Giáo án Lớp 5 - Tuần 2 - Phan Thị An

Giáo án Lớp 5 - Tuần 2 - Phan Thị An

TẬP ĐỌC

Nghìn năm văn hiến

I.Mục đích yêu cầu:

- Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.

 +Nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II. Chuẩn bị: GV : Nội dung bài ; Bảng phụ chép sẵn bảng thống kê để luyện đọc.

 HS : Đọc, tìm hiểu bài.

III. Các hoạt động dạy và học:

 1. Ổn định:

 2. Bài cũ: Gọi HS đọc bài: Quang cảnh làng mạc ngày mùa và trả lời câu hỏi.

 H.Nêu những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng?

 H.Những chi tiết nào về thời tiết và con người đã làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động ?

 H. Nêu đại ý của bài? - GV nhận xét ghi điểm.

 3. Bài mới:

- Giới thiệu bài: Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một địa danh nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội về một chứng tích nền văn hiến lâu đời của dân tộc ta. Bài đọc: Nghìn năm văn hiến sẽ cho ta biết thêm điều đó. – GV ghi đề lên bảng.

 

doc 42 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 12/02/2022 Lượt xem 130Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 2 - Phan Thị An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
Thứ 2/ 24/8 /2009
TẬP ĐỌC 
Nghìn năm văn hiến
I.Mục đích yêu cầu: 
- Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.
	+Nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Chuẩn bị: GV : Nội dung bài ; Bảng phụ chép sẵn bảng thống kê để luyện đọc.
 HS : Đọc, tìm hiểu bài.
III. Các hoạt động dạy và học:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ: Gọi HS đọc bài: Quang cảnh làng mạc ngày mùa và trả lời câu hỏi.
 H.Nêu những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng?
	 H.Những chi tiết nào về thời tiết và con người đã làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động ?
 H. Nêu đại ý của bài?	- GV nhận xét ghi điểm.
	3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một địa danh nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội về một chứng tích nền văn hiến lâu đời của dân tộc ta. Bài đọc: Nghìn năm văn hiến sẽ cho ta biết thêm điều đó. – GV ghi đề lên bảng.
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
HĐ 1: Luyện đọc:
- Gọi 1 HS khá (hoặc giỏi) đọc cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc thành tiếng đoạn văn (đoạn văn có thể chia làm 3 đoạn: đoạn đầu, đoạn bảng thống kê, đoạn cuối).
- Đọc nối tiếp nhau trước lớp (lặp lại 2 lượt). GV kết hợp giúp HS sửa lỗi cách đọc (phát âm) và kết hợp nêu cách hiểu nghĩa các từ: văn hiến, văn miếu, QuốcTử Giám, tiến sĩ, chứng tích.
 -Tổ chức cho HS đọc theo nhóm đôi và thể hiện đọc từng cặp trước lớp (lặp lại 2 lượt).
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu toàn bài.
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài:
-Yêu cầu HS đọc lướt đoạn đầu trả lời câu hỏi 1 – GV nhận xét chốt lại:
H: Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên điều gì?
(ngạc nhiên khi biết rằng từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ.Ngót 10 thế kỉ, tính từ khoa thi năm 1075 đến khoa thi cuối cùng vào năm 1919, các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ.)
-Yêu cầu HS đọc thầm bảng số liệu thống kê, phân tích bảng số liệu theo các mục sau: 
