Giáo án Lớp 5 - Tuần 4 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 4 (Chuẩn kiến thức)

1. Tổ chức

2. Kiểm tra:

3. Bài mới:a) Giới thiệu bài.

 b) Tìm hiểu về quan hệ tỉ lệ thuận.

* Treo bảng phụ ghi ví dụ 1.

- 1 giờ người đó đi được bao nhiêu km?

 - 8km gấp mấy lần 4km?

Vậy khi thời gian gấp lên 2 lần thì diện tích như thế nào?

 Qua ví dụ trên hãy nêu mối quan hệ giữa thời gian và diện tích đi được.

=> Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường gấp lên bấy nhiêu lần

Giáo viên ghi nội dung bài toán.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

Giáo viên ghi tóm tắt như SGK.

Giáo viên gợi ý 2 cách giải

* Rút về đơn vị.

- Tìm số km đi được trong 1 giờ?

- Tính số km đi được trong 4 giờ?

 

doc 34 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1012Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 4 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Thứ hai ngày 14 tháng 9 năm 2009
Toán
ôn tập và bổ sung về giải toán
a- Mục tiêu: Giúp học sinh: 
- Làm quen với bài toán quan hệ tỉ lệ.
- Biết giải các bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ.
*Trọng tâm: Học sinh biết giải toán có lời văn thành thạo.
B- chuẩn bị đồ dùng dạy học.
1- Giáo viên: Nghiên cứu nội dung bài bảng số trong ví dụ 1 chép vào bảng phụ.
2- Học sinh: Xem trước bài.
c- Các hoạt động day-học chủ yếu.
Hoạt động dạy GV
Hoạt động học HS
1. Tổ chức
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới:a) Giới thiệu bài.
 b) Tìm hiểu về quan hệ tỉ lệ thuận.
* Treo bảng phụ ghi ví dụ 1.
- 1 giờ người đó đi được bao nhiêu km? 
 - 8km gấp mấy lần 4km?
Vậy khi thời gian gấp lên 2 lần thì diện tích như thế nào?
 Qua ví dụ trên hãy nêu mối quan hệ giữa thời gian và diện tích đi được.
=> Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường gấp lên bấy nhiêu lần
Giáo viên ghi nội dung bài toán.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
Giáo viên ghi tóm tắt như SGK.
Giáo viên gợi ý 2 cách giải
* Rút về đơn vị.
- Tìm số km đi được trong 1 giờ?
- Tính số km đi được trong 4 giờ?
Dựa vào mối quan hệ nào chúng ta làm như thế nào?
* Tìm tỉ số.
So với 2 giờ thì 4 giờ gấp ? lần
Như vậy quãng đường đi được trong 4 giờ gấp quãng dường đi được trong 2 giờ ? lần? Vì sao?
- 4 giờ đi được bao nhiêu km?
Gọi học sinh nêu được cách giải
* Bước tìm 4 giờ gấp 2 giờ mấy lần được gọi la bước tìm tỉ số
Hát
2 Học sinh chữa, nêu qui tắc.
Học sinh lắng nghe
1 học sinh đọc.
4km
 gấp 2 lần
 Gấp lên 2 lần.
Học sinh thảo luận rút ra kết luận.
1 học sinh trả lời.
- HS nhận xét; 2 – 3 em nhắc lại.
HS đọc
2 giờ đi 90km.
4 giờ đi ? km?
Học sinh thảo luận, giải.
Gọi các nhóm trình bày.
Lấy 90 : 2 = 45 (km)
Lấy 45 x 4 = 180 (km)
Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường cũng gấp lên bấy nhiêu lần.
4 giờ gấp 2 giờ số lần là: 4:2=2 (lần).
- Gấp 2 lần vì kế hoạch tăng thời gian ? lần thì quãng đường cũng tăng lên bấy nhiêu lần.
4 giờ đi được: 90 x 2 =180 (km)
1 học sinh nêu
Học sinh trình bày vào vở.
c) Luyện tập
 Bài 1:
Giáo viên hướng dẫn giải
- Giáo viên nhận xét cho điểm
Học sinh đọc đề
1 học sinh làm bảng, lớp làm vở.
Mua 1m vải hết số tiền là:
80.000 : 5 = 16.000 (đồng)
Mua 7m vải đó hết số tiền là:
16.000 x 7 = 112.000 (đồng).
Đáp số: 112.000 đồng.
Bài 2:
Giáo viên chấm bài, nhận xét
2 học sinh giải mỗi em một cách
Lớp làm vở.
Bài 3: 
Yêu cầu học sinh tóm tắt và giải
Giáo viên chấm một số bài
1 học sinh tóm tắt, 1 học sinh giải trên bảng, lớp làm vở.
a) Số lần 4000 người gấp 1000 người là:
4000 : 1000 = 4 (lần).
Một năm sau dân số của xã tăng thêm:
21 x 4 = 84 (người).
b) Một năm sau dân số của xã tăng thêm:
15 x 4 = 60 người).
Đáp số: a) 84 người.
 b) 60 người
4. Củng cố dặn dò.
Giáo viên tóm tắt nội dung bài.
Nhận xét giờ học.
Chuẩn bị bài sau: Luyện tập
Tập đọc
Những con sếu bằng giấy
a- Mục tiêu
1- Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài.
+ Đọc đúng các tên người, tên địa lý nước ngoài (Xa-da-cô, Xa-xa-ki, Hi-rô-xi-ma, Na-ga-ki).
+ Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm buồn, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của cô bé. 
2- Hiểu nội dung bài: tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em trên toàn thế giới.
*Trọng tâm: Đọc lưu loát, diễn cảm, hiểu được nội dung bài.
B- chuẩn bị đồ dùng dạy học.
1- Giáo viên: Tranh minh hoạ, bài học SGK.
Sưu tầm tranh ảnh về các vụ nổ hạt nhân, bom nguyên tử.
Bảng phụ viết đoạn 3 để luyện đọc.
2- Học sinh: Xem trước bài.
c- Các hoạt động day-học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Tổ chức
2. Bài cũ: 
Kiểm tra học sinh phân vai cả 2 phần vở kịch.
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Hát
2 nhóm đọc phân vai vở kịch “Lòng dân” mỗi phần một nhóm.
Học sinh theo dõi, nhận xét.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài: giới thiệu chủ điểm.
Giới thiệu bài: ghi đầu bài
3.2. Hướng dẫn luyện đ và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc.
Bài văn chia làm mấy đoạn?
Giáo viên uốn nắn cách đọc cho học sinh. Ghi giảng từ khó đọc: 100.000 người
Xa-da-cô, Xa-xa-ki, Hi-rô-xi-ma, Na-ga-da-ki.
Yêu cầu học sinh đọc chú giải
Giáo viên đọc mẫu
b) Tìm hiểu bài.
- Học sinh đọc lướt bài, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi.
? Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ khi nào?
?Em hiểu phóng xạ là gì?
? Bom nguyên tử là gì?
? Cô bé kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?
? Các bạn nhỏ làm gì để tỏ nguyện vọng hoà bình?
? Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa-da-cô?
? Nội dung chính của bài là gì?
c) Hướng dẫn đọcdiễn cảm.
? Nêu cách đọc từng đoạn?
Treo bảng đoạn 3.
Giáo viên đọc mẫu.
Tổ chức thi đọc diễn cảm.
Các bài học trong chủ điểm, nội dung của bài
Học sinh lắng nghe
Học sinh khá đọc bài.
Học sinh nêu: 
Đoạn 1: từ đầu..... Nhật Bản.
Đoạn 2: tiếp.... nguyên tử.
Đoạn 3: tiếp..... gấp 644 con.
Đoạn 4: còn lạ.
Học sinh nối tiếp viết bài (2 vòng)
- Học sinh đọc, học sinh đọc nối tiếp toàn bài. luyện tập nhóm 2 (2 vòng)
Học sinh lắng nghe.
Học sinh đọc thầm bài thảo luận nhóm đôi tìm câu trả lời.
Từ khi Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản
Học sinh nêu
Học sinh nêu
- Ngày ngày gấp sếu vì em tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu giấy treo quanh phòng em sẽ khỏi bệnh.
