I. Mục tiêu:
-Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
-Hiểu được nội dung: Ca ngợi ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Thêm tranh ảnh đền thờ Tô Hiến Thành ở quê ông (nếu có)
- Băng giấy (hoặc bảng phụ) viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc.
III. Hoạt động dạy học:
TUẦN 4 Thứ hai ngày 13 tháng 9 năm 2010 Tập đọc: MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC I. Mục tiêu: -Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài. -Hiểu được nội dung: Ca ngợi ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Thêm tranh ảnh đền thờ Tô Hiến Thành ở quê ông (nếu có) - Băng giấy (hoặc bảng phụ) viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc. III. Hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A. KIỂM TRA BÀI CŨ : (3 phút) Người ăn xin - 2 HS đọc bài + trả lời câu hỏi B. BÀI MỚI : (37 phút) 1. Giới thiệu bài : (1 phút) 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài : a) Luyện đọc : (10 phút) - GV gọi 1 HS đọc mẫu. - HS giỏi đọc toàn bài . - GV gọi HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn (2 lượt). Đ1 : Từ đầu Đó là vua Lý Cao Tông Đ2 : Tiếp theo tới thăm Tô Hiến Thành được. Đ3 : Phần còn lại - HS cùng tổ, dãy bàn nối nhau đọc Lượt 1 : 3 HS đọc nối tiếp nhau cho đến hết bài. Lượt 2 : 3 HS đọc nối tiếp nhau rút ra từ khó đọc, từ chú giải. + Giải nghĩa từ : - Di chiếu - Tham tri chính sự - Gián nghị đại phu - lệnh (viết) của vua truyền lại trước khi mất. - chức quan đứng thứ nhì trong một bộ đời xưa. - chức quan giữ việc can ngăn vua để vua không làm điều trái - GV cho HS đọc nhóm đôi. GV treo băng giấy viết các cụm từ trong câu dài để luyện đọc cho HS. - Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá/ do bận nhiều công việc/ nên không mấy khi tới thăm Tô Hiến Thành được. - GV hướng dẫn HS đọc. GV đọc diễn cảm bài văn. - HS chú ý lắng nghe b) Tìm hiểu bài : (10 phút) * Đoạn 1:HS đọc thành tiếng, đọc thầm đoạn văn. - HS đọc thành tiếng. Đọc lướt và trả lời. - Đoạn này kể chuyện gì ? thái độ chính trực của Tô Hiến Thành đôi với chuyện lập ngôi vua. - Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện ntn ? Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua đã mất. Ông cứ theo di chiếu mà lập thái tử Long Cán lên làm vua. * Đoạn 2 : HS đọc thầm và trả lời câu hỏi. - HS đọc thầm và trả lời câu hỏi. - Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông ? - Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông. * Đoạn 3 : HS đọc thành tiếng,đọc lướt . - HS đọc thành tiếng, đọc lướt và trả lời câu hỏi. -Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình? quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá. - Vì sao thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá ? - HS trả lời - Tô Hiến Thành nói với Thái hậu ntn ? - HS trả lời. - Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ? - HS trả lời. * KL : Vì những người chính trực bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng. Họ làm được nhiều diều tốt cho dân, cho nước. - Nêu nội dung câu chuyện ? (GV ghi bảng) c) Hướng dẫn đọc diễn cảm : (12 phút) - GV hướng dẫn. Đọc mẫu gợi ý để HS thể hiện được giọng đọc hợp nội dung bài. - 3 HS đọc diễn cảm từng đoạn - GV treo băng giấy ghi đoạn 3. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn văn theo cách phân vai (Thái hậu, Tô Hiến Thành) - HS đọc nhóm đôi cho nhau nghe - HS thi đọc diễn cảm 3 em - Lớp nhận xét. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ : (3 phút) - Nêu nội dung câu chuyện ? - GV nhận xét tiết học. - GV giáo dục. Dặn HS về đọc bài và tập kể. Bài sau : Tre Việt Nam Toán: SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN I. Mục tiêu: - Bước đầu hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên,xếp thứ tự các số tự nhiên. - HS làm bài 1 (cột 1); bài 2(a, c); bài 3(a). II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A. BÀI CŨ : B. BÀI MỚI : 1) Giới thiệu bài : - Nghe giới thiệu. 2) Bài mới : * HĐ1 : Hướng dẫn HS nhận biết cách so sánh hai số tự nhiên. - Viết số tự nhiên bé nhất có ba chữ số. - Viết số tự nhiên lớn nhất có hai chữ số. 100 99 - Em hãy so sánh hai số 99 và 100 ? 99 99 - Vì sao em có được kết quả này. - HS trả lời. *Trong hai số tự nhiên,số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn,số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn - Vài em nhắc lại. - Hai mươi chín nghìn tám trăm sáu mươi chín và số Ba mươi nghìn không trăm linh năm. - HS viết số. - Số 29 869 là số có mấy chữ số ? có 5 chữ số. - Số 30 005 là số có mấy chữ số ? có 5 chữ số - Em hãy so sánh hai số này ? 29 869 29 869 - Hỏi : Vì sao em có kết quả như vậy. - HS trả lời/ -Hai số 25 136 và 23 894, mỗi số có mấy chữ số ? đều có 5 chữ số. - Em hãy so sánh hai số này ? 25 136 > 23 892; 23 892 < 25 136 - Vì sao em so sánh được như vậy ? - HS trả lời. *Nếu hai số có chữ số bằng nhau thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải. - Cho HS nhắc lại. - Vài em. - Em hãy so sánh 2 số 3 152 và 3 152 ? - Số 3 152 = 3 152 - Dựa vào đâu em có được kết quả này. - HS trả lời. * GV chốt : Nếu hai số có tất cả các cặp chữ số ở từng hàng đều bằng nhau thì hai số đó bằng nhau. - Gọi HS nhắc lại. - Vài em. - Hỏi : Khi so sánh hai số tự nhiên a, b bất kì sẽ có mấy trường hợp xảy ra ? - 3 trường hợp. a > b; a < b; a = b * GV chốt : Bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên, nghĩa là xác định được số này lớn hơn, hoặc bé hơn, hoặc bằng số kia. - HS nhắc lại * HĐ2 : Sinh hoạt nhóm đôi theo dãy, trả lời câu hỏi. - GV vẽ tia số Dãy 1 : Trong dãy số tự nhiên 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, số đứng trước như thế nào so với số đứng sau ? Số đứng sau ntn so với số đứng trước ? Dãy 2 : Trên tia số, số ở gần gốc 0 hơn có giá trị như thế nào ? Số ở càng xa gốc 0 có giá trị ntn ? Số tự nhiên nào bé nhất ? - HS trả lời. * HĐ3 : Tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn” - Xếp thứ tự các số tự nhiên bé nhất. - GV phổ biến luật chơi. - Ghi các số 7 698;7 968;7 896;7869. Hãy xếp các số trên theo thứ tự từ bé đến lớn. - HS làm vở nháp - HS nhận xét, chữa bài. - GV chữa bài. - Trong các số đó số nào bé nhất,số nào lớn nhất ? - Số bé nhất là 7 698; số lớn nhất là 7 968. - Em có nhận xét gì khi xếp thứ tự các số tự nhiên ? - Bao giờ cũng so sánh được các số tự nhiên nên bao giờ cũng xếp thứ tự được các số tự nhiên. *So sánh các số tự nhiên có thể xếp thứ tự các số tự nhiên từ bé đến lớn hoặc ngược lại - HS nhắc lại * HĐ4 : Thực hành. * Bài 1 (cột 1): HS làm vở - Làm bài vào vở; Nhận xét, chữa bài - GV chữa bài. * Bài 2(a,c) : HS đọc đề bài. - 1 em. - HS thi làm nhanh (em nào làm xong đưa tay) - HS làm bài. - GV nhận xét chữa bài. * Bài 3(a) : HS đọc đề bài. - 1 em. - HS làm miệng - GV nhận xét sau mỗi câu và chữa bài. 3) Củng cố, dặn dò : - Em hãy nêu cách so sánh hai số tự nhiên? - Dựa vào đâu em có thể xếp thứ tự các số tự nhiên từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé ? - Nhận xét tiết học. Bài sau : Luyện tập. Kể chuyện: MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH I. Mục tiêu: - Nghe-kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý(SGK); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Một nhà thơ chân chính ( do GV kể) - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết chứ không chịu khuất phục cường quyền. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa. - Bảng phụ viết sẵn nội dung yêu cầu 1 (a,b,c,d). III. Hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A. KIỂM TRA BÀI CŨ : 2 em. - 1,2 HS kể B. BÀI MỚI : 1. Giới thiệu bài : 2. GV kể chuyện : * Lần 1 : Giọng kể thong thả, rõ ràng, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự bạo ngược của nhà vua, nổi thống khổ của nhân dân, khí phách của nhà thơ dũng cảm không chịu khuất phục sự bạo tàn. Đoạn cuối kể với nhịp nhanh, giọng hào hùng kết hợp giải nghĩa một số từ khó(Tấu-Giàn hỏa thiêu) * Lần 2 : - HS nghe. 1 HS đọc yêu cầu 1 (các câu hỏi a,b,c,d) Kể vừa kết hợp giới thiệu tranh minh họa ở Đ3. - HS vừa nghe kể vừa quan sát tranh minh họa. 3. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện : a) Yêu cầu 1 : Dựa vào câu chuyện đã nghe cô giáo kể, trả lời các câu hỏi. - 1 HS đọc các câu hỏi a,b,c,d. Cả lớp lắng nghe, suy nghĩ rỗi lần lượt trả lời. - Hỏi a : Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ánh bằng cách nào ? dân chúng phản ứng bằng cách truyền nhau hát một bài hát lên án thói hống hách, bạo tàn của nhà vua và phơi bày nổi thống khổ của nhân dân. - Hỏi b : Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình ? nhà vua ra lệnh lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca phản loạn ấy. Vì không thể tìm được ai là tác giả của bài hát, nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ và nghệ nhân hát rong. - Hỏi c : Trước sự đe dọa của nhà vua, thái độ của mọi người ntn ? các nhà thơ, các nghệ nhân lần lượt khuất phục. Họ hát lên những bài ca tụng nhà vua. Duy chỉ có một nhà thơ trước sau vẫn im lặng. - Hỏi d : Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ ? nhà vua thay đổi thái độ vì thật sự khâm phục, kính trọng lòng trung thực và khí phách của nhà thơ thà bị lửa thiêu cháy, nhất định không chịu nói sai sự thật. b) Yêu cầu 2,3 : Kể toàn bộ câu chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Cho HS kể chuyện theo nhóm - HS kể chuyện theo nhóm đôi -HS luyện kể theo từng đoạn và toàn bộ câu chuyện cho nhau nghe, sau đó trao đổi ý nghĩa câu chuyện. - Cho HS thi kể chuyện trước lớp. -HS thi kể chuyện trước lớp,nói ý nghĩa câu chuyện - Có thể cho HS đặt câu hỏi để cả lớp trả lời hoặc GV hỏi cả lớp trả lời để tìm ra ý nghĩa câu chuyện. - HS thực hành hỏi-đáp. - Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay, hấp dẫn nhất, hiểu ý nghĩa câu chuyện. * Chốt ý nghĩa câu chuyện : Câu chuyện ca ngợi nhà thơ chân chính của vương quốc Đa-ghét-xtan thà chết trên giàn lửa thiêu không chịu ca tụng vị vua bạo tàn. Khí phách của nhà thơ chân chính đã khiến nhà vua cũng phải khâm phục, kính trọng, thay đổi hẳn thái độ. - GV nhận xét, biểu dương. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ : - Nhận xét tiết học, khen những HS chăm chú nghe bạn kể chuyện và có lời nhận xét chính xác. - Về nhà kể lại chuyện cho mọi người cùng nghe. Bài sau: Tìm một câu chuyện (đoạn truyện) em đã được nghe, được đọc về tính trung thực. Thứ ba ngày 14 tháng 9 năm 2010 Luyện từ và câu: TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY I. Mục tiêu: -Nhận biết được hai cách chính cấu tạo từ phức của tiếng Việt : ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau ( từ ghép); phối hợp những tiếng có âm hay vần( hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau ( từ láy). -Bước đầu phân biệt được ... GK. Phiếu học tập III. Hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A. KIỂM TRA BÀI CŨ: B. BÀI MỚI: * Hoạt động 1 : Trò chơi thi kể tên các món ăn chứa nhiều chất đạm. + Bước 1 : Tổ chức - GV chia lớp thành 2 đội. - Mỗi đội cử ra 1 đội trưởng bốc thăm xem đội nào nói trước. + Bước 2 : Cách chơi và luật chơi. - GV phổ biến luật chơi. - Lần lượt 2 đội thi kể tên các món ăn chứa nhiều chất đạm. - Đội nào chậm, sai ® thua. + Bước 3 : Thực hiện - GV bấm đồng hồ và theo dõi diễn biến - 2 đội bắt đầu chơi. * Hoạt động 2 : Tìm hiểu lí do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật. + Bước 1 : Thảo luận cả lớp. - GV yêu cầu cả lớp cùng đọc lại danh sách các món ăn chứa nhiều chất đạm do các em đã lập nên qua trò chơi và chỉ ra món ăn nào vừa chứa đạm động vật, vừa chứa đạm thực vật. + Bước 2 : Làm việc với phiếu học tập theo nhóm. + Bước 3 : Thảo luận cả lớp. - Đại diện trình bày kết quả thảo luận. - Để chốt lại ý chính GV yêu cầu HS đọc mục “Bạn cần biết” trang 19/SGK. *KL: - Mỗi loại đạm có chứa những chất bổ dưỡng ở tỉ lệ khác nhau. Ăn kết hợp cả đạm động vật và đạm thực vật sẽ giúp cơ thể có thêm những chất dinh dưỡng bổ sung cho nhau và giúp cơ quan tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Ngay tổng số lượng đạm cần ăn, nên ăn từ 1/3 đến 1/2 đạm động vật. - Ngay trong nhóm đạm động vật, cũng nên ăn thịt ở mức vừa. Nên ăn cá nhiều hơn ăn thịt, vì đạm cá dễ tiêu hơn đạm thịt; tối thiểu mỗi tuần ăn 3 bữa cá. * Lưu ý : Nên ăn nhiều đậu phụ và sữa đậu nành ® cung cấp đạm thực vật ® phòng chống bệnh tim mạch và ung thư. C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. Bài sau : Xử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn. Thứ sáu ngày 17 tháng 9 năm 2010 Tập làm văn: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN I. Mục tiêu: - Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề ( SGK), xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tất câu chuyện đó. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa cốt truyện nói về lòng hiếu thảo của người em khi mẹ ốm. - Tranh minh họa cho cốt truyện nói về tính trung thực của người em đang chăm sóc mẹ ốm. - Bảng phụ viết sẵn đề bài để GV phân tích. III. Hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A. KIỂM TRA BÀI CŨ : B. BÀI MỚI : 1. Giới thiệu bài. - HS nghe. 2. Hướng dẫn xây dựng cốt truyện : a) Xác định yêu cầu của đề bài. - 1 em đọc yêu cầu đề bài. - Đặt câu hỏi để tìm yêu cầu của đề bài ® gạch chân những từ quan trọng. - GV nhắc : - Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có 3 nhân vật : Bà mẹ ốm, người con của bà bằng tuổi em và một bà tiên. + Để xây dựng cốt truyện với những đ/kiện đã cho (có 3 nhân vật: bà mẹ ốm, người con, bà tiên) em phải tưởng tượng để hình dung điều gì sẽ xảy ra, diễn biến của câu chuyện. + Vì là xây dựng cốt truyện em chỉ cần kể vắn tắt, không cần kể cụ thể, chi tiết. b) Lựa chọn chủ đề của của câu chuyện. - Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc gợi ý 1,2. -Theo em, em lựa chọn chủ đề nào? - HS tự suy nghĩ và trả lời. * GV nhắc : Từ đề bài đã cho, các em có thể tưởng tượng ra những cốt truyện khác nhau. Dựa vào gợi ý SGK các em xây dựng cốt truyện theo 1 trong 2 hướng trên. c) Thực hành xây dựng cốt truyện. - HS hoạt động cá nhân. - GV hướng dẫn. - HS lần lượt trả lời các câu hỏi theo sự gợi ý của GV. § Câu chuyện về sự hiếu thảo. Người mẹ ốm ntn ? ốm rất nặng (ốm liệt giường) Người con chăm sóc mẹ thế nào ? người con thương mẹ, ngày đêm tận tụy chăm sóc mẹ. Để chữa khỏi bệnh cho mẹ người con gặp khó khăn gì ? phải tìm một loại thuốc rất hiếm, ở tận rừng sâu. Người con đã quyết vượt qua khó khăn ntn ? người con lặn lội ngày đêm, gai cào, bụng đói vẫn không sờn lòng, quyết tìm bằng được cây thuốc. Bà tiên giúp hai mẹ con ntn ? bà tiên cảm động về tình yêu thương, lòng hiếu thảo đã hiện ra giúp. § HS kể câu chuyện về tính trung thực. Người mẹ ốm ntn ? ốm rất nặng. Người con chăm sóc mẹ ntn ? người con thương mẹ, hết lòng chăm sóc mẹ. Để chữa khỏi bệnh cho mẹ người con gặp khó khăn gì ? nhà nghèo không đủ tiền mua thuốc cho mẹ. Bà tiên cảm động trước tấm lòng hiếu thảo, nhưng muốn thử thách lòng trung thực của người con ntn ? người con vừa đi vừa lo không đủ tiền mua thuốc cho mẹ thì thấy bên đường có vật gì như chiếc tay nải ai bỏ quên. Chiếc tay nải hở miệng, người con nhìn vào bên trong thấy những thỏi vàng lấp lánh. Phía trước có một bà cụ đang đi. Người con đoán là chiếc tay nải của bà cụ, bèn chạy theo gọi. Bà tiên giúp đỡ người con trung thực ntn? bà cụ quay lại mỉm cười nói với người con : Con rất trung thực, ta muốn thử lòng con mới vờ quên chiếc tay nải ấy. Nó là phần thưởng ta tặng con để con mua thuốc chữa bệnh cho mẹ. -HS hoạt động nhóm đôi. -HS thực hành kể vắn tắt câu chuyện tưởng tượng theo đề tài đã chọn. - GV nhận xét, ghi điểm. - HS thi kể trước lớp.- Cả lớp nhận xét. - Tuyên dương HS có câu chuyện tưởng tượng sinh động, hấp dẫn nhất. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ : - Hỏi : Nêu cách xây dựng cốt truyện - Cần hình dung được : Các nhân vật của câu chuyện. Chủ đề của câu chuyện. Diễn biến của câu chuyện. Tạo nên một cốt truyện có nghĩa. - Về nhà kể lại câu chuyện tưởng tượng của mình cho người thân. - Đọc trước các đề bài gợi ý ở tiết tập làm văn tuần 5 SGK/52. - Chuẩn bị giấy viết để làm bài kiểm tra: Viết thư. Toán: GIÂY , THẾ KỈ I. Mục tiêu: - Biết đơn vị giây,thế kỉ. - Biết mối quan hệ giữa phút và giây, giữa thế kỉ và năm. - Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ nào. - HS làm bài : Bài 1; bài 2 (a, b) II. Đồ dùng dạy học: - Đồng hồ thật 3 kim chỉ giờ, chỉ phút, chỉ giây. Đồng hồ điện tử để so sánh giờ với đồng hồ 3 kim III. Hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A. BÀI CŨ : Điền vào chỗ chấm B. BÀI MỚI : 1) Giới thiệu bài. - Nghe giới thiệu 2) Bài mới : * HĐ1 : Giới thiệu về giây. - GV sử dụng đồng hồ có đủ 3 kim. Cho HS quan sát sự chuyển động của kim giờ, kim phút và nêu : + Kim giờ đi từ một số nào đó đến số tiếp liền hết 1 giờ. Vậy 1 giờ bao nhiêu phút ? (GV ghi bảng) 1 giờ = 60 phút + Kim phút đi từ một vạch đến vạch tiếp liền hết 1 phút. Vậy 1 phút bằng bao nhiêu giây ? 1 phút = 60 giây - GV giới thiệu kim giây trên mặt đồng hồ, cho HS quan sát sự chuyển động của nó và nêu : + Khoảng thời gian kim giây đi từ 1 vạch đến vạch tiếp liền là 1 giây. + Khoảng thời gian kim giây đi hết 1 vòng (trên mặt đồng hồ) là 1 phút, tức là 60 giây. Vậy 60 phút là mấy giờ ? 60 phút là 1 giờ 60 giây là bao nhiêu phút ? 60 giây là 1 phút - Ghi bảng 1 phút = 60 giây. GV hướng dẫn : - 3 em đọc lại - HS đếm số giây cho mỗi hoạt động của HS đứng lên ngồi xuống của 1 HS. - Bạn đứng lên rồi ngồi xuống mất mấy giây ? 4 giây -1giờ=... phút? 60phút=...giờ? 1phút=...giây? 60giây=.. phút 60 phút; 60phút = 1 giờ; 60 giây = 1 phút - GV cho HS làm bài tập 1a/25 với dạng bài 1 phút 8 giây. GV hướng dẫn : 1 phút = ? giây 1 phút = 60 giây Vậy 1 phút thêm 8 giây thì được bao nhiêu giây ? 