Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2012-2013 - Vũ Đức Nghiêm

Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2012-2013 - Vũ Đức Nghiêm

I. Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại (Lời Cương: lễ phép, nài nỉ thiết tha; lời mẹ: lúc ngạc nhiên, khi cảm động, dịu dàng.)

- Hiểu nội dung ý nghĩa bài: Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ đồng ý với em, không xem thợ rèn là nghề hèn kém. Câu chuyện giúp em hiểu: mơ ước của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng đáng quý.

- HS yếu đọc được hai câu.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh đốt pháo hoa, giảng từ: đốt cây bông.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 27 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 311Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2012-2013 - Vũ Đức Nghiêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2012
Tiết 1: 	Chào cờ.
Lớp trực tuần nhận xét.
Tiết 2: 	Tập đọc.
Thưa chuyện với mẹ.
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại (Lời Cương: lễ phép, nài nỉ thiết tha; lời mẹ: lúc ngạc nhiên, khi cảm động, dịu dàng.)
- Hiểu nội dung ý nghĩa bài: Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ đồng ý với em, không xem thợ rèn là nghề hèn kém. Câu chuyện giúp em hiểu: mơ ước của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
- HS yếu đọc được hai câu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh đốt pháo hoa, giảng từ: đốt cây bông.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (2’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Đọc nối tiếp đoạn bài: Đôi giày ba ta màu xanh. Nêu nội dung bài?
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: (32’)
a. Giới thiệu bài.
+ Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
- Tổ chức cho học sinh đọc theo đoạn.
- Giáo viên sửa phát âm, ngắt giọng cho học sinh.
- Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa một số từ.
- Giáo viên đọc mẫu.
+ Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì?
- Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?
- Em có nhận xét gì về cách trò chuyện giữa hai mẹ con Cương?
(Cách xưng hô, cử chỉ trong lúc trò chuyện)
- Nội dung bài nói lên điều gì?
+ Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm đúng giọng đọc của bài.
- Tổ chức cho học sinh luyện đọc diễn cảm.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò: (2’)
- Nêu ý nghĩa của bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Học sinh đọc bài.
- Học sinh chia đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến một nghề để kiếm sống
+ Đoạn 2: Từ: mẹ Cương như đã hiểu đến hết.
- Học sinh đọc nối tiếp đoạn trước lớp. HS yếu đọc câu.
- Học sinh đọc đoạn trong nhóm 2.
- Học sinh chú ý nghe g.v đọc mẫu.
- Cương thương mẹ vất vả, muốn học nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ.
- Học sinh nêu.
- Cương nắm tay mẹ, nói với mẹ những lời tha thiết: nghề nào cũng đáng trọng
- Cách xưng hô: đúng thứ bậc trên dưới trong gia đình, Cương xưng hô với mẹ lễ phép, kính trọng. Mẹ Cương xưng “Mẹ” gọi “ con” rất dịu dàng, âu yếm..
- Cử chỉ: thân mật, tình cảm. Mẹ xoa đầu Cương, Cương nắm tay mẹ, nói thiết tha
- Mơ ước của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Học sinh luyện đọc diễn cảm.
- Học sinh tham gia thi đọc diễn cảm.
Tiết 3: Thể dục
 (GV chuyờn biệt dạy)
Tiết 4: 	Toán.
Hai đường thẳng song song.
I. Mục tiêu:
- Học sinh có biểu tượng về hai đường thẳng song song (là hai đường thẳng không bao giờ cắt nhau.)
- HS yếu nhận biết được hai đường thẳng song song
II. Đồ dùng dạy học:
- Thước thẳng và ê ke.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (2’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Nhận dạng hai đường thẳng vuông góc và nêu tên các cặp cạnh vuông góc.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: (13’)
a. Giới thiệu bài.
+ Hoạt động 1: Giới thiệu hai đường thẳng song song.
- Vẽ hình chữ nhật ABCD
- Kéo dài hai cạnh đối diện về hai phía.
- Hai đường thẳng AB và CD là hai đường thẳng song song với nhau.
- Tìm các hình ảnh hai đường thẳng song song.
- Giáo viên vẽ hai đường thẳng song song.
4. Hoạt động 2: Thực hành. (20’)
Bài 1: Nêu từng cặp cạnh song song với nhau trong:
a, Hình chữ nhật ABCD.
b, Hình vuông MNPQ 
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2:
ABEG, ACDG, BCDG là hình chữ nhật.
