Giáo án Lớp 5 - Tuần 3 - Năm học 2006-2007

Giáo án Lớp 5 - Tuần 3 - Năm học 2006-2007

 Mục đích yêu cầu:

- Biết đọc đúng một văn bản kịch, cụ thể :

 + Biết đọc ngắt giọng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm trong bài.

 + Giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách từng nhân vật và tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch. Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa phần 1 vở kịch: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.

 Đồ dùng dạy học :

- Tranh minh hoạ bài dạy.

- Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.

 Hoạt động dạy và học :

Bài cũ :

- Gọi 2 em đọc thuộc lòng bài thơ “Sắc màu em yêu”

H : Mỗi sắc màu trong bài gợi ra những hình ảnh nào ? ( Rút )

H : Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ với quê hương, đất nước? ( Huyền )

- Nhận xét, ghi điểm cho HS.

Bài mới : Giới thiệu bài - ghi đề

 

doc 34 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1070Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 3 - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổ
Số HS
Nữ
Nam
Khá, giỏi
Tổ 1
8
4
4
5
Tổ 2
9
5
4
7
Tổ 3
8
3
5
5
Tổ 4
8
5
3
6
Tổng số HS trong lớp
33
17
16
23
TUẦN 3
 Ngày soạn: 15 / 9 / 2006.
 Ngày dạy: Thứ hai ngày 18 tháng 9 năm 2006.
Tập đọc:
LÒNG DÂN ( PHẦN 1)
 Mục đích yêu cầu: 
- Biết đọc đúng một văn bản kịch, cụ thể :
	+ Biết đọc ngắt giọng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm trong bài.
 + Giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách từng nhân vật và tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch. Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa phần 1 vở kịch: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
 Đồ dùng dạy học : 
Tranh minh hoạ bài dạy.
Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
 Hoạt động dạy và học : 
Bài cũ : 
- Gọi 2 em đọc thuộc lòng bài thơ “Sắc màu em yêu”
H : Mỗi sắc màu trong bài gợi ra những hình ảnh nào ? ( Rút )
H : Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ với quê hương, đất nước? ( Huyền )
- Nhận xét, ghi điểm cho HS.
Bài mới : Giới thiệu bài - ghi đề 
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
Hoạt động 1: Luyện đọc
 - Gọi 1 em đọc lời mở đầu giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian, tình huống diễn ra vở kịch.
- GV đọc diễn cảm trích đoạn kịch. Chú ý:
 + Phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật và lời chú thích về thái độ, hành động của nhân vật. VD:
 Cai:(Xẵng giọng) Chồng chị à ?
 Dì Năm: Dạ, chồng tui.
 Cai: Để coi.(quay sang lính) Trói nó lại cho tao (chỉ dì Năm). Cứ trói đi,Tao ra lịnh mà (lính trói dì Năm lại).
 + Thể hiện đúng tình cảm, thái độ của nhân vật và tình huống kịch. Cụ thể:
Giọng cai và lính: Hống hách, xấc xược.
Giọng dì Năm và chú cán bộ ở đoạn đầu: Tự nhiên, ở đoạn sau: Dì Năm rất khéo giả vờ than vãn khi bị trói, nghẹn ngào nói lời trối trăng với con khi bị doạ bắn chết.
Giọng An: Giọng 1 đứa trẻ đang khóc (An tham gia rất tự nhiên vào vở kịch do má em dàn dựng.Trong tình huống nguy hiểm, em khóc vì thật sự lo cho má.)
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ những nhân vật trong màn kịch.
- 2 nhóm HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của màn kịch. Chú ý đọc đúng các từ địa phương (hổng thấy, tui, lẹ,). Chia màn kịch thành các đoạn như sau để luyện đọc :
 + Đoạn 1: Từ đầu ® lời dì Năm (Chồng tui. Thằng này là con)
 + Đoạn 2: Từ lời cai (chồng chị à ?) đến lời lính (Ngồi xuống!  Rục rịch tao bắn.)
 + Đoạn 3: Phần còn lại.
- GV kết hợp sửa lỗi cho HS và giúp đỡ HS hiểu các từ chú giải trong bài (cai, hổng thấy, thiệt, quẹo vô, lẹ, ráng).
Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp.
Yêu cầu 1-2 em đọc lại đoạn kịch.
Hoạt động2: Tìm hiểu bài :
 H : Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm?
 ( Chú bị bọn giặc rượt đuổi bắt, chạy vào nhà Dì Năm)
 H: Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ ?
 ( Dì vội đưa cho chú 1 cái áo khác để thay, cho bọn giặc không nhận ra; rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm, làm như chú là chồng dì.)
 H :Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất ? vì sao ?
 VD : đoạn Cai :“(Dỗ dành ) Nếu Dì Năm : mấy cậu .. để tôi lấy nhau “ 
Thấy bọn giặc doạ bắn, dì làm chúng tưởng dì sợ nên sẽ khai, hoá ra dì chấp nhận cái chết, chỉ xin được trối trăng, căn dặn con mấy lời.
H: Qua bài đọc ta thấy dì Năm là người như thế nào ?
Đại ý : Đoạn kịch ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
- Tổ chức cho 6 em đọc theo vai :dì Năm, An, chú cán bộ, lính, cai và người dẫn chuyện sẽ đọc phần mở đầu 
- Yêu cầu từng nhóm HS đọc phân vai toàn bộ đoạn kịch.
Củng cố: HS nhắc lại nội dung bài.
Nhận xét tiết học, tuyên dương những em học tốt. 
Dặn dò -về nhà phân vai tập dựng lại đoạn kịch trên; đọc trước phần hai của vở kịch .
- 1 HS đọc.
-Lắng nghe.
- Cả lớp lắng nghe. Chú ý giọng nói nhân vật, lời thoại theo GV.
-Quan sát tranh minh hoạ.
-Nhóm 3 em, từng nhóm tiếp nối nhau đọc từng đoạn của màn kịch.
-1 em đọc phần chú giải.
-Từng cặp luyện đọc.
-2 em đọc lại đoạn kịch.
- HS đọc thầm, trả lời câu hỏi 
-HS nhận xét bổ sung.
- HS trả lời.
-6 HS xung phong lên trước lớp đọc phân vai theo 5 nhân vật và người dẫn chuyện.
-Nhóm tự phân vai đọc lại toàn bộ đoạn kịch.
- HS nghe và nhận xét.
 KHOA HỌC
CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢ MẸ VÀ EM BÉ ĐỀU KHỎE?
 Mục tiêu:
	- Nắm được những việc nên và không nên làm đối với phụ nữ có thai để đảm bảo mẹ khỏe và thai nhi khỏe.
	- Xác định được nhiệm vụ của người chồng và các thành viên khác trong gia đình là phải chăm sóc, giúp đỡ phụ nư õcó thai.
	- Luôn có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai.
Đồ dùng dạy - học: - Hình trang 12, 13 SGK.
	 HS: - Giấy khổ to, bút dạ.
 Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Ổn định:
Kiểm tra: H: Cơ thể của mỗi người được hình thành như thế nào? 
 H : Hãy mô tả khái quát quá trình thụ tinh? 
- Nhận xét và ghi điểm cho từng học sinh.
Bài mới: Giới thiệu bài – ghi đề
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
 Hoạt động1: Tìm hiểu về “Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì?:
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm ( 5 phút ) 
 + Quan sát các hình minh họa trang 12 SGK và dựa vào các hiểu biết thực tế của mình để nêu những việc phụ nữ có thai nên làm và không nên làm. 
yêu cầu từng nhóm trình bày kết quả
- HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận theo nhóm bàn, cử thư ký ghi kết quả thảo luận vào phiếu.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
Hình 
Nội dung 
Nên 
Không nên
Hình 1
Các nhóm thức ăn có lợi cho sức khỏe của người mẹ và thai nhi.
x
Hình 2
Một số thứ không tốt hoặc gây hại cho sức khỏe của người mẹ và thai nhi.
x
Hình 3
Người phụ nữ có thai đang được khám thai tại cơ sở y tế.
x
Hình 4
Người phụ nữ có thai đang gánh lúa và tiếp xúc với các chất độc hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ
x
 Kết luận: Sức khỏe và sự phát triển của thai phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe của người mẹ. Do đó, phụ nữ có thai cần:
 - Aên uống đủ chất, đủ lượng;
 - Không dùng các chất kích thích như thuốc lá, thuốc lào, rượu, ma túy,
 - Nghỉ ngơi nhiều hơn, tinh thần thoải mái.
 - Tránh lao động nặng, tránh tiếp xúc với các chất độc hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,
 - Đi khám thai định kì: 3 tháng 1 lần;
 - Tiêm văc-xin phòng bệnh và uống thuốc khi cần theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Hoạt động2: Tìm hiểu về trách nhiệm của mọi thành viên trong gia đình với phụ nữ có thai:
Yêu cầu HS quan sát các hình 5, 6, 7 trang 13 SGK và nêu nội dung của từng hình.
H5: Người chồng đang gắp thức ăn cho vợ.
H6: Người phụ nữ có thai làm những công việc nhẹ như cho gà ăn; người chồng gánh nước về.
 H7: Người chồng đang quạt cho vợ và con gái đi học.
 - Yêu cầu cả lớp cùng thảo luận câu hỏi:
 H: Mọi người trong gia đình cần làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với phụ nữ có thai? 
* Chuẩn bị cho em bé chào đời là trách nhiệm của mọi người trong gia đình, đặc biệt là người bố.
- Chăm sóc sức khỏe của người mẹ trước khi có thai và trong thời kì mang thai sẽ giúp cho thai nhi khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt; đồng thời người mẹ cũng khỏe mạnh, giảm được nguy hiểm có thể xảy ra khi sinh con.
Hoạt động3: Trò chơi: Đóng vai:
- Chia lớp thành 4 nhóm, nhóm trưởng lên bốc thăm tình huống và yêu cầu thảo luận, tìm cách giải quyết, chọn vai và diễn trong nhóm. Gợi ý HS đóng vai theo chủ đề: Giúp đỡ phụ nữ có thai.
 + Tình huống 1: Em đang trên đường đến trường rất vội vì hôm nay em dậy muộn thì gặp cô Mai hàng xóm đi cùng đường. Cô Mai đang mang thai lại phải xách nhiều đồ trên tay. Em sẽ làm gì khi đó?
 + Tình huống 2: Em và nhóm bạn đi xe buýt về nhà. Sau buổi học, ai cũng mệt mỏi. Xe buýt quá chật, bỗng có một phụ nữ mang thai bước lên xe. Chị đưa mắt tìm chỗ ngồi nhưng không còn. Em sẽ xử lí như thế nào?
- Yêu cầu các nhóm thể hiện.
- Nhận xét, khen ngợi.
* Mọi người đều có trách nhiệm quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai.
 Củng cố Gọi 1 em đọc mục bạn cần biết.,nhận xét tiết học.
 Dặn dò: - học nội dung Bạn cần biết, xem trước bài 
Quan sát; HS nêu nội dung các hình.
- Cả lớp thảo luận nhóm đôi.
- HS trả lời.
- Các nhóm thực hiện.
- Đại diện các nhóm lên thể hiện. 
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
 Đạo đức 
 CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH(TIẾT 1)
Mục tiêu:
-HS nắm được mỗi người cần suy nghĩ kỹ trước khi hành động và có trách nhiệm về việc làm của mình cho dù vô ý.
