I. Mục tiêu :
-Ôn tập các bài tập đọc và học thuộc lòng; kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu, HS trả lời được 1 -2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
-Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kì II của lớp 5 : phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.
- Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ trong từng kiểu câu kể( Ai là gì ? Ai làm gì ? Ai thế nào ? ) để củng cố, khắc sâu kiến thức về chủ ngữ, vị ngữ trong từng kiểu câu kể
II. Đồ dùng dạy học: SGK, phiếu viết tên từng bài tập đọc từ học kì II.
III. Hoạt động dạy và học:
1.Bài mới : Giới thiệu bài
Thứ hai, ngày tháng năm 20 TIẾNG VIỆT Ôn tập (tiết 1) I. Mục tiêu : -Ôn tập các bài tập đọc và học thuộc lòng; kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu, HS trả lời được 1 -2 câu hỏi về nội dung bài đọc. -Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kì II của lớp 5 : phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật. - Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ trong từng kiểu câu kể( Ai là gì ? Ai làm gì ? Ai thế nào ? ) để củng cố, khắc sâu kiến thức về chủ ngữ, vị ngữ trong từng kiểu câu kể II. Đồ dùng dạy học: SGK, phiếu viết tên từng bài tập đọc từ học kì II. III. Hoạt động dạy và học: 1.Bài mới : Giới thiệu bài Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs Hoạt động 1: Luyện đọc, kiểm tra đọc ¼ số học sinh trong lớp - GV gọi học sinh lên bốc thăm tên bài, cho học sinh ôn lại bài 2 phút. Học sinh tự đọc theo yêu cầu của thăm. Giáo viên đọc một câu hỏi về đoạn hoặc bài để học sinh trả lời, giáo viên cho điểm. - Học sinh nêu tên bài, tên tác giả và nối tiếp đọc bài. Lớp nhận xét, bổ sung. -Học sinh theo dõi, rút kinh nghiệm. Hoạt động 2: Củng cố về chủ ngữ, vị ngữ. Mt: Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ trong từng kiểu câu kể(Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào ?) - Bài tập 1: Cho học sinh đọc yêu cầu nội dung. - 1 học sinh đọc bảng tổng kết của kiểu câu Ai làm gì? - Cho cả lớp đọc thầm yêu cầu bài 1. - Giáo viên dán tờ phiếu tổng kết CN, VN của kiểu câu Ai làm gì ? lên bảng, giải thích. - Giúp học sinh hiểu yêu cầu bài tập : Hãy lập thêm bảng tổng kết kiểu câu Ai thế nào ? Ai là gì ? Nêu ví dụ minh hoạ cho mỗi kiểu câu. - GV yc học sinh nhắc lại đặc điểm, thành phần các kiểu câu, cấu tạo của thành phần chủ ngữ, vị ngữ đã học ở lớp 4. - Cho học sinh làm bài tại lớp. Nhận xét, sửa bài. Giáo viên chốt đáp án đúng. Kiểu câu Ai thế nào? Thành phần câu Đặc điểm Chủ ngữ Vị ngữ Câu hỏi Ai (cái gì, con gì) ? Thế nào? Cấu tạo Danh từ (cụm danh từ) Đại từ Tính từ (Cụm tính từ) Động từ(Cụmđộng từ) Ví dụ: Cánh đại bàng rất khoẻ. Kiểu câu Ai là gì? Thành phần câu Đặc điểm Chủ ngữ Vị ngữ Câu hỏi Ai (cái gì, con gì) ? Là gì? Là ai? Là con gì? Cấu tạo Danh từ (cụm danh từ) Là+ danh từ(Cụm danh từ) Ví dụ: Chim công là nghệ sĩ múa tài ba. - 1, 2 học sinh đọc yêu cầu, 1 học sinh đọc bảng tổng kết của kiểu câu Ai làm gì? - Hai nhóm hoàn thành vào phiếu, học sinh khác làm vào vở bài tập, cả lớp nhận xét, bổ sung. 2. Củng cố- Dặn dò: Nhận xét tiết học. Về nhà ôn tập chuẩn bị ôn trạng ngữ. TOÁN Tiết 171 : Luyện tập chung I.Mục tiêu: -Giúp học sinh ôn tập củng cố về: - Kĩ năng thực hành tính và giải bài toán. - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác. II.Hoạt động dạy và học 1.Bài cũ: Gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 tiết trước. 2.Bài mới: Giới thiệu bài: Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs Hoạt động 1: Luyện tập Mt: Củng cố về kĩ năng thực hành tính và giải bài toán. Bài 1 : HS đọc đề, tìm hiểu đề, 2 học sinh lần lượt làm trên bảng, lớp làm vào vở, nhận xét, sửa bài 1 = = b. : 1 = : = = Kết quả bài c = 24,6; d = 43,6 Bài 2 : Cho học sinh đọc đề, xác định yêu cầu của đề bài, làm bài. Các em có thể làm cách nhanh theo các rút gọn. a= ; b = Bài 3:Cho học sinh đọc đề, xác định yêu cầu của đề bài, làm bài. -Giáo viên nhận xét, sửa bài theo đáp án: Diện tích đáy bể bơi là: 22,5 19,2 = 432 ( m2) Chiều cao mực nước trong bể bơi là: 414,72 : 432 = 0,96 ( m) Tỉ số chiều cao bể bơi và chiều cao của mực nước trong bể bơi là : Chiều cao của bể bơi là: 0,96 = 1,2 ( m) Đáp số: 1,2m Bài 4 :Cho học sinh đọc đề, xác định yêu cầu của đề bài, làm bài. -Giáo viên nhận xét, sửa bài theo đáp án: Vận tốc của thuyền khi xuôi dòng nước là: 7,2 + 1,6 = 8,8 ( km/ giờ) Quãng sông thuyền đi xuôi dòng trong 3,5 giờ: 8,8 3,5 = 30,8 (km) Vận tốc của thuyền đi ngược dòng nước là: 7,2 – 1,6 = 5,6 ( km/ giờ) Thời gian thuyền đi ngược dòng là: 30,8 : 5,6 = 5,5 ( giờ) 5,5 giờ = 5 giờ 30 phút Đáp số : 30,8 km ; 5giờ 30 phút - HS đọc đề, tìm hiểu đề, 2 học sinh lần lượt làm trên bảng, lớp làm vào vở, nhận xét, sửa bài. - 2 học sinh lần lượt làm trên bảng, lớp làm vào vở, nhận xét, sửa bài. -2 học sinh làm trên bảng, lớp làm vào vở, nhận xét, sửa bài. -2 học sinh làm trên bảng, lớp làm vào vở, nhận xét, sửa bài. 3. Củng cố - Dặn dò: Nhận xét tiết học.Về nhà làm bài 5 / 177 và chuẩn bị bài: Luyện tập chung. ĐẠO ĐỨC Tuần 35 : Thực hành cuối kì I.Mục tiêu: Sau bài : - Củng cố lại kiến thức của các bài đã học. - Rèn học sinh thực hành được những hành vi đúng qua từng câu chuyện. - Giáo dục học sinh có ý thức học tập để sau này xây dựng, bảo vệ đất nước. II.Đồ dùng dạy học : Một số hành vi. III.Hoạt động dạy và học: 1.Bài cũ: Vài HS nhắc lại một số bài đạo đức đã học từ học kì 2 đến cuối năm 2. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs Hoạt động1: Hướng dẫn ôn nội dung các chủ đề Mt: Củng cố lại những chủ đề đã học. (?) Trong chương trình đạo đức 5 học kì II ta đã học những chủ đề nào? - Em yêu quê hương. - Chính quyền địa phương em: “ UBND xã phường em”. - Em yêu tổ quốc Việt Nam. - Em yêu hoà bình. - Em tìm hiểu về Liên Hiệp Quốc. - Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. - Học sinh trả lời. Hoạt Động 2 : Thực hành. Mt: Củng cố lại kiến thức của các bài đã học. Rèn học sinh thực hành được những hành vi đúng qua từng câu chuyện. -GV cho học sinh thảo luận, trình bày các nội dung sau: (?) Em hãy cho biết: UBND xã em đóng ở đâu? UBND xã có trách nhiệm gì với người dân? (?) Chúng ta cần làm gì để giúp UBND xã làm việc? (?) Em có cảm nghĩ gì về đất nước và con người Việt Nam? (?) Nêu một số thành tựu về sự phát triển kinh tế, giáo dục; các danh lam thắng cảnh của nước ta? (?) Khi lớn lên, em sẽ làm gì để góp phần xây dựng đất nước? (?) Đọc thơ hoặc hát các bài ca ngợi về đất nước Việt Nam? (?)Chiến tranh gây ra những hậu quả gì? (?) Để thế giới không còn chiến tranh, để mọi người đều được sống trong hoà bình, chúng ta cần phải làm gì? (?) Em biết gì về tổ chức Liên Hiệp Quốc qua các thông tin em đã học? (?) Nước ta có quan hệ như thế nào với Liên Hiệp Quốc? (?) Tài nguyên thiên nhiên mang lại lợi ích gì cho em và mọi người? (?) Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên? - Thảo luận nhóm đôi. Đại diện các nhóm lên trình bày. Lớp nhận xét bổ sung. Lớp theo dõi. 3.Củng cố - Dặn dò Nhận xét tiết thực hành. Về chuẩn bị : tổng kết môn cả năm. Thứ ba, ngày tháng năm 20 TIẾNG VIỆT Ôn tập ( Tiết 2 ) I. Mục tiêu : -Tiếp tục kiểm tra lấy điểm Tập đọc. - Biết lập bảng tổng kết về các loại trạng ngữ để củng cố kiến thức về trạng ngữ. - Giáo dục HS yêu thích môn học. - Hỗ trợ đặc biệt: Nắm kiến thức cơ bản về câu đơn, câu ghép. II.Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, phiếu học tập. III.Các hoạt động dạy và học: 1.Bài mới: Giới thiệu bài – ghi đề bài Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc. - GV tiếp tục cho HS lên bốc thăm đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi ( như tiết 1 ) ( khoảng ¼ số HS lớp ) -Nhận xét, ghi điểm. -HS bốc thăm, chuẩn bị khoảng 1 -> 2 phút sau đó lên đọc bài và trả lời câu hỏi theo yêu cầu. Hoạt động 2: Hướng dẫn bài tập. Mt: Biết lập bảng tổng kết về các loại trạng ngữ để củng cố kiến thức về trạng ngữ. Bài 2: Cho 1 HS đọc yêu cầu. GV treo bảng phụ ghi nội bảng tổng kết trong SGK, chỉ bảng giúp HS hiểu yêu cầu của bài. - Kiểm tra HS kiến thức đã học ở lớp 4: (?) Trạng ngữ là gì? (?) Có những loại trạng ngữ nào? (?) Mỗi loại trạng ngữ trả lời cho câu hỏi nào? - GV dán lên bảng tờ phiếu đã viết nội dung ghi nhớ về các loại trạng ngữ -> cho HS đọc lại. - Cho HS làm bài vào vở - 3, 4 HS làm trên phiếu. - Cho HS trình bày kết quả. ® GV nhận xét + chốt câu trả lời đúng: Các loại trạng ngữ Câu hỏi Ví dụ Trạng ngữ chỉ nơi chốn Ở đâu? - Ngoài đường, xe cộ đi lại như mắc cửi. Trạng ngữ chỉ thời gian Khi nào? Mấy giờ? - Sáng sớm tinh mơ, nông dân đã ra đồng. - Đúng 8 giờ sáng, chúng tôi bắt đầu lên đường. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân Vì sao? Nhờ đâu? Tại đâu? - Vì vắng tiếng cười, vương quốc nọ buồn chán kinh khủng. - Nhờ siêng năng, chỉ 3 tháng sau, Nam đã vượt lên đầu lớp. - Tại hoa biếng học mà tổ chẳng được khen. Trạng ngữ chỉ mục đích Để làm gì: Vì cái gì? - Để đỡ nhức mắt, người làm việc với máy vi tính cứ 45 phút phải nghỉ giải lao. - Vì Tổ quốc, thiếu nhi sẵn sàng. Trạng ngữ chỉ phương tiện Bằng cái gì? Với cái gì? - Bằng một giọng nói rất nhẹ nhàng, chân tình, Hà khuyên bạn nên chăm học. - Với đôi bàn tay khéo léo, Dũng đã nặn được một con trâu đất y như thật. -1 HS đọc yêu cầu. Lớp đọc thầm theo. - HS trả lời câu hỏi. - HS đọc lại nội dung ghi nhớ. - HS làm bài cá nhân vào vở – 4 HS làm bài trên phiếu. HS làm bài trên phiếu dán bảng, trình bày. Lớp nhận xét, sửa bài. - Thực hiện theo ye ... i trường, nguyên nhân gây ô nhiễm và một số biện pháp bảo vệ môi trường. - Cho học sinh đọc yêu cầu trò chơi. Tổ chức trò chơi: - Chia lớp thành ba đội, mỗi đội cử 3 bạn tham gia chơi. Những người còn lại cổ động cho đội mình. - Giáo viên đọc từng câu trong trò chơi “ Đoán chữ” và câu hỏi trắc nghiệm trong SGK. Nhóm nào lắc chuông trước thì trả lời. - Cuối cuộc chơi, nhóm nào trả lời đúng được nhiều là thắng cuộc. Giáo viên cho cả lớp nhận xét và chốt đáp án đúng. +Dòng 1: Tính chất của đất bị xói mòn là : bạc màu +Dòng 2: Đồi cây đã bị đốn hoặc đốt trụi là: đồi trọc +Dòng 3: Môi trường sống của nhiều loài động vật hoang dã, quí hiếm thường xuyên là: rừng +Dòng 4:Của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên mà con người sử dụng là: tài nguyên +Dòng 5: Hậu quả mà rừng phải chụi do việc đốt rừng làm nương rẫy, chặt cây lấy gỗ, là: bị tàn phaÙ + Dòng màu xanh bọ rùa - Vài học sinh lần lượt đọc yêu cầu trò chơi. - Học sinh thực hiện theo nhóm. Hoạt động 2: Chọn câu trả lời đúng - Giúp học sinh nắm luật chơi, cách chơi: - Giáo viên đọc câu hỏi, phát các phiếu cho nhóm, các nhóm thảo luận ghi kết quả vào bảng. Hết giờ nhóm nào làm xong trước lên dán trên bảng. Nếu có kết quả đúng đáp án là thắng cuộc. - Cho hs chơi và đánh giá theo đáp án sau: - 1b ; 2c ; 3d ; 4 c. Giáo viên công bố kết quả. - Thảo luận : nhóm bàn. - Các nhóm làm bài, dán phiếu của mình lên bảng, cả lớp nhận xét, đánh giákết quả. 2.Củng cố - Dặn dò: Nhận xét tiết học. Chuẩn bị ôn tập, kiểm tra. TIẾNG VIỆT Ôn tập: Tiết 6 I. Mục đích yêu cầu: -Ôn tập củng cố, khắc sâu kiến thức về cách viết 1 đoạn văn theo y/cầu đề - Nghe – viết đúng, trình bày đúng 1 đoạn của bài thơ “Trẻ con ở Sơn Mĩ”. Viết được 1 đoạn văn ngắn tả người (1 đám trẻ ở vùng biển hoặc ở làng quê), tả cảnh (1 buổi chiều tối hoặc 1 đêm yêu tĩnh ở vùng biển hoặc ở một làng quê). - Giáo dục học sinh yêu thích Tiếng Việt. II. Các hoạt động dạy và học: 1.Bài mới: GTB Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs Hoạt động 1: Nghe – viết. Mt: Nghe – viết đúng, trình bày đúng 1 đoạn của bài thơ “Trẻ con ở Sơn Mĩ”. - Giáo viên đọc toàn bài chính tả ở SGK 1 lượt giọng rõ ràng, chính xác. - GV nhắc HS chú ý cách trình bày bài thơ và nhấn mạnh những chữ khó: Sơn Mỹ, chân trời, bết. - Giáo viên đọc từng dòng thơ cho học sinh viết, mỗi dòng đọc 2 lượt. - Giáo viên đọc lại toàn bài. - Giáo viên chấm 7 – 10 bài. -GV nhận xét sửa sai -Học sinh nghe và đọc thầm theo. -HS chú ý theo dõi -Học sinh viết bài. -Học sinh đọc soát lại bài. -Từng cặp học sinh đổi vở soát lỗi cho nhau. Hoạt động 2: Viết đoạn văn ngắn. Mt: Viết được 1 đoạn văn ngắn tả người (1 đám trẻ ở vùng biển hoặc ở làng quê), tả cảnh (1 buổi chiều tối hoặc 1 đêm yêu tĩnh ở vùng biển hoặc ở một làng quê). -Giáo viên yêu cầu HS đọc đề và phân tích. -Giáo viên lưu ý học sinh: Đề 1 yêu cầu tả đám trẻ, không phải tả 1 đứa trẻ. Các công việc đồng áng của trẻ con ở làng quê có thể là chăn trâu, cắt cỏ, phụ mẹ nhổ mạ, cấy lúa, dắt trâu ra đồng -Viết bài không chỉ dựa vào hiểu biết mà cần dựa vào những hình ảnh gợi ra từ bài thơ. -Giáo viên nhận xét chấm điểm. -1 học sinh đọc đề -Học sinh phân tích đề, gạch dưới từ ngữ quan trọn -Học sinh chọn đề bài viết. -Học sinh lập nhanh dàn bài, viết đoạn văn vào vở. -Học sinh tiếp nối nhau đọc bài. -Lớp nhận xét bình chọn người viết bài hay nhất. 2.Củng cố dặn dò: Nhắc lại nội dung ôn. Nhận xét tiết học. Thứ năm, ngày tháng năm 20 TIẾNG VIỆT Kiểm tra đọc hiểu –luyện từ và câu( Tiết 7 ) (đề chung) TOÁN Tiết 174 : Luyện tập chung I. Mục tiêu: -Giúp học sinh ôn tập , củng cố về giải bài toán liên quan đến chuyển động cùng chiều, tỉ số %, tính thể tích HHCN , .. và sử dụng máy tính bỏ túi - Rèn tính đúng và chính xác II.Các hoạt động dạy và học: 1.Bài mới: “Luyện tập chung” - GV cho HS đọc toàn bộ yêu cầu phần 1,2 . HS tự làm bài rồi nêu kết quả làm bài. Chữa bài. Phần 1 : Bài 1 :Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài. Khoanh vào ý C ( vì đoạn đường thứ nhất ô tô đã đi : 1 giờ đoạn đường thứ hai ô tô đã đi 60 :30= 2(giờ) nên tổng số TG đi cả 2 đoạn đường là : 1 +2 =3 (giờ) Bài 2 : Khoanh A( vì thể tích bể cá 60 x 40 x 40 = 96000(cm3) = 96 dm3 Thể tích của nửa bể cá 96 : 2 = 48 (dm3) = 48 lít Bài 3 : - Khoanh vào ý B ( vì cứ mỗi giờ Vừ tiến gần Lềnh được :11 – 5 = 6 (km) Thời gian Vừ đi để đuổi kịp Lềnh 8 : 6 = (giờ ) hay 80 phút Phần 2 : Bài 1 : GV gọi 1 HS lên bảng trình bày bài làm, cả lớp nhận xét sữa bài. - Phân số chỉ tổng số tuổi của con gái và con trai là: (tuổi của mẹ) Coi tổng số tuổi của hai mẹ con là 9 phần bằng nhau thì tuổi của mẹ là 20 phần như thế. Vậy tuổi mẹ là: (tuổi) Bài 2: GV gọi 1 HS lên bảng trình bày bài làm, cả lớp nhận xét sữa bài. a) Dân số ở Hà Nội năm đó là :2627 x 921 = 2 419 467(người) Dân số ở Sơn La năm đó là: 61 x 14210 = 866 810 (người) Tỉ số phần trăm số dân ở Sơn La so với số dân ở Hà Nội là : 866 810 : 2 419 467 = 0,3582 = 35,82 % b) Nếu mật độ dân số của Sơn La là 100 người /km2 thì trung bình mỗi ki lô mét vuông sẽ có thêm : 100 – 61 = 39 (người), khi đó số dân của tỉnh Sơn La tăng thêm là: 39 x 14 210 = 544 190 (người) Đáp số: a) Khoảng 35,82 % b) 544 190 người - HS đọc toàn bộ yêu cầu phần 1. HS tự làm bài rồi nêu kết quả làm bài. Chữa bài.Giải thích cách làm. 3.Củng cố – dặn dò:-Nhắc lại nội dung ôn. Chuẩn bị : Kiểm tra cuối năm -Nhận xét tiết học ĐỊA LÍ Tiết 35 : Kiểm tra học kì II ( Kiểm tra theo đề chung) Bài 70 Tuần 35 Lớp 5 Ngày dạy : Môn thể thao tự chọn - Trò chơi “Dẫn bóng” I/ Mục tiêu : - Ôn phát cầu và chuyền cầu bằng mu bàn chân . Yêu cầu thực hiện đúng động tác và nâng cao thành tích . - Chơi trò chơi “Dẫn bóng”. Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động . II/ Sân tập , dụng cụ : Sân trường có kẽ sân chơi + cầu + còi . III/ Tiến trình thực hiện : Phần nội dung ĐLVĐ Yêu cầu và chỉ dẫn kỉ thuật Biện pháp tổ chức lớp T/G SL A/Phần mở đầu 1. Ổn định 2 Khởi động 3.Kiểm tra bài cũ 5-7’ 1-2’ 1-2’ 2’ 2x8 - GV nhận lớp , phổ biến mục tiêu . - Chạy nhẹ nhàng thành vòng tròn . + Xoay vặn các khớp + Một số động tác thểdục + Trèo chơi thả lỏng . - 2-3 HS thực hiện chuyền cầu bằng mu bàn chân - HS và GV nhận xét * * * * * * * * * * * * * * * * * * B/ Phần cơ bản : 1. Ôn phát cầu bằng mu bàn chân 2. Ôn chuyền cầu bằng mu bàn chân . 3. Trò chơi “Dẫn bóng” 26’ 6-8’ 6-8’ 7-9’ 1 1 - GV điều khiển HS thực hiện theo đội hình 2 hàng ngang . + HS tập theo tổ – Tổ trưởng điều khiển , GV quan sát , sửa sai . + Từng tổ tập trình diễn – HS và GV nhận xét . - GV nêu tên , nhắc lại cách tập . + GV cùng một số HS tập mẫu . + HS thực hiện theo nhóm 3- 4 HS . + Gọi một số nhóm thực hiện – HS và GV nhận xét . - GV nêu tên , nhắc lại cách chơi , luật chơi . + 1 số HS chơi mẫu – chơi thử sau chơi chính thức + GV nhận xét . * Chú ý : Cho HS chơi dưới hình thức tiếp sức . - Chia khu vực sân tập * * * * * * * * * * * * - Đội hình 4 hàng dọc . C/ Phần kết thúc : 1. Thả lỏng 2. Củng cố 3. Nhận xét 4. BTVN 3-5’ 2’ 1’ 1’ 1’ - Vỗ tay và hát + động tác hồi tĩnh . - GV và HS hệ thống bài học . - GV nhận xét tiết học . - Ôn tâng cầu mỗi ngày . - Như đội hình mở đầu Phần rút kinh nghiệm : Thứ sáu, ngày tháng năm 20 TẬP LÀM VĂN Kiểm tra học kì II ( Kiểm tra theo đề chung) KHOA HỌC Tiết 70 : Kiểm tra cuối năm ( Kiểm tra theo đề chung) TOÁN Tiết 175 : Kiểm tra học kì II ( Kiểm tra theo đề chung) KĨ THUẬT Tiết 35 : Lắp ghép mô hình tự chọn. (tiết 3) I.Mục tiêu: -HS lắp được mô hình đã chọn. -HS trưng bày và đánh giá sản phẩm chính xác, đúng tiêu chuẩn. II.Đồ dùng dạy học: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III.Các hoạt động dạy- học: 1.Bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết học. 2.Bài mới GTB –ghi đề Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs Hoạt động 5:Học sinh thực hành lắp ghép mô hình tự chọn Mt: Lắp được mô hình đã chọn -GV cho hs lắp ghép mô hình tự chọn theo nhóm -GV theo dõi các nhóm thực hành lắp ráp -Hs lắp ráp theo nhóm mô hình đã chọn. Hoạt động 6: Đánh giá sản phẩm Mt: Đánh giá sản phẩm chính xác, đúng tiêu chuẩn. -Gv tổ chức cho hs trưng bày sản phẩm theo nhóm, nhắc lại một số tiêu chuẩn đánh giá theo mục III SGK -Lắp mô hình tự chọn đúng thời gian quy định -Lắp đúng quy trình kĩ thuật. Mô hình chắc chắn, không xộc xệch. - Cử 5 đại diện của nhóm, hs dựa vào tiêu chuẩn đánh giá SP của các nhóm. -Gv nhận xét, đánh giá sản phẩm theo 2 mức ( hoàn thành A; chưa hoàn thành B nhưng nếu hoàn thành sớm, sản phẩm đảm bảo yc kĩ thuật được đánh giá ở mức hoàn thành A+. ) -GV nhận xét công bố kết quả, nhắc hs tháo các chi tiết xếp vào đúng các vị trí - Hs trưng bày sản phẩm theo nhóm và theo dõi tiêu chí đánh giá. -5 đại diện hs dựa vào tiêu chuẩn đánh giá SP của các nhóm 3.Củng cố –dặn dò: GV nhận xét ý thức, tinh thần học tập và kĩ năng lắp ghép mô hình tự chọn của các nhóm. Ban giám hiệu duyệt tuần 35 Ngày ..
Tài liệu đính kèm: