Giáo án Lớp 5 - Tuần 16 - Phan Thị Lệ Huyền

Giáo án Lớp 5 - Tuần 16 - Phan Thị Lệ Huyền

TOÁN

LUYỆN TẬP

I/ MỤC TIÊU: Giúp HS

- Luyện tập về tính tỉ số phần trăm của hai số, đồng thời làm quen với các khái niệm

- Thực hiện một số phần trăm kế hoạch , vượt mức một số phần trăm kế hoạch

- Tiền vốn, tiền bán, tiền lãi, số phần trăm lãi

- Làm quen với các phép tính liên quan đến tỉ số phần trăm( cộng và trừ hai tỉ số phần trăm, nhân và chia tỉ số phần trăm với một số tự nhiên)

II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 20 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 15/02/2022 Lượt xem 127Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 16 - Phan Thị Lệ Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Thứ 2 ngày 15 tháng 12 năm 2008
TẬP ĐỌC
THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiện thái độ cảm phục tấm lòng nhân ái, không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn ông
Hiểu nội dung ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu, nhân cách cao thượng của danh y Hải Thượng Lãn ông
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh họa bài đọc trong SGK
Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần cho HS luyện đọc diễn cảm
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Các bước
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
KTBC
Kiểm tra 2 HS : Đọc và trả lời câu hỏi bài: Về ngôi nhà đang xây
GV nhận xét
HS thực hiện
Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng
HS lắng nghe
Luyện đọc
Cho 1 HS đọc cả bài
Cần đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện thái độ cảm phục tấm lòng nhân ái, không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn ông, Cần nhấn giọng ở những từ ngữ: không màng danh lợi, nhà nghèo, không có tiền, giữa mùa hè, đầy mụn mủ, bốc lên nồng nặc
-GV chia đoạn : 3 đoạn
Đoạn 1: từ đầu đến... Cho thêm gạo củi
Đoạn 2: tiếp theo đến... Càng hối hận
Đoạn 3: Phần còn lại
- Cho HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn
- Cho HS luyện đọc những từ ngữ khó đọc: nhà nghèo, khuya
- GV đọc diễn cảm toàn bài một lượt
- 1 HS đọc, cả lớp nghe
HS đánh dấu đoạn
HS đọc nối tiếp đoạn
HS luyện đọc từ khó
HS lắng nghe
Tìm hiểu bài
- Cho HS đọc 2 mẫu chuyện Lãn ông chữa bệnh và trả lời câu hỏi
+ Hai mẫu chuyện Lãn ông chữa bệnh nói lên tấm lòng nhân ái của ông như thế nào? ( . Ông yêu thương con người. Ông chữa bệnh cho người nghèo không lấy tiền mà còn cho họ gạo , củi – Lãn ông rất nhân từ , ông tận tụy chăm sóc người bệnh )
+ Vì sao có thể nói Lãn ông là một người không màng danh lợi ? ( Ông được vua chúa nhiều lần mời vào chữa bệnh, được tiến cử trông coi việc chữa bệnh cuo vua nhưng ông đều khéo từ chối. Ông có hai câu thơ tỏ rõ chí khí của mình)
- Cho HS đọc hai câu thơ cuối và trả lời câu hỏi:
+ Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài thơ như thế nào? ( Lãn ông không màng công danh chỉ làm việc nghĩa; Công danh rồi cũng sẽ trôi đi chỉ có tấm lòng nhân nghĩa là còn mãi; Công danh chẳng đáng coi trọng. Tấm lòng nhân nghĩa mới đáng quí.
