Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 - Trần Văn Sáu

Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 - Trần Văn Sáu

I.Mục tiêu :

-luyện đọc

 + Đọc đúng: Phắc – tuya, Sa –xơ – lu Lô – ba, Phú Lãng Sa. Biết đọc đúng một văn bản kịch.

 + Đọc phân biệt lời các nhân vật( anh Thành, anh Lê), lời tác giả.

 + Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật. Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch.

 - Hiểu các từ ngữ trong bài: Cơm nuôi, các từ chú thích .

 + Hiểu nội dung phần một của trích đoạn kịch Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt: trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.

 - GDHS biết thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.

II. Đồ dùng dạy - học: GV: Tranh SGK phóng to, tranh về Bến nhà Rồng , Bảng phụ viết sẵn đoạn “ Từ đầu đến Anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?”

III.Các hoạt động dạy - học:

 1. Bài cũ : Nhận xét kết quả phân môn tập đọc trong học kì 1

 2. Bài mới: Giới thiệu bài

 

doc 30 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 22/01/2022 Lượt xem 285Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 - Trần Văn Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai, ngày tháng năm 200
TẬP ĐỌC
Tiết 37 : Người công dân số một
I.Mục tiêu : 
-luyện đọc 
	+ Đọc đúng: Phắc – tuya, Sa –xơ – lu Lô – ba, Phú Lãng Sa. Biết đọc đúng một văn bản kịch.
	+ Đọc phân biệt lời các nhân vật( anh Thành, anh Lê), lời tác giả.
	+ Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật. Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch. 
 - Hiểu các từ ngữ trong bài: Cơm nuôi, các từ chú thích .
 + Hiểu nội dung phần một của trích đoạn kịch Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt: trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.
 - GDHS biết thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.
II. Đồ dùng dạy - học: GV: Tranh SGK phóng to, tranh về Bến nhà Rồng, Bảng phụ viết sẵn đoạn “ Từ đầu đến Anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?”
III.Các hoạt động dạy - học:
 1. Bài cũ : Nhận xét kết quả phân môn tập đọc trong học kì 1
 2. Bài mới: Giới thiệu bài 
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
Hoạt động1: Luyện đọc
Mt: Đọc đúng một số tiếng khó trong bài. Biết đọc đúng một văn bản kịch
-GV gọi 1 HS khá đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí diễn ra trích đoạn kịch. 1 HS khác đọc cả bài trước lớp.
GV chia đoạn đọc:
+ Đoạn 1: Từ đầu à anh vào Sài Gòn này làm gì?
+ Đoạn 2: Tiếp à không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
-Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn đến hết bài 
-Lần1: hs nối tiếp đọc, Gvsửa lỗi phát âm 
-Lần 2: HSù đọc, Gv giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó trong phần giải nghĩa từ. Kết hợp giải nghĩa:“cơm nuôi” nhà chủ lo cơm cho người làm ăn.
Lần 3: 3HS đọc đúng lời, tâm trạng nhân vật.
- GV đọc mẫu cả trích đoạn kịch.
-1 HS khá đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí diễn ra trích đoạn kịch. 1 HS khá đọc cả bài trước lớp, cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo SGK.
+ HS dùng bút chì đánh dấu đoạn 
+Học sinh nối tiếp nhau đọc bài, lớp theo dõi đọc thầm theo.
+ 1 HS đọc phần chú giải trong SGK.
+ 1-2 em đọc, cả lớp theo dõi. 
+ Lắng nghe.
