Giáo án Lớp 5 - Tuần 19, 20, 21 - Trường Tiểu học 1 Nguyễn Phích

Giáo án Lớp 5 - Tuần 19, 20, 21 - Trường Tiểu học 1 Nguyễn Phích

TẬP ĐỌC

NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ 1

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Đọc đúng một văn bản kịch, hiểu diễn biến câu chuyện với những chi tiết khá bất ngờ, thú vị đọc phân biệt nhân vật (anh Thành, anh Lê)

2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể linh hoạt, thể hiện được diễn biến của câu chuyện với những chi tiết kha bất ngờ, thú vị. Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch.

3. Thái độ: Hiểu nội dung, ý nghĩa đoạn kịch: Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước, cứu dân của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành.

II. Chuẩn bị:

+ GV: - Tranh minh hoạ bài đọc SGK.Chân dung Nguyễn Tất Thành

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc cho học sinh.

+ HS: SGK, sưu tầm tranh, ảnh về Bác Hồ.

 

doc 53 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 388Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 19, 20, 21 - Trường Tiểu học 1 Nguyễn Phích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC
NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ 1
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Đọc đúng một văn bản kịch, hiểu diễn biến câu chuyện với những chi tiết khá bất ngờ, thú vị đọc phân biệt nhân vật (anh Thành, anh Lê)
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể linh hoạt, thể hiện được diễn biến của câu chuyện với những chi tiết kha bất ngờ, thú vị. Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch.
3. Thái độ: Hiểu nội dung, ý nghĩa đoạn kịch: Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước, cứu dân của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành. 
II. Chuẩn bị:
+ GV: - Tranh minh hoạ bài đọc SGK.Chân dung Nguyễn Tất Thành
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc cho học sinh.
+ HS: SGK, sưu tầm tranh, ảnh về Bác Hồ.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ:
Giáo viên nhận xét kết quả KTCHK1
3. Giới thiệu bài: Người công dân số 1
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải
Yêu cầu học sinh đọc bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh giọng đọc: 
 + Lời thuyết minh: đọc nhỏ nhẹ.
 + Lời anh Thành: từ tốn, ngập ngừng với những hàm ý sâu xa.
 + Lời anh Lê: sôi nổi, nồng nhiệt.
Giáo viên chia đoạn để luyện đọc cho học sinh.
Đoạn 1: “Từ đầu  để làm gì ?”
Đoạn 2: “ Anh Lê này này nữa ?”.
Đoạn 3: Phần còn lại
Hướng dẫn học sinh phát âm những từ ngữ đọc sai, không chính xác: có lẽ, thay đổi,
Yêu cầu học sinh đọc từ ngữ chú giải 
Giáo viên đọc diễn cảm đoạn kịch.
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Phương pháp: Thảo luận, giảng giải.
Yêu cầu cả lớp đọc thầm suy nghĩ trả lời câu hỏi: 
 +Anh Lê giúp anh Thành việc gì ?
 + Anh Thành có thái độ như thế nào trước việc đó?
 + Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ tới đân, tới nước?
 + Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê có nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Tìm chi tiết nói lên điều đó, vì sao?
- GV chốt nội dung:
v	Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm. 
Phương pháp: Đàm thoại.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm
Đối với bài văn này, các em cần có giọng đọc như thế nào?
Yêu cầu học sinh ghi dấu ngắt giọng, nhấn mạnh rồi đọc cho phù hợp với từng nhân vật
Cho học sinh các nhóm, cá nhân thi đua phân vai đọc diễn cảm .
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm để tìm nội dung ý nghĩa của bài.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: Người công dân số 1 (tt)
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh lắng nghe
- 1 h/s giới thiệu nhân vật, cảnh trí diễn ra trích đoạn kịch.
Hoạt động lớp, cá nhân
Nhiều học sinh tiếp nối đọc từng đoạn của vở kịch.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc lại trích đoạn kịch.
Hoạt động nhóm, cá nhân.
1 học sinh đọc. Cả lớp đọc thầm. Các em có thể nêu thêm từ ngữ chưa hiểu.
+ Đọc hai lời đối thoại đầu tiên của 2 nhân vật để trả lời.
+ Học sinh tự do nêu ý kiến.
+ Học sinh trao đổi trong nhóm rồi đại diện trả lời câu hỏi.
Dựkiến:Chúng ta làcông dân nước Việt
+ Học sinh trao đổi trong nhóm rồi đại diện trả lời câu hỏi.
 Hoạt động lớp, cá nhân.
Đọc phân biệt rõ nhân vật.
- HS phân vai đọc theo nhóm.
Học sinh thi đua đọc diễn cảm .
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh các nhóm thảo luận để tìm đại ý của bài.
TOÁN
DIỆN TÍCH HÌNH THANG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	 Giúp học sinh hình thành công thức tính diện tích hình thang.
2. Kĩ năng: Nhớ và vận dụng đúng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài toán có liên quan.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bộ ĐDDH Toán 5
+ HS: Cắt 2 hình thang ABDC như SGK, thước kẻ, kéo.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Giáo viên nhận xét kết quả kiểm tra CHK1
3. Giới thiệu bài mới: Diện tích hình thang
v	Hoạt động 1: Xây dựng công thức tính diện tích hình thang.
Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, thực hành
a) Cắt ghép hình:
Lưu ý: GV + HS cùng làm. Sau mỗi lệnh thì kiểm tra sản phẩm của HS.
b) So sánh đối chiếu các yếu tố hình học giữa hình thang ABCD và hình tam giác ADK.
c) Rút ra công thức và quy tắc tính diện tích hình thang.
v Hoạt động 2: Thực hành.
Phướng pháp: Luyện tập, thực hành.
	Bài 1:
- GV yêu cầu h/s đọc đề bài, sau đó tự làm bài vào vở.
- GV + HS nhận xét:
 Bài 2:
Lưu ý: Hình vuông có cạnh bên vuông góc với 2 đáy. Cạnh bên này đồng thừi chính là hình thang.
 Bài 3:
- GV hướng dẫn h/s giải.
Hoạt động 3: Củng cố.
Phướng pháp: Thực hành.
Nêu lại công thức, quy tắc tính diện tích của hình thang.
5. Tổng kết – dặn dò: 
Chuẩn bị: Luyện tập.
Nhận xét tiết học 
Hát
Hoạt động lớp.
HS làm việc theo yêu cầu của GV
S =
- HS nêu lại công thức, quy tắc tính diện tích hình thang.
- HS vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình thang để làm bài tập.
a) S = (cm2)
b) S = 84 (m2)
- 2 h/s làm bài trên bảng lớp.
- HS nêu tóm tắt, làm bài.
a) Diện tích hình thang là:
(4 + 9) x 5 : 2 = 32,5 (cm2)
b) Diện tích hình thang là:
(3 + 7) x 4 : 2 = 20 (cm2)
- Nhận xét:
- HS phân tích bài toán.
- Giải bài tập.
Bài giải
Chiều cao hình thang là:
(110 + 90,2) : 2 = 100,1 (m)
Diện tích thửa ruộng hình thang là:
(110 + 90,2) x 100,1 : 2 = 10020,01 (m2)
Đáp số: 10020,01 m2
 Hoạt động cá nhân.
- HS nêu.
ĐẠO ĐỨC: 	
EM YÊU QUÊ HƯƠNG (t1). 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:Học sinh hiểu:
	- Trẻ em có quyền có một quê hương, có quyền giữ gìn các tục lệ của quê hương mình.
	- Trẻ em có quyền tham gia ý kiến, có việc làm phù hợp với khả năng của mình, để góp phần tham gia xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
2. Kĩ năng: Học sinh có những hành vị, việc làm thích hợp để tham gia xây dựng quê hương.
3. Thái độ: Yêu mến, tự hào về quê hương mình. Đồng tình, ủng hộ những người tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ quê hương. Không đồng tình, phê phán những hành vi, việc làm làm tổn hại đến quê hương.
II. Chuẩn bị: 
GV: Điều 13, 12, 17 – Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
	 Một số tranh minh hoạ cho truyện 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Nêu những hiểu biết của em về lịch sử, văn hoá, sự phát triển kinh tế của Tổ quốc ta.
Nhận xét, ghi điểm.
3. Giới thiệu bài mới: Em yêu quê hương 
v	Hoạt động 1: Thảo luận truyện 
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, kể chuyện.
Giới thiệu: Mỗi người, ai cũng có quê hương. Quê hương có thể là nơi gắn liền với tuổi thơ, nơi chúng ta hay ông bà, cha mẹ sinh ra. Câu chuyện mà cô (thầy) sắp kể nói về tình cảm của một bạn đối với quê hương mình.
Vừa kể chuyện vừa sử dụng tranh minh hoạ.
	  Cây đa mang lại lợi ích gì gho dân làng?
	  Tại sao bạn Hà quyết định góp tiền để cứu cây đa?
	  Trẻ em có quyền tham gia vào những công việc xây dựng quê hương không?
	  Nói theo bạn Hà chúng ta cần làm gì cho quê hương?
Þ Kết luận:
· Cây đa mang lại bóng mát, vẻ đẹp cho làng, đã gắn bó với dân làng qua nhiều thế hệ. Cây đa là một trong những di sản của làng. Dân làng rất quí trọng cây đa cổ thụ nên gọi là “ông đa”.
· Cây đa vị mối, mục nên cần được cứu chữa. Hà cũng yêu quí cây đa, nên góp tiền để cưu cây đa quê hương.
· Chúng ta cần yêu quê hương mình và cần có những việc làm thiết thực để góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
· Tham gia xây dựng quê hương còn là quyền và nghĩa vụ của mỗi người dân mỗi trẻ em.
v Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 3/ SGK.
Phương pháp: Động não.
Giao cho mỗi nhóm thảo luận một việc làm trong bài tập 3.
® Kết luận: 
	  Các việc b, d là những việc làm có ích cho quê hương.
	  Các việc a, c là chưa có ý thức xây dựng quê hương.
v	Hoạt động 3: Làm bài tập 1/ SGK.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Nêu yêu cầu.
Theo dõi.
Nhận xét, bổ sung.
Kết luận: Mỗi người chúng ta đều có một quê hương. Quê hương theo nghĩa rộng nhất là đất nước. Tổ quốc Việt Nam ta. Chúng ta tự hào là người Việt Nam, được mang quốc tịch Việt Nam. Vì vậy, chúng ta cần phâỉ tham gia xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước của mình bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng.
v	Hoạt động 4: Củng cố
Phương pháp: Đàm thoại.
Học sinh làm bài tập 2/ SGK.
Lần lượt đọc từng ý kiến và hỏi.
	* Ai tán thành?
	* Ai không tán thành?
	* Ai lưỡng lự?
Kết luận:
	  Các ý kiến a, b là đúng.
	  Các ý kiến c, d chưa đúng.
Đọc ghi nhớ SGK.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Sưu tầm các bài thơ, bài hát, các tư liệu về quê hương.
Vẽ tranh về quê hương em.
Nhận xét tiết học. 
Hát 
Học sinh nêu.
Bổ sung.
Hoạt động nhóm bốn, lớp.
Học sinh lắng nghe.
1 học sinh kể lại truyện.
Thảo luận nhóm 4
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
Hoạt động nhóm 4.
Các nhóm thảo luận.
Đại diện các nhóm trình bày.
Lớp bổ sung.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh làm việc cá nhân.
Trao đổi bài làm với bạn bên cạnh.
Một số học sinh trình bày kết quả trước lớp.
Cả lớp nhận xét, bổ sung.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Làm bài tập cá nhân.
Học sinh giơ tay và giải thích lí do: Vì sao tán thành? Vì sao không tán thành? Vì sao lưỡng lự?
Lớp trao đổi.
2 học sinh đọc.
LỊCH SỬ: 	
CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊ ... ọc thầm.
Học sinh làm việc theo nhóm, các em dùng bút chì khoanh tròn từ chỉ quan hệ hoặc cặp từ chỉ quan hệ, gạch dưới vế câu chỉ nguyên nhân 1 gạch, gạch dưới vế câu chỉ kết quả 2 gạch.
Đại diện nhóm làm bài trên phiếu rồi dán kết quả lên bảng, trình bày kết quả.
Ví dụ:
a) Bởi mẹ tôi nghèo. Cho nên tôi phải băm bèo thái khoai.
b) Lan vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học.
c) Ngày xửa, ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười.
d) Lúa gạo quý vì phải đỗ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý vì nó rất đắt và hiếm.
Cả lớp nhận xét.
Học sinh sửa bài theo lời giải đúng.
1 học sinh đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm.
1 học sinh giỏi làm mẫu.
Ví dụ: Từ câu a “Bởi chúng thái khoai”.
® Tôi phải băm bèo thái khoai vì bác mẹ tôi rất nghèo.
Học sinh làm việc nhóm, các em viết nhanh ra nháp câu ghép mới tạo được.
