TOÁN
Tiết 111: XĂNG-TI-MÉT KHỐI. ĐỀ-XI-MÉT KHỐI
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối; đọc và viết đúng các số đo.
- Nhận biết được mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
- Biết giải một số bài tập có liên quan tới xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng dạy học toán 5.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Kiểm tra bài cũ: (4’)Yêu cầu hs giải bài toán:
1cm 1cm
a.Hình hộp chữ nhật A gồm .
hình lập phương nhỏ
TUẦN 23: Thứ hai ngày 23 tháng 02 năm 2009 Soạn ngày 21 tháng 02 năm 2009 ĐẠO ĐỨC: TIẾT 23 : EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh biết quốc tịch của em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế. Học sinh có những hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và sự phát triển kinh tếcủa Tổ quốc Việt Nam. Học sinh có thái độ quan tâm đến sự phát triển của đất nước, tự hào về truyền thống và con người Việt Nam, về nền văn hoá và lịch sử dân tộc Việt Nam. Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : SGK Đạo đức 5. Tranh ảnh, băng hình về tổ quốc Việt Nam. Băng cas-set bài hát “Việt Nam quê hương tôi”. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : Khởi động : Kiểm tra bài cũ :4’ Gv kiểm tra nội dung bài học của tiết trước. Bài mới : TIẾT 1 : - Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học T.gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 8’ 7’ 8’ 5’ Hoạt động 1 : Phân tích thông tin ở trang 28, SGK. Giáo viên treo một số tranh ảnh về cầu Mỹ Thuận, Thành phố Huế, phố cổ Hội An, Mĩ Sơn, Vịnh Hạ Long, yêu cầu học sinh quan sát và hỏi : Các em có nhận ra các hình ảnh có trong thông tin vừa đọc không? Ai có thể giới thiệu cho các bạn rõ hơn về các hình ảnh này? Giáo viên giới thiệu bổ sung thêm, nếu cần thiết. Giáo viên kết luận : Tổ quốc chúng ta là Việt Nam, chúng ta rất yêu quí và tự hào về Tổ quốc mình, tự hào mình là người Việt Nam. Đất nước ta còn nghèo, vì vậy chúng ta phải cố gắng học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng Tổ quốc. Hoạt động 2 : làm việc cá nhân Giáo viên nêu yêu cầu bài tập1. Giáo viên tóm tắt lại : Quốc kì Việt Nam là lá cờ đỏ ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam,là danh nhân văn hoá thế giới. Văn Miếu nằm ở thủ đô Hà Nội, là trường đại học đầu tiên ở nước ta. Áo dài Việt Nam là một nét văn hoá truyền thống đẹp của dân tộc ta. Hoạt động 3 :làm việc theo nhóm Giáo viên mời đại diện mỗi nhóm trình bày về một mốc thời gian hoặc sự kiện. Giáo viên kết luận : 2/9/1945 là ngày chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên nôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Từ đó, ngày 2/9 được lấy làm ngày Quốc khánh nước ta. 7/5/1954 : ngày chiến thắng Điện Biên Phủ. 30/4/1975 : ngày giải phóng miền Nam. Quân giải phóng chiếm Dinh Độc lập, ngụy quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng. Ải Chi Lăng : thuộc Lạng Sơn, nơi Lê Lợi đánh tan quân Minh. Sông Bạch Đằng : gắn với chiến thắng của Ngô Quyền chống quân Nam Hán và nhà trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. Là người Việt Nam, chúng ta cần biết các mốc thời gian và địa danh gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc . Hoạt động 4 : Nghe băng bài hát “Việt Nam – quê hương tôi” Giáo viên yêu cầu : Bây giờ cô sẽ mời cả lớp cùng nghe băng và cho biết : Tên bài hát là gì? Nội dung bài hát nói lên điều gì? Giáo viên tiếp tục : vậy qua các hoạt động trên, các em có thể rút ra được điều gì? Học sinh đọc các thông tin trong SGK, trang 28. Một số học sinh lên bảng giới thiệu từng bức tranh, ảnh. Học sinh đọc lại thông tin một lần nữa và thảo luận 2 câu hỏi trang 29, SGK. Học sinh trả lời các câu hỏi : Nước ta còn có những khó khăn gì? Em có suy nghĩ gì về những khó khăn đó của đất nước? Chúng ta có thể làm gì để góp phần giải quyết những khó khăn đó? Học sinh làm bài tập 1, SGK. Học sinh làm bài tập cá nhân. Trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh. Một số học sinh trình bày trước lớp : nói và giới thiệu về Quốc kì Việt Nam, về Bác Hồ, về Văn Miếu, về áo dài Việt Nam. Học sinh thảo luận nhóm bài tập 2, SGK. Học sinh thảo luận nhóm. Các nhóm khác hỏi,nhận xét, bổ sung. Học sinh nghe băng và thảo luận Học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK. Hoạt động tiếp nối : Tìm hiểu một thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong những năm gần đây. Sưu tầm các bài hát bài thơ ca ngợi đất nước Việt Nam 4. Củng cố, dặn dò :3’ - GV tổng kết bài - GV nhận xét tiết học Tập đọc: tiết 45 PHÂN XỬ TÀI TÌNH I.MỤC TIÊU: Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng hồi hộp, hài hứng, thể hiện được niềm khâm phục của người kể chuyện về tài xử kiện của ông quan án. Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án. II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Tranh minh họa bài đọc trong SGK. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Các bước Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiểm tra bài cũ 4’ Kiểm tra 2 HS Nhận xét, ghi điểm Đọc thuộc lòng bài Cao Bằng + trả lời câu hỏi Bài mới 1 Giới thiệu bài GV giới thiệu bài HS lắng nghe 2 Luyện đọc 11’ – 12’ HĐ 1: Cho 2 HS đọc bài HĐ 2: Cho HS đọc đoạn nối tiếp GV chia 3 đoạn Cho HS đọc đoạn + đọc từ ngữ khó Đọc chú giải HĐ 3: Cho HS đọc theo nhóm Cho HS đọc cả bài HĐ 4: Đọc diễn cảm cả bài thơ một lượt 2 HS nối tiếp nhau đọc HS đánh dấu trong SGK Đọc đoạn + từ ngữ khó 1 HS đọc HS đọc theo nhóm HS đọc cả bài 3 Tìm hiểu bài 10’ – 11’ Đoạn 1: Cho HS đọc + Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì? Đoạn 2: Cho HS đọc + Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp? + Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp? Đoạn 3: Cho HS đọc + Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy chộm tiền nhà chùa? + Vì sao quan án lại dùng cách trên? GV chốt lại: Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên dễ lộ mặt + Quan án phá được các vụ án nhờ đâu? + Câu chuyện nói lên điều gì? 1 HS đọc to, lớp đọc thầm HS trả lời 1 HS đọc to, lớp đọc thầm HS trả lời 1 HS đọc to, lớp đọc thầm HS trả lời 1 HS đọc to, lớp đọc thầm HS trả lời HS trả lời HS lắng nghe HS trả lời HS trả lời 4 Đọc diễn cảm 5’ – 6’ Cho HS đọc phân vai. Đưa bảng phụ đã chép sẳn đoạn văn cần luyện đọc và hướng dẫn HS đọc Cho HS thi đọc Nhận xét + khen nhóm đọc tốt HS đọc phân vai HS Đọc theo hướng dẫn của GV HS thi đọc Lớp nhận xét 5 Củng cố, dặn dò 2’ Nhận xét tiết học Yêu cầu HS tìm đọc những truyện về xử án. Dặn HS kể câu chuyện cho người thân nghe HS lắng nghe HS thực hiện TOÁN Tiết 111: XĂNG-TI-MÉT KHỐI. ĐỀ-XI-MÉT KHỐI I. Mục tiêu: Giúp HS: Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối; đọc và viết đúng các số đo. Nhận biết được mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối. Biết giải một số bài tập có liên quan tới xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối. II. Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng dạy học toán 5. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1.Kiểm tra bài cũ: (4’)Yêu cầu hs giải bài toán: 1cm 1cm a.Hình hộp chữ nhật A gồm . hình lập phương nhỏ. b. Hình lập phương B gồm hình lập phương nhỏ. Thể tích hình lập phương B ( Hình A) (Hình B) .. thể tích hình hộp chữ nhật A. - Sửa bài, nhận xét việc kiểm tra bài cũ. 2.Bài mới: * Giới thiệu bài mới: (1’) T.gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 15’ 13’ 02’ HĐ 1: Hình thành biểu tượng về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối. GV giới thiệu lần lượt từng hình lập phương cạnh 1dm và 1cm để Hs quan sát, nhận xét. Từ đó, GV giới thiệu về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối. Yêu cầu 1 số Hs nhắc lại. GV đưa hình vẽ để Hs quan sát, nhận xét và tự rút ra được mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối. GV kết luận về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối, cách đọc, cách viết về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối và mối quan hệ giữa hai đơn vị này. HĐ 2: Thực hành. Bài 1/116:Rèn kĩ năng đọc, viết đúng các số đo. Yêu cầu Hs làm bài vào vở. Chấm, sửa bài, nhận xét. Bài 2/117:Củng cố mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối. Yêu cầu Hs làm bài vào vở. GV chấm, chữa bài, nhận xét. Yêu cầu Hs nêu cách tính. HĐ 3: Củng cố, dặn dò. Yêu cầu Hs nêu: Xăng-ti-mét khối là gì? Đề-xi-mét khối là gì? Mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối. GV nhận xét tiết học Quan sát, nhận xét, lắng nghe và nhắc lại. Quan sát, nhận xét, rút ra mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối. Lắng nghe và nhắc lại. Hs làm bài vào vở. Nhận xét. Hs làm bài vào vở. Nhận xét. Trả lời. Thứ ba ngày 24 tháng 02 năm 2009 Soạn ngày 22 tháng 02 năm 2009 Chính tả (Nhớ - viết) Tiết 23 CAO BẰNG I.MỤC TIÊU: Nhớ – viết đúng chính tả 4 khổ thơ đầu của bài thơ Cao Bằng. Viết hoa đúng các tên người, tên địa lí Việt Nam. II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Bảng phụ hoặc giấy khổ lớn. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Các bước Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiểm tra bài cũ 4’ Kiểm tra 1 HS. Nhận xét, cho điểm HS lên bảng viết Bài mới 1 Giới thiệu bài 1’ GV giới thiệu bài HS lắng nghe 2 Viết chính tả 20’ – 22’ HĐ 1: Hướng dẫn chính tả Cho HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ HĐ 2: Cho HS viết chính tả Nhắc HS cách trình bày bài chính tả theo khổ thơ, mỗi dòng 5 chữ. Viết hoa tên riêng HĐ 3: Chấm, chữa bài Đọc toàn bài một lượt Chấm 5 ® 7 bài Nhận xét chung 1 HS đọc thuộc lòng + lớp lắng nghe, nhận xét HS gấp SGK, viết chính tả HS tự soát lỗi Đổi vở cho nhau sửa lỗi 3 Làm BT 8’ – 10’ HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT2: Cho HS đoc yêu cầu BT2 + đọc 3 câu a, b, c GV giao việc Cho HS làm bài (đưa bảng phụ cho HS làm) Nhận xét + chốt lại kết quả đúng HĐ 2: Hướng dẫn HS làm BT3: Cho HS đọc yêu cầu BT + đọc bài thơ Cửa gió Tùng Chinh. GV giao việc Cho HS làm bài Nhận xét + chốt lại kết quả đúng 1 HS đọc to, lớp đọc thầm Lắng nghe HS làm bài Lớp nhận xét 1 HS đọc to, lớp đọc thầm HS lắng nghe HS làm bài cá nhân Lớp nhận xét 4 Củng cố, dặn dò 2’ Nhận xét tiết học Nhắc HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. HS lắng nghe HS thực hiện Kể chuyện: tiết 23 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I.MỤC TIÊU: Rèn kỹ năng nói: Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh. Hiểu câu chuyện, biết trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. Rèn kỹ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét được lời kể của bạn. II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Bảng lớp viết đề bài. Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện Một số sách truyện về nội dung bài học. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Các bước Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiểm tra bài cũ 4’ Kiểm tra 2 HS Nhận xét, cho điểm Kể chuyện + trả lời câu hỏi Bài mới 1 Giới thiệu bài 1’ GV giới thiệu bài HS lắng nghe 2 Hướng dẫn ... iếu cho các nhóm Cho HS trình bày kết quả Nhận xét + chốt lại kết quả đúng HĐ 3: Hướng dẫn HS làm BT3: 11’ (Cách tiến hành tương tự BT1) 1 HS đọc to, lớp đọc thầm Lắng nghe Làm bài Lớp nhận xét 1 HS đọc to, lớp đọc thầm Lắng nghe Làm bài Trình bày Lớp nhận xét 3 Củng cố, dặn dò 2’ Nhận xét tiết học Dặn HS nhớ những từ ngữ mới các em vừa được mở rộng. Dặn HS về nhà giải nghĩa 3 từ vừa tìm được ở BT3. HS lắng nghe HS thực hiện TOÁN Tiết 114: THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT I. Mục tiêu: Giúp HS: Có biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật . Tự tìm ra được cách tính và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật. Biết vận dụng công thức để giải một số bài tập có liên quan. II. Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng dạy học toán 5. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Kiểm tra bài cũ: (4’)Yêu cầu hs: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 903,477895m3 =.dm3 =cm3 16,653m3 = m3 = dm3 1278465000cm3 = . dm3 - Sửa bài, nhận xét việc kiểm tra bài cũ. Luyện tập: * Giới thiệu bài mới: (1’) T.gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 15’ 18’ 02’ HĐ 1: Hình thành biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật. -GV giới thiệu mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật và khối lập phương xếp trong hình hộp chữ nhật. Yêu cầu Hs quan sát. -GV đặt câu hỏi gợi ý để Hs nhận xét, rút ra được quy tắc tính thể tích của hình hộp chữ nhật (đồng thời có được biểu về thể tích của hình hộp chữ nhật ). -Yêu cầu Hs giải một bài toán cụ thể về thể tích của hình hộp chữ nhật. -Yêu cầu Hs nêu lại quy tắc và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật . HĐ 2: Thực hành Bài 1/121: - GV gọi Hs đọc yêu cầu đề. - Yêu cầu Hs làm bài vào vở. - GV sửa bài, nhận xét và cho điểm. Bài 2/121: - GV Yêu cầu Hs quan sát hình vẽ khối gỗ. GV nêu câu hỏi: “Muốn tính được thể tích khối gỗ ta có thể làm như thế nào?” -Yêu cầu Hs thảo luận nhóm đôi để nêu hướng giải. -Yêu cầu Hs làm bài vào vở. - Chấm, sửa bài, nhận xét. Bài 3/121: -Yêu cầu Hs quan sát bể nước trước và sau khi bỏ hòn đá vào và nhận xét. -GV nhận xét các ý kiến của Hs và kết luận: lượng nước dâng cao hơn ( so với khi chưa bỏ hòn đá vào bể) là thể tích của hòn đá. -Yêu cầu Hs làm bài vào vở. -Chấm, sửa bài, nhận xét. HĐ 3: Củng cố, dặn dò. -Yêu cầu Hs nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật. - Nhận xét tiết học -Quan sát. -Nhận xét, rút ra quy tắc. -Giải bài toán. -Nêu lại quy tắc và công thức. -Đọc đề. -Làm bài vào vở. -Nhận xét. -Quan sát, trả lời. -Thảo luận nhóm đôi. -Làm bài vào vở. -Nhận xét. -Quan sát, nhận xét. -Lắng nghe. -Làm bài vào vở. -Nhận xét. -Trả lời. Thứ sáu ngày27 tháng 02 năm 2009 Soạn ngày 25 tháng 02 năm 2009 Luyện từ và câu: tiết 46 NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ I. MỤC TIÊU: Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện sự tăng tiến. Biết tạo ra câu ghép mới thể hiện quan hệ tăng tiến bằng cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ, bằng thay đổi vị trí các vế câu. II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Bảng lớp. Bút dạ + giấy khổ to. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Các bước Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiểm tra bài cũ 4’ Kiểm tra 2 HS Nhận xét, cho điểm Làm lại BT TIẾT trước Bài mới 1 Giới thiệu bài 1’ GV giới thiệu bài HS lắng nghe 2 Nhận xét 12’ – 13’ HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT1: Cho HS đoc yêu cầu BT1 GV giao việc Cho HS làm bài + trình bày kết quả Nhận xét + chốt lại kết quả đúng HĐ 2: Hướng dẫn HS làm BT2: Cho HS đọc yêu cầu BT2 Cho HS nhắc lại yêu cầu Cho HS làm bài + trình bày Nhận xét + chốt lại kết quả đúng 1 HS đọc to, lớp đọc thầm Lắng nghe Làm bài + trình bày Lớp nhận xét 1 HS đọc to, lớp đọc thầm Nhắc lại Làm bài + trình bày Lớp nhận xét 3 Ghi nhớ 3’ Cho HS đọc + nhắc lại Đọc Ghi nhớ + nhắc lại 4 Luyện tập 14’ – 15’ HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT1: Cho HS đoc yêu cầu BT1 + đọc câu chuyện vui Người lái xe đãng trí GV giao việc Cho HS làm bài + dán phiếu lên bảng Cho HS trình bày Nhận xét + chốt lại kết quả đúng HĐ 2: Hướng dẫn HS làm BT2: (Cách tiến hành tương tự BT1) 1 HS đọc to, lớp đọc thầm Lắng nghe Làm bài Trình bày Lớp nhận xét 5 Củng cố, dặn dò 2’ Nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học về câu ghép có quan hệ từ tăng tiến. HS lắng nghe HS thực hiện Tập làm văn: tiết 46 TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I.MỤC TIÊU: Nắm được yêu cầu của bài văn kể chuyện theo 3 đề đã cho. Nhận thức được ưu, khuyết điểm của mình và của bạn khi được thầy (cô) chỉ rõ; biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi; tự viết lại một đoạn hoặc cả bài cho hay hơn. II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Bảng phụ ghi 3 đề bài + ghi loại lỗi HS mắc phải. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Các bước Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiểm tra bài cũ 4’ Kiểm tra 2 HS Nhận xét + cho điểm Đọc chương trình hoạt động lập trong TIẾT trước 1 Giới thiệu bài 1’ GV giới thiệu bài HS lắng nghe 2 Nhận xét chung 8’ HĐ 1: Nhận xét về kết quả làm bài Đưa bảng phụ đã chép 3 đề bài và các loại lỗi điển hình lên Nhận xét chung HĐ 2: Thông báo điểm số cụ thể Quan sát trên bảng Lắng nghe 3 Chữa bài 23’ – 24’ HĐ 1: Hướng dẫn HS chữa lỗi chung Cho HS lên chữa lỗi trên bảng phụ HĐ 2: Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài Theo dõi, kiểm tra HS làm việc HĐ 3: Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay Đọc những đoạn, bài văn hay HĐ 4: Hướng dẫn HS chọn viết lại đoạn văn cho hay hơn Chấm 1 số đoạn viết của HS HS chữa lỗi trên bảng phụ Đọc nhận xét, sửa lỗi Đổi bài cho nhau sửa lỗi HS trao đổi, thảo luận HS chọn đoạn văn viết lại Viết lại đoạn văn Đọc đoạn văn viết lại 4 Củng cố, dặn dò 2’ Nhận xét tiết học Biểu dương những HS làm bài tốt Yêu cầu những HS làm chưa đạt về nhà viết lại; chuẩn bị cho tiết tập làm văn tới. HS lắng nghe HS thực hiện TOÁN Tiết 115: THỂ TÍCH HÌNH LẬP PHƯƠNG I. Mục tiêu: Giúp HS: Tự tìm được cách tính và công thức tính thể tích hình lập phương. Biết vận dụng công thức để giải các bài tập có liên quan. II. Đồ dùng dạy học: GV chuẩn bị mô hình trực quan về hình lập phương có số đo độ dài cạnh là số tự nhiên (đơn vị đo cm) và một số hình lập phương có cạnh 1cm, hình vẽ hình lập phương. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Kiểm tra bài cũ: (4’)Yêu cầu Hs làm bài tập sau: Hình hộp chữ nhật (1) (2) Chiều dài 2,5m 3/4dm Chiều rộng 1,8m 1/3dm Chiều cao 1,1m 2/5dm Thể tích - Sửa bài, nhận xét việc kiểm tra bài cũ. Bài mới * Giới thiệu bài mới: (1’) Nêu mục tiêu yêu cầu của tiết học T.gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 12’ 20’ 02’ HĐ 1: Hình thành công thức thể tích hình lập phương. -GV yêu cầu Hs nêu lại: +Hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt, có chiều dài bằng chiều rộng và bằng chiều cao. +Quy tắc và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật. -GV tổ chức để Hs tự tìm ra được cách tính và công thức tính thể tích hình lập phương là một trường hợp đặc biệt của hình hộp chữ nhật. HĐ 2: Thực hành. Bài 1/122: - GV yêu cầu HS đọc đề -Yêu cầu Hs làm bài vào vở và đổi vở để kiểm tra chéo. -Sửa bài, nhận xét. Bài 2/122: -GV yêu cầu Hs đọc đề. -Yêu cầu Hs thảo luận nhóm đôi để tìm ra hướng giải. -Yêu cầu Hs làm bài vào vở. -Chấm, sửa bài, nhận xét. Bài 3/123: -GV gọi Hs đọc đề. -Phát vấn để Hs nêu hướng giải. -Yêu cầu Hs làm bài vào vở. -Chấm, sửa bài, nhận xét. HĐ 3: Củng cố, dặn dò. -Yêu cầu Hs nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương. - Nhận xét tiết học -Hs nêu. Quan sát, nhận xét, nêu quy tắc, công thức và giải toán. - HS đọc đề -Làm bài vào vở và đổi vở kiểm tra. -Nhận xét. -Đọc đề. -Thảo luận nhóm đôi. -Làm bài vào vở. -Nhận xét -Đọc đề. -Nêu hướng giải. -Làm bài vào vở. -Nhận xét. -Trả lời. KHOA HỌC: TIẾT 46: LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức:Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản, sử dụng pin, bóng đèn, dây dẫn. 2. Kĩ năng: Làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: - Chuẩn bị theo nhóm: một cục pin, dây đồng hồ có vỏ bọc bằng nhựa, bóng đèn pin, một số vật bằng kim loại (đồng, nhôm, sắt,) và một số vật khác bằng nhựa, cao su, sứ, - Chuẩn bị chung: bóng đèn điện hỏng có tháo đui (có thể nhìn thấy rõ 2 đầu dây). 8k - Học sinh : - SGK III. Các hoạt động: Tg Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 4’ 1’ 12’ 13’ 5’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Sử dụng năng lượng điện Nêu các hoạt động và dụng cụ phương tiện sử dụng điện, không sử dụng điện. ( Giáo viên nhận xét. 3. Giới thiệu bài mới: Lắp mạch điện đơn giản. Hoạt động 1: Thực hành lắp mạch điện. Các nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn ở mục Thực hành ở trang 86 trong SGK. Phải lắp mạch như thế nào thì đèn mới sáng? Làm thí nghiệm theo nhóm Quan sát hình 5 trang 87 trong SGK và dự đoán mạch điện ở hình nào thì đèn sáng. Giải thích tại sao? Hoạt động 2: Làm thí nghiệm phát hiện vật dẫn điện, vật cách điện. Các nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn ở mục Thực hành trang 88 SGK. + Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì? + Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua. + Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì? + Kể tên một số vật liệu không cho dòng điện chạy qua. GV nhận xét, kết luận: + Các vật bằng kim loại cho dòng điện chạy qua nên mạch đang hở thành kín, vì vậy đèn sáng. + Các vật bằng cao su, sứ, nhựa,không cho dòng điện chạy qua nên mạch vẫn bị hở – đèn không sáng Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò Thi đua: Kể tên các vật liệu không cho dòng điện chạy qua và cho dòng điện chạy qua. Xem lại bài. Chuẩn bị: “Lắp mạch điện đơn giản (tiết 2)”. Nhận xét tiết học. Hát Học sinh bốc thăm số liệu, trả lời tiếp sức. Hoạt động nhóm, cá nhân. Học sinh lắp mạch để đèn sáng và vẽ lại cách mắc vào giấy. Các nhóm giới thiệu hình vẽ và mạch điện của nhóm mình. Học sinh làm việc theo cặp Học sinh đọc mục Bạn cần biết ở trang 86, 87 trong SGK chỉ cực dương (+), cực âm (-) của pin chỉ 2 đầu của dây tóc nơi 2 đầu đưa ra ngoài. Chỉ mạch kín cho dòng điện chạy qua (hình 4 trang 87). HS làm thí nghiệm Lắp mạch so sánh với kết quả dự đoán. Giải thích kết quả. Hoạt động nhóm , lớp - Các nhóm thực hành thí nghiệm Các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm. Vật dẫn điện. Nhôm, sắt, đồng Vật cách điện. Gỗ, nhựa, cao su - Cac nhóm khác nhận xét, bổ sung HS thi kể
Tài liệu đính kèm: