Giáo án Lớp 5 - Tuần 14 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 14 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức)

I/ Mục tiêu:

Giúp HS: Biết chia một số tự nhiên cho một số nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giảI toán có lời văn.

II/ Đồ dùng dạy- học:

• GV: Bảng phụ

• HS: SGK, Nháp

III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1-Kiểm tra bài cũ:

Muốn chia một STP cho 10, 100, 1000, ta làm thế nào?

 2-Bài mới:

 

doc 25 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 25/01/2022 Lượt xem 273Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 14 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN14
	Ngày soạn : 18 -11 -2011
 Ngày giảng:Thứ hai, ngày 21 tháng 11 năm 2011
Tiết 1: CHÀO CỜ
 ====================================
Tiết 2: TẬP ĐỌC (Tuần 14-Tiết 27)
 CHUỖI NGỌC LAM
I/ Mục đích,yêu cầu:
1.Biết đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt người kể và lời nhân vật , thể hiện được tính cách nhân vật.
2. Hiểu ‎ nghĩa : Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và mang lại niệm vui cho người khác. . ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2.3)
* Liên hệ: + Quyền được yêu thương chia sẻ
 + Quyền có sự riêng tư.
 + Quyền nhận được sự thông cảm, yêu quý.
 + Bổn phận phải yêu thương, tôn trọng con người.
II/ Đồ dùng dạy- học:
GV: Bảng phụ, Tranh m.hoạ( SGK).
HS: SGK
III/ Các hoạt động dạy học:
 1- Kiểm tra bài cũ:
 HS đọc trả lời các câu hỏi về bài Trồng rừng ngập mặn.( 3 HS)
 2- Dạy bài mới:
 2.1- Giới thiệu bài: GV giới thiệu chủ điểm và nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
 2.2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- Mời 1 HS giỏi đọc.
- GVchia đoạn.
H: Truyện có những tên riêng nào?
GV ghi lên bảng: Pi-e, Nô- en, Gioan.
- GV yêu cầu đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và ngắt nghỉ câu dài ( nếu thấy cần thiết)
 - GV theo dõi và cho h/s giải nghĩa từ khó.
- Mời 2 HS đọc hoàn chỉnh bài.
- Y/c HS đọc theo nhóm
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:
-GV yêu cầu HS đọc thầm Đ1- TLCH
+Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai? 
+Em có đủ tiền để mua chuỗi ngọc không?
+Chi tiết nào cho biết điều đó?
+ Thái độ của chú Pi- e lúc đó thế nào?
H: ý Đ1 là gì?
 +GV ghi lên bảng
- Cho HS đọc thầm đoạn còn lại:
+Chị của cô bé tìm gặp Pi-e làm gì?
+Vì sao Pi-e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc?
+ Chuỗi ngọc đó có ý nghĩa gì đối với chú Pi- e ?
+Em nghĩ gì về các nhân vật trong truyện?
 GV nhận xét, bổ sung thêm.
H: ý Đ2 nói gì ?
H:Nội dung chính của bài là gì?
-GV chốt ý đúng, ghi bảng.
-Cho 1-2 HS đọc lại.
c)Hướng dẫn đọc diễn cảm:
-Mời 4 HS phân vai đọc toàn bài.
- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi nhân vật:
+Lời cô bé: ngây thơ, hồn nhiên.
+Lời Pi-e: điềm đạm, nhẹ nhàng, tế nhị.
+Lời chị cô bé: Lịch sự, thật thà.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm trong nhóm
-Mời các nhóm thi đọc diễn cảm.
-Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn.
- 1 HS giỏi đọc toàn bài. Lớp đọc thầm.
-Đoạn 1: Từ đầu đến ng anh yêu quý
 ( Có thể chia làm 3đoạn nhỏ)
- Đoạn 2: Đoạn còn lại.
 ( Có thể chia làm 3đoạn nhỏ)
- HS nêu: Pi- e, Nô- en, Gioan.
 + 2-3 em đọc
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2
- 2HS đọc- lớp theo dõi
- LĐ theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Để tặng chị nhân ngày lễ Nô-en. Đó là người chị đã thay mẹ nuôi cô từ khi mẹ mất.
-Cô bé không đủ tiền mua chuỗi ngọc.
-Cô bé mở khăn tay, đổ lên bàn một nắm xu đó là số tiền cô đã đập con lợn đất.
- Trầm ngâm nhìn cô bé rồi lúi húi gỡ..
=)ý1: Cuộc đối thoại giữa Pi- e và cô bé.
-Để hỏi có đúng cô bé mua chuỗi ngọc ở tiệm của Pi – e không? Có phải ngọc thật không? Pi- e bán cho cô bé với giá tiền bao nhiêu?
-Vì em bé đã mua chuỗi ngọc bằng tất cả số tiền em dành dụm được.
= Đây là chuỗi ngọc chú để dành tặng vợ chưa cưới của mình, nhưng cô đã mất vì một tai nạn GT
- Các nhân vật trong truyện đều là người tốt, có tấm lòng nhân hậu. Họ đã biết sống vì nhau, đem lại hp cho nhau
=)ý2: Cuộc đối thoại giữa Pi- e và chị cô bé.
-HS nêu: Ca ngợi những con người cú tấm lũng nhõn hậu, biết quan tõm và mang lại niệm vui cho người khỏc.
- 1-2 HS đọc.
-HS tìm giọng đọc cho mỗi nhân vật.
-HS luyện đọc phân vai trong nhóm 4.
-HS thi đọc.
 	3-Củng cố, dặn dò: 
 - GV củng cố bài. Liên hệ thực tế trong lớp, trong trường,GD h/s. 
 - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về luyện đọc và học bài.
__________________________________________
Tiết 3: TOÁN (Tuần 14-Tiết 66)
 CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN
 MÀ THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN( TR. 67)
I/ Mục tiêu:
Giúp HS: Biết chia một số tự nhiên cho một số nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giảI toán có lời văn.
II/ Đồ dùng dạy- học: 
GV: Bảng phụ
HS: SGK, Nháp
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: 
Muốn chia một STP cho 10, 100, 1000, ta làm thế nào?
	2-Bài mới:
	2.1-Giảng bài:
a) Ví dụ 1:
-GV nêu ví dụ: 27 : 4 = ? (m)
-Hướng dẫn HS:
Đặt tính rồi tính. 27 4
 30 6,75(m) 
 20
 0
-Cho HS nêu lại cách chia.
 b) Ví dụ 2:
-GV nêu ví dụ, hướng dẫn HS làm vào nháp.
-Mời một HS thực hiện, GV ghi bảng.
-Cho 2-3 HS nêu lại cách làm.
c) Quy tắc:
-Muốn chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,ta làm thế nào?
-Cho HS nối tiếp nhau đọc phần quy tắc.
-HS theo dõi và thực hiện phép chia ra nháp.
-HS nêu.
-HS thực hiện: 40,3 52
 1 40 0,82
 36
-HS tự nêu.
-HS đọc phần quy tắc SGK-Tr.67.
	2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 a (68): Đặt tính rồi tính
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vào bảng con và bảng lớp. 
-GV nhận xét.
*Bài tập 2 (68): 
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và giáo viên nhận xét, chữa bài.
- 1 HS nêu yêu cầu.
*Kết quả: 
 a) 2,4 5,75 24,5
 - 1 HS đọc đề bài.
 *Bài giải:
 Số vải để may một bộ quần áo là:
 70 : 25 = 2,8 (m)
 Số vải để may sáu bộ quần áo là:
 2,8 x 6 = 16,8 (m)
 Đáp số: 16,8 m
3-Củng cố, dặn dò: 
 -GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học.
- Làm BTVBT.
 ===========================================
Tiết 4: CHÍNH TẢ (nghe – viết)(Tuần 14-Tiết 14)
 CHUỖI NGỌC LAM
I/ Mục đích,yêu cầu:
- Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Tìm được tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẩu tin theo y/c của BT 3, làm được BT 2a/b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn.
II/ Đồ dùng daỵ học:
* GV: -Một số phiếu phô tô nội dung bài tập 3.
-Bảng phụ.
* HS: Vở CT.
III/ Các hoạt động dạy- học:
1.Kiểm tra bài cũ.
HS viết các từ ngữ chứa các tiếng có âm đầu s / x 
2.Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2-Hướng dẫn HS nghe – viết:
- GV Đọc bài.
+Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai? 
+Em có đủ tiền để mua chuỗi ngọc không?
- Cho HS đọc thầm lại bài.
- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: trầm ngâm, lúi húi, rạng rỡ,
- Em hãy nêu cách trình bày bài? GV lưu ý HS cách viết câu đối thoại, câu hỏi, câu cảm...
- GV đọc từng câu (ý) cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài. 
- GV thu một số bài để chấm.
- Nhận xét chung.
- HS theo dõi SGK.
-Để tặng chị nhân ngày lễ Nô-en. Đó là một
-Cô bé không đủ tiền mua chuỗi ngọc.
- HS viết bảng con.
- HS viết bài.
- HS soát bài.
 2.3- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
* Bài tập 2 (136):
- Mời một HS nêu yêu cầu.
- GV cho HS làm bài: HS trao đổi nhanh trong nhóm:
+Nhóm 1: tranh-chanh ; trưng-chưng
+Nhóm 2: trúng-chúng ; trèo-chèo
- Mời 2 nhóm lên thi tiếp sức.
-Cả lớp và GV nhận xét, KL nhóm thắng cuộc
* Bài tập 3 (137):
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS làm vào vở bài tập. 
- Mời một số HS trình bày.
- HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- 1 HS đọc y/c.
*Ví dụ về lời giải:
tranh ảnh-quả chanh ; tranh giành-chanh chua
- 1 HS đọc y/c.
*Lời giải:
Các tiếng cần điền lần lượt là: 
 đảo, hào, dạo, trọng, tàu, vào, trước, trường, vào, chở, trả.
3-Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
 -Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai =============================================================
 Ngày giảng: Thứ ba, ngày 22 tháng 11 năm 2011
Tiết 1: TOÁN(Tuần 14-Tiết 67)
 LUYỆN TẬP( TR. 68)
I/ Mục tiêu:
 Biết chia số tự nhiên cho số tự nhiên mà thương tìm được là số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn.
II/ Đồ dùng dạy- học:
GV: Bảng phụ
HS: SGK, nháp, bảng con.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
	1-Kiểm tra bài cũ:
	Nêu quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài:
	GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
	2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (68): Tính
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào bảng con.
- GV nhận xét.
*Bài tập 3 (68): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán và tìm cách giải. 
-Cho HS làm vào vở.
-Mời một HS làm bảng phụ.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 4(68):
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải.
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
 - 1 HS nêu yêu cầu.
*Kết quả:
16,01
1,89
1,67
4,38
- 1 HS đọc đề bài.
 *Bài giải:
 Chiều rộng mảnh vườn là:
 24 x 2/5 = 9,6 (m)
Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là:
 (24 + 9,6) x 2 = 67,2 (m)
Diện tích mảnh vườn là:
 24 x 9,6 = 230,4 (m2)
 Đáp số: 67,2 và 230,4 m2
- 1 HS đọc đề bài.
 *Bài giải:
Trung bình mỗi giờ xe máy đi được số km là: 93 : 3 = 31 (km)
Trung bình mỗi giờ ô tô đi được số km là:
 103 : 2 = 51,5 (km)
Mỗi giờ ô tô đi nhiều hơn xe máy số km là: 51,5 – 31 = 20,5 (km)
 Đáp số: 20,5 km
3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học.
	 -Nhắc HS về học kĩ lại cách so sánh hai phân số.
 ================================
Tiết 2: KỂ CHUYỆN(Tuần 14-Tiết 14)
 PA-XTƠ VÀ EM BÉ
I/ Mục đích,yêu cầu:
- Dựa vào lời kể của giáo viênvà tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện.
- Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
* Liên hệ: Quyền được chăm sóc sức khoẻ và hưởng dịch vụ y tế.
II/ Đồ dùng dạy-học:
GV: -Tranh minh hoạ trong SGK phóng to.
HS: SGK
III/ Các hoạt động dạy- học:
1- Kiểm tra bài cũ:
- HS kể một việc làm tốt (hoặc một hành động dũng cảm) bảo vệ môi trường em đã làm hoặc đã chứng kiến.
 2- Dạy bài mới:
 2.1-Giới thiệu bài:
 -GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
 -HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm các yêu cầu của bài KC trong SGK.
 2.2-GV kể chuyện:
	-GV kể lần 1, giọng kể hồi hộp. Kể xong viết lên bảng những tên riêng, từ mượn nước ngoài, ngày tháng đáng nhớ.
	-GV kể lần 2, Kết hợp chỉ 4 tranh minh hoạ.
	2.3-Hướng dẫn HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Mời 3 HS nối tiếp đọc 3 yêu cầu trong SGK.
-Cho HS nêu nội dung chính của từng tranh.
a) KC theo nhóm:
-Cho HS kể chuyện trong nhóm 2 ( HS thay đổi nhau mỗi em kể một tranh, sau đó đổi lại )
-HS kể toàn bộ câu chuyện, cùng trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện
b) Thi KC trước lớp:
-Cho HS thi kể từng đoạn chuyện theo tranh trước lớp.
-Các HS khác nh ... nghẹn ngào.
-Tôi nhìn em cười trong 2 hàng nước mắt kéo vệt trên má.
3-Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học.
	 - Dặn HS về ôn lại kĩ các kiến thức vừa ôn tập.
Tiết4 : KHOA HỌC(Tuần 14-Tiết 27)
GỐM XÂY DỰNG: GẠCH, NGÓI
I/ Mục tiêu:
	Sau bài học, HS biết:
- Nhận biết một số t/c của gạch, ngói.
- Kể tên một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng.
- Quan sát, nhận biết một số vật liệu xây dựng: gạch, ngói.
II/ Đồ dùng dạy- học:
* GV:	-Hình trang 56, 57 SGK.
* HS: -Một vài viên gạch, ngói khô, chậu nước.
III/ Các hoạt động dạy -học:
	1-Kiểm tra bài cũ: HS nêu phần Bạn cần biết (SGK-Tr.55)
	2.Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
	2.2-Hoạt động 1: Thảo luận.
*Mục tiêu: HS kể được tên một số đồ gốm. Phân biệt được gạch ngói với các loại đồ sành, sứ.
*Cách tiến hành:
-GV chia lớp làm 4 nhóm để thảo luận: 
+Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trong nhóm mình giới thiệu các thông tin và tranh ảnh về các loại đồ gốm và sắp xếp vào giấy khổ to.
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-GV hỏi: 
+Tất cả các loại đồ gốm đều được làm bằng gì?
+Gạch, ngói khác đồ sành, sứ ở điểm nào?
-GV kết luận: SGV-Tr, 105.
-HS thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV.
-HS trình bày.
-Đều được làm bằng đất sét.
-Đồ sành sứ là những đồ gốm được tráng men.
	2.3-Hoạt động 2: Quan sát 
*Mục tiêu: HS nêu được công dụng của gạch, ngói.
*Cách tiến hành:
-Cho HS thảo luận nhóm 4 theo nội dung: Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình:
+Làm các bài tập ở mục Quan sát SGK-Tr.56, 57. Thư kí ghi lại kết quả quan sát.
+Để lợp mái nhà H.5, 6 người ta sử dụng loại ngói nào ở H.4?
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Các HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận: SGK-Tr.106.
-HS thảo luận nhóm theoộư hướng dẫn của giáo viên.
+Mái nhà H.5 được lợp bằng ngói ở H.4c
+Mái nhà H.6 được lợp bằng ngói ở H.4a
-HS trình bày.
2.4-Hoạt động 3: Thực hành.
*Mục tiêu: HS thực hành để phát hiện ra một số tính chất của gạch, ngói.
*Cách tiến hành:
	-Cho HS thực hành theo tổ. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm thực hành:
	+Thả một viên ngói, gạch khô vào nước.
	+Nhận xét hiện tượng xảy ra. Gải thích hiện tượng đó.
	-Đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hành. Tiếp theo GV nêu câu hỏi:
	+Điều gì sẽ xảy ra nếu ta đánh rơi viên gạch, viên ngói? Nêu tính chất của gạch, ngói?
	-GV kết luận: SGV-Tr.107
	3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. 
 -Nhắc HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
 =============================================================
Ngày giảng:Thứ sáu, ngày 25 tháng 11 năm 2011
Tiết 1: TOÁN(Tuần 14-Tiết 70)
 CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN ( TR. 71)
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
 Biết chia một số thập phân cho một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn.
II/ Đồ dùng dạy- học:
GV: Bảng phụ
HS: SGK, Bảng con, nháp.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS làm vào bảng con: 864 : 2,4 = ? 
	2-Bài mới:
	2.1-Kiến thức:
a) Ví dụ 1:
-GV nêu ví dụ: Ta phải thực hiện :
23,56 : 6,2 = ? (kg). Hướng dẫn HS:
Đặt tính rồi tính. 23,56 6,2
3,8 (kg)
 0
-Cho HS nêu lại cách chia.
b) Ví dụ 2:
-GV nêu ví dụ, hướng dẫn HS làm vào nháp.
-Mời một HS thực hiện, GV ghi bảng.
-Cho 2-3 HS nêu lại cách làm.
c) Quy tắc:
-Muốn chia một số thập phân cho một số thập phân ta làm thế nào?
-GV chốt ý, ghi bảng, cho HS đọc.
-HS theo dõi và thực hiện phép tính ra nháp.
-HS nêu lại cách chia.
-HS thực hiện: 82,55 1,27
 635 65
 0
-HS tự nêu.
-HS đọc phần quy tắc SGK-Tr.71.
	2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 a, b ,c(71): Đặt tính rồi tính
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vào bảng con và bảng lớp.
-GV nhận xét.
*Bài tập 2 (71): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- HDHS tìm hiểu bài toán.
-Cho HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào vở, 2 HS làm vào bảng phụ, sau đó chữa bài. 
-1 HS nêu yêu cầu. 
*Kết quả: 
3,4
1,58
51,52
- 1 HS nêu yêu cầu.
 *Tóm tắt: 
 4,5l : 3,42 kg
 8l :  kg?
 *Bài giải:
 Một lít dầu hoả cân nặng là:
 3,42 : 4,5 = 0,76 (kg)
 Tám lít dầu hoả cân nặng là:
 0,76 x 8 = 6,08 (kg)
 Đáp số: 6,08 kg.
3-Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học.
- Làm BTVBT.
 ===============================
Tiết 2: KHOA HỌC(Tuần 14-Tiết 28)
 XI MĂNG
I/ Mục tiêu:
	Sau bài học, HS biết:
- Nhận biết một số tính chất của xi măng.
- Nêu được một số cách bảo quản xi măng.
- Quan sát nhận biết xi măng.
II/ Đồ dùng dạy học:
	-Hình và thông tin trang 58, 59 SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: 
HS nêu phần Bạn cần biết (SGK-Tr.57)
	2.Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: 
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
	2.2-Hoạt động 1: Thảo luận.
*Mục tiêu: HS kể được tên một số nhà máy xi măng ở nước ta.
*Cách tiến hành:
-GV chia lớp làm 4 nhóm để thảo luận: 
-Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trong nhóm mình trả lời các câu hỏi:
+Xi măng dùng để làm gì?
+Kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta?
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-GV kết luận: SGV-Tr, 105.
-HS thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV.
-HS trình bày.
 2.3-Hoạt động 2: Thực hành xử lý thông tin. 
*Mục tiêu: Giúp HS:
	-Kể được tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra xi măng.
	-Nêu được tính chất, công dụng của xi măng.
*Cách tiến hành:
-Cho HS thảo luận nhóm 4 theo nội dung: Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình:
+Đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi SGK-Tr.59. Thư kí ghi lại kết quả thảo luận.
-Mời đại diện các nhóm trình bày, mỗi nhóm trình bày một câu.
-Các HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận: SGV-Tr.109.
-HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của giáo viên.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Nhận xét.
	3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. 
 -Nhắc HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
 ===================================
Tiết 3: TẬP LÀM VĂN(Tuần 14-Tiết 28)
 LUYỆN TẬPLÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I/ Mục đích,yêu cầu:
 Ghi lại biên bản một cuộc họp của tổ , lớp, chi đội đúng thể thức , nội dung theo gợi y của SGK.
II/ Đồ dùng dạy học:
	-Bảng phụ ghi dàn ý 3 phần của một biên bản cuộc họp.
	-Bảng lớp ghi đề bài và gợi ý 1.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ:
	HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ trong tiết tập làm văn trước.
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
	2.2-Hướng dẫn HS làm bài tập:
 -Một HS đọc đề bài và gợi ý 1,2,3 trong SGK.
-GV kiểm tra việc HS chuẩn bị làm bài tập.
-Mời HS nối tiếp nói trước lớp: 
+Các em chọn viết biên bản cuộc họp nào?
+Cuộc họp ấy bàn vấn đề gì và diễn ra vào thời điển nào?
-Cả lớp và GV trao đổi xem cuộc họp ấy có cần ghi biên bản không.
-GV nhắc HS chú ý trình bày biên bản đúng theo thể thức của một biên bản ( Mẫu là biên bản đại hội chi đội)
-GV dán lên bảng tờ phiếu ghi nội dung dàn ý ba phần của 1 biên bản cuộc họp, mời một HS đọc lại.
-Cho HS làm bài theo nhóm 4. 