Học sinh làm trên giấy xong dán nhanh lên bảng lớp.
Nhiều học sinh tiếp nối nhau nối câu ghép các em tạo được.
Ví dụ: b. Chú Hỉ bỏ học vì hoàn cảnh gia đình sa sút không đủ ăn.
c. Ngày xửa, ngày xưa có cư dân một vương quốc không ai biết cười nên vương quôc ấy buồn chán kinh khủng.
d. Vì phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được nên lúa gạo rất quý. Là thứ đắt và hiếm nên vàng rất quý.
 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm bài vào vở, các em dùng but chì điền vào quan hệ từ thích hợp.
Học sinh làm bài trên giấy xong rồi dán bài lên bảng lớp và trình bày kết quả.
Ví dụ:
Nhờ thời tiết thuận hoà nên lúa tốt.
Do thời tiết không thuận nên lúa xấu.
Cả lớp nhận xét.
1 học sinh đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh làm bài trên nháp.
Học sinh làm bài trên giấy rồi dán bài làm lên bảng và trình bày kết quả.
Ví dụ:
Vì bạn Dũng không thuộc bài nên bị điểm kém.
Do nó chủ quan nên bài thi của nó không đạt điểm cao.
Nhờ nỗ lực nên Bích Vân có nhiều tiến bô trong học tập.
- HS làm bài cá nhân.
- Trình bày kết quả bài làm.
- Nhận xét.
Hoạt động lớp.
Lặp lại ghi nhớ.
TOÁN: 
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về chu vi, diện tích hình tròn.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính độ dài đoạn thẳng, tính chu vi, diện tích hình tròn và vận dụng để tính diện tích của 1 hình “tổ hợp”.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học.
II. Chuẩn bị:
+ GV:	SGK, bảng phụ.
+ HS: SGK, xem trước nội dung ôn tập.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Luyện tập.
Thực hành tính diện tích ruộng đất (tt).
Giáo viên nhận xét phần bài tập.
1 học sinh giải bài sau.
Tính diện tích khoảnh đất ABCD.
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: Luyện tập chung.
v	Hoạt động 1: Ôn tập.
Mục tiêu: Củng cố kiến thức chu vi, diện tích hình tròn.
Phương pháp: hỏi đáp.
Nêu quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn?
Nêu công thức tính diện tích hình tròn?
v	Hoạt động 2: Luyện tập.
Mục tiêu: Rèn kĩ năng tính chu vi diện tích hình tròn.
Phương pháp: Luyện tập, thực hành.
	Bài 1
Giáo viên chốt công thức vận dụng vào bài.
	Bài 2
Giáo viên chốt công thức.
	Bài 3
Giáo viên chốt công thức áp dụng vào bài.
	Bài 4
3,1m
0,35m
Độ dài sợi dây chính là chu vi của hình.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức.
Phương pháp: Động não, thực hành.
Thi đua nêu công thức tính diện tích, chiều cao, chu vi của hình tròn, hình thang, tam giác 
Nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bịHình hộp chữ nhật hình lập phương
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh làm bài bảng lớp.
Nhận xét.
Học sinh nêu.
Học sinh nêu.
	Bài 1
Học sinh đọc đề – phân tích đề.
Vận dụng công thức:
	a = S ´ 2 : h
Học sinh làm bài ® 1 em giải bảng phụ ® sửa bài.
	Bài 2
Học sinh đọc đề bài.
Nêu công thức áp dụng.
Học sinh làm bài vở.
2 học sinh thi đua giải nhanh bảng lớp ® sửa bài.
	Bài 3
Học sinh đọc đề bài.
Nêu công thức tính diện tích hình bình hành Þ cách tìm độ dài đáy.
Học sinh giải bài vào vở ® đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
	Bài 4
Đọc đề bài và quan sát hình. Tính độ dài sợi dây?
Học sinh làm bài.
Sửa bài bảng lớp (1 em).
Hai dãy thi đua.
TẬP LÀM VĂN 
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Học sinh biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn thuộc thể loại tả (tả người) nắm vững bố cục của bài văn, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết.
2. Kĩ năng: Nhận thức được ưu điểm củ bạn và của mình khi được thầy cô chỉ rõ, biết tham gia sửa lỗi chung, biết tự sửa lỗi, tự viết lại đoạn văn (bài văn) cho hay hơn.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng say mê sáng tạo.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bảng phụ ghi đề bài, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ đặt câu, ý. Kiểu học của học sinh để thống kê các lỗi.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Lập chương trình hoạt động (tt).
Nội dung kiểm tra: Giáo viên kiểm 2, 3 học sinh đọc lại bản chương trình hoạt động mà các em đã làm vào vở của tiết trước.
3. Giới thiệu bài mới: 
	Tiết học hôm nay các em sẽ rút kinh nghiệm về cách viết một bài văn tả người, biết sửa lỗi mình đã mắc và viết lại một đoạn hoặc cả bài văn để làm bài tốt hơn.
v	Hoạt động 1: Nhận xét kết quả.
Giáo viên nhận xét chung về kết quả của bài văn viết của học sinh.
Viết vào phiếu học các lỗi trong bài làm theo từng loại (lỗi bố cục, câu liên kết, chính tả ), sửa lỗi.
Đổi bài làm, đổi phiếu cho bạn bên cạnh để soát lỗi còn sót, soát lại việc sửa lỗi.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn sửa lỗi.
Giáo viên chỉ các lỗi cần sửa đã viết sẵn trên bảng phụ. Yêu cầu học sinh tự sửa trên nháp.
Giáo viên gọi một số học sinh lên bảng sửa.
Giáo viên sửa lại cho đúng (nếu sai).
Giáo viên hướng dẫn học sinh học tập những đoạn văn, bài văn hay của một số học sinh trong lớp.
Yêu cầu học sinh đọc lại nhiệm vụ 2 của đề bài, mỗi em chọn viết lại một đoạn văn.
 Giáo viên chấm sửa bài của một số em.
Hoạt động 3: Củng cố.
Đọc đoạn hay bài văn tiêu biểu.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Giáo viên nhận xét, biểu dương những học sinh làm bài tốt những em chữa bài tốt.
Nhận xét tiết học. 
 Hát 
Hoạt động nhóm 
Học sinh sửa bài vào nháp, một số em lên bảng sửa bài.
Cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
Học sinh trao đổi thảo luận trong nhóm để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn và tự rút kinh nghiệm cho mình.
1 học sinh đọc lại yêu cầu.
Học sinh tự chọn để viết lại đoạn văn.
Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc lại đoạn văn viết mới (có so sánh đoạn cũ).
Học sinh phân tích cái hay, cái đẹp.
SINH HOẠT CUỐI TUẦN 21
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh
- Hiểu sự quan tâm, chăm lo của Bác đối với thế hệ trẻ và nội dung, ý nghĩa lời dạy của Bác trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường 9/1945.
- Có thái độ học tập đúng đắn, quyết tâm học tốt, rèn luyện tốt theo lừi dạy của Bác Hồ kính yêu.
II. LÊN LỚP:
1. Nhận xét, đánh giá kết quả học tập, hoạt động trong tuần:
- Chuyên cần:
- Nền nếp, sinh hoạt 15 phút đầu giờ
- Thái độ, kết quả học tập
- Ý kiến lớp trưởng, tổ trưởng.
2. Sinh hoạt tập thể:
- Hát tập thể bài: Như có Bác trong ngày vui đại thắng – Phạm Tuyên
- Lớp trưởng đọc thư Bác gửi cho học sinh
- Thảo luận về nội dung và ý nghĩa bức thư.
- GVCN tổng kết ý kiến, nhắc nhở nhiệm vụ của học sinh.
- Kế hoạch hoạt động tuần 22
3. Củng cố – dặn dò:
- Biểu dương tổ, cá nhân đạt thành tích tốt.
- Nhắc nhở những học sinh vi phạm nội quy.
NHẬN XÉT
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày tháng năm 2009 
KẾ HOẠCH Tuần 21
NGÀY
MÔN
TÊN BÀI
Thứ 2
19.01
Tập đọc
Toán
L.từ và câu 
Trí dũng song toàn
 Luyện tập về tính diện tích 
 Mở rộng vốn từ công dân
Thứ 3
20.01
Toán 
Lịch sử
Đạo đức
 Luyện tập về tính diện tích (tt)
Nước nhà bị chia cắt
UBND xã (phường) em (T1)
Thứ 4
2.02
Tập đọc
Toán
T.Làm văn 
Địa lí 
Tiếng rao đêm.
Luyện tập chung
Lập chương trình hoạt động (tt) 
Các nước láng giềng của việt Nam
Thứ 5
3.02
Toán
Chính tả
Kể chuyện 
Hình hộp chữ nhật, hình lập phương
Trí dũng song toàn
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
Thứ 6
4.02
L.từ và câu 
Toán
T.Làm văn
S. hoạt lớp 
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
S xung quanh và S toàn phần của hình chữ nhật
Trả bài văn tả người
Tuần 21

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 5(3).doc