HS đọc và trả lời câu hỏi
HS đọc và trả lời câu hỏi
Đọc diễn cảm
Cho HS đọc toàn bài một lần
Cho HS luyện đọc đoạn ở bảng phụ
Cho HS thi đọc diễn cảm
GV Nhận xét
1 HS đọc to, lớp nghe
HS luyện đọc
HS thi đọc
Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài hôm sau
TOÁN
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS
Luyện tập về tính tỉ số phần trăm của hai số, đồng thời làm quen với các khái niệm
Thực hiện một số phần trăm kế hoạch , vượt mức một số phần trăm kế hoạch
Tiền vốn, tiền bán, tiền lãi, số phần trăm lãi
Làm quen với các phép tính liên quan đến tỉ số phần trăm( cộng và trừ hai tỉ số phần trăm, nhân và chia tỉ số phần trăm với một số tự nhiên)
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Các bước
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
KTBC
Kiểm tra 2 HS làm bài tập 2 ( tiết trước)
HS thực hiện
Giới thiệu bài 
GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng
HS lắng nghe
Luyện tập
Bài 1: 
Cho HS tự đọc đề bài và thảo luận nhóm đôi về bài mẫu SGK
Sau đó cho HS làm bài vào vở - 2 HS làm trên bảng
GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng
Bài 2: GV hướng dẫn HS:
- Có hai khái niệm mới: Số phần trăm đã thực hiện được và số phần trăm vượt mức so với kế hoạch cả năm
a/ 18 : 20 = 0,9 = 90 %. Tỉ số này cho biết: Coi kế hoạch là 100 % thì đạt 90 % kế hoạch
b/ 23,5 : 20 = 1,175 = 117,5 %. Tỉ số phần trăm này cho biết : Coi kế hoạch là 100 % thì đã thực hiện được 117,5 % kế hoạch
117,5 % - 100 % = 17,5 %. Tỉ số này cho biết : Coi kế hoạch là 100 % thì đã vượt 17,5 % kế hoạch
- Cho HS làm bài vào vở - 1 HS làm trên bảng
- GV Nhận xét và chốt lại:
a/ Theo kế hoạch cả năm , đến hết tháng 9 thôn Hòa An đã thực hiện được là: 18 : 20 = 0,9 ; 0,9 = 09 %
b/ Đến hết năm, thôn Hòa An đã thực hiện được kế hoạch là: 23,5 : 20 = 1,175; 1,175 = 117,5 %
Thôn Hòa An đã vượt mức kế hoạc là:
 117,5 % - 100 % = 17,5 %
Đáp số: a/ 90 %; b/ Thực hiện 117,5 %; vượt 17,5 %
Bài 3: GV hỏi chung cả lớp để tóm tắt bài toán:
Tiền vốn: 42 000 đồng
Tiền bán: 52 500 đồng
a/ Tìm tỉ số phần trăm của số tiền bán rau và số tiền vốn
b/ Tìm xem người đó lãi bao nhiêu phần trăm
Cho HS làm bài vào vở- GV chữa bài:
Tỉ số phần trăm của tiền bán rau và tiền vốn là:
52 500 : 42 000 = 1,25 ; 1,25 = 125 %
Tỉ số phần trăm của tiền bán rau và tiền vốn là 125 % nghĩa là coi tiền vốn là 100 % thì tiền bán rau là 125 %. Do đó, số phần trăm tiền lãi là:
125 % - 100 % = 25 %
Đáp số: a/ 125 % ; b/ 25 %
HS thực hiện
HS làm bài
HS theo dõi
HS làm bài và chữa bài
HS làm bài và chữa bài
Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài hôm sau
CHÍNH TẢ
NGHE - VIẾT : VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Viết đúng chính tả , trình bày đúng hai khổ thơ đầu của bài thơ: Về ngôi nhà đang xây
Làm đúng bài tập chính tả phân biệt các tiếng có âm đầu r/ d/ gi; v/ d hoặc phân biệt các tiếng có vần 1êm/ im; iêp/ ip
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giấy khổ to để HS làm bài tập
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Các bước 
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
KTBC
Kiểm tra 2 HS làm bài tập 2 ở tiết trước
HS thực hiện 
Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng
HS lắng nghe
Viết chính tả 
Cho HS đọc lại hai khổ thơ đầu bài: Về ngôi nhà đang xây
GV nhắc lại : Các em lưu ý cách trình bày một bài thơ theo thể thơ tự do
GV nhắc HS tư thế ngồi viết , cách trình bày bài
GV đọc cho HS viết 
GV đọc lại cho HS soát lỗi chính tả 
GV chấm 5 – 7 bài
GV Nhận xét và cho điểm
HS đọc
HS chú ý
HS nghe - viết
HS soát lỗi
Luyện tập
Bài tập 2 b:
Cho HS đọc yêu cầu BT2
GV nhắc lại yêu cầu 
Cho HS làm bài: GV đính lên bảng hai tờ phiếu. Cho HS làm dưới hình thức tiếp sức
GV nhận xét khen những nhóm tìm nhanh , đúng những từ ngữ theo yêu cầu
VD: vàng: vội vàng, vàng vọt, lá vàng
 Dàng: dềnh dàng, dễ dàng, dụi dàng
Bài 3:
Cho HS đọc yêu cầu của BT
Cho HS làm bài – Trò chơi tiếp sức như BT2
GV nhận xét và chốt lại những từ ngữ cần điền thứ tự như sau:
+ Ô số 1: rồi, rồi, gì, rồi, rồi
+ Ô số 2: vẽ, vẽ, vẽ, dị, vậy
HS đọc yêu cầu
HS thực hiện
HS đọc yêu cầu
HS làm bài
Củng cố, dặn dò
GV Nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài hôm sau
Thứ 3 ngày 16 tháng 12 năm 2008
KHOA HỌC
CHẤT DẺO
I/ MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS có khả năng : Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trang 64,65 SGK
Một vài đồ dùng thông dụng bằng nhựa( thìa, bát, đĩa, áo mưa, ống nhựa)
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Các bước
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
KTBC
Kiểm tra 2 HS bài : Cao su
GV Nhận xét
HS thực hiện
Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng
HS lắng nghe
Hoạt động 1
Mở bài
GV gọi vài HS kể tên một số đồ dùng bằng nhựa được sử dụng trong gia đình 
GV nêu yêu cầu bài học
HS thực hiện
Hoạt động 2
Quan sát:
Cho HS làm việc theo nhóm : Quan sát một số đồ dùng bằng nhựa được đem đến lớp và các hình SGK để tìm hiểu tính chất của các đồ dùng bằng chất dẻo
Cho đại diện nhóm trình bày kết quả
GV Nhận xét và kết luận:
Đối với hình 64 sgk, cần nêu cụ thể:
H1: Các ống nhựa cứng, chịu được sức nén; các máng luồn dây điện thường không cứng lắm , không thấm nước
H2: Các loại ống nhựa có màu trắng hoặc đen, mềm, đàn hồi có thể cuộn lại được, không thấm nước
H3: Áo mưa mỏng, mềm, không thấm nước
H4: Chậu, xô nhựa đều không thấm nước
HS quan sát và thảo luận
HS trình bày
Hoạt động 3
Thực hành xử lí thông tin và liên hệ thực tế
Cho HS đọc SGK
Cho HS trả lời câu hỏi trong SGK
GV nhận xét và kết luận ( SGK)
HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
Củng cố, dặn dò
GV Nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài hôm sau
TOÁN
GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM ( TIẾP THEO)
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
Biết cách tính một số phần trăm của một số
Vận dụng giải bài toán đơn giản về tính một số phần trăm của một số
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Các bước
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
KTBC
Kiểm tra 2HS
GV nhận xét
HS thực hiện
Giới thiệu bài 
GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng
HS lắng nghe
Hoạt động 1
Hướng dẫn HS giải toán về tỉ số phần trăm
- Giới thiệu cách tính 52,5 % của số 800:
+ GV đọc VD , ghi tóm tắt đề bài lên bảng :
Số HS toàn trường: 800 HS
Số HS nữ chiếm: 53,2 % - Số HS nữ :...HS ?
+ Hướng dẫn HS ghi tốm tắt các bước thực hiện
100 % số HS toàn trường là: 800 HS
1 % số HS toàn trường là: .... HS ?
52,5 % số HS nữ là: ... HS?
Từ đó đi đến cách tính: 800 : 100 x 52,5 = 420
 hoặc 800 x 52,5 : 100 = 420
- Cho một vài HS phát biểu và đọc qui tắc ( SGK)
- Giới thiệu bài toán lên quan đến tit số phần trăm
+ GV đọc đề bài - Giải thích và hướng dẫn HS :
. Lãi suất tiết kiệm một tháng là 0,5 % được hiểu là : Cứ gửi 100 đồng thì sau một tháng có lãi 0,5 đồng
. Do đó gửi 1 000 000 đồng sau một tháng được lãi ? đồng
Bài giải:1 000 000 : 100 x 0,5 = 5000 ( đồng)
 Đáp số: 5000 đồng
HS ghi tóm tắc các bước thực hiện
HS nêu qui tắc
Hoạt động 2
Bài 1:Hướng dẫn HS:
Tìm 75 % của 32 HS ( là số HS 10 tuổi)
Tìm số HS 11 tuổi
Bài giải:Số HS 10 tuổi là: 32 x 75 : 100 = 24 ( HS)
 Số HS 11 tuổi là: 32 – 24 = 8 ( HS)
 Đáp số : 8 HS
Bìa 2: GV hướng dẫn HS:
Tìm 0,5 % của 5 000 000 đồng ( số tiền lãi sau 1 tháng)
Tính tổng số tiền gửi và tiền lãi?
Bài giải: Số tiền lãi tiết kiệm sau 1 tháng là:
 5 000 000 : 100 x 0,5 = 25 000 ( đồng)
 Tổng số tiền gửi và số tiền lãi sau một tháng là: 
 5 000 000 + 25 000 = 5 025 000 ( đồng)
 Đáp số: 5 025 000 đồng 
Bài 3: Tương tự hướng dẫn HS :
Tìm số vải may quần ( Tìm 40 % của 345 m)
Tìm số vải may áo
Bài giải: Số vải may quần là: 345 x 40 : 100 = 138 ( m)
 Số vải may áo là : 345 – 138 = 207 ( m)
 Đáp số: 207 m
HS thực hiện
HS thực hiện
HS thực hiện
Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài hôm sau
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỔNG KẾT VỐN TỪ
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Tổng kết được các từ đồng nghĩa và trái nghĩa về các tính cách nhân hậu trung thực, dũng cảm, cần cù. Biết nêu VD về những hành động thể hiện tính cách trên hoặc trái ngược với những tính cách trên
Biết thực hành tìm những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong một đoạn văn tả người
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Phiếu khổ to để HS làm bài
Bảng kê sẵn các cột để  ... h ảnh minh họa đặc điểm hình dạng của một số giống gà tốt
Phiếu học tập 
Phiếu đánh giá kết quả học tập
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng
HS lắng nghe
Hoạt động 1
Kể tên một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta và địa phương
GV nêu: Hiện nay ở nước ta nuôi rất nhiều giống gà khác nhau
Cho HS kể tên các giống gà
GV ghi bảng tên các giống gà theo 3 nhóm: gà nội, gà nhập nội, gà lai
GV kết luận ( SGK)
HS theo dõi
HS kể
Hoạt động 2
Tìm hiểu đặc điểm của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta 
Cho HS thảo luận nhóm về đặc điểm của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta ( ghi phiếu):
Tên giống gà
Đ điểm h dạng
Ưu điểm chủ yếu
Nhược điểm
Gà ri
Gà ác
Gà lơ go
Gà tam hoàng
Cho HS nêu được đặc điểm một số giống gà ở địa phương mà em biết