(lưu ý: GV nên cho những HS cùng muốn viết biên bản cho một cuộc họp cụ thể nào đó vào một nhóm).
-Đại diện cá nhóm thi đọc biên bản.
-Cả lớp và GV nhận xét. GV chấm điểm những biên bản viết tốt ( Đúng thể thức, viết rõ ràng, mạch lạc, đủ thông tin, viết nhanh).
-HS đọc.
-HS nói tên biên bản, nội dung chính,
-HS phát biểu ý kiến.
-HS chú ý lắng nghe.
-HS viết biên bản theo nhóm 4.
-Đại diện nhóm đọc biên bản.
-HS khác nhận xét.
	3-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học.
-Nhắc HS về sửa lại biên bản vừa lập ở lớp ; về nhà quan sát và ghi lại kết quả quan sát hoạt động của một người mà em yêu mến để chuẩn bị cho tiết TLV lần sau.
 ============================
Tiết 4: ĐỊA LÍ(Tuần 14-Tiết 14)
 GIAO THÔNG VẬN TẢI
I/ Mục tiêu: 
Học xong bài này, HS:
- Nêu đợc một số đặc điểm nổi bật về giao thông nước ta:
 + Nhiều loại đường và phơng tiện giao thông
 + Tuyến đờng sắt Bắc – Nam và quốc lộ 1A là tuyến đường bộ và đường sắt dài nhất nước ta
- Chỉ một số tuyến đờng chính trên bản đồ đường sắt thống nhất, quốc lộ 1A
- Sử dụng bản đồ, lợc đồ để bước đầu nhận xét về sự phân bố của giao thông vận tải
II/ Đồ dùng dạy học:
	-Tranh ảnh về loại hình và phương tiện giao thông.
	-Bản đồ Giao thông Việt Nam.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: 
-Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 13. 
 2-Bài mới:	
 a) Các loại hình giao thông vận tải:
 2.1-Hoạt động 1: (Làm việc cá nhân)
-Cho HS đọc mục 1-SGK, QS hình 1.
+Em hãy kể tên các loại hình giao thông vận tải trên đất nước ta mà em biết?
+Loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hoá?
-HS trình bày kết quả.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-GV kết luận: SGV-Tr.109.
-GV hỏi thêm: Vì sao loại hình vận tải đường ô tô có vai trò quan trọng nhất?
 b) Phân bố một số loại hình giao thông: 
 2.2-Hoạt động 2: (Làm việc theo cặp)
-Mời một HS đọc mục 2.
-GV cho HS làm bài tập ở mục 2 theo cặp.
+Tìm trên hình 2: Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc-Nam ; các sân bay quốc tế: Nội Bài (HN), Tân Sơn Nhất (TP. HCM), Đà Nẵng, các cảng biển: Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. HCM
-Mời đại diện các nhóm trình bày. HS chỉ trên Bản đồ vị trí đường sắt Bắc-Nam, quốc lộ 1 A, các sân bay, cảng biển.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét. Kết luận: SGV-Tr. 110
- Các loại hình giao thông vận tải: đường sắt, đường ô tô, đường sông, đường biển, đường hàng không.
-Loại hình vận tải đường ô tô.
-Vì ô tô có thể đi lại trên nhiều dạng địa hình, len lỏi vào các ngõ nhỏ, nhận và giao hàng ở nhiều địa điểm khác nhau
-HS đọc.
-HS thảo luận nhóm 2.
-Đại diện các nhóm trình bày, chỉ trên bản đồ theo yêu cầu của GV.
-HS nhận xét.
	3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. 
 -Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
_________________________________________________________
Tiết 5 : SINH HOẠT LỚP
 NHẬN XÉT TRONG TUẦN 14
I. Yêu cầu:
- HS nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động ở tuần 14.
- Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải.
II. Lên lớp:
1/ Nhận xét chung:
	- Duy trì tỷ lệ chuyên cần cao, đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn
	- Có ý thức tự quản tương đối tốt.
	- Một số em đã có tiến bộ trong học tập.
	- Học bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp.
	- Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài:
	- Đội viên đeo khăn quàng đầy đủ.
	- Vệ sinh thân thể + VS lớp học sạch sẽ.
Tồn tại: Quên đồ dùng: 
 2/ Phương hướng:
	- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại.
- Tiếp tục rèn chữ cho vài học sinh viết ẩu .
=============================================================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_14_nam_hoc_2011_2012_ban_chuan_kien_thuc.doc