng tránh tai nạn đuối nước(KNS) 
-Chia nhóm quan sát tranh và thảo luận: Nên và không nên làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước trong cuộc sống hằng ngày?
-Kết luận:
-Không chơi đùa gần hồ ao, sông, suối. Giếng nước phải được xây thành cao có nắp đậy. Chum, vại, bể nước phải có nắp đậy.
-Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đưởng thuỷ. Tuyệt đối không được lội qua suối khi trời mưa lũ, dông bão.
3.3/Thảo luận về một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi (KNS)
-Cho các nhóm: Nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu?
-Nhận xét ý kiến các nhóm và giảng thêm:
+Không xuống nước bơi lội khi đang ra mồ hôi:trước khi xuống nước phải v ... theo cặp rồi xung phong trả lời .(sgk)
- HS hoạt động theo nhóm đôi
- Các nhóm cử đại diện lên trình bày
- HS dựa vào SGK để trả lời
- Đinh Bộ Lĩnh sinh ra & lớn lên ở Hoa Lư, Gia Viễn, Ninh Bình, truyện Cờ lau tập trận nói lên từ nhỏ Đinh Bộ Lĩnh đã có chí lớn
- Lớn lên gặp buổi loạn lạc, Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng lực lượng, đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân. Năm 968, ông đã thống nhất được giang sơn.
- Lên ngôi vua lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu Thái Bình
- HS làm việc theo nhóm
- Đại diện nhóm thông báo kết quả làm việc của nhóm
 - học sinh kể
ĐẠO ĐỨC : TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (TIẾT 1)
I - Mục tiêu :
*MTC:
-Nêu được VD về tiết kiệm thời giờ 
-Biết được lợi ích tiết kiệm thời giờ.
- Biết sử dụng tiết kiệm thời gian học tập, sinh hoạthằng ngày 1 cách hợp lí. 
*MTR:
-Biết được vì sao cần phải tiết kiệm thời giờ.
-Sử dụng thời gian học tập sinh hoạt hằng ngày một cách hợp lí.
II - Đồ dùng học tập
GV :SGK 
 -Các truyện , tấm gương về tiết kiệm thời giờ .
H/S :SGK
III – Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
1/On định;
2 - Kiểm tra bài cũ : 
- Kể lại những việc mà em đã tiết kiệm tiền của trong tuần qua.
-Nhận xét
3 - Dạy bài mới :
3.1/Giới thiệu:
3.2/ Kể chuyện “ Một phút “ trong SGK 
- GV kể chuyện 
 * Kết luận : Mỗi phút đều đáng quý. Chúng ta phải tiết kiệm thời giờ. 
-Cho hs xem các truyện, các tấm gương tiết kiệm thời giờ
3.3/Thảo luận nhóm ( Bài tập 2 SGK )(KNS)
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống .
 * Kết luận : 
- H/S đến phòng thi muộn có thể bị nhỡ tàu , nhỡ máy bay .
- Người bệnh được đưa đi bệnh viện cấp cứu chậm có thể bị nguy hiểm đến tính mạng .
3.4/ Bày tỏ thái độ (bài tập 3 SGK)(KNS) 
-Cách bày tỏ thái độ thông qua bằng cách giơ tay :
-Biểu lộ thái độ tán thành thì giơ tay
-Biểu lộ thái độ phản đối không giơ.
 * Kết luận : Các việc làm (a) , (b) (c) là đúng .
4/Củng cố:
- Đọc ghi nhớ trong SGK
- Sưu tầm các truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ về tiết kiệm thời giờ.
- Tự liên hệ việc sử dụng thời giờ của bản thân.
- Lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân .
- Thực hiện nội dung trong mục thực hành của SGK.
5/Dặn dò:
-Nhận xét.
- Vài học sinh kể - NX
-Lắng nghe.
- H/S đóng vai minh hoạ.
- Thảo luận về truyện theo 3 câu hỏi trong SGK.
- Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi, thảo luận.
- H/S biểu lộ theo cách đã quy ước 
- Giải thích lí do . 
- Thảo luận chung cả lớp
-Đọc ghi nhớ
-Liên hệ bản thân
TOÁN : 
VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I – Mục tiêu : 
*MTC:
-Biết vẽ một đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước (bằng thước kẻ và ê ke ).
*MTR:
-HS khá giỏi: bài 2
II – Đồ dùng dạy học: 
-GV và hs: Thước kẻ & ê ke.
III-Các hoạt động dạy học:
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
HTĐB
1’
5’
1’
16’
13’
3’
1’
1/Ổn định:
2/KTBC:
-Gọi 2 hs lên bảng vẽ hai đường thẳng vuông góc.
-Nhận xét.
3/Bài mới:
3.1/Giới thiệu:
3.2/Vẽ một đường thẳng CD đi qua điểm E & song song với đường thẳng AB cho trước.
-GV nêu yêu cầu & vẽ hình mẫu trên bảng.
-GV vừa thao tác vừa hướng dẫn HS vẽ.
Bước 1: Ta vẽ đường thẳng MN đi qua điểm E & vuông góc với đường thẳng AB.
Bước 2: Sau đó ta vẽ 1 đường thẳng CD đi qua điểm E & vuông góc với đường thẳng MN, ta được đường thẳng CD song song với đường thẳng AB.
GV yêu cầu HS nêu lại cách vẽ.
3.3/Thực hành
Bài tập 1:
-Yêu cầu HS vẽ đường thẳng AB đi qua M và song song với đường thẳng CD. 
 *Bài tập 2: Hs khá giỏi
-Yêu cầu HS vẽ đường thẳng AX đi qua A và song song với đường thẳng BC 
Bài tập 3:
Vẽ đường thẳng đi qua B và song song với AD cắt DC tại E 
 C 
 B	 E
 A D
4/Củng cố :
-Yêu cầu HS nhắc lại cách vẽ hai đường thẳng song song.
5/Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Thực hành vẽ hình chữ nhật.
-Thực hiện.
 C E D
 A N B 
-HS làm tập nháp
- HS sửa & thống nhất kết quả
-1 HS khá lên vẽ nêu AX//BC; AB//CD
-HS sửa chữa
-HS làm nhóm
-Có 4 góc vuông đó là hình chữ nhật.
-HS sửa bài
-Nêu
-Giúp đỡ Phương, Quí, Dũng Loan, Tín
 Thứ sáu ngày 14/10/2011 
TẬP LÀM VĂN : 
 LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN .
I – Mục tiêu: 
*MTC:
-Xác định được mục đích trao đổi , vai trong trao đổi; Lập được dàn ý (nội dung ) của bài trao đổi đạt mục đích .
 -Biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục.
II-Đồ dùng dạy học:
-Gv: Bảng phụ viết sẵn đề bài TLV.
III-Các hoạt động dạy học:
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
HTĐB
1’
5’
1’
5’
8’
15’
 3’
1’
1/Ổn định:
2/ KTBC:
-Gọi hs đọc các đoạn văn đã được các em chuyển thể từ 2 cảnh của vở kịch Yết Kiêu.
-Nhận xét.
3/Bài mới;
3.1/Giời thệu;
Trong tiết TLV vừa qua, các em đã luyện tập phát triển câu chuyện xây dựng cốt truyện – xây dựng đoạn văn trong bài văn kể chuyện. Tiết học hôm nay các em sẽ học cách trao đổi ý kiến với người thân.
Để học tốt giờ TLV này, các em sẽ được học một mẫu bài trao đổi với người thân .
3.2/Hướng dẫn phân tích đề bài:
-Gọi hs đọc đề bài:
-Treo bảng phu ghi đề bài gạch chân những từ trong đề bài.
3.3/Xác định mục đích trao đổi.(KNS) 
- GV hướng dẫn HS hiểu trọng tâm của đề bài theo những gợi ý sau:
+ Nội dung trao đổi làgì ?