Hoạt động2: Tìm hiểu bài.
Mt:Hiểu nội dung phần một của trích đoạn kịch
Yêu cầu HS đọc thầm đoạn và trả lời câu hỏi.
Đoạn 1: 
(?)Anh Lê giúp anh Thành việc gì? 
(?)Nêu ý 1?
- Ý 1: Anh Thành có ý thôi làm việc ở Sài Gòn .
Đoạn 2.
(?)Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước? 
(?) Đoạn 2 cho biết gì?	
Ý 2: Sự lo lắng của anh Thành về dân, về nước.
Đoạn 3.
(?) Câu chuyện giữa anh thành và anh Lê nhiều lúc không ăn khớp với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy? 
- Đoạn 3 cho biết gì?
Ý 3: Anh Thành luôn nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân.
(?) Trích đoạn kịch trên cho ta biết nội dung gì?
Nôïi dung: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt: trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.
+ 1học sinh đọc, cả lớp đọc thầm theo, trả lời câu hỏi. Nhận xét, bổ sung
-Tìm việc làm ở Sài Gòn.
+ Cả lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi. Nhận xét, bổ sung.
-“ Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ, da vàng với nhau. Nhưng Anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?” “ Vì anh với tôi chúng ta là công dân nước Việt.” 
+ 1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm theo, trả lời câu hỏi. Nhận xét, bổ sung.
-Anh Lê gặp anh Thành để báo tin đã xin được việc làm cho anh Thành nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó. 
- Anh Thành thường không trả lời vào câu hỏi của anh Lê, rõ nhất là hai lần đối thoại.
Anh Lê hỏi: 
-Vậy anh vào Sài Gòn để làm gì?
- Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh thay đổi ý kiến Sài Gòn này nữa.
Anh Thành đáp:
- Anh học trường  anh là người nước nào?
-  Vì đèn ta không sáng bằng đèn hoa kì
- Giải thích sở dĩ câu chuyện của hai người nhiều lúc không ăn nhập với nhau vì mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau. Anh Lê chỉ nghĩ đến công ăn việc làm của bạn, đến cuộc sống hàng ngày. Anh Thành nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân.
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm 
Mt: Đọc phân biệt lời các nhân vật( anh Thành, anh Lê), lời tác giả. Đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật, phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch. 
-Gọi 3 HS đọc phân vai trước lớp.
-Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm trích đoạn theo gợi ý
-GV đọc mẫu đoạn văn trên. 
-HS luyện đọc diễn cảm trích đoạn kịch theo nhóm 3.
- Gọi HS thi đọc diễn cảm đoạn trích trước lớp.
- Nhận xét và tuyên dương - Ghi điểm cho HS.
- 1 học sinh dẫn chuyện, 1là anh Thành, 1 là anh Lê.
- 3 HS thực hiện đọc. Cả lớp lắng nghe, nhận xét .
+ HS lắng nghe 
-HS luyện đọc diễn cảm trích đoạn theo nhóm 3.
+3HS xung phong đọc. Lớp nhận xét tuyên dương nhóm đọc hay .
3.Củng cố -Dặn dò: - Gọi 1 HS đọc lại bài và nhắc lại nội dung trích đoạn. Nhận xét tiết học
Về nhà luyện đọc thêm, chuẩn bị bài: “ Người công dân số một ” tiếp. 
TOÁN 
Tiết 91 : Diện tích hình thang
I.Mục tiêu :
Giúp HS :
-Biết hình thành công thức tính diện tích hình thang.
-Nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải được các bài tập. 
II. Đồ dùng dạy - học: - GV: 2 tấm bìa giấy cắt vẽ hình như phần bài học SGK. HS: Giấy kẻ ô vuông, thước kẻ, kéo .
III. Các hoạt động dạy - học :
 1. Bài cũ : (?) Nêu đặc điểm của hình thang ? 
 2. Bài mới : Giới thiệu bài, ghi đề bài .