- HS phân biệt được đâu là hành vi tốt, đâu là hành vi không tốt gây hậu quả, ảnh hưởng xấu cho người khác.
-HS có thái độ dũng cảm nhận lỗi, chịu trách nhiệm về hành vi không đúng của mình.
Đồ dùng dạy học: GV: Phiếu bài tập
Các hoạt động dạy học:
Ổn định:
Bài cũ: Kiểm tra “ Em là học sinh lớp 5”
H: Là HS lớp 5 em cần có trách nhiệm gì? ( Minh )
H: Để thực hiện được mục tiêu năm học em phải làm được những điều gì? ( Phúc , Nhuyn)
GV nhận xét ghi điểm.
Bài mới :Giới thiệu bài – ghi đề.
Hoạt động dạycủa GV
Hoạt động học của HS
Hoạt ... 2 miền Nam Bắc .
-Thảo luận theo cặp nội dung sau:
+Dựa vào bảng số liệu và đọc SGK, hãy tìm sự khác nhau giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam?
 (Về sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng 1 và tháng 7 ; về các mùa khí hậu ; chỉ trên hình 1, miền khí hậu có mùa đông lạnh và miền khí hậu nóng quanh năm)
-GV nhận xét chốt : Khí hậu nước ta có sự khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam. Miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn ; miền Nam nóng quanh năm với mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
*Ảnh hưởng của khí hậu
Hoạt động3 (6’) Làm việc cả lớp 
H :Nêu ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta?
GV chốt : Khí hậu nước ta thuận lợi cho cây cối phát triển, xanh tốt quanh năm ; khí hậu gây ra một số khó khăn, cụ thể :có mưa lớn gây ra lũ lụt; có năm ít mưa gây ra hạn hán; bão có sức tàn phá lớn.
3.Củng cố – dặn dò : (2’) 
-Gọi HS đọc phần tóm tắt SGK.
-GVnhận xét tiết học, dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
-Linh
-Yến
-HS lắng nghe 
-HS quan sát hình 1, đọc thầm phần 1 trong SGK . 
-HS thảo luận theo nhóm 4 
-Đại diện các nhóm trả lờicâu hỏi trước lớp 
-HS quan sát GV chỉ trên bản đồ .
-2 HS lên chỉ hướng gió .
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc phần 2 ở SGK .
-1 HS lên bảng chỉ.
-HS chú ý lắng nghe.
-HS trao đổi theo cặp về những gợi ý của GV.
-Đại diện các cặp trả lời trước lớp .
-HS còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời câu hỏi trước lớp. 
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc 
-HS lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ 
I.Mục tiêu :
 - Nhận xét,đánh giá rút ưu khuyết điểm về mọi mặt trong tuần 
 -Đề ra kế hoạch tuần sau. Sinh hoạt văn nghệ. 
 -Giáo dục HS ý thức thực hiện tốt nề nếp của trường ,lớp .
II.Chuẩn bị : Các tổ trưởng tổng hợp thi đua báo cáo .
III. Các hoạt động 
 1) Đánh giá nhận xét hoạt động trong tuần .
+ Các tổ tự nhận xét đánh giá việc thực hiện nề nếp của tổ .
+ Lớp góp ý bổ sung cho từng tổ.
+Lớp phó học tập nhận xét về mặt học tập của lớp.
+ Lớp trưởng nhận xét đánh giá các hoạt động của lớp . 
+ GV nhận xét chung hoạt động của lớp trong tuần .
 Nhìn chung đa số các em thực hiện tốt nề nếp học tập .Các em đi học đúng giờ, chuyên cần.Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, học bài và làmbài ở nhà khá tốt. Một số em có nhiều cố gắng như : Cảnh, Yến, Linh, Hoàng, Hạnh, Hiền, Lúi...
2) Nêu kế hoạch tuần sau.
-Thực hiện tốt hơn nề nếp học tập.Cố gắng giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung.
- Học bài và chuẩn bị bài đầy đủ khi đến lớp ,trong học tập cần hăng hái phát biểu xây dựng bài . 
-Tham gia tích cực các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
3) Sinh hoạt văn nghệ.
-Tổ chức cho HS ôn lại các bài hát : Quốc ca, Đội ca.
-Cho HS đọc báo đội.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
 Mục đích yêu cầu :
Rèn kĩ năng nói:
+ HS tìm được một câu chuyện về người có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước. Biết sắp xếp các sự việc có thực thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
+ Kể chuyện một cách tự nhiên, chân thực.
Rèn kĩ năng nghe : Chăm chú nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn.
- GD học sinh biết làm những việc tốt giúp mọi người.
 Đồ dùng dạy học :
GV và HS mang đến lớp một số tranh ảnh minh hoạ những việc làm tốt thể hiện ý thức xây dựng quê hương, đất nước.
Bảng phụ viết vắn tắt gợi ý 3 về hai cách kể chuyện.
Hoạt động dạy và học :
 Ổn định: 
Bài cũ :
- Yêu cầu 2 HS kể lại một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về các anh hùng, danh nhân của nước ta. 
- Nhận xét, ghi điểm cho HS.
Bài mới : giới thiệu bài - ghi đề lên bảng 
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài
- Gọi 1 em đọc đề bài.
- HD phân tích đề. GV gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài: Kể một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
- Nhắc nhở HS lưu ý: Câu chuyện mà các em chuẩn bị kể không phải là những chuyện các em đã đọc trên sách, báo mà phải là những chuyện em đã tận mắt chứng kiến hoặc thấy trên ti vi, phim ảnh hoặc cũng có thể là câu chuyện của chính bản thân các em.
Hoạt động 2: Gợi ý kể chuyện:
- Gọi 3 HS đọc tiếp nối nhau 3 gợi ý trong SGK.
- Nhắc HS lưu ý về hai cách kể chuyện trong gợi ý 3:
 + Kể câu chuyện có mở đầu, diễn biến, kết thúc.
 + Giới thiệu người có việc làm tốt: Người ấy là ai? Người ấy có lời nói, hành động gì đẹp? Em nghĩ gì về lời nói hoặc hành động của người ấy?
- Gọi HS giới thiệu đề tài câu chuyện mình chọn kể.
( VD : Tôi muốn kể câu chuyện về ông tôi. Ông là một tổ trưởng dân phố rất tích cực. Ông đã vận động mọi người góp công, góp của sửa đường, cống thoát nước cho khu phố.
 Tôi muốn kể câu chuyện về các bạn HS lớp tôi vừa qua đã tham gia giữ gìn vệ sinh, trồng cây làm sạch, đẹp trường lớp. 
 - HS viết ra nháp dàn ý câu chuyện định kể.
Hoạt động 3: Học sinh thực hành kể chuyện
a) Tổ chức kể chuyện thep cặp:
- Từng cặp HS nhìn dàn ý đã lập, kể cho nhau nghe câu chuyện của mình về nhân vật trong câu chuyện.
- GV chú ý theo dõi các nhóm, nghe HS kể chuyện, hướng dẫn, uốn nắn thêm.
b) Thi kể chuyện trước lớp :
- HS tiếp nối nhau thi kể chuyện trước lớp.
- Khi kể xong, tự các em nói lên suy nghĩ về nhân vật trong câu chuyện, hỏi bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
(VD: Bạn có suy nghĩ gì về hành động của người ông trong câu chuyện? Vì sao hành động của các bạn học sinh trong câu chuyện lại góp phần xây dựng quê hương, đất nứơc?)
Lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay, phù hợp đề bài, bạn có lối kể chuyện hay nhất lớp.
Củng cố : Nhận xét tiết học.
- Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Dặn dò:- Chuẩn bị trước “Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai” bằng cách đọc trước yêu cầu của tiết học, xem một số hình ảnh có kèm lời gợi ý trong SGK.
-Lắng nghe.
-1 em nhắc lại đề bài.
-1 em đọc to trước lớp.
-HS phân tích đề, theo dõi, gạch chân dưới từ quan trọng. 
-Lắng nghe GV.
 -3 HS đọc nối tiếp 3 gợi ý trong SGK.
-Lắng nghe.
- HS trả lời câu hỏi.
-HS giới thiệu trước lớp đề tài câu chuyện mình chọn kể cho cả lớp nghe.
-HS viết dàn ý vào giấy nháp.
-Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình.
-Lắng nghe,bổ sung thêm cho bạn.
-HS xung phong thi kể trước lớp.
-Từng cá nhân tự nói lên suy nghĩ về nhân vật trong câu chuyện của mình.
-Cho HS đánh giá bạn kể chuyện hay, học tập
: ĐÍNH KHUY BẤM (TIẾT 1)
 Mục tiêu:
 - HS nắm được cách đính khuy bấm.
 - Biết được các quy trình đính khuy bấm.Rèn luyện tính tự lập, kiên trì, cẩn thận.
Chuẩn bị :Mẫu đính khuy bấm.
Một số sản phẩm may mặc đính khuy bấm.
Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
Các hoạt động dạy học
Ổn định: hát
Kiểm tra :Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
GV nhận xét chung.
Bài mới: Giới thiệu bài- ghi đề.
Hạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
Hoạt động1:Quan sát và nhận xét mẫu:
GV giới thiệu một số mẫu khuy bấm,HS đọc nội dung SGK và quan sát mẫu kết hợp SGK H1a), (H1b)trả lời câu hỏi :
H:Đặc điểm,hình dạng khuy bấm?
H:Nhận xét về các đường khâu trên khuy bấm?
GV giới thiệu các khuy bấm được đính trên sản phẩm may mặc và vị trí đính phần mặt lồi, phần mặt lõm của khuy.
KL:Khuy bấm được làm bằng kim loại hoặc nhựa, có hai phần mặt lồi và mặt lõm được cài khớp vào nhau.
Khuybấm được đính vào vải bằng các đường khâu nối từng lỗ khuy với vải . Vị trí đính phần mặt lồi ngang bằng với vị trí đính phần mặt lõm ở nẹp bên kia.
Hoạt động2:Hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
Gọi HS đọc nội dung mục 1 –2 (SGK)ø quan sát H2) thảo luận nhóm đôi:
H:Nêu các bước đính khuy?
H:Nhắc lại cách vạch dấu các điểm đính khuy hai lỗ?
H:Dựa vào hình ( 2b),em hãy nêu cách vạch dấu các điểm đính khuy trên mảnh vải thứ hai?
- Gọi HS lên bảng thực hiện thao tác vạch dấu các điểm đính khuy bấm
GV quan sát uốn nắn.
H:Nhắc lại cách chuẩn bị đính khuy hai lỗ?
-Yêu cầu HS quan sát H3,H4,H5(SGK) thảo luận nhóm 2 nội dung:
H:Nêu các thao tác đính mặt lõm của khuy bấm?
H:Nêu các thao tác đính phần mặt lồi của khuy bấm?
-GV nhận xét hướng dẫn thao tác (GV hướng dẫn đính hai khuy đầu, yêu cầu HS lên bảng đính hai khuy còn lại.
Gọi HS nhắc lại cách đính khuy bấm.
Cho HS tập đính khuy.
GV:Khi đính khuy :vị trí mặt lồi và mặt lõm ở hai nẹp phải ngang bằng nhau.
Cần lên kim qua lỗ khuy, xuống kim sát mép bên ngoài lỗ khuy, mỗi lỗ khuy khâu 3-4 lần.
Khi đính mặt lồi chỉ khâu vào một lượt vải của nẹp để nút chỉ và đường khâu khuy không lộ ra ngoài.
 Củng cố : HS nhắc lại quy trình đính khuy bấm.
GV nhận xét.
Dặn dò :Về nhà thực hiện lại quy trình đính khuy,chuẩn bị tiết sau thực hành.
Đọc nội dung và quan sát quan sát theo yêu cầu.
Nêu theo yêu cầu.
Nêu theo yêu cầu
-HS quan sát và theo dõi.
Đọc nội dung SGK.
- Các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
- Đại diện nhóm trình bày, 
-Hai HS lên thực hiện.
Các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
Các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
- Vài em nhắc lại.
- HS chú ý.

Tài liệu đính kèm:

  • doctoan 5 tuan 3.doc