+ Đối tượng trao đổi là ai?
+ Mục đích trao đổi để làm gì?
+ Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì?
- HS đọc thầm lại gợi ý 2, hình dung câu trả lời, giải đáp thắc mắc anh ( chị) có thể đặt ra. 
3.4/Thực hành trao đổi trong nhóm.(KNS)
-HS chọn bạn (đóng vai người thân) cùng tham gia trao đổi, thống nhất dàn ý đối đáp. 
-Thực hành trao đổi, lần lượt đổi vai cho nhau, nhận xét, góp ý để bổ sung hoàn thiện bài trao đổi. 
GV đến từng nhóm giúp đỡ. 
-Trình bày trước lớp.
- GV hướng dẫn nhận xét theo các tiêu chí.
+ Nội dung trao đổi có đúng đề tài không?
+ Cuộc trao đổi có đạt được mục đích đặt ra không?
+ Lời kể, cử chỉ của 2 bạn có phù hợp với vai đóng không?
4/Củng cố:
Nhắc lại một số ý.
Cần nắm vững mục đích trao đổi.
Nội dung trao đổi gọn gàng, dự kiến trước những điều thắc mắc của người nghe để trả lời.Thái độ chân thật, cử chỉ tự nhiên phù hợp đối tượng trao đổi.
5/Dặn dò:
- Chuẩn bị bài Ôn tập.
-2,3 hs đọc.
Nhận xét
 - Chú ý nghe
- 1 HS đọc thành tiếng đề bài.
- Cả lớp đọc thầm, gạch chân những từ quan trọng.
Em có nguyên vọng học thêm một môn năng khiếu (hoạ, nhạc, võ thuật trước khi nói với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh (chị) để anh (chị) hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em.
-Đọc gới ý 1,2,3.
-Nguyện vọng ước muốn học thêm một môn năng khiếu.
-Anh hoặc chị của em
-Làm cho anh chị hiểu rõ nguyện vọng củ em
- Em và bạn trao đổi bạn đóng vai anh hoặc chị em.
-Hãy cùng bạn đóng vai em và anh (chị) để thực hiện cuộc trao đổi.Về nguyện vọng của em muốn học thêm một môn năng khiếu.
Nhóm đổi hoạt động.
- Mỗi nhóm cử một cặp HS đóng vai trình bày trước lớp.
-Cả lớp theo dõi, nhận xét
- HS chọn ra cặp HS trao đổi hay nhất.
-Hs nhắc lại
HDHS yếu trao đổi
TOÁN :
THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT
THỰC HÀNH VẼ HÌNH VUÔNG
I – Mục tiêu : 
*MTC: 
-Vẽ được một hình chữ nhật, hình vuông.
*MTR:
-Hs kh giỏi: bài 1b (54), 2b(54); 1b (55),2b (55), bài 3.
II – Đồ dng dạy học:
-GV ; hs : thước kẻ và ê ke.
III.Các hoạt động dạy học:
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
HTĐB
1’
5’
1’
15’
15’
3’
1/Ổn định:
2/ KTBC:
-Gọi hs Vẽ hai đường thẳng song song.
-Nhận xét.
3/Bài mới:
3.1/Giới thiệu:
3.2/Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 cm, chiều rộng 2 cm.
-GV nêu đề bài.
-GV vừa hướng dẫn, vừa vẽ mẫu lên bảng theo các bước sau:
Bước 1 Vẽ đoạn thẳng AB = 4 cm
Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông 
góc với AB tại A, lấy đoạn thẳng AD = 2 cm.
Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc 
với AB tại B, lấy đoạn thẳng BC = 2 cm.
Bước 4: Nối D với C. Ta được hình 
chữ nhật ABCD.
3.3/Vẽ một hình vuông có cạnh là 3 cm.
-GV nêu đề bài: “Vẽ hình vuông ABCD có cạnh là 3 cm”
-Yêu cầu HS nêu đặc điểm của hình vuông.
-Ta có thể coi hình vuông là một hình chữ nhật đặc biệt có chiều dài là 3cm, chiều rộng là 3 cm. Từ đó có cách vẽ hình vuông tương tự cách vẽ hình chữ nhật ở bài học trước.
GV vừa hướng dẫn, vừa vẽ mẫu lên bảng theo các bước sau:
Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 3 cm
Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông 
góc với AB tại A, lấy đoạn thẳng AD = 3 cm.
Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc 
với AB tại B, lấy đoạn thẳng BC = 3 cm.
Bước 4: Nối D với C. Ta được hình 
vuông ABCD.
3.4/ Thực hành:
Bài tập 1:
-Cho HS thực hành vẽ hình chữ nhật với chiều dài 5 cm, chiều rộng 3 cm 
*Câu 1b: hs khá giỏi làm: tính chu vi hình chữ nhật đó. 
Bài tập 2:
Vẽ HCN theo yêu cầu 
*Câu 2b Hs khá giỏi làm: đo độ dài hai đường chéo hình chữ nhật đó.
Bài tập 3:
Yêu cầu HS tự vẽ vào vở hình vuông có cạnh là 4 cm 
*Câu b HS khá giỏi làm: tính chu vi và diện tích hình vuông đó. 
Bài tập 4:
Yêu cầu HS vẽ hình vuông ở trong 
*Câu b HS khá giỏi làm:
 *Bài tập 3: Vẽ HV theo yêu cầu rồi kiểm tra hai đường chéo có vuông góc và có bằng nhau hay không.
4/Củng cố 
-Nhắc lại các bước vẽ hình chữ nhật.; hình vuông
5/Dặn dò: 
Chuẩn bị bài sau.
- 2 học sinh lên bảng vẽ , lớp vẽ nháp
-HS quan sát & vẽ theo GV vào vở nháp.
 A 4 cm B
 2 cm
 D 4 cm C
Vài HS nhắc lại các thao tác vẽ hình chữ nhật.
- Vài em xung phong phát biểu
Có 4 cạnh bằng nhau & 4 góc vuông.
HS quan sát & vẽ vào vở nháp theo sự hướng dẫn của GV. 
 A 3 cm B
 3 cm 
 C D
-Vài HS nhắc lại thao tác vẽ hình vuông.
- HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
 3 cm
 5 cm
 5 cm
- HS làm bài rồi sửa chữa chung .
 A B
 3 cm
 C 	D 
 4cm
- HS làm bài
- HS sửa & thống nhất kết quả
 4 cm
 4 cm
- 1 học sinh khá lên làm
 Nhận xét`
- HS làm bài
HS sửa
 1 học sinh khá lên vẽ
nhận xét
2 hs nêu lại
-Giúp đỡ Tín, Quí, Phươn
g, Loan, Dũng
SINH HOẠT LỚP.
1/ Ổn định.
2/ Các tổ trưởng báo cáo việc trực nhật trong tuần, việc các bạn không học bài, làm bài ở nhà, bỏ quên sách vở ở nhà.
3/ Lớp trưởng báo cáo tình hình vệ sinh lớp, việc xếp hàng ra vào lớp, giữ trật tự trong giờ học. Những bạn có điểm xấu, điểm tốt.
4/ Tổng kết chung: Tuyên dương những hs tích cực, nhắc nhở hs tiêu cực.
5/ Thông qua kế hoạch tuần tới.
-Làm vệ sinh trường lớp.
-Nhắc hs mang tập sách đầy đủ. 
-Chăm sóc cây xanh.
-Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
-Phụ đạo hs yếu chiều thứ 5
-Kiểm tra tập vở, rèn luyện chữ viết cho hs
-Ôn tập cho hs chuẩn bị thi giữa học kì 1 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_9_nam_hoc_2011_2012_ban_4_cot_chuan_kien.doc