Giáo án Lớp 5 - Tuần 11 - Phan Thị An

Giáo án Lớp 5 - Tuần 11 - Phan Thị An

TẬP ĐỌC

CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ

I. MỤC TIÊU:

 - Đọc diễn cảm một bài vă với giọng hồn nhiên (bé Thu); giọng hiền từ (người ông)

 - Hiểu ND: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của 2 ông cháu. (Trả lời được c.hỏi trong SGK).

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

 - GV: Tranh SGK phóng to, thêm một số tranh ảnh về cây hoa trên ban công, sân thượng.

 - HS: Đọc trước bài.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 1/ Kiểm tra bài cũ: “Ôn tập” Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

 2/ Bài mới:

 Giới thiệu bài – Ghi đề.

 

doc 35 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 12/02/2022 Lượt xem 188Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 11 - Phan Thị An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 11
THỨ
MÔN
TÊN BÀI DẠY
2
CC
TĐ
T
KH
ĐĐ
 Nói chuyện dưới cờ 
Chuyện một khu vườn nhỏ
Luyện tập
Ôn tập: Con người và sức khỏe
Thực hành giữa HKI
3
TD
CT
T
LTVC
LS
Bài 21
(Nghe –viết) Luật bảo vệ môi trường
Trừ hai số thập phân
Đại từ xưng hô
Ôn tập
4
KC
TĐ
T
ĐL
KT
Người đi săn và con nai
Tiếng vọng 
Luyện tập
Lâm nghiệp và thủy sản
Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống (GV chuyên)
5
TD
TLV
T
KH
MT
 Bài 22 (GV chuyên)
Trả bài văn tả cảnh
Luyện tập chung
Tre, mây, song
Vẽ tranh (GV chuyên)
6
HĐTT
T
LTVC
ÂN
TLV
Sinh hoạt lớp
Nhân một số thập phân với một số tự nhiên
Quan hệ từ
Tập đọc nhạc – Nghe nhạc (GV chuyên)
Luyện tập làm đơn 
Thứ hai, ngày 9/ 11/ 2009
TẬP ĐỌC
CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ
I. MỤC TIÊU: 
 - Đọc diễn cảm một bài vă với giọng hồn nhiên (bé Thu); giọng hiền từ (người ông)
 - Hiểu ND: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của 2 ông cháu. (Trả lời được c.hỏi trong SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - GV: Tranh SGK phóng to, thêm một số tranh ảnh về cây hoa trên ban công, sân thượng. 
 - HS: Đọc trước bài.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1/ Kiểm tra bài cũ: “Ôn tập” Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
 2/ Bài mới: 
 Giới thiệu bài – Ghi đề.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động1: Luyện đọc
- Gọi 1 HS khá đọc cả bài trước lớp.
- GV chia bài này thành 3 đoạn.
- Lần 1: theo dõi và sửa sai phát âm cho HS.
- Lần 2: Hướng dẫn ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.
- Lần 3: GV Kết hợp giải nghĩa thêm.
- Cho HS luyện đọc theo cặN2.
- Gọi HS đọc.
- GV nhận xét chung việc đọc bài của HS.
- GV đọc toàn bài 1 lần.
Họat động 2: Tìm hiểu bài:
 - Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi.
Đoạn 1: Từ đầu đếnkhông phải là vườn.
 + Bé Thu thích ra ban công để làm gì? 
 + Hãy nói về những loài cây được trồng trên ban công nhà bé Thu? 
Đoạn 2: còn lại
+ Vì sao khi thấy chim về đậu trên ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
+ Em hiểu đất lành chim đậu là thế nào?
Giáo viên: Loài chim chỉ sống và làm tổ, hát ca ở những nơi có cây cối, sự bình yên, môi trường thiên nhiên sạch đẹp. Nơi ấy không nhất thiết là một cánh rừng, một cánh đồng, một công viên hay một khu vườn lớn. Có khi chỉ có một mảnh vườn nhỏ bằng một bằng chiếu trên ban côngnếu mỗi người biết yêu thiên nhiên, cây hoa, chim chóc, biết tạo cho mình một khu vườn như trên ban công nhà bé Thu thì môi trường xung quanh ta sẽ trong lành, tươi đẹp hơn.
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm.
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
- GV đọc mẫu đoạn văn cần luyện đọc. (Đ1)
- Gọi HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.
- Gọi một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
 - Nhận xét và tuyên dương.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm theo SGK.
- Nối tiếp nhau đọc bài, lớp theo dõi đọc thầm theo.
- HS theo dõi.
- 1 em đọc, cả lớp đọc thầm phần chú giải trong SGK.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 số N đọc lại.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi. 
- Nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời, bạn khác nhận xét, bổ sung.
 + Để ngắm cây và nghe ông kể về loài cây.
 + Cây quỳnh lá dày, giữ được nước; cây hoa ti gôn – thò những cái râu theo gió ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu; cây hoa giấy – bị vòi ti gôn quấn nhiều vòng; cây dâ Aán Độ – bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xoè những lá nâu rõ to)
- 1 HS đọc đoạn 2, lớp đọc thầm .
- HS trả lời, các bạn nhận xét.
 + Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công của nhà mình cũng là vườn.
 + Nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim đậu, sẽ có người đế tìm để làm ăn.
-HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS nêu ND bài:
ND: Bài văn cho ta thấy giá trị của khu vườn và tình yêu thiên nhiên của ông cháu bé Thu.
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn trước lớp.
- HS đọc thể hiện lại đoạn 1.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
 3/ Củng cố - Dặn dò: 
 - Gọi 1 HS đọc lại nội dung chính của bài.
 - Qua bài học hôm nay, em thấy tình yêu thiên nhiên của ông cháu Thu được thể hiện như thế nào?
 -Về nhà luyện đọc bài văn và chuẩn bị trước bài: “Tiếng vọng”.
 - Nhận xét tiết học.
___________________________________________________
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Biết:
 - Tính tổng nhiều số thập phân, tính bằng cách thuận tiện nhất.
 - So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân
II. ĐỒ DÙNG DẠY –H ỌC:
 - Bảng nhóm..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1/ Kiểm tra bài cũ: Tổng nhiều số thập phân:
 +Nêu tích chất kết hợp của phép cộng? 
 + Sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để tính.
 a. 5,75 + 7,8 + 4,25 + 1,2 b. 7,34 + 0,45 + 2,66 + 0,05
 2/ Bài mới: 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
Hướng dẫn luyện tập thực hành
Bài1: Tính: Yêu cầu học sinh đọc đề nêu yêu cầu đề, làm bài vào vở.
 + Muốn tính tổng nhiều số ta làm thế nào?
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
 + Muốn tính bằng cách thuận tiện nhất ta áp dụng tính chất nào?
Bài 3: Điền dấu ,=
 (HS K, G làm tiếp cột 2)
Bài 4: Bài giải:Yêu cầu học sinh đọc đề, tìm hiểu đề.
- Học sinh đọc đề, tìm hiều đề.
- Hai học sinh lên bảng.
- Lớp làm vào vở.
- Nhận xét sửa bài.
- HS đọc đề, tìm hiều đề.
- 2 học sinh lên bảng.
- Lớp làm vào vở.
- Nhận xét sửa bài, HS trả lời.
- 2 HS lên bảng, lớp làm vào vở.
- Nhận xét sửa bài.
- HS đọc đề, tìm hiều đề.
- 1HS lên bảng, lớp làm vào vở.
- Nhận xét sửa bài.
 3/ Củng cố - Dặn dò: 
 - Nhắc lại nội dung đã ôn tập?
 - Về nhà làm bài ở vở BT toán, chuẩn bị bài tiếp theo.
 - Nhận xét tiết học.
_________________________________________________
KHOA HỌC
 ÔN TẬP: CON NGƯỜI VỚI SỨC KHỎE (T2)
I. MỤC TIÊU: 
 - Cách phòng tránh bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A; nhiễm HIV/AISD
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - Một số tranh vẽ SGK, Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC:
 1/ Kiểm tra bài cũ : (Ôn tập con người với sức khoẻ) 
+ Nêu tác hại của bênh viêm nảo? Cách phòng tránh? 
+ Nêu tác hại của bệnh sốt rét? Cách phòng tránh? 
 2/ Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động1 : Tìm hiểu nôi dung tranh .
- GV treo tranh hình 2, 3 SGK phóng to lên bảng.
-Yêu cầu học sinh thảo luận nội dung của từng tranh?
H-Bức tranh 2 có nội dung gì?
H-Bức tranh hai có nội dung gì?
- GV yêu cầu HS trưng bày tranh ảnh câu chuyện có nội dung vận động phòng tránh bệnh lên bảng.
- Chia bảng thành 2 phần - 2 dãy lên dán tranh ảnh của mình. Từng dãy cử người thuyết trình nội dung các bức tranh.
Hoạt động 2: Thực hành vẽ tranh vận động.
- Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận về nội dung bức tranh nhóm mình vẽ và phân công cùng nhau vẽ.
- Yêu cầu các nhóm dán tranh của nhóm mình lên bảng. Cử đại diện nhóm thuyết trình về nội dung bức tranh.
=> Muốn phòng tránh các bệnh nguy hiểm , tai nạn giáo thông, sự xâm hại của ngườikhác đối với mỗi người chúng ta. Chúng ta cần phải tự biết cách phòng tránh cho bản thân và kêu gọi vận động tuyên truyền mọi người cùng tham gia phòng tránh .
-Học sinh quan sát nhận xét.
-Học sinh thảo luận nhóm đôi nêu nội dung từng bức tranh.
 + Một bạn học sinh đang rủ bạn cùng lứa bị mắc bênh HIV đi học và tham gia chơi cùng mình.
 + Thể hiện mọi người cương quyết không hút thuốc lá và bổ thuốc lá vào thùng rác.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Học sinh trưng bày tranh ảnh câu chuyện mình trưng bày.
- Đại diện dãy lên trình bày.
- Các nhóm thảo luận vẽ tranh.
- Cử đại diên lên trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Học sinh lắng nghe.
 3/ Củng cố - Dặn dò: 
 - HS nhắc lại nội dung ôn tập
 - Về học bài, chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét tiết học.
____________________________________________
ĐẠO ĐỨC
THỰC HÀNH GIỮA HỌC KỲ I
 I. MỤC TIÊU: 
 - Giúp HS thực hành đúng các hành vi đạo đức thông qua những bài đã học.
 - Rèn kĩ năng thực hiện các hành vi thông qua việc đóng vai, xử lí tình huống, trò chơi...
 - Biết phân biệt hành vi đúng, sai, biết phê phán hay không đồng tình với những hành vi sai, trái.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 Bảng phụ, phiếu học tập 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC:
 1/ Kiểm tra bài cũ: 
 HS nêu tên các bài đạo đức đã học 
 2/ Bài mới: 
 Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Em tập làm phóng viên 
* Mục tiêu: Ôn tập bài: Em là học sinh học sinh lớp 5.
 + Làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 5?
 + Cảm nghĩ của các em khi là HS lớp 5
GV nhận xét và kết luận 
Hoạt động 2: Noi theo gương sáng 
* Mục tiêu: HS biết được phải có trách nhiệm với việc làm của mình. 
* ND: Kể về một số tấm gương đã có trách nhiệm với việc làm của mình mà em biết 
- GV nhận xét và kết luận 
Hoạt động 3: Cố gắng vượt qua khó khăn * Mục tiêu: Ôn bài: Có chí thì nên 
- GV nhận xét và nêu: Trước những khó khăn của bạn bè, chúng ta nên làm gì? 
- GV kết luận hoạt động 3
Hoạt động 4: Bày tỏ ý kiến 
* Mục tiêu: Ôn bài nhớ ơn Tổ tiên 
 - GV nêu từng ý: Những việc nào dưới đây thể hiện lòng nhớ ơn Tổ tiên 
- GV nhận xét và yêu cầu HS giải thích lí do vì sao chọn Đ hoặc S? 
- GV kết luận 
Hoạt động 5: Tình bạn 
* Mục tiêu: Ôn bài: tình bạn 
 Tiến hành: Yêu cầu HS đọc câu chuyện ở SGK, thỏa luận để đóng vai các nhân vật trong truyện thể hiện tình bạn đẹp của đôi bạn 
- GV nhận xét và kết luận: Trong cuộc sống chúng ta nên đối xử tốt với bạn bè 
* HĐ lớp 
- 2 HS đóng vai phóng viên báo nhi đồng đến 
thăm và phỏng vấn về nội dung của bài học 
* HĐ cá nhân 
- 3- 4 HS kể 
- HS lớp phỏng vấn bạn theo nội dung tấm gương bạn kể. 
* HĐ nhóm 
- HS kể cho nhau nghe những khó khăn của em trong cuộc sống và học tập nêu cách giải quyết 
- HS trả lời 
*Hoạt động cá nhân: 
- HS sử dụng hoa đúng/ sai 
HS giải thích 
* HĐ nhóm: Đóng vai ( nhóm 4) 
- HS đọc và thảo luận 
- Đóng vai
- Lớp nhận xét bổ sung 
HS hát bài: Mùa xuân tình bạn
 3/ Củng cố - dặn dò:
 - Chuẩn bị bài sau: Kính già yêu trẻ.
 - Nhận xét tiết học. 
Thứ ba, ngày 10/ 11/ 2009
THỂ DỤC
ĐỘNG TÁC TOÀN THÂN, TRÒ CHƠI“ CHẠY NHANH THEO SỐ ”
I. MỤC TIÊU:
 - Ôn 4 động tác vươn thở, tay ,chân, vặn mình của bài thể dục phát triển chung. Học động tác toàn thân.
 - Chơi trò chơi“ Chạy nhanh theo số”
 - Giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, rèn luyện sức khoẻ, thể lực, kỹ năng khéo léo, nhanh nhẹn
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN:
 1. Địa điểm: Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập
 2. Phương tiện: GV chuẩn bị 1 còi, giáo án, tranh thể dục, các dụng cụ cho trò chơi
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC:
Nội dung
Phương pháp tổ chức ...  
 - Bước đầu nắm được khái niệm về QHT ( ND ghi nhớ); nhận biết được quan hệ từ trong các câu văn ( BT1- MụcIII); xác định được cặp QHT và tác dụng của nó trong câu (BT2); biết đặt câu với QHT (BT3) 
 - Học sinh khá, giỏi đặt câu được với các QHT nêu ở BT3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - Bảng lớp viết sẵn các câu văn ở phần nhận xét.
 - Bài tập 2, 3 phần Luyện tập viết vào bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1/ Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng đặt câu có đại từ xưng hô.
 2/ Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Tìm hiểu ví dụ
-Yêu cầu HS đọc ví dụ 1, thảo luận trả lời các câu hỏi sau.
 +Tìm những từ in đậm trong ví dụ 1?
 + Những từ in đậm đó nối từ nào, câu nào với nhau.
- Giáo viên treo bảng tổng hợp ý kiến lên bảng.
 + Những từ in đậm trong ví dụ trên dùng để làm gì?
 + Các từ đó được gọi là gì?
- GV nhận xét, KL. 
Bài 2: Tương tự như bài 1 yêu cầu học sinh gạch chân dưới cặp từ chỉ quan hệ.
 + Cho biết các cặp từ chỉ quan hệ đó biểu thị điều gì?
- Học sinh trả lời GV ghi lên bảng.
GV kết luận: Nhiều khi, từ ngữ trong câu được nối với nhau bằng một cặp QHT nhằm diễn tả những quan hệ nhất định về ý nghĩa các bộ phận của câu.
 + Quan hệ từ là gì?
 + Quan hệ từ có tác dụng gì?
- Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa.
Hoạt động 2: Luyện tập thực hành.
Bài 1: Quan hệ từ trong các câu:
-Yêu cầu học sinh đọc đề tìm hiểu đề, làm bài vào vở.
Bài 2: 
- YC HS đọc đề tìm hiểu, làm bài vào vở.
a) quan hệ từ: vì. nên ( biểu thị quan hệ nguyên nhânkết quả.
b) quan hệ từ tuy . Nhưng ( biểu thị quan hệ tương phản).
Bài 3: HS tự đặt câu.
- GV tổ chức cho hai đội thi đặt câu tiếp sức . Mỗi đội 3 em tham gia. Dãy nào đúng, nhanh, đẹp dãy đó thắng.
VD: Lá nhẹ thổi và lá cây xào xạc.
 Mùa xuân đã đến nhưng thời tiết vẫn lành lạnh.
 Quyển sách của tôi vẫn còn rất mới.
- 1 HS đọc cả lớp đọc thầm 
- HS làm theo nhóm đội
- Lần lượt các nhóm báo cáo các nhóm khác nhận xét bổ sung.
-Từ in đậm trong ví dụ 1: và, của, như, nhưng.
Câu
Tác dụng của từ in đậm
 a-Rừng say ngây và ấm nóng.
Và nối say ngây với ấm nóng
b-Tiếng hót dặt dìu của Hoạ Mi giục các loại chim dạo.
Của nối tiếng hót dìu dặt với Hoạ Mi.
c-Hoa mai trổ từng chùm thưa thớt, không đượm dặc như hoa đào. Nhưng cành mai uyển chuyển hơn cành đào.
Như nối không đươm đặc với hoa đào.
Nhưng nối hai câu trong đoạn văn
+ Các từ in đậm trong các ví dụ trên dùng để dùng để nối các từ trong một câu nhau giúp người đọc, người nghe hiểu rõ mối quan hệ giữa các từ trong câu hoặc quan hệ giữa các ý trong câu. Các từ ấy gọi là quan hệ từ.
- HS trả lời.
- Hai học sinh nhắc lại.
- Học sinh đọc đề tìm hiểu đề, làm bài vào vở.
- 1 HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp dùng bút chì gạch chân vào các quan hệ từ có trong các câu văn.
- HS trả lời cá nhân, lớp nhận xét.
a) và, của, rằng. 
 + và nối nước với hoa
+ của nối tiếng hót kì diệu với Hoạ Mi.
+ rằng nối cho với tiếng hót 
b) và, như. + và nối to với nặng.
+ như nối rơi xuống với ai ném đá.
c) với, về. + với nối ngồi với ông nội.
+ về nối giảng với từng loài cây.
- 1 HS đọc cả lớp đọc thầm 
- HS làm theo nhóm đội
- Lần lượt 1 nhóm báo cáo các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS đọc đề nêu yêu cầu đề bài.
- Hai đội thi đặt câu.
- Lớp làm vào vở.
- Đại diện nhận xét sửa sai.
 3/ Củng cố - Dặn dò: 
 - Đọc lại ghi nhớ SGK. 
 - Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
 - GV nhận xét tiết học. 
_________________________________________________
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
I. MỤC TIÊU:
 Viết được lá đơn ( Kiến nghị) đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng, nêu được lý do kiến nghị, thể hiện đầy đủ ND cần thiết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 Bảng phụ in mẫu đơn sẵn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1/ Kiểm tra bài cũ: 
 + Nêu các bước khi viết một lá đơn?
 - Nhận xét và ghi điểm.
 2/ Bài mới: GV nêu MĐ – YC bài học
Hoạt động dạy 
Hoạt động dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS xây dựng mẫu đơn:
- Yêu cầu HS đọc đề bài và chú ý.
- Treo bảng phụ, gọi 2 em đọc mẫu đơn.
 + Phần Quốc hiệu, tiêu ngữ ta viết ở vị trí nào trên trang giấy? Ta cần viết hoa những chữ nào?
 + Nơi nhận đơn.
 + Giới thiệu bản thân người viết đơn.
Hoạt động 2: Viết đơn
- Nhắc HS trình bày lí do viết đơn (tình hình thực tế, những tác động xấu đã xảy ra và có thể xảy ra) sao cho ngắn gọn, rõ, có sức thuyết phục để các cấp thấy rõ tác động nguy hiểm của tình hình đã nêu, tìm ngay biện pháp khắc phục hoặc ngăn chặn. 
- Yêu cầu HS nêu đề bài các em đã chọn.
- Yêu cầu từng cá nhân dựa vào bài văn để xây dựng lá đơn.
- Sau 10 -12 phút làm bài, yêu cầu một số em đọc bài làm của mình, lớp theo dõi và nhận xét.
- GV nghe và chấm điểm cho học sinh.
- HS thực hiện đọc, lớp đọc thầm theo.
- 2 em thực hiện đọc.
 + Ta thường viết ở giữa trang giấy. Ta cần viết hoa các chữ: Cộng, Xã, Chủ, Việt Nam, Độc, Tự, Hạnh.
 + Đề 1: Uỷ ban nhân dân hoặc công ty cây xanh ở địa phương.
 + Đề 2: uỷ ban nhân dân hoặc công an ở địa phương.
+ Người đứng tên là bác tổ trưởng dân phố (đề1); bác tổ trưởng dân phố hoặc trưởng thôn (đề 2).
- 2- 3 em trả lời.
- HS nêu.
- Từng cá nhân làm bài.
- HS lần lượt đọc bài làm, lớp nhận xét bài của bạn: Đơn viết có đúng thể thức không? Trình bày có sáng không? Nội dung có rõ không?
 3/ Củng cố - Dặn dò: 
 - Nhắc lại yêu cầu khi viết một lá đơn
 - Dặn về nhà hoàn thiện lá đơn viết vào vở, chuẩn bị bài Cấu tạo của bài văn tả người
. - Nhận xét tiết học.
___________________________________________
SINH HOẠT TẬP THỂ
I. MỤC TIÊU:
 - Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới.
 - HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
 - Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. CHUẨN BỊ: Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên; lớp tưởng tổng kết điểm thi đua các tổ.
III. TIẾN HÀNH SINH HOẠT LỚP:
 1/ Nhận xét tình hình lớp trong tuần 11:
 - Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt.
 - Các tổ tự thảo luận đánh giá tình hình học tập, sinh hoạt các thành viên.
 - Tổ trưởng báo cáo, xếp loại tổ viên. 
 - Lớp trưởng nhận xét chung.
 - GV nghe giải đáp, tháo gỡ. 
 - GV tổng kết chung: 
 a) Nề nếp: Đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ, duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
 b) Đạo đức: Đa số các em ngoan, lễ phép, biết giúp đỡ bạn yếu, tính tự giác được nâng cao hơn.
 c) Học tập: Các em có ý thức học tập tốt, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng hái phát biểu xây dựng bài: . . Tham gia tích cực phong trào thi đua giành “Hoa điểm 10”. Bên cạnh đó còn một số học sinh tiếp thu bài chậm, chưa chăm chỉ, chữ xấu, trình bày bài cẩu thả:
 d) Các hoạ t động khác: Tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ, tích cực trong công tác trực tuần.
 2/ Sinh hoạt đội: Chi đội trưởng điều khiển lớp ôn lại các bài hát múa, chơi trò chơi. 
 3/ Kế hoạch tuần sau: 
 - Học chương trình tuần 12. 
 - Tham gia sinh hoạt Đội, Sao đầy đủ, chăm sóc bồn hoa theo phân công
 - Nhắc nhở cha mẹ đóng góp các khoản tiền quy định.
 - Tham gia học bồi dưỡng, phụ đạo đầy đủ.
TOÁN (T/C)
I. Mục tiêu : Rèn cho HS kỹ năng cộng , trừ số thập phân .Vận dụng tính chất của cộng , trừ số thập phân để tính nhanh .
