Giáo án Lớp 5 - Tuần 4 - Võ Mạnh Hùng

Giáo án Lớp 5 - Tuần 4 - Võ Mạnh Hùng

Tập đọc: BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT

A. Mục tiêu:

 1) Luyện đọc:

 -Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng đọc hồn nhiên, vui tươi, rộn ràng.

 2) Hiểu bài:

 - Hiểu các từ ngữ khó trong bài.

 - Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ: Toàn thế giới đoàn kết chống chiến tranh, bảo vệ cuộc sống bình yên và quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên trái đất.

 - Học thộc lòng bài thơ.

 3) Giáo dục: các em yêu thích hoà bình, thù ghét chiến tranh.

B. Đồ dùng dạy học:

 -GV: Tranh minh hoạ, Bảng phụ để ghi những câu cần luyện đọc.

 -HS: SGK

 

doc 26 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 168Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 4 - Võ Mạnh Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 15 tháng 09 năm 2008
Chào cờ: 
 - Nhận xét tình hình học tập tuần 3
 - Nhận xét học sinh làm bài tập ở nhà, nêu biện pháp theo dõi kiểm tra
 - Đề ra kế hoạch tuần 3
Tập đọc: NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
A. Mục tiêu: 
1) Luyện đọc:
 - Đọc đúng tên người, tên địa lý nước ngoài.
 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của bé Xa-da-cô, mơ ước hoà bình của thiếu nhi.
2) Hiểu nội dung:
 - Hiểu các từ ngữ trong bài.
 - Hiểu ý chính của bài: tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
3) Giáo dục: Các em tinh thần đoàn kết thương yêu nhau.
 B. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk
 - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc.
C. Các hoạt động dạy – học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4’
1) Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra một nhóm 6 HS
- GV nhận xét và cho điểm
- 6 em đọc vở kịch “Lòng dân” (cả phần 1 và 2 theo cách phân vai)
- Một HSTB nêu ý nghĩa của vở kịch.
1’
10’
15’
7’
2) Bài mới:
a) Giới thiệu bài: GV đưa tranh vẽ, HS quan sát.
GV: Có cuộc sống hoà bình, ấm no. hạnh phúc là khát vọng chung của con người, đặc biệt là của trẻ em trên toàn thế giới. Vậy để thấy được lòng khác khao hoà bình của trẻ em trên toàn thế giới như thế nào? Hôm naychúng ta học bài tập đọc “NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY”
b) Luyện đọc:
 -Gọi một HS khá(giỏi) đọc toàn bài một lượt
 -Hướng dẫn HS đọc đoạn nối tiếp.
GV chia đoạn : 4 đoạn
*Đoạn 1: từ đầu  Nhật Bản
*Đoạn 2: Hai qủa bom  nguyên tử
*Đoạn 3: Khi Hi-rô-si-ma  644 con
*Đoạn 4 : còn lại
 -Cho HS đọc đoạn nối tiếp.
 - Luyện đọc những số liệu, từ ngữ khó đọc : 100 người, Hi-rô-si-ma, Na-ga-da-ki, Xa-da-cô Xa-xa-ki
 - Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ
 -GV đọc diễn cảm toàn bài
c) Tìm hiểu bài: Thảo luận nhóm 4.
H: Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào?
H: cô bé hy vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?
H: Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa-da-cô?
H: Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hoà bình?
H: Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa-da-cô?
-HS cử đại diện trình bày kết quả thảo luận.
d) Đọc diễn cảm:
-Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
GV đưa bản phụ đã chép trước
GV đọc mẫu
-Hướng dẫn HS thi đọc.
-GV nhận xét khen thưởng những HS đọc hay.
-HS quan sát tranh và nghe thầy giáo giới thiệu.
- Cả lớp đọc thầm
- HS dùng viết chì đánh dấu đoạn trong sgk
-Một số HS đọc đoạn nối tiếp
-HS đọc từ ngữ theo hướng dẫn của giáo viên
- Một HS đọc chú giải và 2 HS giải nghĩa từ như trong sgk.
- HS lắng nghe.
-Hoạt động nhóm4
-Khi chính phủ Mỹ ra lệnh ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
-Cô tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng thì sẽ khỏi bệnh nên ngày nào Xa-da-cô cũng gấp sếu giấy.
- Các bạn nhỏ đã gấp sếu giấy gởi tới tấp cho Xa-da-cô
- Đã quyên góp tiền xây dựng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Qua đó, ta thấy các bạn nhỏ luôn mong nuốn cho thế giới mãi mãi hoà bình.
- Cái chết của bạn nhắc nhở chúng tôi phải yêu hoà bình, biết bảo vệ cuộc sống hoà bình trên trái đất.
Cái chết của bạn làm chúng tôi hiểu sự tàn bạo của chiến tranh hạt nhân.
-Nhiều HS luyện đọc đoạn
- Các cá nhân thi đọc
- Lớp nhận xét
2’
3) Củng cố :
H: Qua bài văn cho chúng ta nhận thức được điều gì?
-Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
1’
4) Nhận xét, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học
- Các em về nhà đọc trước bài “Bài ca về trái đất”
-HS theo dõi nghe.
Toán: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN
A. Mục tiêu:
 - Giúp Hs qua Vdụ cụ thể, làm quen với 1 số dạng quan hệ tỷ lệ và biết cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ.
 - Rèn HS thực hiện đúng, nhanh, thành thạo.
 - Giáo dục HS: 
B. Đồ dùng dạy học:
 1 – GV: SGK, bảng phụ.
 2 – HS: SGK.VBT.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1/
5/
1/
28/
3/
2/
1 – Ổn định lớp : 
2 – Kiểm tra bài cũ : 
- Muốn tìm 2 số khi biết tổng và tỉ của 2 số đó ra làm thế nào? 
- Muốn tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ của 2 số đó ta làm thế nào? 
 - Nhận xét, sửa chữa.
3 – Bài mới : 
 a – Giới thiệu bài : 
 b – Hoạt động : 
 * HĐ 1: Giới thiệu Vdụ dẫn đến quan hệ tỉ lệ.
- GV nêu Vdụ SGK.
- Yêu cầu HS tìm quãng đường đi được trong 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ.
- Cho HS điền Kquả vào bảng kẽ sẵn.
- Cho HS quan sát bảng rồi nêu nhận xét.
-Như vậy TG và QĐ có mối quan hệ tỉ lệ.
 * HĐ 2: Giới thiệu bài toán và cách giải.
- GV nêu bài toán SGK.
- Yêu cầu HS tự tóm tắt rồi giải bài toán.
- Cách giải này bằng cách “rút về đơn vị “đã biết ở lớp 3.
- Gợi ý để dẫn ra cách giải 2.
+ 4 giờ gấp máy lần 2 giờ? 
+ Như vậy quãng đường đi được sẽ gấp lên mấy lần? 
- Từ đó tìm QĐ đi được trong 4 giờ.
+ Gọi 1 HS lên bảng trình bày bài giải, cả lớp theo dõi.
- Cách giải này bằng cách “Tìm tỉ số “.
- Đây chính là 2 cách giải của dạng toán quan hệ tỉ lệ.
 * HĐ 3 : Thực hành :
Bài 1: Gọi 1 HS đọc đề rồi tóm tắt.
- Cho cả lớp làm vào VBT.
- Nhận xét, sửa chữa.
Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề rồi tóm tắt, cho HS giả vào vở.
- Đổi vở chấm bài.
3a) GV hướng dẫn HS tóm tắt bài toán.
- Cho HS thảo kuận theo cặp, đại diện 1 số cặp nêu miệng Kquả.
- Nhận xét, sửa chữa.
4 – Củng cố :
- Nêu cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ? 
5 – Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học.
 - Về nhà làm bài tập: Bài 3 b.
 - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
- Hát 
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS theo dõi.
- Quãng đường đi được lần lượt là : 
4 km, 8km, 12km, 
TG đi
1 giờ
2 giờ
3giờ
QĐ đi được
4 km
8km
12km
- Khi TG gấp lên bao nhiêu lần thì QĐ đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần.
- HS đọc thầm SGK.
Tóm tắt : 
 2 giờ: 90 km.
 4 giờ:  km? 
Giải : 
 Trong 1 giờ ô tô đi được là : 
 90 : 2 = 45 (km)
 Trong 4 giờ ô tô đi được là.
 45 x 4 = 180 (km) 
 ĐS: 180 km.
- 2 lần.
- 2 lần.
- 90 x 2 = 180 (km)
- HS trình bày.
4 giờ gấp 2 giờ số lần là : 
 4: 2 = 2 (lần).
Trong 4 giờ ô tô đi được là : 
 90 x 2 = 180 (km) 
 ĐS: 180km.
- HS nghe.
- HS đọc đề.
- HS giải bằng cách “Rút về đơn vị “.
 ĐS: 112000 đ.
- HS đọc đề.
Tóm tắt: 3 ngày: 1200 cây.
 12 ngày:  cây?
- HS có thể giải bằng 2 cách.
 ĐS: 4800 cây.
- Tóm tắt : 
 a: 1000 người tăng : 21 người .
 4000 người tăng:  người?
- HS thảo luận theo cặp ,nêu miệng Kquả 
 ĐS: 84 người.
- HS nêu.
- HS nghe.
Đạo đức: CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (Tiết 2)
TG 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
16’
13’
2’
HĐ 1:Xử lý tình huấn bài tập 3 SGK
 *GV chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm xử lý một tình huống trong bài tập 3.
Nhóm 1 và 2 câu a; nhóm 3 và 4 câu b; nhóm 5 câu c; nhóm 6 câu d.
-Cho đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
-Cho các bạn khác nhận xét bổ sung.
-GV kết luận: Mỗi tình huống đều có nhiều cách giải quyết.Người có trách nhiệm cần phải chọn cách giải quyết nào thể hiệ rõ trách nhiệm của mình và phù hợp với hoàn cảnh.
HĐ 2: Tự liên hệ bản thân.
* Mục tiêu: Mỗi HS có thể tự liên hệ, kể một việc làm của mình và tự rút ra bài học.
* Cách tiến hành :
- GV gợi ý để mỗi HS nhớ lại 1 việc làm chứng tỏ mình đã có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm.
+Chuyện xảy ra thế nào và lúc đó em đã làm gì?
+Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào?
-Cho HS trao đổi với bạn bên cạnh về câu chuyệnh của mình.
-GV yêu cầu một số HS trình bày trước lớp.
-Sau phần trình bày của mỗi HS, GV gợi ý cho HS tự rút ra bài học.
-GV kết luận: Người có trách nhiệmlà người trước khi làm việc gì cũng đều có suy nghĩ, cẩn thận nhằm mục đích tốt đẹp và cách thức phù hợp; có trách nhiệm về việc làm của mình.
-Yêu cầu 2 HS đọc phần ghi nhớ.
HĐ nối tiếp :Về nhà sưu tầm về một số mẫu chuyện về những tấm gương vượt khó (ở địa phương càng tốt )
-HS thảo luận nhóm để xử lý tình huống.
- Đại diện các nhóm trình bày dưới hình thức đóng vai
-Cả lớp trao đổi bổ sung.
-HS lắng nghe.
-HS nhớ lại 1 việc làm chứng tỏ mình đã có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm.
-Trao đổi nhóm đôi.
-Trình bày và tự rút ra bài học
-HS lắng nghe.
-2HS đọc ghi nhớ SGK. 
 Thứ ba ngày 16 tháng 09 năm 2008
Tập đọc: BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT 
A. Mục tiêu:
 1) Luyện đọc: 
 -Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng đọc hồn nhiên, vui tươi, rộn ràng.
 2) Hiểu bài: 
 - Hiểu các từ ngữ khó trong bài.
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ: Toàn thế giới đoàn kết chống chiến tranh, bảo vệ cuộc sống bình yên và quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên trái đất.
 - Học thộc lòng bài thơ.
 3) Giáo dục: các em yêu thích hoà bình, thù ghét chiến tranh.
B. Đồ dùng dạy học:
 -GV: Tranh minh hoạ, Bảng phụ để ghi những câu cần luyện đọc.
 -HS: SGK 
D. Các hoạt động dạy – học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4’
1) Kiểm tra bài cũ: 2 HSTB.
H: Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào.
H: Nếu được đứng trước tươ ... ãy nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta?
 + Khí hậu miền Bắc & miền Nam khác nhau như thế nào?
 - Nhận xét,
III- Bài mới : 
 1 - Giới thiệu bài: “Sông ngòi”.
2- Hoạt động :
 a).Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc 
 HĐ 1 :.(làm việc cá nhân hoặc theo cặp)
 -Bước 1: Cá nhân HS dựa vào hình 1 trong SGK để trả lời các câu hỏi sau :
 + Nước ta có nhiều sông hay ít sông so với các nước mà em biết?
 + Kể tên & chỉ trên hình 1 vị trí một số sông ở Việt Nam.
 +Ở miền Bắc & miền Nam có những con sông lớn nào?
 + Nhận xét về sông ngòi ở miền Trung.
 -Bước 2:
 GV sữa chữa & giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
 Kết luận: Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc & phân bố rộng khắp trên cả nước.
 b). Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa. Sông có nhiều phù sa.
 *HĐ2: (làm việc theo nhóm)
 -Bước1: 
 + GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm kẻ & hoàn thành nội dung bảng thống kê dựa vào hình 2, hình 3 SGK.
 -Bước 2 : 
 + GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
+ GV sữa chữa, hoàn chỉnh câu trả lời của HS c).Vai trò của sông ngòi.
 *HĐ3: (làm việc cả lớp)
 - GV yêu cầu HS kể về vai trò của sông ngòi.
 -HS lên bảng chỉ trên Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
 - Vị trí 2 đồng bằng lớn & những con sông bồi đắp nên chúng.
 - Vị trí nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Y-a-ly & Trị An.
 Kết luận: Sông ngòi bù đắp phù sa tạo nên nhiều đồng băng. Ngoài ra, sông còn là đường giao thông quan trọng, là nguồn thuỷ điện, cung cấp nước cho sản xuất & đời sống, đồng thời cho ta nhiều thuỷ sản.
IV - Củng cố : 
 + Đồng bằng Bắc Bộ & đồng bằng Nam Bộ do những con sông nào bồi đắp nên?
 + Kể tên & chỉ vị trí của một số nhà máy thuỷ điện của nước ta mà em biết.
V - Nhận xét - dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học.
-Bài sau:” Vùng biển nước ta”
- Hát 
-HS trả lời
-HS nghe.
- HS nghe.
- Nước ta có rất nhiều sông. 
- Sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình, ở miền Bắc; sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, ở miền Nam; sông Mã, sông Cả, sông Đà Rằng, ở miền Trung .
-Ở miền Bắc: sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình... Ở miền Nam: sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai,
- Sông ngòi miền Trung thường ngắn & dốc.
- Một số HS trả lời các câu hỏi trước lớp. Một số HS lên bảng chỉ trên Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt nam các sông chính.
-HS nghe.
-HS theo dõi
- HS làm việc theo nhóm, các nhóm cùng đọc SGK trao đổi & hoàn thành bảng thống kê.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác theo dõi & bổ sung ý kiến.
-Bồi đắp nên nhiều đồng bằng. Cung cấp nước cho đồng ruộng. Là nguồn thuỷ điện & là đường giao thông. Cung cấp nhiều tôm, cá.
-Gọi 2 HS lên chỉ.
-Sông Hông và sông cửu long.
-HS kể tên & chỉ vị trí của một số nhà máy thuỷ điện của nước ta.
-HS nghe.
-HS xem bài trước.
 Thứ sáu ngày 19 tháng 09 năm 2008