a)Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất? (triều Lê:104 khoa)
b)Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất? (triều Lê:1780 tiến sĩ).
-Y/c HS đọc lướt toàn bài trả lời câu hỏi 3-GV nhận xét chốt.
H: Bài văn giúp em hiểu gì về truyền thống văn hóa người Việt Nam?
( người Việt Nam ta có truyền thống coi trọng đạo học. Việt Nam là một đất nứơc có một nền văn hiến lâu đời )
- GV tổ chức HS thảo luận nêu đại ý của bài – GV chốt lại:
Đại ý: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm:
a)Hướng dẫn HS đọc từng đoạn:
 - Gọi một số HS mỗi em đọc mỗi đoạn theo trình tự , yêu cầu HS khác nhận xét cách đọc của bạn sau mỗi đoạn.
 - GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi đoạn.
b)Hướng dẫn chọn đọc diễn cảm đoạn 2:
- Treo bảng phụ hướng dẫn cách đọc: 
 Triều đại/ Lí/số khoa thi /6/ Số tiến sĩ /11/ Số trạng nguyên/0/
 - GV đọc mẫu đoạn 2 - Tổ chức HS đọc diễn cảm theo cặp.
 -Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV theo dõi uốn nắn (có thể kết hợp trả lời câu hỏi).
-1HS đọc, cả lớp lắng nghe đọc thầm theo sgk.
-HS thực hiện đọc nối tiếp, phát âm từ đọc sai; giải nghĩa một số từ.
-HS đọc theo nhóm đôi.
-HS theo dõi, lắng nghe.
-HS đọc lướt và trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung phần trả lời câu hỏi.
-HS đọc thầm và trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung phần trả lời câu hỏi.
-HS đọc thầm và trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung phần trả lời câu hỏi.
-HS thảo luận nêu đại ý của bài.
-HS đọc lại đại ý.
-HS đọc từng đoạn, HS khác nhận xét cách đọc.
-Theo dõi quan sát nắm cách đọc.
-HS đọc diễn cảm theo cặp.
HS thi đọc diễn cảm trước lớp. 
	4. củng cố: - Gọi 1 HS đọc toàn bài nêu đại ý.
	 - GV kết hợp giáo dục HS.
	5. Dặn dò: - Dặn HS về nhà đọc bài, trả lời lại được các câu hỏi cuối bài, chuẩn bị bài tiếp theo. Nhận xét tiết học.
______________________________________________
TOÁN :
Luyện tập
I.Mục tiêu:
	- Biết đọc, viết các phân số thập phân trên một đoạn của tia số. Biêt chuyển một phân số thành phân số thập phân.
II. Chuẩn bị: GV: Nội dung bài
	 	 HS: Tìm hiểu bài.
III. Hoạt động dạy và học:
	1. Ổn định: 
	2. Bài cũ: Gọi HS lên bảng làm bài – GV nhận xét chấm điểm.
	 Viết thành phân số thập phân: 
	3. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
-Giới thiệu bài.
- HĐ 1: Tìm hiểu yêu cầu các bài tập sgk/9.
-Yêu cầu HS đọc các bài tập 1, 2, 3, 4 sgk, nêu yêu cầu của bài và cách làm.
- GV chốt lại cách làm cho HS.
HĐ 2: Làm bài tập 1, 2, 3, 4 và chấm sữa bài:
- Yêu cầu HS thứ tự lên bảng làm, HS khác làm vào vở – GV theo dõi HS làm.
-Yêu cầu HS nhận xét bài, GV chốt lại cách làm:
Bài 1: Yêu cầu HS làm vào phiếu bài tập.
-GV nhận xét sửa sai.
Bài 2: Viết các phân số sau thành phân số thập phân:
 = = ; = = ; = = 
Bài 3: Viết các phân số sau thành phân số thập phân có mẫu số là 100:
= = ; = =;= = 
Bài 4: Điền dấu , =
 ; = ; > 
-Yêu cầu HS trả lời: phân số thập phân là phân số như thế nào?
(GV chốt: Phân số thập phân là phân số có mẫu số 10; 100; 1000; .)
HĐ 3: Làm bài tập 5.
-Gọi 1 em đọc bài, lớp đọc thầm.
-Yêu cầu HS tìm hiểu bài toán: Xác định cái đã cho, cái phải tìm và dạng toán nào đã học.
-Yêu cầu HS giải bài toán.
-GV nhận xét và chốt lại:
Bài 5: Bài giải 
Số học sinh giỏi toán là: 30 x = 9 (học sinh) 
Số học sinh giỏi Tiếng Việt là: 30 x = 6 (học sinh)
 Đáp số : 9 học sinh giỏi toán
 6 học sinh giỏi tiếng Việt
-HS đọc các bài tập 1, 2, 3, 4 sgk, nêu yêu cầu của bài và cách làm.
-HS thứ tự lên bảng làm, HS khác làm vào vở.
-Bài 2, HS làm vào phiếu bài tập, 1 em lên bảng làm.
Bài 2, một HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
-Bài 3, một HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
Bài 4, thứ tự 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
-HS trả lời, Hs khác bổ sung.
-1 em đọc bài, lớp đọc thầm.
-Tìm hiểu và xác dạng toán đã học.
-1 em lên bảng làm, lớp làm vào vở.
	4. Củng cố: -Yêu cầu HS trả lời: Phân số thập phân là phân số như thế nào?
	5. Dặn dò: Về nhà làm bài ở vở BT toán , chuẩn bị bài tiếp theo.
______________________________________
ĐẠO ĐỨC :
Em là học sinh lớp 5 (Tiết 2) 
I.Mục đích, yêu cầu :
-HS tự rèn luyện cho mình kĩ năng đề ra mục tiêu và phấn đấu đạt mục tiêu đề ra, có ý thức phấn đấu vươn lên về mọi mặêt để xứng đáng là học sinh lớp 5.
-Có kỹ năng nhận thức về những mặt mạnh và mặt yếu cần khắc phục. Biết đặt mục tiêu và kế hoạch phấn đấu trong năm học.
- Giáo dục HS tình yêu và trách nhiệm đối với trường, lớp.
II.Chuẩn bị:
 -GV : Phân công theo tổ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ nói về chủ đề trường lớp.
 -HS : Xem nội dung bài. Bảng kế hoạch phấn đấu cá nhân.
III.Các hoạt động dạy và học :
1.Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp.
2. Bài cũ: Gọi HS trả lời câu hỏi – GV nhận xét .
H. HS khối 5 có gì khác so với HS các khối lớp khác trong trường? 
H: Bản thân em phải làm gì để xứng đáng là HS lớp 5? 
3.Bài mới: 
	-GV gới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học.
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động học của trò
HĐ1: Thảo luận kế hoạch phấn đấu trong năm học.
-GV kiểm tra bản kế hoạch phấn đấu của cá nhân
- Yêu cầu HS h/đ theo nhóm 2 em, trình bày về kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này về: Đạo đức, học tập, các hoạt động khác của mình, cho bạn cùng nghe. (Nếu HS còn lúng túng GV gợi ý: bản thân thấy có những thuận lợi, khó khăn gì? Những người có thể giúp đỡ cho bản thân các em khác phục những khó khăn?)
-Tổ chức cho HS trình bày kế hoạch phấn đấu trong năm học của bản thân trước lớp theo dõi, bổ sung cho kế hoạch của bạn. 
- GV nhận xét chung và kết luận: Để xứng đáng là HS lớp 5, chúng ta cần phải quyết tâm phấn đấu, rèn luyện một cách có kế hoạch.
HĐ2 :Kể chuyện về các tấm gương HS lớp 5 gương mẫu.
- Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân, kể về các học sinh lớp 5 gương mẫu trong lớp, trường, khu phố em
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm cả lớp về những điều có thể học tập từ các tấm gương đó? Yêu cầu các nhóm trình bày, lớp theo dõi bổ sung. 
- GV kết luận: Chúng ta cần học tập theo các gương tốt của bạn bè để mau tiến bộ.
HĐ3: Hát múa, đọc thơ, giới thiệu tranh vẽ về chủ đề trường em.
- Yêu cầu học sinh thực hiện theo khối giới thiệu tranh ảnh hoặc các hoạt động do học sinh khối 5 của trường đã đạt được những thành tích cao (Giải nhất thi đố vui ôn luyện, giải nhất thi văn nghệ)
 - Yêu cầu học sinh các nhóm trình bày các tiết mục văn nghệ ca ngợi về trường, lớp.
- GV nhận xét và kết luận: Chúng ta rất tự hào là học sinh lớp 5; rất yêu quý và tự hào về trường mình, lớp mình. Đồng thời, chúng ta càng thấy rõ trách nhiệm phải học tập, rèn luỵên tốt để xứng đáng là HS lớp 5; xây dựng lớp trở thành lớp tốt, trường ta trở thành trường tốt. 
-HS hoạt động theo nhóm 2 em, trình bày về kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học với các bạn trong nhóm.
-5 học sinh hiện trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung
-Học sinh hoạt động cá nhân kể trước lớp.
-Học sinh thảo luận theo nhóm 2. Lớp theo dõi, bổ sung.
-Thực hiện theo nhóm đã chuẩn bị, cử người giới thiệu.
-Cá nhân trong nhóm thực hiện.
Theo dõi, rút kinh nghiệm.
4.Củng cố: 
- GV nhận xét tuyên dương những điểm mà học sinh thực hiện tốt và nhắc nhở thêm
 những mặt còn thiếu sót để xứng đáng là học sinh lớp 5.
5.Dặn dò: 
- Dặn học sinh thực hiện theo nhóm đóng phân vai tiểu phẩm “ Chuyện của bạn Đức”.
TẬP ĐỌC 
SẮC MÀU EM YÊU
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
 - Đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tha thiết.
 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa bài thơ: Tình yêu quê hương, đất nước với những sắc màu, những con người và sự vật đáng yêu của bạn nhỏ.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc lòng những khổ thơ em thích).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 Nội dung bài ; Tranh minh họa cảnh vật và con người có nhiều màu sắc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định:
 2. Bài cũ: Gọi HS đọc bài: Nghìn năm văn hiến và trả lời câu hỏi.
 + Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên điều gì? 
 +Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi và tiến sĩ nhất?
 + Nêu đại ý của bài?
 3. Bài mới:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
- Giới thiệu bài- ghi đề lên bảng.
HĐ 1: Luyện đọc:
+ Gọi 1 HS đọc cả bài trước lớp.
+Yêu cầu HS đọc thành tiếng bài thơ ( theo từng khổ thơ)
 - Đọc nối tiếp nhau trước lớp (lặp lại 2 lượt). GV kết hợp giúp HS sửa lỗi cách đọc (phát âm). 
 - Tổ chức cho HS đọc theo nhóm đôi và thể hiện đọc từng cặp trước lớp (lặp lại 2 lượt).
- Gọ ... nhóm.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả – GV nhận xét tuyên dương nhóm làm bài đúng nhất.
-Yêu cầu nêu: Tác dụng của bảng thống kê.
- HS đọc y/cầu bài tập 1
a. Nhắc lại các số liệu thống kê trong bài:
- Từ 1075 đến 1919, số khoa thi ở nước ta: 185, số tiến sĩ: 2896.
- Số khoa thi, số tiến sĩ và trạng nguyên của từng triều đại.
Triều đại
Số 
khoa thi
Số
 tiến sĩ
 Số
trạng nguyên
Lý
6
11
 0
Trần
14
51
 9
Hồ
2
12
 0
Lê
104
1780
 27
Mạc
21
484
 10
Nguyễn
38
558
 0
- Số bia và số tiến sĩ có tên khắc trên bia còn lại cho đến ngày nay: số bia – 82, số tiến sĩ có tên khắc trên bia – 1306.
b. Các số liệu thống kê được trình bày dưới 2 hình thức:
- Nêu số liệu và lập bảng số liệu.
c. Tác dụng của các số liệu thống kê: 
- Giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin, dễ so sánh.
- Tăng sức thuyết phục cho nhận xét về truyền thống văn hiến lâu đời của nước ta.
- 1 HS đọc đề bài – xác định yêu cầu bài tập.
- HS TLN 4
- Đại diện các nhóm lên trình bày KQ.
 + Giúp ta thấy rõ kết quả, đặc biệt là kết quả có tính so sánh.
Tổ
Số học sinh
Học sinh nữ
Học sinh nam
HS giỏi, tiên tiến
Tổ 1
Tổ 2
Tổ 3
Tổng số học sinh 
trong lớp
 3/Củng cố- Dặn dò: 
 - GV nhắc HS nhớ cách lập bảng thống kê. Để chuẩn bị bị cho tiết tập làm văn sau: Nhớ lại hoặc quan sát một cơn mưa và ghi lại những điều quan sát được.
 - GV nhận xét tiết học.
Thứ tư, ngày 2 / 9/ 2009
KỂ CHUYỆN 
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về một anh hùng, danh nhân của nước ta.
 I. MỤC TIÊU:
 - Chọn được một chuyện viết về anh hùng, danh nhân của nước ta và kể lại được rõ ràng, đủ ý.
 - Hiểu nội dung chính và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 Một số sách, truyện, bài báo về các vị anh hùng, danh nhân của đất nước,
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1/ Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi 2 HS kể nối tiếp câu chuyện: Lý Tự Trọng trước lớp và nêu ý nghĩa câu chuyện.
 - GV nhận xét ghi điểm.
 2/ Bài mới:
 GV giới thiệu bài: Hôm trước các em đã biết về cuộc đời người anh hùng Lí Tự Trọng. Tiết kể chuyện hôm nay các em sẽ kể về những chuyện mình sưu tâm được về các anh hùng danh nhân khác của đất nước.- GV ghi đề bài lên bảng.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ 1: Tìm hiểu đề:
- Gọi 1 em đọc đề bài.
H: Đề bài yêu cầu gì? (kể chuyện). Câu chuyện đó ở đâu? (được nghe hoặc đã đọc).Câu chuyện nói về điều gì? (các vị anh hùng hoặc danh nhân nước ta). – GV kết hợp gạch chân dưới các từ trọng tâm ở đề bài 
- Yêu cầu HS nêu cách hiểu của mình về “anh hùng, danh nhân” và kể một số anh hùng, danh nhân mà em biết?
(Anh hùng người dũng cảm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, danh nhân người có danh tiếng có công trạng đối với đất nước.)
HĐ 2: Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Yêu cầu 1HS đọc gợi ý 1;2 SGK/18, cả lớp đọc thầm và nêu câu chuyện mà mình chọn -Yêu cầu HS đọc gợi ý 3. Cả lớp đọc thầm và trả lời:
H: Em hãy nêu trình tự kể một câu chuyện? 
- GV chốt: 
 * Giới thiệu câu chuyện (tên câu chuyện, tên nhân vật chính trong chuyện). 
 * Kể diễn biến câu chuyện (kể theo trình tự từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc). 
 * Nêu suy nghĩ của em về câu chuyện (hay nhân vật chính trong chuyện).
-GV chia HS theo nhóm 2 em kể chuyện cho nhau nghe sau đó trao đổi ý nghĩa của câu chuyện.
-Tổ chức cho đại diện nhóm thi kể trước lớp – GV định hướng cho HS nhận xét, tính điểm theo các tiêu chuẩn:
 + Nội dung câu chuyện có hay, mới và hấp dẫn không?
 + Cách kể (giọng điệu cử chỉ).
 + Khả năng hiểu câu chuyện của người kể.
-Khi mỗi HS kể xong chuyện, GV yêu cầu HS nêu ý nghĩa câu chuyện hoặc trao đổi giao lưu cùng các bạn bằng cách: đặt câu hỏi cho bạn trả lời hay trả lời câu hỏi của bạn, hay câu hỏi của cô giáo.
-Tổ chức cho HS bình chọn bạn có câu chuyện hay; bạn kể chuyện hấp dẫn; bạn đặt câu hỏi thú vị.
- 1 HS đọc đề bài – cả lớp đọc thầm.
- HS trả lời các nhân, HS khác bổ sung.
- HS nêu cách hiểu của mình về “anh hùng, danh nhân”, HS khác bổ sung.
- 1HS đọc gợi ý 1;2 SGK/18, cả lớp đọc thầm và nêu câu chuyện mà mình chọn.
- HS đọc gợi ý 3. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung.
- HS kể chuyện theo nhóm 2 em, trao đổi ý nghĩa của câu chuyện.
- HS thi kể chuyện trước lớp.
- HS đặt câu hỏi trao đổi giao lưu, yêu cẩu bạn trả lời.
- HS bình chọn bạn có câu chuyện hay; bạn kể chuyện hấp dẫn; đặt câu hỏi thú vị.
 3. Củng cố . Dặn dò:
-Yêu cầu HS nhắc lại một số câu chuyện mà các bạn đã kể trong giờ học.
- Về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân nghe.
- GV nhận xét giờ học
KHOA HỌC
CƠ THỂ CHÚNG TA ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
I. MỤC TIÊU:
 Biết cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa tinh trùng của bố và trứng của mẹ
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - GV: Nội dung bài ; Phiếu học tập, câu hỏi thảo luận. Tranh minh hoạ
 - HS: Tìm hiểu bài. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1/ Kiểm tra bài cũ: 
 - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
H: Hãy nêu những điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học?
H: Hãy nói về vai trò của phụ nữ?
H: Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ?
 - GV nhận xét và ghi điểm cho từng học sinh.
 2/ Bài mới:GV giới thiệu bài: 
 Ở tiết học trước ta đã biết cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng. Nếu trứng gặp tinh trùng thì người nữ có khả năng mang thai và sinh con.Vậy quá trình thụ tinh diễn ra như thế nào? Sự phát triển của bào thai ra sao? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 
 – GV ghi đề lên bảng.
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
HĐ 1: Tìm hiểu về quá trình hình thành cơ thể.
MT:Học sinh biết được một số từ khoa học: thụ tinh, hợp tử, phôi, bào thai.
- HS làm việc cá nhân trên phiếu học tập:
- Nhận xét tiết học,
* Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
1/Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi người?
 a/ Cơ quan tiêu hoá c/Cơ quan tuần hoàn
 b/ Cơ quan hô d/ Cơ quan sinh dục. 
2/Cơ quan sinh dục nam có khả năng gì ?
 a/ Tạo ra trứng b/ Tạo ra tinh trùng.
3/Cơ quan sinh dục nữ có khả năng gì?
 a/ Tạo ra trứng b/ Tạo ra tinh trùng.
- GV yêu cầu một học sinh lên bảng làm bài. GV nhận xét chữa bài và hỏi thêm: Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?
- GV nhận xét và chốt lại:
* Cơ thể người được hình thành từ một tế bào trứng của mẹ kết hợp với tinh trùng của bố. Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng được gọi là sự thụ tinh.
* Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử.
* Hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai, sau khoảng 9 tháng có trong bụng mẹ em bé sẽ được sinh ra.
- GV yêu cầu học sinh đọc phần bạn cần biết thứ nhất.
HĐ2: Tìm hiểu khái quát về quá trình thụ tinh.
-Yêu cầu nhóm 2 em thảo luận nội dung sau: 
* Quan sát hình1, sơ đồ quá trình thụ tinh và đọc các chú thích để tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào. 
-Yêu cầu đại diện nhóm trình bày, GV nhận xét và chốt lại:
 HĐ3:Tìm hiểu về các giai đoạn phát triển của thai nhi.
MT: Học sinh nắm được quá trình phát triển của thai nhi.
-Yêu cầu HS quan sát hình 1,2,3,4 SGK và trả lời nội dung:
Trong các hình 1,2,3,4 SGK, hình nào cho biết thai nhi được 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, khoảng 9 tháng?
- GV yêu cầu HS trả lời, GV nhận xét và chốt lại
+ Hình 5: Thai được 5 tuần.
+ Hình 3: Thai được 8 tuần.
+ Hình 4: Thai được 3 tháng.
+ Hình 2: Thai được khoảng 9 tháng.
- GV có thể y/cầu HS giải thích thêm vì sao em biết như vậy?
- GV kết hợp lời giải thích của HS để mô tả đặc điểm của thai nhi qua từng thời điểm được chụp trong ảnh:
- Học sinh làm việc cá nhân trên phiếu học tập.
- Học sinh đổi phiếu chấm chéo.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh đọc
- Học sinh lắng nghe.
-Học sinh thảo luận nhóm bàn.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Lớp bổ sung nhận xét.
Hình 1a: Các tinh trùng gặp trứng.
Hình 1b: Một tinh trùng đã chui được vào trong trứng.
 Hình 1c: Trứng và tinh trùng đã kết hợp với nhau để tạo thành hợp tử.
- Học sinh nêu ý kiến cá nhân.
+ Khi thai được 5 tuần ta nhìn thấy hình dạng của đầu và mắt nhưng chưa có hình dạng của người, vẫn còn một cái đuôi.
 +Khi thai được 8 tuần đã có hình dạng của một con người, đã nhìn thấy mắt, tai, tay và chân nhưng tỷ lệ giữa đầu, thân và chân tay chưa cân đối. Đầu rất to.
+Khi thai được 3 tháng, đã có đầy đủ các bộ phận của cơ thể cân đối hơn so với giai đoạn thai 8 tuần.
+Thai được khoảng 9 tháng đã là một cơ thể người hoàn chỉnh.
 Hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai. Đến tuần thứ 12 (tháng thứ 3) thai đã có đầu đủ các cơ quan của cơ thể và có thể coi là một con người. Đến khoảng tuần thứ 20 (tháng thứ 5), bé thường xuyên cử động và cảm nhận được tiếng động ở bên ngoài Sau khoảng 9 tháng ở trong bụng mẹ, em bé sẽ được sinh ra.
 3. Củng cố – Dặn dò:
 - Gọi 1 em đọc mục: Bạn cần biết.
 - Dặn HS đọc nội dung: Bạn cần biết, xem trước bài 5.
 - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS và những nhóm tham gia xây dựng bài.
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 2
I. MỤC TIÊU:
 - Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới.
 - HS biết nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
 - Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. CHUẨN BỊ: 
 Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên.
III. TIẾN HÀNH SINH HOẠT LỚP:
 1/ Nhận xét tình hình lớp trong tuần 2
 - Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt.
 - Các tổ trưởng lần lượt nhận xét, đánh giá và tổng kết hoạt động của tổ mình.
 - Ý kiến của các thành viên 
 - GV đánh giá chung:
 a) Nề nếp : Đi học chuyên cần, đúng giờ, duy trì sinh hoạt 15 phút, bao bọc sách vở tương đối sạch sẽ, đẹp.
 b) Đạo đức :
 - Đa số các em ngoan, lễ phép.
 - Vệ sinh cá nhân, lớp sạch sẽ.
 - Không có hiện tượng chửi tục, gây gỗ đánh nhau.
 - Vẫn còn nói chuyện riêng, không tập trung trong giờ học 
 c)Học tập : Một số học sinh kỹ năng tính toán chậm 
 - Học bài, làm bài trước khi tới lớp.
 - Tinh thần xây dựng bài còn hạn chế. 
 - Một số em còn viết chữ xấu, làm bài cẩu thả.
 d)Công tác khác :
 - Tham gia tập thể dục giữa đầy đủ.
 - Tham gia SH Đội khá tốt, ban chỉ huy chi đội làm việc tích cực.
 2/ Phương hướng tuần 3 :
 - Duy trì tốt mọi nề nếp đã quy định.
 - Phát huy mặt tốt, nhanh chóng khắc phục những mặt chưa đạt.
 - Phân công tập huấn, sinh hoạt đội đều đặn, đảm bảo nội dung.
 - Phát động phong trào “Hoa điểm10”.
 - Xây dựng đôi bạn cùng tiến, đôi bạn điểm 10.
 - Duy trì phong trào rèn chữ, giữ vở, phụ đạo HS yếu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_2_phan_thi_an.doc