II. Bài luyện : 
 1. BT 1 : 
- HS làm trên phiếu học tập .
- HS nêu bài làm , nhận xét .
- GV kkết luận : a - b - c = a - ( b + c ) 
 2. BT 2 : 
- 1 HS đọc .
- HS trao đổi nhóm 2 để làm bài .
- HS nêu bài làm ; nhận xét , chữa :
 Giải
 Cách 1: Số gạo còn lại là :
 5 - 1,25 - 1,5 = 2,25 ( kg )
 Đáp số ; 2,25 kg 
 Cách 2 : Số gạo còn lại là :
 5 - ( 1,25 + 1,5 ) = 2,25 ( kg ) 
 Đáp số : 2,25 kg 
 3. BT 3 :
- HS đọc thầm , nêu yêu cầu ( Tính bằng cách thuận tiện nhất ) .
- 2 HS lên bảng ; lớp làm bài vào vở .
- ? Nhận xét , chữa :
a. 14,23 + 7,06 - 1,23 b. 20,06 – 12,37 - 7,63
= 14,23 - 1,23 + 7,06 = 20,06 - ( 12,37 + 7,63 )
 = 13 + 7,06 = 20,06 - 20
 = 20,06 = 0,06
 4. Củng cố , dặn dò :
- GV nhận xét giờ học .
- VN ôn lại cách cộng , trừ số thập phân .
THỂ DỤC
ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ, TAY, CHÂN, VẶN MÌNH, TOÀN THÂN
TRÒ CHƠI“ CHẠY NHANH THEO SỐ ”
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Ôn 5 động tác vươn thở , tay ,chân, vặn mình, toàn thân của bài thể dục phát triển chung. 
-Chơi trò chơi“ Chạy nhanh theo số”
2. Kỹ năng:
-Thực hiện cơ bản đúng động tác theo nhịp hô, đúng hướng, đúng biên độ, chơi trò chơi nhiệt tình, chủ động
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, rèn luyện sức khoẻ, thể lực, kỹ năng khéo léo, nhanh nhẹn
II. ĐỊA ĐIỂM-PHƯƠNG TIỆN
1. Địa điểm: Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập
2. Phương tiện: GV chuẩn bị 1 còi, giáo án, tranh thể dục, các dụng cụ cho trò chơi
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
Nội dung
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu
* Nhận lớp : Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- Ôn động tác vươn thở và tay. chân, vặn mình, toàn thân của bài thể dục phát triển chung
- Chơi trò chơi“ Chạy nhanh theo số”
* Khởi động: -Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai
- Trò chơi“ Chim bay, cò bay ”
Cán sự tập hợp báo cáo sĩ số và chúc GV “ Khoẻ”
 €€€€€€ 
 €€€€€€ 
 €€€€€€
 €
 ( Gv) 
HS chạy theo hàng dọc do cán sự điều khiển sau đó tập hợp 3 hàng ngang 
 €€€€€€ 
 €€€€€€ 
 €€€€€€
 €
2. Phần cơ bản
*Ôn 5 động tác đã học
* Chia nhóm tập luyện
-Trong quá trình tập GV chú ý uốn nắn cho những HS yếu kếm
* Thi đua giữa các tổ
* Học trò chơi“ Chạy nhanh theo số”
- GV hô nhịp để HS thực hiện. Trong quá trình thực hiện GV quan sát uốn nắn, sửa sai
 € € € € € € 
 € € € € € € 
 € € € € € €
 €
- Cán sự điếu khiển GV đến các tổ quan sát sửa sai
 Tổ 1 Tổ 2
€€€€€€ €€€€€€
 ( GV)
 Tổ 3 Tổ 4 
€€€€€€ €€€€€€
- Từng tổ lên thực hiện do cán sự điều khiển GV cùng học sinh quan sát nhận xét
 €€€€€€ 
 €€€€€€
 (GV)
 € € € € €
 €
GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, luật chơi sau đó cho HS chơi thử và chơi chính thức. Trong quá trình chơi GV quan sát nhận xét uốn nắn
 l 1€€
 € €
 (GV) € €
 € €
 € €j
 € € € € € € € €1
 1g 
3. Phần kết thúc
- Trò chơi“ Lịch sự ”
- Cúi người thả lỏng
- GV cùng HS hệ thống bài học
- Nhận xét giờ học
- BTVN: Ôn 4 động tác vươn thở tay chân, vặn mình của bài thể dục phát triển chung
- Cán sự điều khiển và cùng GV hệ thống bài học
 €€€€€€ 
 €€€€€€ 
 €€€€€€
 €

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_11_phan_thi_an.doc