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
Hoạt động1: Tìm hiểu, hình thành công thức tính diện tích hình thang. 
Mt: Biết hình thành công thức tính diện tích hình thang.
- Yêu cầu hãy tính diện tích hình thang ABCD đã cho.
Gv hướng dẫn hs quan sát mô hình hình thang ABCD làm bằng bìa
- Hướng dẫn hs xác định trung điểm M của cạnh BC rồi dùng thước nối A với M. Cắt rời hình tam giác ABM. Sau đó ghép với tứ giác AMCD ta được hình tam giác ADK. 
(?)Hãy so sánh diện tích hình thang ABCD và diện tích hình tam giác ADK vừa tạo thành.
(?)Hãy nêu cách tính diện tích hình tam giác ADK.
-Diện tích hình tam giác ADK là: 
Mà==
-Vậy diện tích hình thang ABCD là 
=>Rút ra qui tắc, công thức tính diện tích hình thang. 
+Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao( cùng một đơn vị đo ) rồi chia cho 2. 
 + Công thức: S=
-Gọi S là diện tích, a, b là độ dài cạnh đáy, h là chiều cao.
+ 1HS quan sát, dưới lớp làm theo yêu cầu của giáo viên. 
+ Diện tích hình thang ABCD bằng diện tích hình tam giác ADK.
+ Vài HS nêu.
+ Hs nêu, lớp nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: Luyện tập.
Mt: Vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải được các bài tập
Bài 1: - Gọi 1 HS đọc đề, lớp theo dõi, làm bài vào vở .
Đáp số: 50 cm2
Đáp số: 84 m2
Bài 2: Tương tự cách hướng dẫn trên 
a. Chuyển về nhà làm
b. Đáp số: 20 cm2
Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề, lớp theo dõi
Tóm tắt: a= 110 m ; b= 90,2 m ;h = trung bình cộng của hai đáy. Tính diện tích thửa ruộng đó?
Chiều cao thửa ruộng hình thang :
(110+ 90,2) : 2 = 100,1 (m2)
Diện tích thửa ruộng hình thang :
(110+ 90,2) x 100,1: 2 = 10020,01 (cm2)
Đáp số: 20 cm2
+1 HS đọc đề, lớp theo dõi, làm bàivào vở, 2 hs làm trên bảng, cả lớp nhận xét, sửa bài.
+ 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
+ nhận xét và sửa bài nếu sai.
+ 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
+ Theo dõi và sửa bài nếu sai.
3.Củng cố- Dặn dò: Nêu qui tắc và viết công thức hình thang? Nhận xét tiết học . Về làm bài 2aai2:”Luyện tập”.
ĐẠO ĐỨC 
Tuần 19 : Yêu quê hương (tiết 1)
Truyện: Cây đa làng em
I. Mục tiêu : 
-Giúp học sinh biết: Quê hương là nơi ông bà cha mẹ và chúng ta sinh ra, là nơi nuôi dưỡng mọi người khôn lớn. Vì thế mọi người cần phải biết yêu quê hương.	
- Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình.
- Yêu quí, tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng tình với những việc làm góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương.
II.Đồ dùng dạy – học: Tranh ảnh về quê hương. Chuẩn bị một số bài hát, bài thơ nói về tình yêu quê huơng .
III. Hoạt động dạy và học
 1.Bài cũ: 
 2.Bài mới: Giới thiệu bài. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
Hoạt động1: Tìm hiểu truyện“ Cây đa làng em”
Mt:HS hiểu nội dung câu chuyện biết được một biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương 
G V đọc toàn bộ câu truyện .
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 em tìm hiểu nội dung từng câu hỏi sau:
(?)Vì sao dân làng lại gắng bó với cây đa?
(?)Bạn Hà đã đóng tiền để làm gì? Vì sao Hà lại làm như vậy?
=> Bạn Hà đà đã góp tiền để chữa cho cây đa khỏi bệnh. Việc làm đó thể hiện tình yêu quê hương của Hà.
+ Theo dõi, lắng nghe.
+Thảo luận nhóm 2 em.
+ Trình bày ý kiến thảo luận, mời bạn nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: Luyện tập
Mt: nêu được những việc làm thể hiện tình yêu quê hương
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành bài tập 1: 
- GV lắng nghe HS trình bày và kết luận:
Đáp án: ( a), ( b), (c), (d ), ( e ) thể hiện tình yêu quê hương. 
(?)Qua truyện cây đa làng em chúng ta rút ra điều gì? 
=>Ghi nhớ. 
-HS thảo luận nhóm để hoàn thành bài tập 1:trình bày nội dung thảo luận- nhận xét bổ sung
-Vài hs đọc ghi nhớ SGK
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
Mt: Kể được những việc em đã làm thể hiện tình yêu quê hương
Yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm hiểu nội dung các ... nhấn mạnh tình cảm với người được tả.
+Đoạn b: kết bài theo kiểu mở rộng, sau khi tả bác nông dân, nói lên tình cảm với bác, rồi bình luận về vai trò của người nông dân đối với xã hội.
- 2 học sinh đọc đề bài, cả lớp đọc thầm, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
-Học sinh phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Mt: Viết được đoạn kết bài cho bài văn tả người theo 2 kiểu: mở rộng và không mở rộng
Bài 2:Yêu cầu học sinh đọc lại 4 đề bài tập làm văn ở bài tập 2 tiết “luyện tập tả người (Dựng đoạn mở bài)”.
- Giáo viên giúp học sinh hiều đúng yêu cầu đề bài:
+ Mỗi em hãy chọn cho mình đề bài tả người trong 4 đề bài đã cho.
+ Sau khi chọn đề bài, rồi viết kết bài theo kiểu mở rộng và kết bài theo kiểu không mở rộng.
-Giáo viên phát giấy cho 3, 4 học sinh làm bài.
-Giáo viên nhận xét, sửa chữa.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập.
-4 học sinh lần lượt tiếp nối nhau đọc 4 đề bài.
+ Tả người thân trong gia đình.
+ Tả một bạn cùng lớp.
+ Tả một ca sĩ đang biểu diễn.
+Tả một nghệ sĩ nào em thích.
- Lớp đọc thầm lại, suy nghĩ làm việc cá nhân.
-Học sinh nối tiếp nhau đọc kết quả làm bài. Cả lớp nhận xét, bổ sung, bình chọn người viết kết bài hay nhất.
3. Củng cố- dặn dò: Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm. Yêu cầu học sinh về nhà hoàn chỉnh kết bài đã viết vào vở. Chuẩn bị: “Ôn tập”.
KHOA HỌC
Tiết 38 : Sự biến đổi hóa học
I. Mục tiêu: 
Sau bài học, HS biết:
- Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hóa học.
	- Phân biệt sự biến đổi hóa học và sự biến đổi lí học.
	- Giáo dục học sinh cẩn thận đảm bảo an toàn khi làm thí nghiệm.
II. Đồ dùng dạy - học : GV: Tranh hình trang 78, 79, 80, 81 SGK phóng to. 1 thìa nhôm cán dài, 1 đèn cày, 1 ít đường trắng.
III. Hoạt động dạy và học: 
1.Bài cũ:
2.Bài mới: Giới thiệu bài - ghi đề 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Thí nghiệm
Mt:Làm thí nghiệm=> phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hóa học.
Gv tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm 4: làm thí nghiệm 1;TN 2 SGK
-Quan sát TN, thảo luận, ghi vào phiếu học tập: báo cáo kết quả. 
- GV tóm tắt lại các ý kiến của HS và chốt ý :
Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng
Giải thích hiện tượng
1) Đốt một tờ giấy.
Tờø giấy bị cháy thành than.
- Tờ giấy đã bị biến đổi thành một chất khác, không còn giữ được tính chất ban đầu.
2) Chưng đường trên ngọn lửa.
-Đường trắng ® vàng ® nâu sẫm, vị đắng ® cháy thành than. Trong quá trình chưng đường có khói bốc lên.
-Dưới tác dụng của nhiệt đường đã không giữ được t/c của nó nữa nó đã bị biến đổi thành chất khác
(?)Hiện tượng chất này biến thành chất khác tương tự như hai thí nghiệm trên gọi là gì?
=>Hiện tượng chất này biến thành chất khác gọi là sự biến đổi hóa học.
-HS thực hiện yc của GV theo nhóm. Đại diện nhóm lên trình bày kết quả sau khi thực hiện các thí nghiệm, lớp theo dõi nhận xét
bổ sung.
-Sự biến đổi hóa học.
Hoạt động 2: Phân biệt được sự biến đổi hóa học và sự biến đổi lí học.
Mt: Thảo luận phân biệt được sự biến đổi hóa học và sự biến đổi lí học.
Gv tổ chức cho học sinh quan sát các hình trong SGK trang 79 và thảo luận các câu hỏi: 
(?)Trường hợp nào có sự biến đổi hóa học? Tại sao bạn kết luận như vậy?
 (?)Trường hợp nào là sự biến đổi lí học? Tại sao bạn kết luận như vậy?
Cho đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung, giáo viên chốt ý
Hình
Nội dung từng hình
Biến đổi
Giải thích
Hình 2
Cho vôi sống vào nước.
Hóa học
Vôi sống khi thả vào nước đã không giữ được t/c của nó nữa, nó đã biến đổi thành vôi tôi dẻo quánh, kèm theo sự tỏa nhiệt.
Hình 3
Xé giấy thành những mảnh vụn.
Lí học
Giấy bị xé vụn nhưngvẫn giữ nguyên tính chất của nó, không bị biến đổi thành chất khác.
Hình 4
Xi măng trộn cát
Lí học
Xi măng trộn cát tạo thành hỗn hợp xi măng cát, tính chất của cát và t/c của xi măng vẫn giữ nguyên không đổi.
Hình 5
Xi măng trộn cát và nước
Hóa học
Xi măng trộn cát và nước sẽ tạo thành hỗn hợp chất mới được gọi là vữa xi măng. Tính chất của vữa xi măng hoàn toàn khác với t/c của 3 chất tạo thành nó là cát, xi măng và nước.
Hình 6
Đinh mới để lâu ngày thành đinh gỉ
Hóa học
Dưới tác dụng của hơi nước trong không khí, chiếc đinh bị gỉ, Tính chất của đinh gỉ khác hẳn t/c của đinh mới.
Hình 7
Thủy tinh ở thể lỏng sau khi được đổ thành các chai, lọ, để nguội trở thành thủy tinh ở thể rắn.
Lí học
Dù ở thể rắn hay thể lỏng, t/c của thủy tinh vẫn không thay đổi.
Kết luận: Sự biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là sự biến đổi hóa học.
(?)Vì sao ta không nên đến gần các hố vôi đang tôi? Vì nó tỏa nhiệt, có thể gây bỏng, rất nguy hiểm
- HS quan sát, làm việc theo nhóm bàn. 
-Đại diện nhóm trình bày, giải thích. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS tự trả lời theo hiểu biế
3.Củng cố- dặn dò: (?)Thế nào là sự biến đổi hóa học? Giáo viên nhận xét tiết học. 
TOÁN 
Tiết 95 : Chu vi hình tròn
I. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh nắm được quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn.
- Rèn học sinh biết vận dụng công thức để tính chu vi hình tròn.
- Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học.
II. Đồ dùng dạy - học: GV:	Bìa hình tròn có đường kính là 4cm.
III. Các hoạt động:
1.Bài cũ: 3 hs thực hành vẽ hình tròn có d= 6cm, 7cm; r= 4 cm 
 Giáo viên nhận xét chấm điểm.
2. Bài mới: Chu vi hình tròn.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn rút ra quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn
Mt:Quan quan sát, thực hành lăn hình tròn => quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn
-GV cho hs thực hành lăn hình tròn cắt sẵn trên thước đo cm, theo nhóm và nêu kết quả 
=> Chu vi hình tròn là độ dài của một đường tròn 
GV cho hs nhận thấy nếu hình tròn có đường kính = 4cm thì chu vi =12,5 -> 12,5 cm chính = lấy 4cm x 3,14
Nếu hình tròn có bán kính = 2 cm thì chu vi = 2 x 2 x 3,14
=>Nếu biết đường kính.
Chu vi = đường kính nhân với số 3,14
C = d ´ 3,14