- Xa-da-cô chết các bạn quyên tiền xây tượng đài nhớ các nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại; khắc chữ vào chân tượng đài: “Mong muốn cho thế giới này mãi mãi hoà bình”.
- Học sinh nêu suy nghĩ của mình
- Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
Học sinh đọc nối tiếp hết bài (nhóm 4)
Học sinh lắng nghe
Đoạn 1: đọc to rõ ràng; đoạn 2: trầm buồn, đoạn 3: thông cảm, chậm rãi, xúc động, đoạn 4: trầm, chậm rãi.
Học sinh lắng nghe
Luyện đọc theo cặp
3-5 học sinh thi đọc, lớp nhận xét.
4. Củng cố dặn dò.
? Hỏi liên hệ chiến tranh ở Việt Nam 
Nhận xét giờ học.
Bài sau: Bài ca về trái đất
Học sinh liên hệ
Khoa học
Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già
a- Mục tiêu
 Sau bài học học sinh biết:
- Nêu một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già.
- Xác định bản thân học sinh đang ở giai đoạn nào của cuộc đời.
* Trọng tâm: Nắm được đặc điểm của tuổi thành niên đến tuổi già.
B- chuẩn bị đồ dùng dạy học.
1- Giáo viên: Thông tin và hình trang 16, 17 SGK.
Các giấy tờ ghi đặc điểm của các lứa tuổi, giấy khổ to.
2- Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh của người lớn ở các lứa tuổi khác nhau và nghề khác nhau.
c- Các hoạt động day-học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Tổ chức
2. Bài cũ: Gọi học sinh bắt thăm các hình 1, 2, 3, 5 của bài 6. Bắt được hình vẽ nào thì nói về lứa tuổi ấy.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm
Hát
5 học sinh trả lời lên bảng bắt thăm về giai đoạn phát triển của cơ thể mà bức ảnh bắt được.
Lớp nhận xét
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
3.2. Hoạt động 1: Đặc điểm con người ở từng giai đoạn: vị thành niên, trưởng thành, tuổi già.
- Chia nhóm: phát cho mỗi nhóm một bộ hình 1, 2, 3, 4 SGK và yêu cầu học sinh quan sát trả lời câu hỏi.
? Tranh minh hoạ giai đoạn nào của con người?
? Nêu một số đặc điểm của con người ở giai đoạn đó?
- Cơ thể con người ở giai đoạn đó phát triển như thế nào?
- Con người có thể làm những việc gì?
- Giáo viên nhận xét.
 Giai đoạn Hình minh hoạ
Tuổi vị thành niên 1
Từ 10 – 19 tuổi
Tuổi trưởng thành 2 – 3
Từ 20 – 60 tuổi
Tuổi già 4
Từ 60 - 65 tuổi trở lên
3.3. Hoạt động 2: Sưu tầm và giới thiệu người trong ảnh.
- Giáo viên kiểm tra ảnh của HS chuẩn bị
Chia nhóm 4: học sinh giới thiệu người trong ảnh mà mình sưu tầm được với các bạn trong nhóm: Họ là ai? Làm nghề gì?
Họ đang ở giai đoạn nào của cuộc đời, giai đoạn này có đặc điểm gì?
Yêu cầu học sinh trình bày trước lớp.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
3.4. Hoạt động 3: ích lợi của việc biết được các giai đoạn phát triển của con người.
Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp trao đổi thảo luận để trả lời câu hỏi.
? Biết được các giai đoạn phát triển của con người có lợi ích gì?
Tổ chức cho học sinh trình bày.
? Chúng ta đang ở giai đoạn nào của cuộc đời?
? Việc biết từng giai đoạn phát triển của con người có lợi ích gì?
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
- Giáo viên kết luận về giai đoạn phát triển của tuổi học sinh
3.5. Hoạt động kết thúc
- Nhận xét giờ học.
- Tuyên dương học sinh có ý thức.
Học thuộc đặc điểm của các giai đoạn phát triển của con người từ tuổi vị thành niên đến tuổi già.
- Chuẩn bị bài sau: Vệ sinh tuổi dậy thì
Học sinh lắng nghe
Học sinh thảo luận nhóm, quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
Nhóm xong sớm dán phiếu lên bảng, trình bày. Các nhóm khác bổ sung
3 học sinh trình bày đặc điểm của 3 giai đoạn vị thành niên tuổi trưởng thành, tuổi già
 Đặc điểm
- Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con => người lớn thể hiện ở sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, tinh thần, tình cảm và mối quan hệ xã hội. Như vậy, tuổi dậy thì nằm trong giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên
- Giai đoạn đầu: tầm vóc, thể lực phát triển nhất, các cơ quan trong cơ thể hoàn thiện. Lúc này có thể lập gia đình, chịu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
- Cơ thể dần suy yếu: chức năng hoạt động của các cơ quan giảm dần. Có thể kéo dài tuổi thọ bắng cách rèn luyện thân thể, sống điều độ và tham gia các hoạt động xã hội.
Học sinh đưa ra các bức ảnh mà mình chuẩn bị
Học sinh giới thiệu người trong ảnh với các bạn trong nhóm.
5-7 học sinh giới thiệu về người trong bức ảnh mà mình chuẩn bị.
Lớp nhận xét
2 học sinh cùng bàn trao đổi, thảo luận
Hoạt động cả lớp.
- Giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên hay tuổi dậy thì.
- Biết được đặc điểm tuổi dậy thì giúp ta không e ngại, lo sợ về những biến đổi của cơ thể, về thể chất, tinh thần tránh được sự lôi kéo không lành mạnh=> giúp ta có chế độ ăn uống, làm việc, học tập phù hợp => cơ thể phát triển toàn diện
Lớp nhận xét
Học sinh lắng nghe
Thứ ba ngày 15 tháng 9 năm 2009 
Toán
Luyện tập 
a- Mục tiêu
Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng: 
- Giải toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ.
- áp dụng 2 phương pháp giải + Rút về đơn vị + Tìm tỉ số.
*Trọng tâm: Vận dụng giải toán có lời văn thành thạo.
B- chuẩn bị đồ dùng dạy học.
1- Giáo viên: Nghiên cứu nội dung bài. Phấn màu.
2- Học sinh: Đọc trước bài.
c- Các hoạt động day-học chủ yếu.
Hoạ ...  dùng dạy học.
1- Giáo viên: Nghiên cứu nội dung bài. Phấn màu.
2- Học sinh: Xem trước bài.
c- Các hoạt động day-học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Tổ chức
2. Bài cũ: 
Gọi học sinh chữa bài.
Giáo viên nhận xét cho điểm.
C1: Số người sau khi tăng thêm là:
10 + 20 = 30 (người)
30 người gấp 10 người số lần là:
30 : 10 = 3 (lần)
Một ngày 30 người đào được số mét là:
35 x 3 = 105 (m)
Đáp số 105 m
Hát
2 Học sinh chữa bài (mỗi em một cách)
Học sinh nhận xét.
C2: 20 người gấp 10 người số lần là
20 : 10 = 2 (lần)
Một ngày 20 người đào số m là:
35 x 2 = 70 (m)
Sau kế hoạch tăng 20 người thì 1 ngày đào số m là:
35 + 70 = 105 (m)
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn học sinh luyện tập
Bài 1:
Bài toán thuộc dạng toán gì?
Yêu cầu học sinh nêu các bước giải
?
28 em
Nam 	
?
Nữ 
Học sinh chữa bài, nhận xét
- Giáo viên cho điểm
Học sinh đọc đề, lớp đọc thầm.
Dạng toán tổng - tỉ.
1Học sinh nêu, lớp theo dõi, nhận xét
Học sinh lên bảng, lớp làm vở
Giải
- Tổng số phần bằng nhau là:
2 + 5 = 7 (phần)
Số học sinh nam là: 7x2 = 8 (em)
Số học sinh nữ là: 28-8 = 20 (em)
Đáp số: 8 em
 :20 em
Bài 2:
Hướng dẫn học sinh làm bài 1.
Tóm tắt:
15m
Chiều rộng	
 P = ? m
Giáo viên chấm một số bài, nhận xét
1 học sinh làm bảng, lớp làm vở
Giải
Hiệu số phần bằng nhau là: 2-1 =1 (phần)
Chiều rộng của mảnh đất là:
15 : 1 = 15 (m)
Chiều dài mảnh đất là:
15 x 2 = 30 (m).
Chu vi mảnh đất là:
(15 + 30) x 2 = 90 (m)
Đáp số 90m
Học sinh nhận xét.
Bài 3:
Khi quãng đường đi giảm một số lần thì số lít xăng tiêu thụ thay đổi như thế nào?
Yêu cầu học sinh làm bài.
Tóm tắt: 100 km - 12 lít
 50 km - ? lít
Giáo viên chấm một số bài, nhận xét
Học sinh đọc đề toán, lớp đọc thầm
Khi quãng đường giảm bao nhiêu lần thì số lít xăng tiêu thụ cũng giảm bấy nhiêu lần.
1 học sinh làm bảng, lớp làm vở.
Giải
100 km gấp 50 km số lần là:
100 : 50 = 2 (lần)
Đi 50 km tiêu thụ hết số lít xăng là:
12 : 2 = 6 (lít)
Đáp số: 6 lít xăng.
Bài 4:
Hướng dẫn học sinh làm tương tự bài 3
Tóm tắt: 12 bộ : 30 ngày
Mỗi ngày 18 bộ ? ngày
Giáo viên chấm bài, nhận xét
1 học sinh làm bảng, lớp làm vở
Giải
Số bộ phải đóng theo kế hoạch là:
30 x 12 = 360 (bộ)
Nếu mỗi ngày đóng 18 bộ thì làm xong trong số ngày là:
360 : 18 = 20 (ngày)
Đáp số: 20 ngày
4. Củng cố dặn dò
- Tóm tắt nội dung bài.
- Yêu cầu học sinh kết luận về mối quan hệ tỉ lệ
- Bài về nhà: 4 (C1)
Chuẩn bị bài sau
ôn tập bảng đơn vị đo độ dài
Luyện từ và câu
Luyện tập về Từ trái nghĩa
a- Mục tiêu
- Học sinh biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ trái nghĩa để làm đúng các bài tập thực hành tìm từ trái nghĩa, đặt câu với một số cặp từ trái nghĩa tìm được. 
*Trọng tâm: Vận dụng từ trái nghĩa vào làm bài tập thành thạo.
B- chuẩn bị đồ dùng dạy học.
1- Giáo viên: Bút dạ, giấy khổ to viết nội dung bài 1, 2, 3. Từ điển HS.
2- Học sinh: xem trước bài.
c- Các hoạt động day-học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Tổ chức
2. Bài cũ: Yêu cầu 3 học sinh đặt câu có sử dụng từ trái nghĩa?
?Thế nào là từ trái nghĩa?
?Từ trái nghĩa có tác dụng gì?
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Hát
3 học sinh lên bảng làm.
Học sinh nối tiếp trả lời, lớp bổ sung.
Lớp nhận xét.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
3.2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Học sinh lắng nghe
Bài 1:
Yêu cầu học sinh tự làm bài, giáo viên gợi ý: chỉ gacgh chân dưới các từ trái nghĩa có trong các câu thành ngữ.
?Em hiểu nghĩa của các câu thành ngữ tục ngữ trên là gì?
Yêu cầu học sinh học thuộc những câu thành ngữ, tục ngữ
Học sinh đọc yêu cầu
1 học sinh làm bảng, lớp làm vở
Lớp nhận xét bài làm của bạn
+ ít/nhiều; chìm/nổi
+ Nắng/mưa; trẻ/già
- ăn ít ngon nhiều: ăn ngon chất lượng tốt hơn ăn nhiều mà không ngon.
- Ba chìm bảy nổi: cuộc đời vất vả gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
- Nắng chóng mưa trưa chóng tối: trời nắng có cảm giác chóng đến trưa; trời mưa có cảm giác nhanh đến tối.
- Yêu trẻ trẻ đến nhà - kính già già để tuổi cho: yêu quý trẻ em thì trẻ em hay đến nhà chơi, nhà lúc nào cũng vui vẻ. Kính trọng người già thì mình cũng được thọ như người già.
Học sinh nhẩm thuộc
Bài 2:
Yêu cầu học sinh tự làm bài
Giáo viên nhận xét cho điểm
Học sinh đọc yêu cầu.
2-3 học sinh lên bảng thi làm bài, lớp làm vở.
Các từ điền vào ô trống: lớn, già, dưới, sống.
Một học sinh đọc lại các câu điền ở bài tập 2
Lớp nhận xét
Bài 3: 
Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài tương tự bài 1 và 2
Giáo viên nhận xét đánh giá
Học sinh làm bài
- Việc nhỏ nghĩa lớn.
- áo rách khéo vá hơn lành vụng may
- Thức khuya dậy sớm.
Lớp nhận xét
Bài 4:
Chia 4 nhóm yêu cầu học sinh thảo luận.
Tìm từ trái nghĩa ở mỗi phần.
Lưu ý: mỗi nhóm một phần. Gợi ý: các từ trái nghĩa thường có cấu tạo giống nhau hoặc cùng là từ đơn hoặc cùng là từ ghép hay từ láy.
- Các nhóm dán phần bài làm lên bảng
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu
- Các nhóm thảo luận viêt vào phiếu cac cặp từ trái nghĩa theo nội dung giáo viên yêu cầu.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
Lớp nhận xét, học sinh nối tiếp nhau đọc các từ trái nghĩa.
Bài 5:
Yêu cầu học sinh tự làm bài.
Giáo viên hướng dẫn có thể đặt câu chứa cả cặp từ hoặc 2 câu mỗi câu chứa 1 từ.
- Giáo viên nhận xét, sửa chữa.
Học sinh đọc yêu cầu.
Lớp nhận xét
4. Củng cố dặn dò
- Học thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ.
- Chuẩn bị bài sau:
Mở rộng vốn từ: Hoà Bình
Tập làm văn
tả cảnh (kiểm tra viết)
Ví dụ: Đề bài: tả cơn mưa
a- Mục tiêu
Học sinh biết chọn viết một trong ba đề bài văn tả cảnh hoàn chỉnh (tả cơn mưa).
*Trọng tâm: Học sinh viết hoàn chỉnh một bài văn( tả cơn mưa) theo yêu cầu của đề bài.
B- chuẩn bị đồ dùng dạy học.
1- Giáo viên: Đề kiểm tra.
2- Học sinh: Bài nháp tả cơn mưa.
c- Các hoạt động day-học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Tổ chức
2. Bài cũ: Kiểm tra học sinh.
Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh. ?
Giáo viên nhận xét, đánh giá
Hát
3 Học sinh trình bày.
Bài văn tả cảnh gồm 3 phần.
- Mở bài: Giới thiệu bao quát về tả cảnh vẽ sẽ tả.
- Thân bài: tả từng bộ phận của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
- Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.
Lớp nhận xét
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài: 
Chúng ta đã học cấu tạo của bài văn tả cảnh luyện tập về tả cảnh. Giờ học hôm nay chúng ta làm bài viết ( cơn mưa.)
3.2. Giáo viên ghi đề bài lên bảng.
Đề bài yêu cầu gì?
Giáo viên quan sát, nhắc học sinh làm bài
Học sinh trình lắng nghe.
Học sinh viết đề vào vở, học sinh đọc đề
Tả cơn mưa;
3.3. Yêu cầu học sinh viết bài
Giáo viên quan sát, nhắc học sinh làm bài
3.4. Giáo viên thu chấm một số bài
Học sinh viết bài vào vở.
Học sinh thu bài
4. Củng cố- Dặn dò.
- Nêu cấu tạo bài văn tả cảnh?
- Nhận xét ý thức làm bài của học sinh.
- Tuyên dương bài viết tốt.
 ôn cấu tạo bài văn tả cảnh.
Viết lại (nếu chưa đạt yêu cầu)
Lịch sử
Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ xix đầu thế kỷ xx
a- Mục tiêu.
Sau bài học học sinh nêu được:
- Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xã hội nước ta có nhiều biến đổi do hệ quả của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
- Bước đầu nhận biết mối quan hệ giữa kinh tê và xã hội (kinh tế thay đổi kéo theo sự thay đổi của xã hội).
*Trọng tâm: Nắm được sự biến đổi của xã hội Việt Nam thời kỳ (thế kỷ XIX => XX).
B- chuẩn bị đồ dùng dạy học.
1- Giáo viên: Hình minh hoạ Sgk, phiếu học tập, tranh ảnh tư liệu v kinh tế xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
2- Học sinh: Xem trước bài.
c- Các hoạt động day-học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Tổ chức
2. Bài cũ: 
? Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc phản công ở kinh thành Huế ngày 5/7/1885?
? Thuật lại cuộc diễn biến của cuộc phản công?
? Cuộc phản công có tác dụng gì đến lịch sử nước ta?
Giáo viên nhận xét cho điểm.
Hát
Học sinh trả lời.
Lớp nhận xét.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 sau khi dập tắt cuộc khởi nghĩa cuối cùng của phong trào Cân Vương, thực dân Pháp đặt ách thống trị và tăng cường sự bóc lột, vơ vét tài nguyên đất nước ta=> làm thay đổi kinh tế và xã hội nước ta. Cụ thể như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay.
* Hoạt động 1: Những thay đổi của nền kinh tế Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
Học sinh đọc SGK, quan sát hình minh hoạ để trả lời câu hỏi.
?Trước khi thực dân Pháp xâm lược nền kinh tế Việt Nam có những ngành nào là chủ yếu?
?Sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị ở Việt Nam, chúng đã thi hành những biện pháp nào để khai thác, bóc lột, vơ vét tài nguyên của nước ta?Những việc làm đó đã dẫn đến sự ra đời củă những ngành kinh tế mới nào?
?Ai được thừa hưởng những quyền lợi do sự phát triển kinh tế?
Yêu cầu học sinh phát biểu ý kiến.
- Giáo viên kết luận: tóm tắt các ý học sinh trả lời.
- Nông nghiệp là chủ yếu, tiểu thủ công nghiệp cũng phát triển.
- Xây nhà máy điện, nước, xi măng...
- Cướp đất của nhân dân.
- Lần đầu tiên có đường ô tô, đường ray xe lửa.
Pháp
*Hoạt động 2: Những thay đổi trong xã hội Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 và đời sống của nhân dân?
Chia học sinh thành nhóm
-Trước khi thực dân Pháp xâm lược, xã hội Việt Nam có những tầng lớp nào?
-khi thực dân Pháp đặt ách thống trị ở Việt Nam xã hội Việt Nam có gì thay đổi? Có thêm những tầng lớp mới nào?
-Nêu những nét chính về đời sống của công nhân và nông dân Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20?
Yêu cầu học sinh trình bày ý kiến.
- Giáo viên nhận xét (hỏi thêm nếu học sinh trả lời chưa rõ).
=>Giáo viên tổng kết lại những ý học sinh trả lời, khắc sâu kiến thức và rút ra bài học.
Học sinh thảo luận nhóm.
Có 2 giai cấp: địa chủ phong kiến và nhân dân.
- Xuất hiện ngành kinh tế mới=>kéo theo sự thay đổi của xã hội.
- Thành thị phát triển có tầng lớp mới: viên chức, tri thức, chủ xưởng, giai cấp công nhân.
- Nông dân mất ruộng đói nghèo phải vào làm thuê trong các nhà máy, xí nghiệp. Đời sống cực khổ.
Đại diện nhóm trình bày.
Lớp nhận xét
4. Củng cố dặn dò
- Yêu cầu học sinh lập bảng so sánh tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta và sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta.
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Học thuộc lòng bài học.
Chuẩn bị bài sau
Sưu tầm tranh ảnh tư liệu về Phan Bội Châu và phong trào Đông Du
Học sinh làm theo nhóm.
Học sinh về nhà chuẩn bị

Tài liệu đính kèm:

  • docG.AN5T.4 CKTKN.doc