GV nhận xét
HS thảo luận
HS nêu 
Lớp nhận xét
Hoạt động 3
Đánh giá kết quả học tập
Dựa vào câu hỏi cuối bài để tiến hành đánh giá
Cho HS làm bài tập
GV nêu đáp án để HS tự đánh giá
Cho HS báo cáo kết quả
GV nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS
HS làm bài
HS tự đánh giá
HS báo cáo k quả
Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài hôm sau
Thứ 5 ngày 18 tháng 12 măn 2008
ĐỊA LÍ
ÔN TẬP
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết:
Biết hệ thống hóa các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản
Xác định được trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của đất nước
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các bản đồ: Phân bố dân cư, kinh tế VN
Bản đồ tróng VN
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Các bước
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
KTBC
Cho HS nêu tên những bài địa lí đã học
GV nhận xét, bổ sung
HS thực hiện
Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng
HS lắng nghe
Ôn tập
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
GV chia nhóm thành 3 nhóm thảo luận hoàn thành các bài tập trong SGK
Nhóm 1: Làm BT1
Nhóm 2: Làm BT2
Nhóm 3: Làm BT3
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
Cho đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
GV nhận xét, chốt lại ý đúng
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
Cho HS lên bảng chỉ vào bản đồ VN đường sắt Bắc – Nam và quốc lộ 1A
GV nhận xét và kết luận:
1/ Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Việt ( Kinh) có số dân đông nhất, sống tập trung ở các đồng bằng ven biển, các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi
2/ a/ Sai b/ đúng c/ đúng d/ đúng e/ sai
3/ Các thành phố vừa là trung tâm công nghiệp lớn, vừa là nơi các hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước là: TPHCM, Hà Nội, . Những thành phố có cảng biển lớn là: Hải Phòng, Đà Nẵng, TPHCM
HS thảo luận ghi kết quả vào phiếu
HS trình bày
HS thực hiện
Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài hôm sau
TOÁN
GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM ( TIẾP THEO)
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
Biết cách tìm một số khi biết một số phần trăm của nó
Vận dụng giải các bài toán đơn giản dạng tìm một số khi biết một số phần trăm của nó
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Các bước
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
KTBC
Kiểm tra 2 HS:
HS1: Tìm 30 % của 320 kg
HS2: Tìm 45 % của 560 m2
GV nhận xét, cho điểm
HS thực hiện
Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng
HS lắng nghe
Hoạt động 1
Hướng dẫn HS giải toán về tỉ số phần trăm
a/ Giới thiệu cách tính một số biết 52,5 % của nó là 420
GV đọc bài toán VD và ghi tóm tắt lên bảng:
52,5 % số HS toàn trường là 420 HS
100 % số HS toàn trường là ... HS?
- Cho HS thực hiện tính
420 : 52,5 x 100 = 800 HS hoặc: 420 x 100 : 52,5 = 800 HS
- Cho một vài HS phát biểu qui tắc
b/ Giới thiệu một bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm
Cho HS đọc đề bài toán
Cho HS áp dụng qui tắc để giải bài toán
Bài giải: Số ô tô nhà máy dự định sản xuất là:
 1590 x 100 : 120 = 1325 ( ô tô)
 ĐS: 1325 ô tô
HS thực hiện
HS nêu qui tắc
HS thực hiện
Hoạt động 2
Thực hành
Bài 1: Cho HS làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn:
Bài giải: Số HS trường Vạn Thịnh là:
552 x 100 : 92 = 600 ( HS)
ĐS: 600 HS
Bài 2: Cho HS tự làm bài và chữa bài
Bài giải: Tổng số sản phẩm là:
732 x 100 : 91,5 = 800 ( sản phẩm)
ĐS: 800 sản phẩm
Bài 3: Cho HS làm bài vào vở
Đọc và chữa bài. VD:
a/ Nếu số gạo nếp chiếm 10 % thì số gạo trong kho sẽ là:
5 x 100 : 10 = 50 ( tấn)
b/ Nếu số gạo nếp chiếm 25 % thì số gạo trong kho sẽ là:
5 x 100 : 25 = 20 ( tấn)
* GV khuyến khích HS tính nhẩm:
a/ 10 % = vậy 5 x 10 = 50 ( tấn)
b/ 25 % = vậy 5 x 4 = 20 ( tấn)
HS làm bài và chữa bài
HS thực hiện
HS làm bài vào vở
Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài hôm sau
TẬP LÀM VĂN
KIỂM TRA VIẾT
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Dựa trên kết quả của những tiết TLV tả người đã học , HS viết được một bài văn tả người
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Một số tranh ảnh minh họa nội dung tiết kiểm tra
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Các bước
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Giới thiệu bài
Trong tiết TLV hôm nay, các em sẽ làm một bài kiểm tra viết về văn tả người. Các em chú ý, đây là một bài viết hoàn chỉnh cả bài văn , không phải viết từng đoạn như ở các tiết TLV trước
HS lắng nghe
Hướng dẫn chung
Cho HS đọc đề kiểm tra trong SGK
GV nhắc lại yêu cầu
1 HS đọc to, lớp đọc thầm
HS làm bài
GV giải đáp những thắc mắc của HS ( nếu có)
GV nhắc lại cách trình bày bài
Cho HS làm bài
GV thu bài cuối bài
HS chú ý
HS làm bài
HS nộp bài
Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài hôm sau
KHOA HỌC
TƠ SỢI
I/ MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:
Kể tên một số loại tơ sợi
Làm thực hành phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo
Nêu đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình và thông tin trong SGK
Một số loại tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo hoặc sản phẩm được dệt ra từ các loại tơ sợi đó; bật lửa hoặc bao diêm
Phiếu học tập
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Các bước
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
KTBC
Kiểm tra 2 HS bài: Chất dẻo
GV Nhận xét
HS thực hiện
Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài và ghi đè bài lên bảng
HS lắng nghe
Hoạt động 1
Mở bài
Cho HS kể tên một số loại vải dùng để may chăn, màn, quần áo
GV nêu yêu cầu bài học
HS kể tên một số loại vải
Hoạt động 2
Quan sátvà thảo luận
- Cho HS làm việc theo nhóm: quan sát và trả lời câu hỏi các câu hỏi trang 66 SGK
- Cho đại diện nhóm trình bày câu trả lời cho một hình 
- GV nhận xét và chốt lại
H1: Liên quan đến việc làm ra sợi đay
H2: Liên quan đến việc làm ra sợi bông
H3: Liên quan đến việc làm ra tơ tằm
HS quan sát và thảo luận
HS trình bày
Lớp nhận xét
Hoạt động 3
Thực hành 
- Cho HS làm việc theo nhóm: Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm thực hành theo chỉ dẫn ở mục thực hành trang 67 SGK và ghi lại kết quả quan sát được sau khi làm thực hành
- Cho đại diện từng nhóm trình bày kết quả
- GV kết luận:
+ Tơ sợi tự nhiên: Khi cháy tạo thành tàn tro
+ Tơ sợi nhân tạo: Khi cháy thì vón cục lại
HS thực hành
HS trình bày kết quả
Hoạt động 4
Làm việc với phiếu học tập
GV phát phiếu cho HS làm việc cá nhân, yêu cầu HS đọc kĩ các thông tin trang 67 SGK , làm việc vào phiếu:
Loại tơ sợi
Đặc điểm chính
1/Tơ sợi tự nhiên:
Sợi bông:
Sợi tơ tằm:
2/Tơ sợi nhân tạo:
- Sợi ni lông:
...................................
..................................
.................................
- Cho HS trình bày
- GV nhận xét và chốt lại
HS thực hiện
HS trình bày
Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài hôm sau
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỔNG KẾT VỐN TỪ
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
HS tự kiểm tra được vốn từ của mình theo các nhóm đồng nghĩa đã cho
Tự kiểm tra được khả năng dùng từ của mình
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Phiếu phô tô phóng to BT1
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Các bước
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
KTBC 
Kiểm tra 2 HS : Tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ nhân hậu, dũng cảm, trung thực, cần cù
GV nhận xét
HS thực hiện
Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng 
HS lắng nghe
HS làm bài tập
Bài 1:
Cho HS đọc yêu cầu BT1
GV nhắc lại yêu cầu
GV phát phiếu và cho HS làm bài theo nhóm 
Cho HS trình bày kết quả bài làm 
GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng:
a/ Các nhóm đó là:
+ Đỏ, điều, sen + Xanh, biếc, lục
+ Trắng, bạch + Hồng, đào
b/ Bảng màu đen: bảng đen
 Mắt màu đen: mắt huyền
 Ngựa màu đen: ngựa ô
 Mèo màu đen: mèo mun
 Chó màu đen: chó mực
 Quần màu đen: quần thâm
Bài 2: 
Cho HS đọc toàn bài văn BT3
Cho HS làm bài
GV chốt lại
Bài 3:
Cho HS đọc yêu cầu BT3
Cho HS làm bài
Cho HS đọc những câu văn mình đã đọc
GV nhận xét
HS đọc yêu cầu
HS làm bài vào phiếu
HS đọc
HS làm bài
HS đọc yêu cầu
HS làm bài
HS trình bày
Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài hôm sau
Thứ 6 ngày 19 tháng 12 năm 2008
TOÁN
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
Ôn lại ba dạng bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm
Tỉ số phần trăm của hai số
Tính một số phần trăm của một số
Tính một số biết một số phần trăm của nó
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Cho HS làm bài và chữa bài. Chẳng hạn:
Bài 1: 
 a/ 37 : 42 = 0,8809... = 88,09 %
b/ Tỉ số phần trăm số sản phẩm của anh Ba và số sản phẩm của tổ:
126 : 1200 = 0,105
0,105 = 10,5 %
ĐS: 10,5 %
Bài 2:
a/ 97 x 30 : 100 = 29,1 hoặc 97 : 100 x 30 = 29,1
 b/ Bài giải:
Số tiền lãi là:
6 000 000 : 100 x 15 = 900 000 ( đồng)
Đáp số: 900 000 đồng
Bài 3: 
 a/ 72 x 100 : 30 = 240
 hoặc: 72 : 30 x 100 = 240
 b/ Bài giải:
Số gạo của cửa hàng trước khi bán là:
420 x 100 : 10,5 = 4 000 ( kg)
4 000 kg = 4 tấn
Đáp số: 4 tấn
IV/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
GV nhận xét tiết học 
Dặn HS về nhà chuẩn bị bài hôm sau
TẬP LÀM VĂN
LÀM BIÊN BẢN MỘT VỤ VIỆC
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
HS biết làm biên bản về một vụ việc, phản ánh đầy đủ sự việc và trình bày theo đúng thể thức qui định của một biên bản
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Các bước
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng
HS lắng nghe
Làm bài tập
Bài 1:
Cho HS đọc đề bài + đọc bài tham khảo + đọc phần chú giải
GVnhắc lại yêu cầu của đề bài tập
Bài 2:
Cho HS đọc yêu cầu BT2
GV giao việc
Cho HS làm bài
Cho HS trình bày bài làm của mình
GV nhận xét và khen những HS lập biên bản đúng yêu cầu về một vụ việc
HS đọc
HS theo dõi
HS đọc yêu cầu
HS làm bài
HS trình bày
Củng cố, dặn dò
GV Nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài hôm sau

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_16_phan_thi_le_huyen.doc