Tập làm văn: TẢ CẢNH 
(Kiểm tra 1 tiết)
A. Mục tiêu: 
 -HS biết viết 1bài văn tả cảnh hoàn chỉnh 
B. Đồ dùng dạy học: 
 -GV: Bảng phụ viết đề bài, cấu tạo của bài văn tả cảnh.
 -HS: Giấy kiểm tra.
C. Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
3’
29’
2’
A / Kiểm tra bài cũ: Không.
B / Bài mới :
1 / Giới thiệu bài :
 Trong tiết học hôm nay, các em sẽ làm một bài kiểm tra viết về văn tả cảnh.
2 / Hướng dẫn làm bài :
-GV treo bảng phụ có ghi sẵn 3 đề, cấu tạo của bài văn tả cảnh.
-GV cho HS đọc kĩ một số đề và chọn đề nào các em thấy mình có thể viết tốt. Khi đã chọn, phải tập trung làm không được thay đổi.
3 / Học sinh làm bài :
-GV cho HS làm bài.
-GV thu bài làm HS.
4 / Củng cố dặn dò : 
-GV nhận xét tiết kiểm tra .
-Về nhà xem trước nội dung tiết TLV tuần 5, nhớ lại một số đểm số em có trong tháng để làm tốt bài tập thống kê.
-HS đọc kỹ các đề trong bảng phụ và chọn đề .
-HS làm bài vào vở.
-HS nộp bài cho GV.
-HS lắng nghe.
Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA
A. Mục tiêu: 
 - HS biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ trái nghĩa để làm đúng các bài tập thực hành tìm từ trái nghĩa, đặt câu với một số cặp từ trái nghĩa tìm được.
B. Đồ dùng dạy học:
 -Từ điển học sinh.
 - Bút dạ + 3 tờ phiếu.
C. Các hoạt động dạy – học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4’
1’
28’
1) Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 3 HS (làm lại các bài tập về từ trái nghĩa)
- GV nhận xét
-HS1: làm bài tập 1 (luyện tập)
-HS2: làm bài tập 2 (luyện tập)
-HS3: làm bài tập 3 (luyện tập)
2) Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Các em đã học về từ trái nghĩa. Hôm nay, các em sẽ vận dụng những kiến thức đã học để làm bài tập tìm từ trái nghĩa. Sau đó, các em sẽ đặt câu với cặp từ trái nghĩa.
b) Luyện tập:
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1.
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- GV giao việc : các em phải tìm được những từ trái nghĩa nhau trong 4 câu a, b, c, d
- Cho HS làm bài (GV phát phiếu cho 3 HS)
- Cho HS trình bày kết quả
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng
a/ ít – nhiều b/ chìm – nổi c/nắng – mưa d/ trẻ – già
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2 (tiến hành như bài tập 1)
-GV chốt lại: các từ trái nghĩa cần điền vào ô trống là :
a/ lớn b/ già c/ dưới d/ sống 
HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập 3 (tiến hành như bài tập 1)
-GV chốt lại: các từ thích hợp cần điền vào ô trống là :
a/ nhỏ b/ lành c/ khuya d/ sống
HĐ4: Hướng dẫn HS làm bài tập 4: Cho HS đọc yêu cầu bài tập 4
- GV giao việc : các em có nhiệm vụ tìm những từ trái nghĩa nhau tả hình dáng, tả hành động, tả trạng thái và tả phẩm chất
- Cho HS làm việc: GV phát phiếu cho các nhóm.
- Cho HS trình bày kết quả
- GV nhận xét + những cặp từ tìm đúng:
a/Tả hình dáng: cao – thấp; cao – lùn; cao vống – lùn tịt
 béo – gầy 
b/ Tả hành động: đứng – ngồi; lên – xuống; vào – ra
c/ Tả trạng thái: buồn – vui; no – đói; sướng – khổ 
d/ Tả phẩm chất: tốt – xấu; hiền – dữ; ngoan – hư 
HĐ5: Hướng dẫn HS làm bài tập 5: Cho HS đọc yêu cầu bài tập 5
-GV giao việc: Các em chọn một cặp từ trong các cặp từ vừa tìm được, đặt câu với cặp từ đó
- Cho HS đặt câu
- Cho HS trình bày