60 + 8 = 68 giây - Cho HS làm bài. Nhận xét, chữa bài - HS làm bài rồi nhận xét, chữa bài * HĐ2 : Giới thiệu về thế kỉ -Đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là thế kỉ.GV nói và ghi bảng : 1 thế kỉ = 100 năm - HS nhắc lại 1 thế kỉ = 100 năm Vậy 100 năm bằng mấy thế kỉ ? 100 năm = 1 thế kỉ +Bắt đầu từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ một . - HS nhắc lại + Từ năm 101 đến 200 là thế kỉ hai (II). GV ghi bảng - HS nhắc lại + Từ năm 201 đến 300 là thế kỉ ba (III). GV ghi bảng - HS nhắc lại -Năm 1975 thuộc thế kỉ nào?(Thế kỉ ghi bằng chữ số La Mã - Năm 1975 thuộc thế kỉ XX - Năm 1990 thuộc thế kỉ nào? - Vậy năm 2005 thuộc thế kỉ nào? Năm 1990 thuộc thế kỉ XX; Năm 2005 thuộc thế kỉ XXI - Từ năm nào đến năm nào là thế kỉ XX ? -HS trả lời. - Thế kỉ XXI bắt đầu từ năm nào và kết thúc bằng năm nào ? - 1 HS đọc lại phần b/SGK - HS đọc. * HĐ3 : Thực hành * Bài 1 : Phần b giao cho HS tự làm rồi chữa bài bằng cách làm miệng nối tiếp nhau. - HS tự làm - GV chữa bài - HS làm miệng, nhận xét, chữa bài * Bài 2 (a, b): 1 em đọc đề bài - HS làm vở - GV gọi HS làm miệng kiểu truyền điện - HS làm miệng - GV chữa bài (lưu ý ghi thế kỉ bằng chữ số La Mã) - HS nhận xét, chữa bài 3) Củng cố, dặn dò : 1 giờ = ? phút; 60 phút = ? giờ; 1 phút = ? giây; 60 giây = ? phút; 1 thế kỉ = ? năm; 100 năm = ? thế kỉ; 8 thế kỉ = ? năm - HS trả lời - Thế kỉ thứ I từ năm nào đến năm nào ? Thế kỉ thứ V từ năm nào đến năm nào ? - Trò chơi : Đội A nêu năm, đội B trả lời thế kỉ. - GV nhận xét, tuyên dương. - Nhận xét tiết học. Bài sau : Luyện tập Đạo đức: VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP I. Mục tiêu: - Nêu được ví dụ về vượt khó trong học tập. - Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ. - Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập. - Yêu mến , noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó. II. Đồ dùng dạy học: - Các mẩu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập. III. Hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A. BÀI CŨ : B. BÀI MỚI : * Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm 4 - Cho HS nêu yêu cầu BT2/SGK - 1 HS nêu Tình huống : - Một số nhóm trình bày + Bạn Nam bị ốm, phải nghỉ học nhiều ngày. Theo em, bạn Nam cần phải làm gì để theo kịp các bạn ? Khi khỏi ốm : + Nam cần phải nhờ bạn (hoặc cố) giảng lại bài, chắm chỉ, tích cực làm để theo lịp các bạn + Nếu là bạn cùng lớp của Nam, để giúp bạn em có thể làm gì ? + Chép hộ bài vào vở cho bạn, hằng ngày đến giảng bài cho bạn * Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm đôi - Cho HS nêu BT3/SGK - 1 HS nêu - GV giải thích y/cbài tập cho HS thảo luận nhóm - HS thảo luận. - 1 số HS trình bày - GV kết luận, tuyên dương những HS biết vượt khó khăn * Hoạt động 3 : Cá nhân - GV nêu BT4, giải thích yêu cầu BT. - HS lắng nghe. - GV tóm tắt ý kiến lên bảng. - HS làm việc cá nhân. 1 số HS trình bày * GV kết luận : Các em cần thực hiện tốt những biện pháp khắc phục khó khăn đã đề ra để học tốt. Trong cuộc sống, mỗi người đều có những khó khăn riêng. Có những khó khăn các em có thể vượt qua được, nhưng cũng có những khó khăn các em không thể tự vượt qua mà cần có sự giúp đỡ của người khác. Vì vậy để học tập tốt, các em cần cố gắng vượt qua những khó khăn. * Hoạt động tiếp nối - Cho HS nhắc lại ghi nhớ - 2 HS nhắc lại - GV đánh giá tiết học. - Thực hiện các nội dung ở mục “Thực hành” SGK. Bài sau : Bày tỏ ý kiến.
Tài liệu đính kèm: