Giáo án Lớp 5 - Tuần 10 - Năm học 2010-2011 (Bản hay)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 10 - Năm học 2010-2011 (Bản hay)

Tiết 4 : Đạo đức

 $10: Tình bạn (tiết 2)

I. Mục tiêu:

Học xong bài này, HS biết:

- Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè.

- Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày.

- Thân ái, đoàn kết với bạn bè nhất là những khi khó khăn hoạn nạn .

- Biết được ý nghĩa của tình bạn.

II. Đồ dùng.

- Phiếu bài tập dành cho HS.

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 25 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 255Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 10 - Năm học 2010-2011 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :10
Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2010
Buổi sáng
Tiết 1: Chào cờ
Tập trung toàn trường
____________________________
Tiết 2: Tập đọc
 $19: Ôn tập giữa học kì 1 (Tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu
- Kiểm tra đọc lấy điểm
+ Nội dung: Các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9
+ Kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy ,lưu loát bài tập đọc đã học ; tốc độ khoảng 100 tiếng / phút ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ đoạn văn ; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ 
+ Kỹ năng đọc – hiểu : hiểu nội dung chính , ý nghĩa cơ bản của bài thơ , bài văn .
- Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong 3 chủ điểm Việt Nam- Tổ Quốc em, Cánh chim hoà bình , Con người với thiên nhiên
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9
- Phiếu kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 trang 95
II. Các hoạt động dạy học 
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra tập đọc 
 - Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc
- Y/c HS đọc bài gắp thăm đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài học.
- Cho điểm HS
3. Hướng dẫn làm bài 
Bài 2:
- Gọi HS đọc y/c của bài tập
Hỏi:
+ Em đã được học những chủ điểm nào?
+ Hãy đọc tên các bài thơ và tác giả của bài thơ ấy?
- Y/c HS tự làm bài.
- Gọi 1 HS làm vào giấy khổ to dán phiếu, đọc phiếu. 
- Nhận xét, kết luận.
- 5 HS lần lượt gắp thăm bài về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp
+ Các chủ điểm: Việt Nam – Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên
+ Sắc màu em yêu (Phạm Đình Ân)
+ Bài ca về trái đất (Định Hải)
+ Ê-mi-li, con(Tố Hữu)
+ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà (Quang Huy)
+Trước cổng trời (Nguyễn Đình ánh)
- 2 HS làm vào giấy khổ to, HS dưới lớp làm vào vở.
- 1 HS báo cáo kết quả làm bài.
Theo dõi và tự chữa bài (nếu sai)
Chủ điểm
Tên bài
Tác giả
Nội dung
Việt Nam Tổ quốc em
Sắc màu em yêu
Phạm Đình Ân
Em yêu tất cả những sắc màu gắn với cảnh vật, con người trên đất nước Việt Nam
Cánh chim hoà bình
Bài ca về trái đất
Định Hải
Trái đất đẹp, chúng ta cần giữ gìn cho trái đất bình yên, không có chiến tranh
Ê-mi-li con
Tố Hữu
Chú Mo-xi-xơn đã tự thiêu trước Bộ quốc phòng Mĩ để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam
Con người với thiên nhiên
Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà.
Quang Huy
Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh cô gái Nga chơi đàn trên công trường thuỷ điện sông Đà vào một đêm trăng đẹp.
Trước cổng trời
Nguyễn Đình ánh
Vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của “cổng trời” ở vùng núi nước ta.
4. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Ôn nội dung chính của từng bài tập đọc.
- Nhận xét tiết học chuẩn bị bài sau
__________________________
Tiết 3: Toán:
$46:Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cốvề:
- Chuyển phân số thập phân thành số thập phân.
- So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau.
- Giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị hoặc tìm tỉ số.
II. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
Gọi HS nêu kết quả bài tập 5
- Nhận xét ghi điểm ,củng cố bài 
3. Bài mới 
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B.Luyện tập
Bài 1:
Chuyển các phân số thập phân sau thành số thập phân rồi đọc các số thập phân đó:
- 4 HS lên bảng làm, lớp làm nháp
- Nhận xét- ghi điểm.
Bài 2:
Trong các số đo độ dài dưới đây, những số nào bằng 11,02 km?
-1 HS lên bảng làm, lớp làm nháp.
- Nhận xét- ghi điểm.
Bài 3:
Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
- Cho HS tự làm bài rồi chữa bài
- Nhận xét- ghi điểm.
Bài 4:
- Y/c HS đọc đề bài.
- Phân tích đề.
- Tóm tắt và giải vào vở 
4. Củng cố- Dặn dò 
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học , dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
a, 1kg800g =1,8kg
 b, 1kg800g =1800g
Bài 1
HS làm.
a, = 12,7 ; b, = 0,65
c, = 2,005 ; c, = 0,008
1 HS đọc các số thập phân trên bảng.
Bài 2
HS làm.
a, 11,20 km = 11,2 km
b, 11,020 km = 11,02 km
c, 11km 20 m = 11,02 km
d, 11 020 m = 11,02 km
+) Vậy các số đo độ dài nêu ở phần b,c,d, đều bằng 11,02 km.
Bài 3
HS làm.
a, 4m 85 cm = 4 m = 4,85 m
b, 72 ha = km2= 0,72 km2
Bài 4
Tóm tắt
12 hộp : 180 000 đồng
36 hộp : ... đồng?
 Bài giải:
Giá tiền mỗi hộp đồ dùng học toán là:
 180 000 : 12 = 15 000 ( đồng )
Số tiền mua 36 hộp đồ dùng là:
 15 000 x 36 = 540 000 ( đồng )
 Đáp số: 540 000 đồng.
________________________________
Tiết 4 : Đạo đức
 $10: Tình bạn (tiết 2)
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết:
- Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè.
- Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày.
- Thân ái, đoàn kết với bạn bè nhất là những khi khó khăn hoạn nạn .
- Biết được ý nghĩa của tình bạn.
II. Đồ dùng.
- Phiếu bài tập dành cho HS.
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Theo em , khi đã là bạn bè chúng ta phải cư xử với nhau như thế nào?
3. Bài mới 
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Dạy bài mới:
Hoạt động 1
+) Mục tiêu: HS biết ứng xử phù hợp trong tình huống bạn mình làm điều sai.
+)Cách tiến hành:
- Y/ c HS thảo luận theo nhóm.
- Y/c HS làm theo phiếu bài tập.
+ Em làm gì trong mỗi trường hợp sau? vì sao em lại làm như vậy?
1. Khi em nhìn thấy bạn em làm việc sai trái.
2. Khi bạn em gặp chuyện vui.
3. Khi bạn em bị bắt nạt.
4. Khi bạn em bị ốm phải nghỉ học.
5. Khi bạn em bị kể xấu rủ rê, lôi kéo vào những hành vi không tốt.
6. Bạn phê bình khi em mắc khuyết điểm.
7. Khi bạn gặp chuyện buồn.
Hỏi:
+ Em nào đã làm được như vậy với bạn bè trong các tình huống tương tự?
+ Em hãy kể một trường hợp cụ thể
Hoạt động 2
+) Muc tiêu: HS biết tự liên hệ về cách đối xử với bạn bè.
+) Cách tiến hành:
- y/c HS thảo luận theo nhóm.
- y/c mỗi nhóm lựa chọn một câu chuyện về tấm gương trong tình bạn mà em đã chuẩn bị trước ở nhà.
- Gọi đại diện nhóm lên kể.
Hỏi: 
+ Câu chuyện đã kể về những ai?
+ Chúng ta học được gì từ những câu chuyện mà em đã kể?
Hoạt động 3:
+) Mục tiêu : Củng cố bài
+) Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm.
- y/c HS thảo luận và đưa ra những việc mà các thành viên trong nhóm đã làm và chưa làm được . từ đó thống nhất những việc lên làm để có một tình bạn đẹp của cả nhóm.
4. Củng cố- Dặn dò 
* Em hiểu thế nào là tình bạn đẹp ? em cần làm gì để tình bạn luôn tốt đẹp?
- Chuẩn bị giờ sau ôn tập thực hành giữa học kỳ I .
- 3 HS lên bảng trình bày.
- HS thảo luận theo nhóm.
- Khuyên ngăn bạn.
- Chúc mừng bạn.
- Bênh vực bạn hoặc nhờ người lớn bênh vực.
- Đến thăm hỏi bạn, chép bài giúp bạn, giảng bài hộ bạn nếu bạn chưa hiểu.
- Khuyên ngăn bạn, chỉ cho bạn thấy chơi với những người đó là không tốt, khuyên bạn không sa vào những hành vi sai trái sẽ làm bố, mẹ và thầy cô giáo phiền lòng.
- Không tự ái, cảm ơn bạn đã giúp mình nhận ra lỗi.
- An ủi, động viên, giúp đỡ bạn.
- HS tự liên hệ.
- HS lựa chọn câu chuyện theo nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- HS thảo luận theo nhóm.
______________________________
Buổi chiều
Tiết 2: 	 Kĩ thuật
$10:bày, dọn bữa ăn trong gia đình
I. Mục tiêu
Học sinh cần phải :
- biết cách trình bày ,dọn bữa ăn trong gia đình.
- Có ý thức giúp đỡ gia đình bày, dọn bữa trước và sau bữa ăn.
II.Đồ dùng dạy học 
 Phiếu đánh giá kết quả học tập của HS
III. Các hoạt động dạy học
1/ổn định tổ chức 
2/Kiểm tra bài cũ
- Nêu cách luộc rau ?
a. Giới thiệu bài
b. Hoạt động 1:Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
- Yêu cầu HS quan sát hình 1 đọc mục 1a
- Nêu mục đích của việc bày dọn món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
- Cho Hs nêu cách sắp xếp các món ăn, dụng cụ ăn uống trong gia đình.
- Trình bày các công việc cần thực hiện khi bày món ăn và dụng cụ ăn uống.
3.Hoạt động 2:Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn.
- Nêu mục đích của việc thu dọn sau bữa ăn
-Trình bày cách thu dọn sau bữa ăn
- Hướng dẫn HS về nhà giúp đỡ gia đình bày dọn bữa ăn
4. Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
- Em hãy nêu tác dụng của việc bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
- Hãy kể tên những công việc em có thể làm để giúp đỡ gia đình trước và sau bữa ăn.
- GV nêu đáp án của các câu hỏi
- GV nhận xét đánh giá
-2 HS nêu
- Làm cho bữa ăn hấp dẫn, thuận tiện và hợp vệ sinh.
- 3-4 HS trình bày
-Sắp đủ dụng cụ như bát ăn cơm, đũa ...
- Dùng khăn sạch lau khô từng dụng cụ...
- Sắp xếp các món ăn trên mâm sao cho đẹp mắt và thuận tiện cho mọi người khi ăn uống
- Làm cho nơi ăn uống của gia đình sạch sẽ, gọn gàng.
- Dồn thức ăn thừa không dùng nữa để đổ bỏ và cất những thức ăn còn có thể dùng tiếp vào tủ lạnh hoặc chạn.
- Xếp các dụng cụ ăn uống đặt vào mâm và đi rửa.
- HS làm bài vào phiếu học tập
- HS đối chiếu kết quả bài làm với đáp án.
-Tự đánh giá kết quả bài làm sau đó báo cáo
IV. Nhận xét- dặn dò
- Bày dọn bữa ăn nhằm mục đích gì ?
- Nhận xét giờ học, dặn HS về tập bày dọn bữa ăn cho khoa học ,chuẩn bị bài sau.
 Tiết 2: 	 Thể dục
 (Thầy Đăng soạn giảng )
______________________________________________________
Thứ ba ngày 12 tháng 10 năm 2010
Buổi sáng
Tiết 1: 	 Toán
 $47: Kiểm tra định kì giữa học kì 1
 (Đề nhà trường)
_________________________________
Tiết 2: 	 Luyện từ và câu:
 $19: Ôn tập giữa kì 1 (tiết 4)
I. mục đích yêu cầu
- Hệ thống hoá vốn từ ngữ (danh từ ,động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ) gắn với các chủ điểm đã học.
- Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa gắn với các chủ điểm.
 II. Các hoạt động dạy học
1.ổn định tổ chức
2. Giới thiệu bài .
 - GV nêu mục tiêu của bài học .
3. Hướng dẫn HS làm bài tập .
Bài 1
GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập, chia nhóm yêu cầu HS làm việc theo nhóm
+ Phát giấy khổ to và bút dạ cho mỗi nhóm.
+ Y/c HS viết từ thích hợp vào từng ô. HS các nhóm khác làm vào vở.
- Y/c nhóm làm trên giấy dán phiếu lên bảng, đọc các danh từ, động từ, tính từ, các thành ngữ, tục ngữ tìm được
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Y/c HS làm bài vào vở.
Ví dụ:
1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
 Hoạt động trong nhóm theo định hướng của GV.
- 3 HS trong nhóm tiếp nối nhau đọc từ ngữ của từng chủ điểm.
Việt Nam
Tổ quốc em
Cánh chim hoà bình
Con người
với thiên nhiên
Danh từ
Tổ quốc, đất nước, giang sơn, quốc gia, , quê hương, quê mẹ, 
Hoà bình, trái đất, mặt đất, cuộc sống, tương lai, niềm vui, sự hợp tác,
Bầu trời, biển cả, sông ngòi,kênh rạch, mương máng, núi rừng, núi đồi,
Động từ, tính từ
Bảo vệ, giữ gìn, xây dựng, kiến thiết, khôi phục, vẻ vang, giàu ...  trí đối xứng.
- GV giới thiệu hình ,vẽ phác lên bảng các bước trang trí
d.Thực hành:
- Cho HS thực hành vẽ
GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
e.Hoạt động 4: Nhận xét,Đánh giá.
- GV cùng HS chọn một số bài nhận xét đánh giá
- GV nhận xét khen ngợi.
- HS quan sát mẫu, nghe giảng.
- HS nêu các bước trang trí:
+Dựng khung hình.
+Kẻ trục.
+Tìm các mảng và hoạ tiết
+Vẽ hoạ tiết.
+Vẽ màu.
-HS thực hành vẽ
 3.Dặn dò
 - Hãy nêu các bước của vẽ đối xứng qua trục ?
 - GV nhận xét giờ học
 -Về vẽ lại cho đẹp . Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
____________________________
Tiết 3 : Toán ( Tăng )
Tiết 2: Ôn tập : Viết các số đo độ dài , khối lượng , diện tích dưới dạng số thập phân
I / Mục tiêu .
- Giúp học sinh củng cố về :
+ Viết các số đo độ dài , số đo khối lượng ,số đo diện tích dưới dạng số thập phân .
+Giải bài toán có liên quan đến số đo diện tích của một hình .
II / Các hoạt động dạy học 
I/ ổn định tổ chức .
II / Kiểm tra bài cũ .
IIi/ Ôn tập 
Bài 1.Viết số thích hợp vào chỗ chấm : 
- Nhận xét sửa sai .
Bài 2.Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
- Nhận xét sửa sai .
Bài 3 .Viết số thích hợp vào chỗ chấm 
Bài 4.Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài 55m ,chiều rộng bằng 40m.Hỏi diện tích khu vườn đó bằng bao nhiêu mét vuông ? bao nhiêu héc-ta ?
 HD HS giải 
- Bài toán cho biết gì ? hỏi gì ?
- Chấm vở, nhận xét
IV Củng cố dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài .
- Nhận xét tiết học,dặn HS về học bài,chuẩn bị bài sau .
- HS làm bảng con 
9km360m=9,36km ; 7,3m=73dm
9,036km=9036m ; 35,35m=3535cm
482dm=4,82m ; 8,02km=8020m
- 3HS lên bảng ,lớp làm bảng con .
 34,37tấn =343,7tạ =34370kg
 0,9tấn=9tạ = 900 kg
 760kg=7,6tạ=0,760tấn
 76kg= 0,76tạ= 0,076 tấn 
 - HS làm vở 
0,9km2=90ha
0,35ha=3500m2
7,3m2=730dm2
35,35m2=353500cm2
8,02km2=8020000m2
- 1 HS đọc bài toán 
- Tóm tắt bài toán 
- HS làm bài vào vở .
Bài giải
Diện tích khu vườn là :
55 x 40=2200(m2)
 Đổi 2200m2 = 0,22 ha
 Đáp số : 2200 m2
 0,22 ha 
_____________________________________ 
Thứ năm ngày14 tháng 10 năm 2010 
 ( Cô Năm soạn giảng )
_____________________________________________________
 Thứ sáu ngày 15 tháng 10 năm 2010
Buổi sáng
Tiết 1: 	 Toán
$50:Tổng nhiều số thập phân
I. Mục tiêu:
Giúp HS :
- Biết tính tổng nhiều số thập phân ( tương tự như tính tổng hai số thập phân)
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân và biết vận dụng các tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
II. Các hoạt động dạy học 
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- HS lên bảng làm bài tập 4 (Trang 51)
3. Bài mới
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Hướng dẫn HS tính tổng của nhiều số thập phân:
a, VD1: 
- y/c HS đọc VD1 trong SGK.
- Bài toán cho ta biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn tính cả ba thùng có bao nhiêu lít dầu ta làm như thế nào?
- Hướng dẫn HS cách tính tổng của nhiều số:
b, Bài toán
- y/c HS đọc bài toán
Hỏi:
- Bài toán cho ta biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn tính chu vi của hình tam giác ta làm như thế nào?
- Hướng dẫn HS giải.
+ Muốn tính tổng của nhiều số thập phân ta làm như thế nào?
C. Luyện tập:
Bài 1: Tính.
Yêu cầu HS làm vào bảng con
- Nhận xét – ghi điểm.
Bài 2: Tính rồi so sánh giá trị của 
(a + b)+c và a + ( b + c )
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm nháp
ĐS : 60m
- 2 HS đọc VD1.
Thùng 1: 27,5 l
Thùng 2: 36,75 l
Thùng 3: 14,5 l
- Cả ba thùng có bao nhiêu l dầu?
- Ta làm tính cộng.
27,51 + 36,75 + 14,5 = ?
Đặt tính:
 27,51
 + 36,75
 14,5
 78,76
- 2 HS đọc.
- Độ dài các cạnh của hình tam giác là: 8,7m; 6,25m; 10 m
- Tính chu vi của hình tam giác.
- Tính cộng.
 Bài giải 
Chu vi của hình tam giác là:
 8,7 + 6,25 + 10 = 24,95 (m)
 Đáp số: 24,95m
3- 4 HS trình bày
Bài 1
- HS làm.
a, 5,27	 b, 6,4
 + 14,35 + 18,36
 9,25 52
 28,87 76,76
c, 20,08 d, 0,75
 + 32,91 + 0,09
 7,15 0,8
 60,14 1,64
 a
 b
 c
 (a + b ) + c
 a + (b + c )
 2,5
 6,8
 1,2
(2,5 + 6,8 ) + 1,2 = 10,5
 2,5+ (6,8+1,2) = 10,5
 1,34
 0,52
 4
(1,34 + 0,52)+ 4 = 5,86
 1,34+ (0,52+4) =5,86
- GV cùng HS nhận xét
+) Nhận xét?
Bài 3
Sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để tính :
- GV hướng dẫn HS cách làm, HS làm bài vào vở
- GV chấm 5- 7 bài sau đó nhận xét
4. Củng cố- Dặn dò 
- Để tính tổng nhiều số thập phân ta làm như thế nào?
- Nhận xét tiết học , dặn về làm bài 3 c,d. Chuẩn bị bài sau
- Phép cộng các số thập phân có tính chất kết hợp:
- Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng số thứ hai và số thứ ba.
Bài 3
- HS làm.
a, 12,7 + 5,89+ 1,3 = 12,7 + 1,3 + 5,89
 = 14 + 5,89 = 19,89
c, 5,75 + 7,8 + 4,25 + 1,2
 = (5,75 + 4,25) + ( 7,8 + 1,2 )
 = 10 + 9 = 19
_________________________________
Tiết 2: 	 Tập làm văn
 $20: Kiểm tra định kì giữa học kì 1
 Môn Tiếng Việt (Viết)
 ( Đề nhà trường)
Tiết 3: 	 Địa lí
 $10: Nông nghiệp
I. Mục tiêu:
Học xong bài này HS:
- Biết ngành trồng trọt có vai trò chính trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi đang ngày càng phát triển .
- Biết nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó cây lúa được trồng nhiều nhất.
- Nhận biết trên bản đồ vùng phân bố của một số loài cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta.( lúa gạo,cà phê ,cao su ,chè ; trâu ,bò,lợn)
- Sử dụng lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố nông nghiệp : lúa gạo ở đồng bằng ; cây công nghiệp ở vùng núi ,cao nguyên; trâu bò ở vùng núi , gia cầm ở đồng bằng .
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ kinh tế Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học 
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Sự phân bố dân cư không đồng đều có ảnh hưởng gì đến đời sống, kinh tế, xã hội của nước ta?
3. Bài mới 
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Dạy bài mới:
+) Hoạt động 1: Vai trò của ngành trồng trọt:
- y/c HS quan sát lược đồ.
+ Nhìn trên lược đồ em thấy kí hiệu của cây trồng nhiều hơn hay số kí hiệu vật nuôi nhiều hơn?
+ Từ đó em rút ra điều gì về vai trò của ngành trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp?
+) Hoạt động 2: Các loại cây và đặc điểm chính của cây trồng Việt Nam.
- Y/c HS thảo luận theo cặp để hoàn thầnh phiếu bài tập sau..
- GV theo dõi,nhận xét.
- Y/c đại diện nhóm lên trình bày.
- 3 HS lên bảng trình bày.
- Kí hiệu của cây trồng có số lượng nhiều hơn kí hiệu con vật.
- Ngành trồng trọt có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
- HS thảo luận theo cặp.
 Phiếu học tập
Quan sát lược đồ nông nghiệp Việt Nam và thảo luận để hoàn thành các bài tập sau:
1. Kể tên các loại cây trồng chủ yếu ở Việt Nam:
...................................................................................................................................
Đáp án: Lúa gạo, cây ăn quả, cà phê, cao su, lúa gạo.
2. Cây được trồng nhiều nhất là...........Đáp án: lúa gạo
3. Điền mũi tên vào sơ đồ thể hiện tác động của khí hậu đến trồng trọt cho thích hợp
Nhiệt đới
Nóng
Trồng cây xứ nóng
Trồng trọt
Khí hậu
Gió mùa
Thay đổi theo mùa, theo miền
Trồng nhiều loại cây
+) Hoạt động 3: Giá trị của lúa gạo và các cây công nghiệp lâu năm
- Y/c HS thảo luận theo các ý sau.
+ Loại cây nào được trồng chủ yếu ở đồng bằng?
+ Em biết gì về tình hình xuất khẩu lúa gạo của nước ta?
+ Vì sao nước ta lại trồng nhiều lúa gạo và xuất khẩu nhiều thứ hai thế giới?
+ Loại cây nào được trồng chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên?
+ Những loại cây đó có giá trị xuất khẩu như thế nào?
+ Ngành trồng trọt đóng vai trò như thế nào trong sản xuất nông ngiệp ở nước ta?
+) Hoạt động 4: Sự phân bố cây trồng ở nước ta.
- Y/c HS thảo luận theo nhóm.
+ Nêu tên cây và chỉ sự phân bố của cây đó trên lược đồ?
+) Hoạt động 5: Ngành chăn nuôi ở nước ta.
- Y/c HS thảo luận theo cặp các câu hỏi sau.
+ Kể tên một số vật nuôi ở nước ta?
+ Trâu, bò, lợn, được nuôi chủ yếu ở vùng nào?
+ Những điều kiện nào giúp cho ngành chăn nuôi phát triển ổn định và vững chắc?
4. Củng cố- Dặn dò 
- ở địa phương em có những loại cây công nghiệp nào?
- Nhận xét tiết học, dặn HS về ôn bài, chuẩn bị bài sau.
- HS thảo luận theo cặp.
- Cây lúa được trồng chủ yếu ở vùng đồng bằng.
- - HS tự nêu.
- Việt Nam có thể trồng nhiều lúa, gạo và trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới vì:
+ Có các dồng bằng lớn.
+ Đất phù sa mầu mỡ.
+ Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa.
+ Có nguồn nước phong phú
- Các cây công nghiệp lâu năm như: chè, cà phê, cao su....
- Đây là các loại cây có giá trị xuất khẩu cao; chè, cà phê, cao su....của Việt Nam đã nổi tiếng trên thế giới.
- Ngành trồng trọt là nghành sản xuất chính trong nông nghiệp nước ta.
- HS thảo luận theo nhóm.
+ Cây lúa được trồng nhiều ở các vùng đồng bằng, nhiều nhất là đồng bằng Nam Bộ.
+ Cây công nghiệp lâu năm trồng nhiều ở vùng núi. Cây chè trồng nhiều ở vùng núi phía Bắc. Cây cà phê được trồng nhiều ở Tây Nguyên.
+ Cây ăn quả trồng nhiều ở đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, miền núi phía Bắc.
- HS thảo luận theo cặp.
- Nước ta nuôi nhiều trâu, bò, lợn, gà, vịt....
- Trâu, bò, lợn, gà, vịt.... được nuôi nhiều ở các vùng đồng bằng.
- Thức ăn chăn nuôi đảm bảo, nhu cầu của người dân về thịt, trứng, sữa,...ngày càng cao; công tác phòng dịch được chú ý. Ngành chăn nuôi sẽ phát triển bền vững. 
______________________________
Tiết 4: 	 Sinh hoạt
 $10: nhận xét tuần 10 
 A. Mục tiêu 
- HS tìm hiểu về an toàn giao thông .
- HS nhận biết ưu khuyết điểm trong tuần 
- Đề ra phương hướng tuần tới 
B.Lên lớp 
1.HĐ tập thể :
-Tổ chức cho học sinh tìm hiểu về an toàn giao thông qua hình thức trò chơi , kể chuyện đọc thơ 
- Các nhóm lên trình diễn .
- GV NX tuyên dương .
2. Sinh hoạt lớp 
- Lớp trưởng đọc bản sơ kết tuần
+) GV sơ kết lại 
1. Chuyên cần.
- Nhìn chung các em đã có ý thức đi học chuyên cần , đúng giờ, trong tuần không có em nào nghỉ học không lí do, hay đi học muộn.
2. Học tập:
+)Ưu điểm
- Nhìn chung các em đều có ý thức tự giác trong học tập, chuẩn bị bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, trong lớp chú ý nghe giảng , hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
+)Tồn tại
- Bên cạnh đó vẫn còn một số bạn chưa tự giác cao trong học tập, chữ viết xấu, sách vở lộn xộn,còn làm việc riêng trong giờ học : Thăng ,Tâm ,Quân , ...
3.Đạo đức
Ngoan ngoãn, chấp hành nghiêm túc nội quy của trường ,lớp, đoàn kết với bạn bè.
4. Các hoạt động khác:
- Tham gia nhiệt tình, đầy đủ các hoạt động của trường, lớp đề ra
- GV NX chung và đề ra phứơng hướng tuần tới .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_10_nam_hoc_2010_2011_ban_hay.doc