(C là chu vi, d là đường kính hình tròn)
*Nếu biết bán kính.
Chu vi = bán kính nhân với 2 rồi nhân với số 3,14
C = r ´ 2 ´ 3,14
( r là bán kính hình tròn)
-Tổ chức 4 nhóm.
-2 nhóm lăn miếng bìa hình tròn hình tròn có bán kính = 2cm, 2 nhóm lăn hình trón có đường kính = 4cm trên thước đo cm và lần lượt nêu kết quả
Cả lớp nhận xét.
Học sinh lần lượt nêu quy tắc và công thức tìm chu vi hình tròn.
Hoạt động 2: Thực hành.
Mt: vận dụng công thức để tính chu vi hình tròn.
Bài 1:GV yc hs đọc bài tập 1
-HS tự làm bài, kiểm tra kết quả lẫn nhau
Bài 2: GV yc hs đọc bài tập
Bài 3: Chuyển về nhà làm 
-Hs đọc bài tập 1, tự làm bài, kiểm tra kết quả lẫn nhau
-3 hs lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét sửa bài
a)Chu vi hình tròn là:
0,6 x 3.14 = 1,884 (cm)
c) chu vi hình tròn là:
4/5= 0,8
0,8 x 3,14 = 2,512 (cm)
-Hs đọc bài tập2, tự làm bài, kiểm tra kết quả lẫn nhau
-3 hs lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét sửa bài
a)Chu vi hình tròn là:
2,75 x 2 x 3,14= 17,27 (cm)
b) Chu vi hình tròn là:
6,5 x 2 x 3,14= 40,82( dm)
c) Chu vi hình tròùn là:
½ = 0,5
0,5 x 2 x 3,14 = 3,14 (cm)
Hay ½ x 2 x 3,14 = 3,14 (cm)
3.Củng cố- dặn dò: - Học sinh lần lượt nêu quy tắc và công thức tìm chu vi hình tròn, biết đường kính hoặc bán kính . Nhận xét tiết học . Chuẩn bị: “ Luyện tập ”
KĨ THUẬT
Tiết 19 : Nuôi dưỡng gà
I.Mục tiêu
-Nắm được mục đích và ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
-Biết cách cho gà ăn uống
-Có ý thức nuôi dưỡng và chăm sóc gà.
II. Đồ dùng dạy- học: Hình ảnh minh hoạ theo nội dung SGK.
III.Các hoạt động dạy và học
1.Kiểm tra
 (?) Trình bày tác dụng của các loại thức ăn nhóm thức ăn cung cấp vi -ta- min thức ăn cung cấp chất đạm, chất khoáng và thức ăn tổng hợp nuôi gà?
2.Bài mới: GTB
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
Hoạt động: Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi gà.
Mt: Nắm được mục đích và ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà
-YC hs đọc thông tin mục I sgk, yc hs thảo luận nhóm nội dung câu hỏi sau:
(?) Nêu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà?
=> Nuôi dưỡng gà nhằm cung cấp nước và các chất dinh dưỡng cần thiết cho gà, gà được nuôi dưởng tốt sẽ lớn nhanh, sinh sản tốt...
-HS đọc thông tin, 
- Hs thảo luận nhóm trả lời yc của GV. Các nhóm nhận xét bổ sung
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách cho gà ăn uống.
Mt: Biết cách cho gà ăn uống đầy đủ, hợp vệ sinh
-GV cho HS đọc thông tin SGK, quan sát tranh trả lời các yc sau:
(?) Vì sao phải cho gà ăn đầy đủ, hợp vệ sinh?
(?) Vì sao phải cho gà uống đầy đủ, hợp vệ sinh?
-GV theo dõi giúp đỡ thêm cho các nhóm
-Đại diện các nhóm lần lượt trình bày nội dung thảo luận.
GV chốt ý
a) Cho gà ăn: đủsố lượng, chất lượng, hợp vệ sinh, tuỳ theo từng thời kì , mục đích nuôi, giống mà cho ăn cho hợp lí.
b) Cho gà uống: Phải thường xuyên cung cấp đủ nước, nước uống phải sạch...
=> Bài học
HS đọc thông tin, thảo luận nhóm trả lời yc của GV.Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm nhận xét bổ sung
-Cả lớp nhận xét, bổ sung
-HS đọc bài học 
3.Củng cố – Dặn dò: Nhận xét tiết học, vận dụng những điều đã học để áp dụng nuôi gà cho gia đình, chuẩn bị cho bài: Chăm sóc gàø.
Ban giám hiệu duyệt tuần 19 
Ngày 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_19_tran_van_sau.doc