Giáo án Lớp 5 - Tuần 3 - Năm học 2012-2013 - Hoàng Hảo

Giáo án Lớp 5 - Tuần 3 - Năm học 2012-2013 - Hoàng Hảo

Đạo đức: CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH ( tiết1)

I. Mục tiêu:

- Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình.

- Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa.

- Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình.

HSKG: Không tán thành với những hành vi trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác,

GDKNS:Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm; kiên định; tư duy phê phán.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Mẫu chuyện về gương thật thà, dũng cảm nhận lỗi.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 31 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 19/01/2022 Lượt xem 239Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 3 - Năm học 2012-2013 - Hoàng Hảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
?&@
Thứ hai ngày 27 tháng 8 năm 2012
Tập đọc: LÒNG DÂN
I. Mục tiêu:
- Biết đọc đọc đúng văn bản kịch: ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch. 
- Hiểu nội dung phần 1: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, thông minh, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc cứu cán bộ cách mạng. 
( Trả lời được câu hỏi 1,2,3)
II. Chuẩn bị:
- 	Thầy: Tranh minh họa cho vở kịch - Bảng phụ ghi lời nhân vật cần đọc diễn cảm. 
- 	Trò : Bìa cứng có ghi câu nói của nhân vật mà em khó đọc 
III. Các hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: Sắc màu em yêu 
- Đọc thuộc lòng bài thơ “Sắc màu em yêu” và cho biết bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ với đất nước? 
- Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ. 
- Bạn nhỏ yêu mọi sắc màu trên đất nước. Bạn rất yêu đất nước. 
3. Giới thiệu bài mới: Ghi tựa bài 
- Lắng nghe nhắc lại tựa bài.
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc đúng văn bản kịch. 
- Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm 
- Luyện đọc 
- HS tự chọn nhóm và phân vai. 
- Mỗi nhóm lần lượt đọc 
- Vở kịch có thể chia làm mấy đoạn. 
- 3 đoạn: 
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp theo từng đoạn. 
- Học sinh đọc nối tiếp 
- Cho học sinh đọc các từ được chú giải trong bài. 
- Học sinh đọc: hổng thấy, thiệt, quẹo vô, nầy, tui. 
- Yêu cầu 1, 2 học sinh đọc lại toàn bộ vở kịch. 
- 1, 2 học sinh đọc 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Hoạt động nhóm, lớp 
- Tổ chức cho học sinh thảo luận 
- Các nhóm thảo luận. 
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét.
+ Chú cán bộ gặp nguy hiểm như thế nào? 
+ Chú bị giặc đuổi bắt, chạy vào nhà dì Năm.
+ Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ? 
- Dì đưa chú chiếc áo để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm. 
+ Dì Năm đấu trí với giặc khôn khéo như thế nào? 
- Dì bình tĩnh trả lời những câu hỏi của địch, dì nhận chú cán bộ là chồng,,,,,
Ÿ Giáo viên chốt ý 
+ Nêu nội dung chính phần 1 của vở kịch. 
- HS nêu, lớp nhận xét bổ sung.
*ND: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
Ÿ Giáo viên chốt lại ý đúng
- Học sinh lắng nghe, nhăc lại. 
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
- Giáo viên đọc diễn cảm màn kịch. 
- Học sinh nêu cách ngắt, nhấn giọng. 
- Yêu cầu học sinh từng nhóm đọc 
- Từng nhóm thi đua 
* Hoạt động 4: Củng cố 
- Hoạt động nhóm, cá nhân 
- Thi đua:
+ Giáo viên cho học sinh diễn kịch
+ Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
- 6 học sinh diễn kịch + điệu bộ, động tác của từng nhân vật (2 dãy) 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Rèn đọc giọng tự nhiên văn bản kịch. 
- Nghe thực hiện ở nhà
- Chuẩn bị: “Lòng dân” (tt) 
- Nhận xét tiết học.
- Nghe rút kinh nghiệm
* Bổ sung:
 Đạo đức: CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH ( tiết1)
I. Mục tiêu: 
- Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình.
- Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa. 
- Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình. 
HSKG: Không tán thành với những hành vi trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác, 
GDKNS:Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm; kiên định; tư duy phê phán.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Mẫu chuyện về gương thật thà, dũng cảm nhận lỗi.
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: Em là học sinh lớp 5
- Nêu ghi nhớ 
- 1 học sinh 
- Em đã thực hiện kế hoạch đặt ra như thế nào?
- 2 học sinh
3. Giới thiệu bài mới: Ghi tựa bài
- Lắng nghe nhắc lại tựa bài.
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Đọc và phân tích truyện 
- Hoạt động lớp, cá nhân
- Học sinh đọc thầm câu chuyện 
- Phân chia câu hỏi cho từng nhóm
- Nhóm thảo luận, trao đổi ® trình bày phần thảo luận 
- Các nhóm khác bổ sung
- Tóm tắt ý chính từng câu hỏi: 
2/ Sau khi gây ra chuyện, Đức cảm thấy như thế nào?
- Rất ân hận và xấu hổ 
- Theo em Đức nên làm gì? Vì sao?
- Nói cho bố mẹ biết về việc làm của mình, đến nhận và xin lỗi bà Doan vì việc làm của bản thân đã gây ra hậu quả không tốt cho người khác.
* Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 1
- Hoạt động cá nhân, lớp 
- Nêu yêu cầu của bài tập
- Làm bài tập cá nhân
- Phân tích ý nghĩa từng câu và đưa đáp án đúng (a, b, d, e)
- 1 bạn làm trên bảng nhỏ 
- Liên hệ xem mình đã thực hiện được các việc a, b, d, e chưa? Vì sao?
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm làm bài 2 
- Hoạt động nhóm, lớp, cá nhân
- Nêu yêu cầu 
- Thảo luận nhóm ® đại diện trình bày 
- Nhận xét, kết luận
* Hoạt động 4: Củng cố
- Qua các hoạt động trên, em có thể rút điều gì?
- Cả lớp trao đổi
- Vì sao phải có trách nhiệm về việc làm của mình?
- Rút ghi nhớ
- Đọc ghi nhớ trong sách giáo khoa
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Xem và học lại bài 
- Nghe thực hiện ở nhà
- Chuẩn bị một mẫu chuyện về tấm gương của một bạn trong lớp, trường mà em biết có trách nhiệm về những việc làm của mình. 
- Nhận xét tiết học 
- Nghe rút kinh nghiệm
* Bổ sung:
Toán: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Biết cộng, trừ, nhân, chia hỗn số và biết so sánh các hỗn số.
* Bài tập cần làm: Bài1, 2(a,d) 3.
II. Chuẩn bị: 
- Thầy: Phấn màu 
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: Hỗn số (tiếp theo) 
- Kiểm tra lý thuyết về kĩ năng đỗi hỗn số - áp dụng vào bài tập. 
- Học sinh sửa bài 3,5 (SGK) 
3. Giới thiệu bài mới: Ghi tựa bài
- Lắng nghe nhắc lại tựa bài.
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: 
- Hướng dẫn làm bài tập 
- Hoạt động cá nhân 
Ÿ Bài 1: HSKG làm thêm 2 ý sau
1/ Học sinh đọc yêu cầu bài
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài 
- Học sinh làm bài ,chữa bài
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu hướng giải. 
- Cho HS thực hiện rồi nhận xét chấm chữa bài.
; ; 
Ÿ Bài 2: HSKG làm thêm bài (b,c)
2/ Học sinh đọc yêu cầu bài
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài. 
- Học sinh sửa bài 
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu hướng giải
- Nêu cách so sánh hai hỗn số. 
- Giáo viên lưu ý sửa sai, chốt ý. 
a) 
Vì nên ; .
* Hoạt động 2: 
- Hoạt động nhóm đôi, cá nhân 
Ÿ Bài 3: Gọi đọc yêu cầu đề bài.
3/ Học sinh đọc yêu cầu đề bài 
- H dẫn cho HS thực hiện rồi nhận xét chữa bài. 
- Học sinh làm bài chữa bài 
Ÿ Giáo viên chốt ý 
a) ; 
b) ; 
* Hoạt động 3: Củng cố 	
- Hoạt động cá nhân 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: “Luyện tập chung” 
- Nghe thực hiện ở nhà
- Nhận xét tiết học 
- Nghe rút kinh nghiệm
* Bổ sung:
Kĩ thuật: THÊU DẤU NHÂN (tiết 1)
I/ Mục tiêu: 
 - HS biết cách thêu dấu nhân.
 - Thêu được mũi thêu dấu nhân. Các mũi thêu tương đối đều nhau.
 - Rèn luyện tính cẩn thận.
II / Đồ dùng dạy học:
 - Mẫu thêu dấu nhân
III/ Hoạt động dạy-học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Ổn định: Kiểm tra dụng cụ học tập
2.Dạy bài mới:
 a) Giới thiệu bài: Ghi tựa bi 
 b) Hướng dẫn cách làm:
* HĐ1: Quan sát nhận xét mẫu
- GV giới thiệu mẫu thêu dấu nhân 	
- GV chốt lại các ý chính
* HĐ2: Quy trình thêu dấu nhân
- Yêu cầu HS đọc lướt SGK , quan sát các hình 1,2,3,4,5,6 nêu quy trình các bước đính khuy. 
- Gọi HS nhắc lại quy trình.
- Yêu cầu HS thực hành vạch dấu 	
* HĐ4: Củng cố dặn dò:
HS nhắc lại quy trình thêu dâu nhân
3. Tổng kết dặn dò:
- Chuẩn bị tiết sau thực hành thêu dấu nhân.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập.
- Lắng nghe nhắc lại tựa bài.
- HS quan sát nhận xét.
- Cả lớp đọc thầm
- Vài HS nhắc lại quy trình.
- HS thực hành vạch dấu 
- Nghe thực hiện ở nhà
- Nghe rút kinh nghiệm
* Bổ sung:
Thứ ba ngày 28 tháng 8 năm 2012
Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN DÂN
I. Mục tiêu:
 -Xếp được từ ngữ cho trước về chủ điểm Nhân dân vào nhóm thích hợp, hiểu nghĩa từ đồng bào, tìm được một số từ bắt đầu có tiếng đồng, đặt câu với một từ có tiếng đồng.
 * HS khá, giỏi thuộc các thành ngữ, tục ngữ và đặt câu ở bài 3c.
II. Chuẩn bị:
- 	Thầy: Bảng từ - giấy - từ điển đồng nghĩa Tiếng Việt. Tranh vẽ nói về các tầng lớp nhân dân, về các phẩm chất của nhân dân Việt Nam. 
- 	Trò : Giấy A3 - bút dạ 
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: Luyện tập về từ đồng nghĩa. 
- Yêu cầu học sinh sửa bài tập. 
- Học sinh sửa bài tập 
3. Giới thiệu bài mới: Ghi tựa bài
- Lắng nghe nhắc lại tựa bài.
“Mở rộng vốn từ: Nhân dân” 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu bài 
- Hoạt động nhóm, lớp 
Ÿ Bài 1: Yêu cầu HS đọc bài 1
1/ HS đọc bài 1 (đọc cả mẫu) 
- Giúp học sinh nhận biết các tầng lớp nhân dân qua các nghề nghiệp. 
Ÿ Giáo viên chốt ý, tuyên dương các nhóm dùng tranh để bật từ.
- Học sinh làm việc theo nhóm, các nhóm viết vào phiếu rồi dán lên bảng. Lớp nhận xét. 
a) Công nhân: thợ điện, thợ cơ khí.
b) Nông dân: thợ cấy, thợ cày.
c) Doanh nhân: tiểu thương, chủ tiệm.
d) Quân nhân: đại úy, trung sĩ.
e) Trí thức: Giáo viên, bác sĩ, kĩ sư.
g) Học sinh: HS tiểu học, HS trung học.
* Hoạt động 2: 
- Hoạt động cá nhân, lớp 
Ÿ Bài 3: Yêu cầu HS đọc bài 3 
3/ HS đọc bài 3 (đọc cả mẫu) 
- Giáo viên theo dõi các em làm việc. 
- Cả lớp đọc thầm, làm việc cá nhân - Nhận xét
Ÿ Giáo viên chốt lại: Đây là những thành ngữ chỉ các phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam ta. 
Ÿ Giáo viên chốt lại: Đồng bào: cái nhau nuôi thai nhi - cùng là con Rồng cháu Tiên.
a) Người Việt Nam ta gọi nhau là đồng bào vì đều sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ.
b) Từ có tiếng “đồng” có nghĩa là cùng: đồng hương, đồng chí, đồng ca, đồng diễn, dồng hành, đồng loạt, đồng lòng, đồng phục, đồng ý, 
c) Đặt câu với một từ vừa tìm:
VD: Ngày thứ hai HS toàn trường mặc đồng phục.
* Hoạt động 3: Củng cố 
- Hoạt động cá nhân, lớp 
- Giáo viên giáo dục HS dùng từ chính xác. 
- Học sinh nêu từ ngữ thuộc chủ điểm: Nhân dân.
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: “Luyện tập từ đồng nghĩa” 
- Nghe thực hiện ở nhà
- Nhận xét tiết học 
- Nghe rút kinh nghiệm
* Bổ sung:
Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
 - Biết chuyển:
+ Phân số thành phân số thập phân. 
+ Hỗn số thành phân số.
+ Số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn, số đo có hai tên đơn vị thành số đo có một tên đơn vị đo.
II. Chuẩn bị: Thầy: Phấn màu - Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: Luyện tập 
- Học sinh lên bảng sửa bài 
- 2 HS thực hiện trên bảng.
Ÿ Giáo viên nhận xét - ghi điểm
Ÿ Cả lớp nhận xét 
3. Giới thiệu bài mới: Ghi tựa bài
- Lắng nghe nhắc lại  ... p lí. 
* HSKG: Biết hoàn chỉnh các đoạn văn ở BT1 và chuyển một phần dàn ý thành đoạn văn miêu tả khá sinh động
- GD HS yêu thiên nhiên
II. Chuẩn bị: 
- 	Trò : Dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa của từng học sinh. 
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNGDẠY
HOẠT ĐỘNGHỌC 
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: 
- Giáo viên chấm điểm dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa. 
- Học sinh lần lượt đọc dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa. 
Ÿ Giáo viên nhận xét. 
3. Giới thiệu bài mới: Ghi tựa bài 
- Lắng nghe nhắc lại tựa bài.
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: H dẫn học sinh luyện tập. 
- Hoạt động cá nhân, nhóm đôi 
Ÿ Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
1/ 1 học sinh đọc yêu cầu bài 1
- GV nhắc nhở chú ý yêu cầu của đề bài. 
- GV giao việc yêu cầu HS làm việc cá nhân. 
- Gọi HS lần lượt nêu ý chính của mỗi đoạn. 
- Cả lớp đọc thầm 
- Hs tìm hiểu và nêu ý chính của 4 đoạn văn.
- Cho HS viết thêm để hoàn chỉnh đoạn văn
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ học sinh yếu.
- Học sinh cả lớp viết viết thêm để hoàn chỉnh đoạn văn.
Đoạn 1 : . . . Mưa ào ạt . (Từ trong nhà nhìn ra đường chỉ thấy một màu nước trắng xoá , những bóng cây cối ngả nghiêng , mấy chiếc ô tô phóng qua , nước toé lên sau bánh xe) . Một lát sau , mưa ngớt dần rồi tạnh hẳn .
Đoạn 2 : . . . Chị gà mái tơ (náu dưới gốc cây bàng đang rũ rũ bộ lông ướt lướt thướt ). Đàn gà con (xinh xắn đang lích rích chạy quanh mẹ . Bộ lông vàng óng của chúng vẫn khô nguyên vì chúng vừa chui ra khỏi đôi cánh to của gà mẹ) . Chú mèo khoang (ung dung bước từ trong bếp ra ngoài sân . Chú chọn chỗ sân đã kịp ráo nước , nằm duỗi dài phơi nắng có vẻ khoái chí lắm) .
Đoạn 3 : . . . (Những hàng cây ven đường được tắm nước mưa thỏa thuê nên xanh tươi mơn mởn . Mấy cây hoa trong vườn còn đọng những giọt nước long lanh trên lá đang nhè nhẹ tỏa hương) .
Đoạn 4 : . . . Tiếng người cười nói đi lại rộn rịp . (Tuá ra từ những chỗ trú mưa , mọi người đang vội vã trở lại công việc trong ngày )... . chân nhảy 
- Gọi HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh. 
Ÿ Giáo viên nhận xét cho điểm. 
- Lần lượt học sinh đọc đoạn văn.
- Lớp theo dõi nhận xét sửa bài.
* Những đoạn văn trên bạn dùng từ ngữ tả về môi trường rất hay.vậy em phải làm gì để BVMT trong lành?
- HS nêu ý kiến, lớp nhận xét bổ sung.
* Hoạt động 2: 
- Hoạt động nhóm đôi 
Ÿ Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. 
- GV yêu cầu HS chọn một đoạn trong dàn bài để viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh. 
Lưu ý: sử dụng từ ngữ để nói về vẻ đẹp của môi trường.
2/ 1 học sinh đọc yêu cầu bài 2.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài vào vở. 
- Gọi HS đọc đoạn văn đã viết. 
- Lần lượt học sinh đọc bài làm. 
Ÿ Giáo viên nhận xét, chấm chữa bài. 
- Cả lớp nhận xét 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Về nhà hoàn thiện các đoạn văn. 
- Quán sát và viết lại những điều đã quan sát cảnh trường em, lập thành dàn ý chi tiết cho bài văn. 
- Nghe thực hiện ở nhà
- Ch. bị: “Luyện tập tả cảnh - Trường học” 
- Nhận xét tiết học 
- Nghe rút kinh nghiệm
 * Bổ sung:
Khoa học: TỪ LÚC MỚI SINH ĐẾN TUỔI DẬY THÌ
I. Mục tiêu: 
- Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì.
- Nêu được một số thay đổi về sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì.
II. Chuẩn bị: 
- 	Thầy: Hình vẽ trong SGK 
- 	Trò: Học sinh đem những bức ảnh chụp bản thân từ hồi nhỏ đến lớp hoặc sưu tầm ảnh của trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau. 
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: 
- Nêu những việc thể hiện sự quan tâm, chia sẻ công việc gia đình của người chồng đối với người vợ đang mang thai? Việc làm đó có lợi gì? 
- gánh nước thay vợ, gắp thức ăn cho vợ, quạt cho vợ...
- Việc đó giúp mẹ khỏe mạnh, sinh đẻ dễ dàng, giảm được các nguy hiểm.
- Nhận xét bài cũ 
3. Giới thiệu bài mới: Ghi tựa bài
- Lắng nghe nhắc lại tựa bài.
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp 
- Hoạt động cá nhân, lớp 
- Sử dụng câu hỏi SGK trang 12, yêu cầu HS đem các bức ảnh của mình hồi nhỏ hoặc những bức ảnh của các trẻ em khác đã sưu tầm được lên giới thiệu trước lớp. + + Em bé mấy tuổi và đã biết làm gì? 
- Học sinh có thể trưng bày ảnh và trả lời 
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK 
- Hoạt động nhóm, lớp 
* Bước 1: Giao nhiệm vụ và hướng dẫn. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc các thông tin và trả lời các câu hỏi trong SGK trang 12, 13 theo nhóm. 
- Học sinh đọc câu hỏi- Học sinh làm việc theo hướng dẫn của giáo viên
* Bước 2: Làm việc theo nhóm 
* Bước 3: Làm việc cả lớp 
- Yêu cầu các nhóm treo sản phẩm của mình lên bảng và cử đại diện lên trình bày. 
- Mỗi nhóm trình bày một giai đoạn. 
- Yêu cầu các nhóm khác bổ sung (nếu cần thiết) 
- Các nhóm khác bổ sung (nếu thiếu)
- Giáo viên tóm tắt lại những ý chính vào bảng lớp. 
Ÿ 
Giai đoạn Đặc điểm nổi bật
 Dưới 2 tuổi
 Từ 2 tuổi đến 6 tuổi
 Từ 6 tuổi đến 12 tuổi
 Tuổi dậy thì 
* Hoạt động 3: Củng cố 	
- Thi đua: Trưng bày tranh ảnh của các bạn trong nhóm theo từng độ tuổi khác nhau và nói rõ cho các bạn biết đặc điểm nổi bật của 1 lứa tuổi trong nhóm đó? 
- Học sinh thi đua 2 dãy: 
+ Trưng bày ảnh đã sưu tầm
+ Nêu đặc điểm nổi bật của 1 lứa tuổi mà nhóm chọn. 
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Xem lại bài + học ghi nhớ 
- Nghe thực hiện ở nhà
- Ch. bị: “Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già” 
- Nhận xét tiết học 
- Nghe rút kinh nghiệm
* Bổ sung:
SINH HOẠT
I/ Mục tiêu:
- Đánh giá các hoạt động của lớp tuần qua , đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
- Giáo dục HS tinh thần phê và tự phê.
II/ Hoạt động dạy - học:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
I/ Đánh giá hoạt động 
1) HD cán sự lớp báo cáo ,nxét
2) GV đánh giá chung
- Thực hiện đúng ,đầy đủ nội quy của trường lớp
- Đi học đều, đúng giờ
- Học bài và làm bt đây đủ
- Lao động vệ sinh sạch sẽ
- Thực hiện phong trào giúp nhau học tập
- Ra vào lớp
*TỒN TẠI CẦN KHẮC PHỤC
- Hay nói chuyện khi thầy giảng bài:
- Chưa học bài cũ:
- Ngồi trong lớp chưa chú ý nghe giảng : 
II/ Phương hướng tuần tới
 1. GV đưa ra KH
- Xây dựng hoàn thiện quy chế của lớp
- Thực hiện đúng ,đầy đủ nội quy của trường lớp
- Thực hiện tuần học hay
- Đi học đều, đúng giờ
- Học bài và làm bt đây đủ
- Lao động vệ sinh sạch sẽ
- Duy trì phong trào giúp nhau học tập,Tổ học tập
2. YC hs thảo luận ,bổ sung
3. Tổng kết: tuyên dương ,khen thưởng
* Lớp trưởng điều khiển
- HS lắng nghe .nhận xét bổ sung thêm
- Các tổ báo cáo:
* Lớp trưởng báo cáo đánh giá tình hình :
+ Học tập
+ Lao động Vệ sinh 
+ Nề nếp đạo đức,.
+ -------------------
+ ------------------
- Thảo luận kế hoạch .đưa ra ý kiến
Xét duyệt của tổ chuyên môn
Xét duyệt của Ban giám hiệu
.
 Toán: 	 LUYỆN TẬP (Tiết 1- Tuần 3-Vở thực hành) 
 I. Mục tiêu: 
 - Biết chuyển các phân số thành phân số thập phân , hỗn số thành phân số, viết số đo độ dài dưới dạng hỗn số. . 
 II. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Các hoạt động: 
- Hoạt động cá nhân 
Hướng dẫn HS làm các bài tập ở vở thực hành:
 Đọc yêu cầu đề bài và làm
- Bài 1: Hướng dẫn từ phân số thành phân số thập phân 
- HS viết : = ; = ;
- Bài 2 
- Làm vào vở bài tập
- Bài 3: Hướng dẫn HS viết các số đo độ dài theo mẫu
- HS viết:
3m 5dm = 3m + m = 3m
- Bài 4 :Hướng dẫn HS viết theo thứ tự từ bé đến lớn
- Viêt
 1 ; 1 ; 1 
2. Củng cố - dặn dò: 
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung luyện tập. 
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học 
- Xem trước bài tiết học sau
- Nhận xét tiết học 
Tiếng Việt ( Tiết 1- Tuần 3-Vở thực hành )
 I/ Mục tiêu: 
 - Rèn luyện cho HS kĩ năng đọc lưu loát bài văn: Ao làng (vở thực hành)
 - Giúp HS tìm hiểu nội dung bài văn qua các bài tập.
 II/ Các hoạt động dạy- học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Hướng dẫn HS luyện đọc:
 - Cho HS đọc bài văn: Ao làng 
 - Gọi HS đọc từng đoạn của bài văn.
 - Sửa sai cho HS
 - Bình chọn bạn đọc hay nhất.
2/ Hướng dẫn HS làm các bài tập:
 - Yêu cầu HS đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi và làm các bài tập:
 - Bài 2: Hướng dẫn HS làm bài
-Bài 3: Hướng dẫn HS điền từ
3/ Củng cố, dặn dò:
 -Dăn HS về đọc lại bài và hoàn thành bài tập.
 -HS đọc bài văn 
 - HS đọc.
 - Thi đọc diễn cảm từng đoạn bài văn. 
-Đọc bài và trả lời:
* Đáp án:
Câu a :Cảnh sắc bên ao làng.
Câu b: Do màu sắc khác nhau của những loài cây mọc bên ao.
Câu c: Tất cả những kỉ niệm.
Câu d:Vì ao làng gắn bó với tác giả.
Câu e : Ao làng gắn bó với tác giả như làn khói bếp
Câu g: lơ lửng, bồng bềnh, ngẩn ngơ, thiu thiu.
Câu h: nồng nàn-nồng ấm
Câu i: rung động
* HS chọn từ để điền.
Đáp án: hờ hững, đậm nhạt, bụ bẫm, xanh rờn, li ti, đậm đặc.
- Chuẩn bị tiết sau.
 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Buổi chiều:
 Toán: 	 LUYỆN TẬP ( Tiết 2- Tuần3- Vở thực hành) 
 I. Mục tiêu: 
 - Biết chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính, viết số đo độ dài dưới dạng hỗn số; giải toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số. 
 II. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Các hoạt động: 
- Hoạt động cá nhân 
Hướng dẫn HS làm các bài tập ở vở thực hành:
 Đọc yêu cầu đè bài và làm
- Bài 1: Hướng dẫn HS viết hỗn số thành phân số rồi tính
- HS thực hiện.
- Bài 2: Hướng dẫn HS viết các số đo độ dài theo mẫu
- HS viết:
2m 64cm = 2m + m = 2m
v..v 
- Bài 3: Hướng dẫn học sinh đọc đè và làm bài
- HS làm bài:
Số học sinh nữ là
 126 : ( 5+4) X 5 = 70(học sinh)
2. Củng cố - dặn dò: 
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung luyện tập. 
- HS theo dõi
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học 
- Xem trước bài tiết học sau
- Nhận xét tiết học 
-----------------------------------------------------
 Tiếng Việt (Tiết 2 - Tuần 3- Vở thực hành)
 I/ Mục tiêu: 
 - Rèn luyện cho HS kĩ năng dựa vào dàn ý đã lập viết một bài văn miêu tả cảnh một đêm trăng hoặc cảnh một góc rừng.
 II/ Các hoạt động dạy- học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Hướng dẫn HS bổ sung dàn ý đã lập ở tiết trước.
2/ Hướng dẫn HS viết bài văn:
 - Yêu cầu HS dựa vào dàn ý để viết bài văn.
3/ Củng cố, dặn dò:
 -Dặn HS về đọc lại bài và hoàn thành bài văn.
 -HS soát lại dàn ý đã lập, bổ sung những hình ảnh chi tiết, cụ thể sinh động. 
 - Học sinh viết bàivăn. 
-Một số học sinh đọc bài văn để cả lớp nhận xet, bổ sung.
- Chuẩn bị tiết sau.
 ----------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_ghep_5_tuan_3_nam_hoc_2012_2013_hoang_hao.doc