Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Tôn Thị Trung

Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Tôn Thị Trung

 LUYỆN TỪ VÀ CÂU

MỞ RỘNG VỐN TỪ: UỚC MƠ

I. MỤC TIÊU

- Củng cố và mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm trên đôi cánh Uớc mơ.

- Bước đầu phân biệt được giá trị những ước mơ cụ thể qua luyện tập, sử dụng các từ bổ trợ cho từ Ước mơ và tìm ví dụ minh hoạ.

- Hiểu ý nghĩa và biết cách sử dụng một số câu tục ngữ thuộc chủ điểm Uớc mơ.

*Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua những mơ ước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

- GV chuẩn bị từ điển (phôtô vài trang cho nhóm).

- Giấy khổ to và bút dạ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU

 

doc 47 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 279Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Tôn Thị Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9	Thứ hai ngày 27 tháng 10 năm2008
Tiết 17 	 TẬP ĐỌC
THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
I. MỤC TIÊU
1. Đọc trôi chảy toàn bài, biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật rong đoạn đối thoại. (lời Cương lễ phép nài nỉ thiết tha, lời mẹ Cương lúc ngạc nhiên, khi cảm động diu dàng). 
	2. Hiểu những từ ngữ mới trong bài:
	- Hiểu nghĩa các từ ngữ: thầy, dòng dõi quan sang, kiếm sống, đầy tớ, thưa, mồn một.
	- Hiểu ăn bám, bất giác, tiếng bể, đốt cây bông.
	3. Hiểu nội dung bài:
	-Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống, giúp đỡ mẹ. Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em không xem thợ rèn là nghề hèn kém.
	-Câu chuyện giúp em hiểu: ước mơ của Cương là chính đáng; nghề nghiệp nào củng đáng quý.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
	- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc
	- Tranh đốt pháo hoa, tranh minh hoạ bài tập đọc trang 85.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 03 phút
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài Đôi giày ba ta màu xanh và trả lời câu hỏi về nội dung từng đoạn.
- Nhận xét và cho điểm từng HS
2. Bài mới: 32 phút
2.1 Giới thiệu bài:
- Treo tranh minh họa và gọi 1 HS lên bảng mô tả lại những cảnh vẽ trong bức tranh.
Cậu bé trong tranh đang nói gì với mẹ. Bài học hôm nay cho các em hiểu rõ điều đó.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc). GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS
- Gọi HS đọc phần Chú giải
- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc
b)Tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi:
+ Từ " Thưa" có nghĩa gì ?
+ Cương xin mẹ đi học nghề gì ?
- Giải thích về sự vất vả của nghề rèn.
+ Cương học nghề thợ rèn để làm gì ?
+ "Kiếm sống " có nghĩa là gì ?
+ Đoạn 1 nói lên điều gì ?
- Ghi ý chính đoạn 1.
- Gọi HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi.
+ Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi em trình bày ước mơ của mình ?
+ Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào ?
+ Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
+ Nội dung chính của đoạn 2 là gì ?
+ Nội dung chính của bài này là gì ?
Nhận xét về cách trò chuyện của hai mẹ con.
- Ghi nội dung chính của bài
c) Luyện đọc
- Gọi HS đọc phân vai. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc
- 1 HS lên bảng mô tả: Bức tranh 
- 1 HS khá đọc
- HS đọc bài tiếp nối theo trình tự
+ Đoạn 1: Từ ngày phải nghỉ học đến kiếm sống.
+ Đoạn 2: Mẹ Cương... đến đốt cây bông.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 3 HS đọc toàn bài.
- 2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi, trao đổi, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
+ "Thưa" có nghĩa là trình bày với người trên về một vấn đề nào đó với cung cách lễ phép, ngoan ngoãn.
+ Cương xin mẹ đi học nghề thợ rèn.
+ Cương học nghề thợ rèn để giúp đỡ mẹ. Cương thương mẹ vất vả. Cương muốn tự mình kiếm sống.
+ " Kiếm sống " là tìm cách làm việc để tự nuôi mình.
+ Đoạn 1 nói lên ước mơ của Cương trở thành người thợ rèn để giúp mẹ.
- 2 HS nhắc lại.
- 2 HS đọc thành tiếng.
+ Bà ngạc nhiên và phản đối.
+ Mẹ cho là Cương bị ai xúi, nhà Cương thuộc dòng dõi quan sang. Bố của Cương cũng sẽ không chịu cho Cương làm nghề thợ rèn, sợ mất thể diện của gia đình.
+ Cương nghèn nghẹn, nắm tay mẹ. Em nói với mẹ bằng những lời thiết tha: nghề nào cũng đáng trọng, chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.
+ Cương thuyết phục để mẹ hiểu và đồng ý với em.
- 2 HS nhắc lại.
+ Cương ước mơ trở thành thợ rèn vì em cho rằng nghề nào cũng đáng quý và cậu đã thuyết phục được mẹ.
- 2 HS nhắc lại nội dung của bài
- 2 HS đọc phân vai: HS phát biểu cách đọc hay.
-3 HS đọc phân vai
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn văn.
- Yêu cầu HS đọc trong nhóm - 2 Hs cùng bàn luyện đọc 
- Cho HS đọc diễn cảm - 3 đến 5 HS tham gia đọc 
- Nhận xét cách đọc
3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài, luôn có ý thức trò chuyện thân mật, tình cảm với mọi người trong mọi tình huống và soạn bài: Điều ước của vua Mi- đát
TIẾT 17	 CHÍNH TẢ
NGHE VIẾT
THỢ RÈN
I. MỤC TIÊU
- Nghe-viết đúng tả bài Thợ rèn
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tiếng có phụ âm đầu hoặc vần dễ viết sai: l/n hoặc uôn/uông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
Bài tập 2a hoặc 2b viết vào giấy khổ to và bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ: 03 phút
-HS viết tiếng bắt đầu bằng: r, d, gi. 
2. Dạy-Học bài mới: 32 phút
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Hướng dẫn viết chính tả:
a.Tìm hiểu bài thơ:
Gọi HS đọc bài thơ.
Gọi HS đọc phần chú giải.
Hỏi:+ Những từ ngữ nào cho em biết nghề thợ rèn rất vất vả?
 + Nghề thợ rèn có những điểm gì vui nhộn ?
 + Bài thơ cho em biết gì về nghề thợ rèn?
b) Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS tìm, luyện viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
c) Viết chính tả:GV đọc bài, HS viết
d) Thu, chấm bài, nhận xét:
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
 Bài 2a:
-Thu vở, chấm bài.
3. Củng cố, dặn dò: khen ngợi em viết tốt
- HS thực hiện theo yêu cầu
- Cương mơ ước làm nghề thợ rèn.
-Viết bài
-Đổi vở soát lỗi
-2 em lên bảng, lớp làm vào vở
-Học thuộc lòng bài thơ
TIẾT 17	 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: UỚC MƠ
I. MỤC TIÊU
- Củng cố và mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm trên đôi cánh Uớc mơ.
- Bước đầu phân biệt được giá trị những ước mơ cụ thể qua luyện tập, sử dụng các từ bổ trợ cho từ Ước mơ và tìm ví dụ minh hoạ. 
- Hiểu ý nghĩa và biết cách sử dụng một số câu tục ngữ thuộc chủ điểm Uớc mơ.
*Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua những mơ ước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
- GV chuẩn bị từ điển (phôtô vài trang cho nhóm).
- Giấy khổ to và bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 03 phút
- Gọi 2 HS trả lời câu hỏi: Dấu ngoặc kép có tác dụng gì ?
- Gọi 2 HS lên bảng đặt câu. Mỗi HS tìm ví dụ về 1 tác dụng của dấu ngoặc kép.
- Nhận xét bài làm, câu trả lời và cho điểm từng HS
2. Dạy-học bài mới: 32 phút
2.1.Giới thiệu bài:
- Tiết luyện từ và câu hôm nay sẽ giúp các em củng cố và mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Uớc mơ
2.2 Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS đọc lại bài Trung thu độc lập, ghi vào vở nháp những từ đồng nghĩa với từ ước mơ.
- Gọi HS trả lời.
- Mong ước có nghĩa là gì ?
- Đặt câu với từ mong ước
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Phát phiếu và bút dạ cho nhóm 4 HS. 
- Kết luận về những từ đúng
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để ghép được từ ngữ thích hợp.
- Gọi HS trình bày, kết luận lời giải đúng.
Bài 4 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và tìm ví dụ minh họa cho những ước mơ đó.
*Nếu ước mơ về một môi trường sống tốt đẹp, em sẽ ước mơ gì?
Bài 5 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Gọi HS trình bày, kết luận về nghĩa đúng hoặc chưa đủ và tình huống sử dụng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ các từ thuộc chủ điểm ước mơ và học thuộc các câu thành ngữ.
- 2 HS ở dưới lớp tra lời
- 2 HS làm bài trên bảng
- 1 HS đọc thành tiếng
- 2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm và tìm từ
- Các từ: mơ tưởng, mong ước
- Mong ước nghĩa là mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai.
*Em mong ước mình có một đồ chơi đẹp trong dịp Tết Trung thu.
- "Mơ tưởng" nghĩa là mong mỏi và tưởng tượng điều mình muốn sẽ đạt được trong tương lai.
- 1 Hs đọc thành tiếng.
- Viết vào VBT
Từ đồng nghĩa với ước mơ.
Bắt đầu bằng tiếng ước
Bắt đầu bằng tiếng mơ
Ước mơ, ước muốn, ước ao, ước mong, ước vọng
Mơ ước, mơ tưởng, mơ mộng
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, ghép từ.
- Viết vào VBT.
*Bầu không khí trong lành
*Rừng không bị tàn phá, nguồn nước không bị ô nhiễm.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới thảo luận, viết ý kiến của các bạn vào vở nháp.
- 10 HS phát biểu ý kiến.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận.
TIẾT 9	KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU: Rèn kĩ năng
-HS chọn được câu chuyện có nội dung kể về ước mơ đẹp của mình hoặc của bạn bè, người thân. Biết sắp xếp sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với bạn bè về ý nghĩa của câu chuyện.
-Lời kể tự nhiên, chân thực kết hợp lời nói, cử chỉ, điệu bộ.
-Rèn kĩ năng nghe, chăm chú nghe bạn kể - nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
- Bảng lớp ghi sẵn đề bài.
- Bảng phụ viết vắn tắt phần gợi ý.
- Hướng xây dựng cốt truyện.
- Tên câu truyện
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Dạy-học bài mới: 35 phút
GV giới thiệu bài, ghi đề
2. Hướng dẫn kể chuyện:
a) Tìm hiểu đề bài:
- Gọi HS đọc đề bài
- GV đọc, phân tích đề bài.
- Hỏi: 
+ Yêu cầu của đề bài về ước mơ là gì ?
+ Nhân vật chính trong truyện là ai ?
- Gọi HS đọc gợi ý 2.
- Treo bảng phụ.
- Em xây dựng cốt truyện của mình theo hướng nào? Hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe.
b) Kể trong nhóm
- Chia nhóm 4 HS, yêu cầu các em kể câu chuyện của mình trong nhóm. Cùng trao đổi, thảo luận với các bạn về nội dung, ý nghĩa và cách đặt tên cho chuyện.
c) Kể trước lớp:
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Mỗi HS kể, GV ghi nhanh lên bảng tên HS, tên truyện, ước mơ trong truyện.
- GV yêu cầu HS dưới lớp hỏi bạn về nội dung, ý nghĩa, cách thức thực hiện ước mơ đó.
- Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu ở các tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm từng HS
+ Đề bài yêu cầu đây là ước mơ phải có thật.
+Nhân vật chính trong truyện là em hoặc bạn bè, người thân.
- 2 HS đọc thành tiếng
- 1 HS đọc nội dung trên bảng phụ.
- Em kể về ước mơ em trở thành cô giáo vì quê em ở miền núi rất ít giáo viên và nhiều bạn nhỏ đến tuổi mà chưa biết chữ.
- Em kể câu chuyện bạn Nga bị khuyết tật đã cố gắng đi học vì bạn ước mơ trở thành cô giáo dạy trẻ khuyết tật.
- 1 số HS tham gia kể chuyện.
- Hỏi và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét nội dung truyện và lời kể của bạn.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại một câu chuyện các bạn vừa kể mà em cho là hay nhất và chuẩn bị bài kể chuyện Bàn chân kì diệu.
Thứ tư ngày 29 tháng 10 năm 2008
TIẾT 18	 TẬP ĐỌC
ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI-ĐÁT
I. MỤC TIÊU
1. Đọc thành tiếng
- Đọc trôi chảy được toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn với giọng khoan tthai, đổi giọng linh hoạt phù hợp với tâm trạng thay đỏi của vua Mi-đát (từ phấn khởi thoả mãn chuyển dần sang hoảng hốt, cầu khẩn, hối hận). 
- Đọc phân biệt lời các nhân vật (lời xin, lời khẩn, lời khẩn cầu của Mi-đát, lời  ... rừng đặc trưng. Rừng Tây Nguyên cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ ... Tuy nhiên việc khai thác rừng bừa bãi với nhiều nguyên nhân khác nhau đã và đang ảnh hưởng đến môi trường.
- Hỏi: Có những biện pháp nào để giữ rừng?
- Tiến hành thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Kết quả làm việc:
1. Xê Xan, Ba, Đông Nai
2. Các sông ở đây chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau nên lòng sông lắm thác ghềnh. Người dân đã tận dụng sức nước chảy để chạy tua bin sản xuất điện, phục vụ đời sống.
- HS cả lớp lắng nghe.
- Y-a-li
- HS chỉ. Nằm trên sông Xê-Xan.
- Lắng nghe.
- Tiến hành thảo luận.
Nhóm 1&2:Câu1,2
Nhóm 3&4:Câu 3,4
- Đại diện các nhóm trình bày
- HS cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời theo ý kiểu và kinh nghiệm sống
- Hs :
+ Khai thác hợp lý.
+ tạo điều kiện để đồng bào định canh, định cư.
+ Không đốt phá rừng.
+ Mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp hợp lí.
Hoạt động 3
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV tổ chức trò chơi ô chữ kì diệu để giúp HS ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học
- GV phổ biến luật chơi cho HS nắm.
1. Tên 1 lễ hội, liên quan đến 1 trong những gia súc lớn của người dân Tây Nguyên.
2. Đây là 1 trong những hoạt động quan trọng của con người nhằm tạo ra của cải vật chất.
3.Tên nhà máy điện nổi tiếng ở Tây Nguyên.
4. Loại cây trồng thích hợp, cho ta nhiều gỗ quí
5. Đây là tài nguyên quý giá, cho ta nhiều gỗ quí.
6. Các dân tộc ở Tây Nguyên luôn .......... Cùng với nhau.
- GV tổ chức HS chơi.
- Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung chính về tây Nguyên.
Tuần 9
 LỊCH BÁO GIẢNG
Từ ngày 31/10/2005 đến ngày 4/11/2005
Lớp 4/3. GVCN : TRẦN THỊ KIM PHÓNG
Thứ
Môn học
Tiết
Trên bài giảng
Hai
Tập đọc
17
Thưa chuyện với mẹ
Thể dục
17
Động tác chân của bài thể dục phát triển chung
Anh văn
17
Toán
41
Hai đường thẳng song song
Chính tả
09
Nghe-viết: Thợ rèn
HĐTT
09
Nghe nói chuyện dưới cờ
Ba
Luyện từ và câu
17
Mở rộng vốn từ : Uớc mơ
Âm nhạc
09
Ôn tập bài hát: Trên ngựa ta phi nhanh
Toán
42
Vẽ hai đường thẳng ^
Kê chuyện
09
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
Khoa học
17
Phòng tránh tai nạn dưới nước.
Thủ công
17
Cắt khâu túi rút dây.
Tư
Anh văn
18
Tập đọc
18
Điều ước mơ của vua Mi-đát
Toán
43
Vẽ hai đường thẳng song song.
Tập làm văn
17
Luyện tập phát triển câu chuyện
Lịch sử
09
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
Phụ đạo
17
Toán
Năm
Thể dục
18
Động tác lưng bụng của bài thể dục phát triển chung
Luyện từ và câu
18
Động từ
Toán
44
Thực hành vẽ hình chữ nhật
Địa lí
09
Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
Thủ công
18
Thêu lướt vặn
Đạo đức
09
Tiết kiệm thời giờ.
Sáu
Mĩ thuật
09
Vẽ trang trí: Vẽ đơn giản hoa lá
Tập làm văn
18
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
Toán
45
Thực hành vẽ hình vuông
Khoa học
18
Ôn tập: Con người và sức khỏe
Phụ đạo
18
Tiếng Việt
Sinh hoạt
09
Sơ kết công tác cuối tuần
a & b 
Tiết 18
 THÊU LƯỚT VẶN
I- MỤC TIÊU
- HS biết cách thêu lướt văn và ứng dụng của thêu lướt vặn.
- Thêu được các mũi thêu lướt văn theo đường vạch dấu.
- HS hứng thú học tập
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
- Tranh quy trình thêu lướt vặn
- Mẫu thêu lướt văn được thêu bằng sợi len trên vải khác màu; mẫu khâu đột mau của bài 6 và một số sản phẩm may mặc được thêi trang trí bằng mũi thêu lướt vặn.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
	* Một mảnh vải sợi bông trắng 20x30 cm.
	* Len, chỉ thêu khác màu vải.
	* Kim khâu len và kim thêu.
	* Phấn vạch, thước, kéo.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Tiết 1
Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học
- Hoạt động 1. GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
- GV giới thiệu mẫu thêu lướt vặn, hướng dẫn HS quan sát mũi thêu lướt vặn ở mặt phải, mặt trái đường thuê kết hợp với quan sát hình 1a,1b để trả lời các câu hỏi nhận xét về đặc điểm đường thêu lướt vặn.
- GV gợi ý để HS rút ra khái niệm: Thêu lướt vặn là cách thêu để tạo thành các mũi thêu gối đều lên nhau và nối tiếp nhau giống như đường vặn thừng ở mặt phải đường thêu. Ở mặt trái, các mũi thêu nối tiếp nhau giống đường khâu đột mau.
Hoạt động 2. GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật
- Gv treo tranh quy trình thêu lướt vặn, hướng dẫn HS quan sát tranh kết hợp với quan sát các hình 2,3,4 để nêu quy trình thêu lướt vặn.
- Chỉ định 1 HS vạch dấu
- Nhận xét và lưu ý HS đánh số thứ tự đúng trên đường vạch dấu thêu lướt vặn theo chiều từ trái qua phải.
- Hướng dẫn HS quan sát hình 3a,3b,3c và gọi HS nêu cách bắt đầu thêu, thuê mũi thứ nhất, mũi thứ hai. Sau đó GV thực hiện thao tác để hướng dẫn cách bắt đầu thêu, thêu mũi thứ nhất, thuê mũi thứ hai.
- GV gọi 1-2 HS lên bảng thực hiện thao tác thêu các mũi tiếp theo. GV nhận xét và hướng dẫn thêm để HS hiểu rõ cách thêu.
- Khi hướng dẫn , GV cần lưu ý 1 số điểm sau :
+ Thêu theo chiều từ trái qua phải.
+ Mỗi mũi thêu lướt vặn được thực hiện theo trình tự:đầu tiên cần đưa sợi chỉ thêu lên phía trên của đường dấu. Dùng ngón tay cái của tay trái đè sợi chỉ về cùng một phái cho dễ thêu. Tiếp đó, lùi kim về phái phải đường dấu 2 mũi để xuống kim . Cuối cùng, lên kim đúng vào điểm cuối của mũi thêu trước liền kề, mũi kim ở trên sợi chỉ. Rút chỉ lên được mũi thêu lướt vặn.
+ Vị trí lên kim và xuống kim cách đều nhau.
+ Không rút chỉ quá chặt hoặc quá lỏng.
- GV hướng dẫn nhanh các thao tác thêu lướt vặn lần hai.
- Gợi ý để HS tự rút ra cách thêu lướt vặn và so sánh sự giống nhau, káhc nhau giữa cách thêu lướt vặn với cách khâu đột mau.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
TIẾT 2
Hoạt động 3. HS thực hành thêu lướt vặn.
- GV gọi HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện thao tác.
- GV treo tranh quy trình và hệ thống lại cách thuê lướt vặn theo các bước:
+ Bước 1: Vạch dấu
+ Bước 2: Thêu các mũi thêu lướt vặn theo đường vạch dấu.
- GV nhắc lại và thực hiện nhanh những điểm câng lưu ý khi thêu.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu yêu cầu, thời gian hoàn thành sản phẩm.
Hoạt động 4. GV đánh giá kết quả học tập của HS
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá:
+ Thêu đúng kĩ thuật: Các mũi thêu gối đều lên nhau giống như đường văn thừng.
+ Các mũi thêu thẳng theo đường vạch dấu.
+ Nút chỉ cuối đường thêu đúng cáh.
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
- HS quan sát
- HS tự rút ra kết luận
- HS quan sát hình 2 đẻ trả lời câu hỏi SGK và so sánh giữa cách đánh số thứ tự trên đường vạch dấu thêu lướt vặn với đường vạch dấu khâu thường, khâu đột.
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS làm việc với SGK và kết hợp với quan sát thao tác thêu do GV thực hiện để trả lời câu hỏi về cách thực hiện các mũi thuê lướt vặn thứ ba, thứ tư, thứ năm ...
- HS quan sát hình 4 để nêu cách kết thúc đường thêu lướt vặn.
- HS tự rút ra kết luận.
- HS đọc phần ghi nhớ.
- HS trả lời theo yêu cầu
- HS thực hiện thao tác .
- HS quan sát.
- HS thực hành thêu lướt vặn trên vải. 
- HS dựa các tiêu chuẩn để tự đánh giá sản phẩm của mình.
IV - Nhận xét-dặn dò
- Nhận xét sự chuẩn bị của HS, thái đọ học tập và kết quả thực hành.
- Hướng dẫn HS đọc trước bài mới và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài " Thêu lướt vặn hình hàng rào đơn giản"
Tiết 17
 CẮT, KHÂU TÚI RÚT DÂY
I- MỤC TIÊU
- HS biết cách cắt, khâu túi rút dây.
- Cắt, khâu được túi rút dây.
- HS yêu thích sản phẩm do mình làm.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
- Mẫu túi vải rút dây.
- Vật liệu và dụng cụ :
+ Một mảnh vải hoa hoặc màu.
+ Chỉ khâu và một đoạn len.
+ Kim khâu, kéo cắt vải, thước, phấn vạch, kim băng nhỏ.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
TIẾT 1
Giới thiệu bài
GV giứoi thiệu bài và nêu mục đích bài học.
Hoạt động 1. GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- GV giới thiệu mẫu túi rút dây, hướng dẫn HS quan sát túi mẫu và hình 1 để trả lời câu hỏi về đặc điểm hình dạng và cách khâu từng phần của túi.
- GV nhận xét và kết luận: Túi rút dây hình chữ nhật, có 2 phần là phần thân túi và phần luông dây. Phần thân túi được khâu theo cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. Phần luồn dây có đường nẹp để luồn dây, được khâu theo cách khâu viền đường gấp mép vải. Kích thước túi có thể thay đổi tùy theo yêu cầu sử dụng và ý thích. 
- Nêu tác dụng sử dụng của túi.
Hoạt động 2. GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật
- GV hướng dẫn HS quan sát các hình trong SGK để nêu quy trình và cáh thực hiện từng bước trong quy trình.
Hoạt động 3. HS thực hành khâu túi dây.
- Kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu, dụng cụ.
- Tổ chức HS thực hành đo, cắt vải, gấp, khâu.
TIẾT 2,3
- GV kiểm tra kết quả.
- Hướng dẫn các bước khâu.
- Kiểm tra sự chuẩn bị thực hành.
Hoạt động 4. Đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV tổ chức cho HS trưng bày.
- GV đánh giá sản phẩm.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập
- HS quan sát.
- HS thực hành.
- HS thực hành vạch dấu.
- Khâu phần luồn dây, thân túi.
- HS trưng bày sản phẩm.
- HS tự đánh giá sản phẩm theo các tiêu chuẩn.
IV. Nhận xét-dặn dò
- Học trước bài mới và chuẩn bị vật liệu để học bài thêu lướt vặn.
Tiết 17
 PHỤ ĐẠO TOÁN
I- MỤC TIÊU
- Giúp đở HS yếu toán nắm lại một số kĩ năng tính toán cần thiết.
II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
GV ghi bài toán :
1) Tính rồi thử lại :
a) 35269 + 27485
b) 80326 - 45719
2) Tính giá trị biểu thức :
a) 570 - 225 - 167 + 67
b) 168 x 2 : 6 x 4 
3) Tính bằng cách thuận tiện nhất :
a) 364 + 136 + 219 + 181
b) 178 + 277 + 123 + 422
4) Hai thùng chứa được tất cả 600 lít nước. Thùng bé chứa ít hơn thùng to 120 lít nước. Hỏi mỗi thùng chứa được bao nhiêu lít nước ?
- HS thực hiện bảng con
- HS thực hiện vào VBT
- HS thực hiện vào VBT
- 1 HS lên bảng thực hiện. HS thực hiện vào VBT.
III/ GV NHẬN XÉT SỬA CHỮA NHỮNG SAI SÓT CỦA HS
- Dặn dò HS về nhà học bài.
Tiết 18
 PHỤ ĐẠO TIẾNG VIỆT
I- MỤC TIÊU
- Giúp đở HS yếu tiếng Việt nắm lại một số kĩ năng về từ láy từ ghép.
II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Tìm 5 từ ghép. Phân loại.
- Tìm 5 từ ghép tổng hợp
2. Tìm :
- Hai từ láy âm ch
- Hai từ láy vần on
- Hai từ láy tiếng
3. Đặt câu với mỗi từ tìm đuợc ở BT 3
4. Viết khoảng 5 câu có sử dụng từ láy, gạch dưới các từ láy.
- HS thực hiện vào vở BT.
III/ GV NHẬN XÉT SỬA CHỮA NHỮNG SAI SÓT CỦA HS
- Dặn dò HS về nhà học bài.
abab&abab 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_9_ton_thi_trung.doc