Cạnh BE song song với những cạnh nào?
-
 Chữa bài, nhận xét.
Bài 3:
- Nêu tên cặp cạnh song song với nhau.
- Nêu tên cặp cạnh vuông góc với nhau.
- Nhận xét, chữa bài.
4. Củng cố, dặn dò: (2’)
- Xác định hai đường thẳng song song.
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
 A B
 D C
 A B
 D C
- Học sinh lấy ví dụ hai đường thẳng song song trong thực tế.
- Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Học sinh thảo luận nhóm hai. Nêu ý kiến.
- AB// DC; AD// BC.
- MN// QP; MQ// NP.
- Học sinh nêu yêu cầu của bài.
 A B C
 G E D
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài.
Kế hoạch bồi dưỡng học sinh buổi 2
Tiết 1: TC.Toỏn
	Hai đường thẳng vuông góc.
I. Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau.
- Biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo ra 4 góc vuông có chung đỉnh.
- Biết dùng ê ke để vẽ và kiểm tra hai đường thẳng vuông góc.
- HS yếu nhận biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau. Biết dùng ê ke để vẽ và kiểm tra hai đường thẳng vuông góc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Ê ke, thước thẳng.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (2’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Nhận diện góc nhọn, góc tù, góc bẹt trong BT 1 giờ trước
- Nhận xét.
3. Bài mới: (30’)
a. Giới thiệu bài.
+ Hoạt động 1: Hai đường thẳng vuông góc.
- Giáo viên vẽ hình chữ nhật.
- Yêu cầu đọc tên hình và cho biết đó là hình gì?
- Kéo dài cạnh DC thành đường thẳng DM, kéo dài cạnh BC thành đường thẳng BN vuông góc với nhau tại C.
- Các góc BCD, DCN, NCM, BCM là góc gì? Chung đỉnh gì?
- Tìm hai đường thẳng vuông góc trong thực tế cuộc sống?
- Giáo viên hướng dẫn vẽ hai đường thẳng vuông góc.
+ Hoạt động 2: Luyện tập. 
Bài 1: 
? Dùng ê ke kiểm tra xem hai đường thẳng có vuông góc với nhau không.
- Vì sao nói: HI vuông góc với KI?
Bài 2:
- Hình chữ nhật ABCD. 
? AB và BC là một cặp cạnh vuông góc?
? Nêu tên từng cặp cạnh vuông góc với nhau có trong hình chữ nhật đó?
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 3: 
Dùng ê ke kiểm tra góc vuông rồi nêu tên từng cặp cạnh vuông góc với nhau.
- Nhận xét.
Bài 4:
Tứ giác ABCD, góc đỉnh A. D là góc vuông.
- Cặp cạnh vuông góc với nhau?
- Cặp cạnh cắt nhau mà không vuông góc với nhau?
4. Củng cố, dặn dò: (5’)
- Luyện tập xác định góc vuông, hai đường thẳng vuông góc.
- Chuẩn bị bài sau.
- 3 Học sinh lên bảng trình bày
- Góc vuông, chung đỉnh C
- HS nêu.
- HS nêu yêu cầu.
 H
- Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu tên cặp đường thẳng vuông góc với nhau:
a. AE vuông góc DC; ED vuông góc CD
b. MN vuông góc PN; NP vuông góc QP
- Học sinh nêu yêu cầu.
- Học sinh làm bài:
a. BA vuông góc DA; AD vuông góc CD
b. AB cắt CB. BC cắt DC không tạo thành góc vuông.
Tiết2: 	Kĩ thuật.
Khâu đột thưa (Tiếp theo).
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách khâu đột thưa, ứng dụng của khâu đột thưa.
- Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
- Hình thành thói quen làm việc kiên trì cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh quy trình khâu mũi đột thưa.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (2’)
2. Kiểm tra bài cũ: (2’)
- Kiểm tra đồ dùng vật liệu của học sinh.
- Nhận xét.
3. Bài mới: (33’)
a. Giới thiệu bài.
+ Hoạt động 1: Học sinh thực hành khâu đột thưa:
- Yêu cầu nêu lại các bước khâu đột thưa.
- Giáo viên nhận xét, củng cố kĩ thuật khâu:
+ Bước 1: Vạch dấu đường khâu.
+ Bước 2: Khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
- Giáo viên nhắc lại một số lưu ý khi khâu.
- Giáo viên quan sát, theo dõi, uốn nắn học sinh trong khi thực hành.
+ Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập của học sinh:
- Tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm.
- Giáo viên nêu tiêu chuẩn đánh giá:
+ Đường dấu thẳng, cách đều cạnh dài của mảnh vải.
+ Khâu được các mũi khâu theo đường dấu.
+ Đường khâu thẳng không bị dúm.
+ Mũi khâu tương đối bằng và cách đều nhau.
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
- Giáo viên nhận xét đánh giá sản phẩm của học sinh.
4. Củng cố, dặn dò: (3’)
- Nhận xét chung phần thực hành của học sinh.
- Chuẩn bị bài sau.
- Học sinh nêu.
- Học sinh ôn lại các bước khâu đột thưa.
- Học sinh thực hành khâu đột thưa.
- Học sinh trưng bày sản phẩm.
- Học sinh theo dõi các tiêu chuẩn đánh giá.
- Học sinh tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
Tiết 3: 	Lịch sử.
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, nền kinh tế bị kìm hãm bởi chiến tranh liên miên.
- Đinh Bộ Lĩnh đã có công thống nhất đất nước, lập nên nhà Đinh.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình sgk trang . Phiếu học tập của học sinh.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (2’) 
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
3. Bài mới: (33’)
a. Giới thiệu bài:
+ Hoạt động 1: Nguyên nhân dẫn đến loạn 12 sứ quân.
? Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình đất nước ta như thế nào?
- GV giảng
+ Hoạt động 2: Đinh Bộ lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
? Em biết gì về Đinh Bộ Lĩnh?
? Đinh Bộ Linh có công lao gì?
? Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Linh đã làm gì?
- Giáo viên giải thích: Hoàng – hoàng đế. Đại Cồ Việt – nước Việt Thái Bình yên ổn.
+ Hoạt động 3: Chơi trò chơi: So sánh tình hình đất nước trước và sau khi thống nhất.
- Giáo viên chuẩn bị các thẻ chữ.
-Yêu cầu sắp xếp và cài vào bảng cho hợp lí.
- Triều đình lục đục tranh nhau ngai vàng, đất nước bị chia cắt thành 12 vùng, dân chúng đổ máu vô ích, ruộng đồng bị tàn phá, quân thù lăm le ngoài bờ cõi,
- Đinh Bộ Lĩnh sinh ra ở Hoa Lư, Gia Viễn, Ninh Bình. Từ nhỏ ông đã tỏ ra có chí lớn.
- Xây dựng lực lượng, đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân. Năm 968 thống nhất giang sơn.
- Lên ngôi vua, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu là Thái bình.
- HS chú ý nghe hướng dẫn cách chơi và luật chơi.
- HS chơi trò chơi theo tổ.
 Thời gian
Các mặt
Trước khi thống nhất
Sau khi thống nhất.
Đất nước
Bị chia thành 12 vùng
Đất nước quy về một mối
Triều đình
Lục đục
Được tổ chức lại quy củ
Đời sống nhân dân
Làng mạc, ruộng đồng bị tàn phá, dân nghèo khổ, đổ máu vô ích.
Đồng ruộng trở lại xanh tươi, ngược xuôi buôn bán, khắp nơi chùa tháp được xây dựng.
4. Củng cố, dặn dò: (2’)
- Tóm tắt nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012
Tiết 1: 	Luyện từ và câu.
Mở rộng vốn từ ước mơ.
I. Mục tiêu:
- Củng cố và mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ.
- Bước đầu phân biệt được giá trị những ước mơ cụ thể qua luyện tập sử dụng các từ bổ trợ cho từ ước mơ và tìm ví dụ minh hoạ.
- Hiểu ý nghĩa một số câu tục ngữ thuộc chủ điểm.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu bài tập 2.3. Từ điển.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (2’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép?
- Ví dụ.
3. Bài mới: (33’)
a. Giới thiệu bài.
+ Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: 
Tìm trong bài Trung thu độc lập những từ ngữ cùng nghĩa với ước mơ.
- Nhận xét.
- Mơ tưởng có nghĩa như thế nào?
- Mong ư ... - Nhận xét, đánh giá.
Bài 2: Giáo viên nêu đề bài, phất phiếu bài tập cho học sinh làm.
 Gạch dưới động từ trong các đoạn văn dưới đây.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Bài 3: Trò chơi: Xem kịch câm.
- Chia học sinh làm hai nhóm.
- Giáo viên hướng dẫn, giải thích cách chơi.
- Tính điểm cho học sinh.
- Lưu ý: Giáo viên gợi ý chủ đề, đề tài cho học sinh.
- Nhận xét, tuyên dương học sinh.
4. Củng cố, dặn dò: (2’)
- Động từ là gì?
- Viết 10 động từ chỉ động tác.
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
- Chuẩn bị bài sau. 
- 1 học sinh lên bảng.
+ Danh từ chung: thần, vua, cành, rồi, vàng, táo, đời, ...
+ Danh từ riêng: Đi - ô - no – dốt, Mi o dát.
- Học sinh khác nhận xét
- Học sinh đọc đoạn văn.
- Học sinh thảo luận nhóm 4 tìm các từ theo yêu cầu.
+ Từ chỉ hoạt động của anh chiến sĩ: nghĩ, nhìn.
+ Từ chỉ hoạt động của thiếu nhi: thấy.
+ Từ chỉ trạng thái của các sự vật:
 Dòng thác: đổ (xuống)
 Lá cờ: bay.
- Động từ là những từ chỉ trạng thái hoặc hoạt động của sự vật: đi, chạy, ...
- Học sinh nối tiếp nêu ghi nhớ sgk.
- Học sinh đọc nội dung bài tập.
- Học sinh hoạt động nhóm 4, đại diện nhóm báo cáo.
- Học sinh làm bài:
+ Hoạt động ở nhà: Đánh (răng), rửa (mặt), đánh rửa (cốc chén), quét (nhà), tưới (cây), tập (thể dục), cho (lợn, gà ăn), ...
+ Hoạt động ở trường: Làm (bài), đọc (sách), trực nhật (lớp), chăm sóc (cây), tập (nghi thức), ...
- Học sinh đọc nội dung bài tập.
- 2 học sinh lên bảng làm vào phiếu, cả lớp làm bài vào vở.. Học sinh làm vào phiếu trình bày.
a. ... đến ... yết kiến ...cho ... nhận ...xin ... làm ... dùi ... có thể ... lăn.
b. ... mỉm cười ưng thuận ... thử bẻ biến thành ... ngắt ... biến thành ... tưởng có.
- Học sinh khác nhận xét.
 Nhóm 1: Thể hiện hoạt động, làm động tác.
Nhóm 2: Nói tên hoạt động, động tác của hoạt động và động tác mà nhóm 1 thể hiện.
- Nhóm nào đúng, nhanh là nhóm thắng cuộc.
Tiết 3: 	Khoa học.
Ôn tập: con người và sức khoẻ.
I. Mục tiêu:
- Học sinh củng cố và hệ thống các kiến thức về: Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường.
- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
- Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Học sinh có khả năng: áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày.
+ Hệ thống hoá những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí của Bộ y tế.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu câu hỏi ôn tập.
- Phiếu ghi lại tên thức ăn, đồ uống hàng ngày của h strong tuần qua.
- Tranh, ảnh, mô hình hay vật thật về các loại thức ăn.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (2’)
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Hướng dẫn ôn tập: (36’)
+ Hoạt động1: Trò chơi: Ai nhanh ai đúng?
* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố và hệ thống hoá kiến thức về: Sự TĐC của cơ thể với môi trường; các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng; cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, phổ biến cách chơi, luật học sinh chơi, củng cố kiến thức bằng câu hỏi SGK.
- Câu hỏi để trong hộp.
- Yêu cầu bốc thăm câu hỏi và trả lời.
- Nhận xét, đánh giá.
+ Hoạt động 2: Tự đánh giá.
* Mục tiêu: Học sinh có khả năng áp dụng những kiến thức đã học vào việc tự theo dõi, nhận xét về chế độ ăn uống của mình.
- Giáo viên hướng dẫn: Tự đánh giá theo các tiêu chí sau:
+ Đã ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn chưa?
+ Đã phối hợp các chất đạm, chất béo của động vật và thức vật chưa?
+ Đã ăn các thức ăn có chứa các loại vitamin và chất khoáng chưa?
- Giáo viên đưa ra lời khuyên về các thức ăn thay thế: Sữa đậu nành, đậu nành,..
4. Củng cố, dặn dò: (2’)
- Khái quát lại nội dung ôn tập.
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
- Chuẩn bị tiết sau: ôn tập tiếp.
- Học sinh chú ý cách chơi.
- Học sinh chơi trò chơi: bốc thăm câu hỏi và trả lời, đội nào có câu trả lời sẽ lắc chuông, đội nào lắc chuông trước sẽ trả lời trước, tiếp theo các đốngẽ lần lượt trả lời theo thứ tự lắc chuông.
- Học sinh có phiếu ghi tên các loại thức ăn nước uống của bản thân trong tuần qua, tự đánh giá theo tiêu chí trên, sau đó trao đổi với các bạn bên cạnh.
- Học sinh tự đánh giá chế độ ăn uống của bản thân để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp, để đảm bảo sức khoẻ.
Tiết 4:	 Toán.
Thực hành vẽ hình chữ nhật.
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết sử dụng thước kẻ và ê ke để vẽ được một hình chữ nhật biết độ dài hai cạnh cho trước.
- HS yếu biết vẽ hình chữ nhật
II. Đồ dùng dạy học:
- Thước kẻ, ê ke.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (2’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’) 
- Vẽ hai đường thẳng song song
- Vẽ hai đường thẳng vuông góc.
3. Bài mới: (33’)
+ Hoạt động 1: Vẽ hình chữ nhật chiều dài 4 dm, chiều rộng 2 dm.
- Giáo viên hướng dẫn, vẽ mẫu.
+ Vẽ đoạn thẳng DC = 4 dm.
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D, lấy AD = 2 dm.
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C, lấy BC = 2 dm.
+ Nối A với B. Ta được hình chữ nhật ABCD.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
+ Hoạt động 2: Thực hành.
Mục tiêu: Vẽ được hình chữ nhật theo số đo cho trước.
Bài 1: Giáo viên nêu đề bài.
a, Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5 cm, chiều rộng 3 cm.
b, Tính chu vi hình chữ nhật đó.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2: Giáo viên nêu yêu cầu của bài.
a, Vẽ hình chữ nhật ABCD có AB = 4 cm; BC = 3 cm.
b, AC = BD ?
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò: (2’)
- Hướng dẫn luyện tập thêm.
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 học sinh lên bảng.
- Học sinh chú ý theo dõi cách vẽ.
 A B 
 2 dm
 D 4 dm C
- 1 học sinh lên bảng, cả lớp vẽ vào nháp.
- Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Học sinh vẽ hình
 M N
 3 cm
 Q 5 cm P
- Chu vi hình chữ nhật MNPQ là:
	(5 + 3) ´ 2 = 16 (cm)
	Đáp số: 16 cm
- Học sinh khác nhận xét.
- Học sinh đọc nội dung bài tập.
- 1 học sinh lên bảng, cả lớp làm bài vào vở.
 A 4 cm B
 3 cm
 D C
Thứ sỏu ngày 19 tháng 10 năm 2012
Tiết 1: 	Toán
Thực hành vẽ hình vuông
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết sử dụng thước kẻ và ê ke để vẽ được 1 hình vuông biết độ dài 1 cạnh cho trước.
- Học sinh vẽ đúng hình vuông.
- HS yếu biết vẽ hình vuông
II. Đồ dùng dạy học:
- Thước kẻ, ê ke.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (2’)
2. Kiểm tra bài: (1’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới: (35’)
a. Giới thiệu bài.
+ Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình vuông có cạnh 3cm
- Vẽ đoạn thẳng DC = 3cm
- Vẽ đường thẳng DA vuông góc với DC tại D và lấy DA = 3cm
- Vẽ đường thẳng CB vuông góc với DC tại C và lấy CB = 3cm
- Nối A với B ta được hình vuông ABCD
- Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng vẽ.
+ Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: Vẽ hình vuông có cạnh 4cm
? Tính chu vi và diện tích
Bài 2: Vẽ theo mẫu.
- Giáo viên cho học sinh quan sát hình SGK – vẽ đúng mẫu vào vở ô li.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Bài 3: Giáo viên nêu yêu cầu của bài.
- Gọi học sinh lên bảng làm.
Vẽ hình vuông ABCD có cạnh 5cm
- Dùng êke, thước thẳng kiểm tra
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò: (2’)
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 1 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào nháp. A 3 cm B
 3 cm
 C 3 cm D
- Học sinh vẽ hình và làm bài
Bài giải
Chu vi hình vuông đó là:
	4 ´ 4 = 16 (cm)
Diện tích hình vuông đó là:
	4 ´ 4 = 16 (cm2)
	Đáp số: 16 cm, 16cm2
- Nhìn mẫu, vẽ theo mẫu
- Học sinh vẽ vào vở.
- Nhận xét: Tứ giác nối trung điểm các cạnh của một hình vuông là một hình vuông.
- Học sinh đọc nội dung bài tập.
- 1 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
 A 5 cm B
 D C
- Kiểm tra đường chéo AC và BD
a. AC và BD vuông góc với nhau
b. AC và BD = nhau
AC = BD = 6,5cm
Tiết: 2 Âm nhạc
(GV chuyờn biệt dạy)
Tiết: 3 Tin học
(GV chuyờn biệt dạy)
Tiết 4: 	Tập làm văn.
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân.
I. Mục tiêu:
- Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi.
- Lập được dàn ý ( nội dung) của bài trao đổi đạt mục đích.
- Biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, cử chỉ thích hợp, lời lẽ có sức thuyết phục, đạt mục đích đề ra.
- Học sinh yếu tập trao đổi 2, 3 câu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn đề bài.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (2’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Kể lại câu chuyện Yết Kiêu đã chuyển lời thoại từ kịch sang lời kể.
- Nhận xét, đánh giá cho điểm.
3. Bài mới: (30’)
a. Giới thiệu bài.
+ Hoạt động 1: Hướng dẫn phân tích đề bài.
- Giáo viên treo bảng phụ ghi đề bài lên bảng gọi học sinh đọc đề tìm những từ ngữ quan trọng.
- Hướng dẫn học sinh xác định trọng tâm và yêu cầu của đề.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
+ Hoạt động 2: Xác định mục đích trao đổi, hình dung câu hỏi sẽ có.
- Giáo viên gọi học sinh đọc gợi ý sgk.
? Nội dung trao đổi là gì?
? Đối tượng trao đổi là ai?
? Mục đích trao đổi để làm gì?
? Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì?
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc gợi ý 2.
+ Hoạt động 3: Thực hành trao đổi ý kiến.
- Tổ chức cho học sinh trao đổi theo cặp.
- Giáo viên theo dõi hướng dẫn bổ sung.
- Tổ chức cho học sinh thi trao đổi trước lớp.
- Giáo viên đưa ra các tiêu chí nhận xét:
+ Nội dung trao đổi có đúng đề tài không?
+ Cuộc trao đổi có đạt được mục đích đặt ra không?
+ Lời lẽ, cử chỉ có phù hợp không?...
- Bình chọn cuộc trao đổi hay nhất.
4. Củng cố, dặn dò: (3’)
- Khi trao đổi ý kiến cần lưu ý điều gì?
- Viết lại cuộc trao đổi ý kiến vào vở.
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2, 3 học sinh kể lại chuyện.
- Học sinh nối tiếp đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài.
- 1 học sinh lên bảng gạch chân “nguyện vọng, môn năng khiếu trao đổi .... anh (chị) .... ủng hộ “ cùng bạn đóng vai”.
- Học sinh đọc các gợi ý sgk.
- Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm môn năng khiếu của em.
- Anh hoặc chị của em.
- Làm cho anh chị hiểu rõ nguyện vọng của em, giải đáp những khó khăn thắc mắc anh chị đặt ra để anh chị ủng hộ em thực hiện nguyện vọng.
- Em và bạn trao đổi, bạn đóng vai anh hoặc chị của em.
- Học sinh nối tiếp nêu nguyện vọng mình lựa chọn.
- Học sinh đọc thầm gợi ý 2 hình dung câu trả lời, giải đáp thắc mắc của anh chị có thể đặt ra.
- Học sinh thực hành đóng vai để trao đổi ý kiến theo cặp.
- Một vài cặp thể hiện trước lớp.
- Học sinh cùng nhận xét, đánh giá phần trao đổi ý kiến của các nhóm.
Tiết 5: 	 Sinh hoạt lớp
Nhận xét tuần 9

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_9_nam_hoc_2012_2013_vu_duc_nghiem.doc