- GV nhận xét và khẳng định những câu HS đặt đúng, đặt sai
- HS lắng nghe.
 -1HS đọc to, cả lớp lắng nghe.
- HS nhận việc.
-HS làm bài cá nhân, 
-3 HS làm bài vào phiếu, các HS còn lại dùng viết chì gạch những từ trái nghĩa nhau trong 4 câu
- 3HS làm phiếu lên dán trên bảng lớp
 -Lớp nhận xét.
- HS làm bài tập
- Các nhóm trao đổi tìm những cặp từ trái nghĩa đúng yêu cầu của đề
- Đại diện các nhóm lên trình bày
-Lớp nhận xét
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe
- Mỗi em đặt 2 câu với 2 từ trái nghĩa nhau.
HS trình bày 2 câu vừa đặt
- Lớp nhận xét.
1’
3) Củng cố: - GV nhấn mạnh một vài sai sót thường gặp cần lưu ý tránh.
1’
4) Nhận xét, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
- Về nhà làm lại vào vở các bài tập 4, 5
- Chuẩn bị tiết sau : đọc trước bài mở rộng vốn từ : Hoà bình
 Lịch sử: XÃ HỘI VIỆT NAM CUỐI THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX
A. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết:
 -Cối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, nền kinh tế – xã hội nước ta có nhiều biến đổi do chính sách khai thác thuộc địa của Pháp.
 - Bước đầu nhận biết về mối quan hệ giữa kinh tế & xã hội (kinh tế thay đổi, đồng thời xã hội cũng thay đổi theo)
B. Đồ dùng dạy học:
 1 – GV: _ Hình trong SGK phóng to (nếu có thể)
 _ Bản đồ hành chính Việt Nam (để giới thiệu các vùng kinh tế)
 _ Tranh, ảnh tư liệu phản ánh về sự phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam thời bấy giờ.
 2 – HS: SGK.
C – Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : 
II – Kiểm tra bài cũ : “ Cuộc phản công ở kinh thành Huế “
 _ Chiếu Cần vương có tác dụng gì?
 _ Ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế? 
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài : “ Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX “
 2 – Hoạt động : 
 a) HĐ 1 : Làm việc cả lớp 
 GV kể kết hợp giải nghĩa từ khó.
 _ Gọi 1 HS kể lại.
 _ GV phân 2 đoạn.
 b) HĐ 2: Làm việc theo nhóm.
 _ N.1: Nêu những biểu hiện về sự thay đổi trong nền kinh tế Việt Nam cuối rhế kỉ XIX _ Đầu thế kỉ XX. 
 _ N.2: Neu những biểu hiện về sự thay đổi trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX _ đầu thế kỉ XX.
_ N.3: Đời sống của công nhân, nông dân Việt Nam trong thời kì này như thế nào?
 c) HĐ 3: Làm việc cả lớp.
 _ GV cho đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc.
 d) HĐ4: Làm việc cả lớp.
 GV tổng hợp các ý kiến của HS và quan sát hình 1, 2, 3 SGK GV nhấn mạnh những biến đổi về kinh tế, xã hội ở nước ta đầu thế kỉ XX.
 IV – Củng cố: Gọi HS đọc nội dung chính của bài.
V – Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học.
 Chuẩn bị bài sau “ Phan Bội Châu & phong trào Đông Du “ 
- Hát 
- Hsủtả lời.
- HS nghe.
- 1 HS kể lại.
- Mỗi em kể một đoạn.
- N.1: Pháp xây dựng nhiều nhà máy, lập đồn điền, xây dựng đường sắt, thành thị phát triển. 
- N.2 : Công nhân ra đời, chủ xưởng, người buôn bán nhỏ, viên chức, trí thức ra đời 
- N.3: Đời sống của công nhân, nông dân Việt Nam trong thời kì này càng bị bần cùng hoá cao độ.
- Các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. 
HS theo dõi và quan sát H1, 2, 3 SGK.
- 2 HS đọc.
- HS lắng nghe.
- Xem bài trước.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_4_vo_manh_hung.doc