Giáo án Lớp 5 - Tuần 6 - Phùng Thị Huyền

Giáo án Lớp 5 - Tuần 6 - Phùng Thị Huyền

ĐẠO ĐỨC

CÓ CHÍ THÌ NÊN (T2)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Học sinh biết được cuộc sống con người luôn phải đối mặt với những khó khăn thử thách. Nhưng nếu có ý chí quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người tin cậy thì sẽ có thể vượt qua được những khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

2. Kĩ năng: Học sinh biết phân tích những thuận lợi, khó khăn của mình; lập được “Kế hoạch vượt khó” của bản thân.

3. Thái độ: Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên những khó khăn của số phận để trở thành những người có ích cho xã hội.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên + học sinh: Tìm hiểu hoàn cảnh khó khăn của một số bạn học sinh trong lớp, trường.

 

doc 80 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 181Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 6 - Phùng Thị Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 
Thø hai ngµy 12 th¸ng 10 n¨m 2009
Tiết 26 :	 TOÁN
LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 	Củng cố về mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích .
2. Kĩ năng: 	Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đodiện tích và giải các bài toán có liên quan đến diện tích. 
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh yêu thích môn học, ham học hỏi tìm tòi mở rộng kiến thức. 
II. Chuẩn bị:
- 	Thầy: Phấn màu - Bảng phụ 
- 	Trò: Vở bài tập, SGK, bảng con 
III. Các hoạt động:
TG
HOẠTĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động: 
- Hát 
4’
2. Bài cũ: 
- Học sinh nêu miệng kết quả bài 3/32. 
- Học sinh lên bảng sửa bài 4
_ 1 HS lên bảng sửa bài 
Ÿ Giáo viên nhận xét - ghi điểm
- Lớp nhận xét 
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
Để củng cố, khắc sâu kiến thức về đổi đơn vị đo diện tích, giải các bài toán liên quan đến diện tích. Chúng ta học tiết toán “Luyện tập” 
33’
4. Phát triển các hoạt động: 
10’
* Hoạt động 1: Củng cố cho học sinh cách viết các số đo dưới dạng phân số (hay hỗn số) có một đơn vị cho trước 
- Hoạt động cá nhân 
Phương pháp: Đ. thoại, thực hành, động não 
Ÿ Bài 1: 
- Yêu cầu học sinh đọc đề. 
- 2 học sinh đọc yêu cầu đề bài 
- Học sinh nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo diện tích liên quan nhau. 
- Học sinh đọc thầm, xác định dạng đổi bài a, b ... 
- Học sinh làm bài 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Lần lượt học sinh sửa bài 
Ÿ Bài 2:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài 
- 2 học sinh đọc yêu cầu đề bài 
- Học sinh nêu cách làm 
- Học sinh đọc thầm, xác định dạng bài (đổi đơn vị đo). 
- Học sinh làm bài 
Ÿ Giáo viên nhận xét và chốt lại 
- Lần lượt học sinh sửa bài giải thích cách đổi 
9’
* Hoạt động 2: Luyện tập 
- Hoạt động nhóm bàn 
Phương pháp: Đ. thoại, thực hành, động não 
Ÿ Bài 3:
- Giáo viên gợi ý hướng dẫn HS phải đổi đơn vị rồi so sánh
+ 61 km2 = 6 100 hm2
+ So sánh 6 100 hm2 > 610 hm2 
- Giáo viên theo dõi cách làm để kịp thời sửa chữa. 
- Học sinh làm bài 
- Học sinh sửa bài 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
10’
* Hoạt động 3: Luyện tập 
- Hoạt động nhóm đôi (thi đua) 
Phương pháp: Đ. Thoại, thực hành 
- Giáo viên gợi ý cho học sinh thảo luận nhóm đôi để tìm cách giải và tự giải. 
- 2 học sinh đọc đề 
- Học sinh phân tích đề - Tóm tắt 
- Học sinh nêu công thức tìm diện tích hình vuông , HCN
Ÿ Giáo viên nhận xét và chốt lại 
- Học sinh làm bài và sửa bài 
4’
* Hoạt động 4: Củng cố
- Hoạt động cá nhân
Phương pháp: Đ. Thoại, động não, thực hành 
(Thi đua ai nhanh hơn) 
- Củng cố lại cách đổi đơn vị 
- Tổ chức thi đua 
6 m2 = . dm2 
3 m2 5 dm2 = ..dm2
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Làm bài nhà 4
- Chuẩn bị: “Héc-ta” 
- Nhận xét tiết học 
ĐẠO ĐỨC
CÓ CHÍ THÌ NÊN (T2)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 	Học sinh biết được cuộc sống con người luôn phải đối mặt với những khó khăn thử thách. Nhưng nếu có ý chí quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người tin cậy thì sẽ có thể vượt qua được những khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. 
2. Kĩ năng: 	Học sinh biết phân tích những thuận lợi, khó khăn của mình; lập được “Kế hoạch vượt khó” của bản thân. 
3. Thái độ: 	Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên những khó khăn của số phận để trở thành những người có ích cho xã hội. 
II. Chuẩn bị: 
- 	Giáo viên + học sinh: Tìm hiểu hoàn cảnh khó khăn của một số bạn học sinh trong lớp, trường.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠTĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động: 
- Hát 
4’
2. Bài cũ: 
- Đọc lại câu ghi nhớ, giải thích ý nghĩa của câu ấy.
- 1 học sinh trả lời
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
- Có chí thì nên (tiết 2)
- Học sinh nghe
30’
4. Phát triển các hoạt động: 
12’
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm làm bài tập 3
Phương pháp: Thảo luận, thực hành, động não
- Hãy kể lại cho các bạn trong nhóm cùng nghe về một tấm gương “Có chí thì nên” mà em biết 
- Học sinh làm việc cá nhân , kể cho nhau nghe về các tấm gương mà mình đã biết 
_Gv viên lưu ý 
+Khó khăn về bản thân : sức khỏe yếu, bị khuyết tật 
+Khó khăn về gia đình : nhà nghèo, sống thiếu thốn tình cảm 
+Khó khăn khác như : đường đi học xa, thiên tai , bão lụt 
- HS phát biểu 
- GV gợi ý để HS phát hiện những bạn có khó khăn ở ngay trong lớp mình, trường mình và có kế hoạch để giúp đỡ bạn vượt khó .
- Lớp trao đổi, bổ sung thêm những việc có thể giúp đỡ được các bạn gặp hoàn cảnh khó khăn.
12’
* Hoạt động 2: Học sinh tự liên hệ (bài tập 4, SGK)
- Làm việc cá nhân
Phương pháp: Thực hành, đàm thoại 
- Nêu yêu cầu 
- Tự phân tích thuận lợi, khó khăn của bản thân (theo bảng sau)
STT
Khó khăn
Những biện pháp khắc phục 
1
Hoàn cảnh gia đình
2
Bản thân
3
Kinh tế gia đình
4
Điều kiện đến trường và học tập
- Trao đổi hoàn cảnh thuận lợi, khó khăn của mình với nhóm.
® Phần lớn học sinh của lớp có rất nhiều thuận lợi. Đó là hạnh phúc, các em phải biết quí trọng nó. Tuy nhiên, ai cũng có khó khăn riêng của mình, nhất là về việc học tập. Nếu có ý chí vươn lên, cô tin chắc các em sẽ chiến thắng được những khó khăn đó.
- Mỗi nhóm chọn 1 bạn có nhiều khó khăn nhất trình bày với lớp.
- Đối với những bạn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như ....Ngoài sự giúp đỡ của các bạn, bản thân các em cần học tập noi theo những tấm gương vượt khó vươn lên mà lớp ta đã tìm hiểu ở tiết trước.
6’
* Hoạt động 3: Củng cố
- Tập hát 1 đoạn:
“Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (2 lần)
- Học sinh tập và hát
- Tìm câu ca dao, tục ngữ có ý nghĩa giống như “Có chí thì nên”
- Thi đua theo dãy 
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Thực hiện kế hoạch “Giúp bạn vượt khó” như đã đề ra.
- Chuẩn bị: Nhớ ơn tổ tiên
- Nhận xét tiết học 
TẬP ĐỌC
SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 	Đọc trôi chảy toàn bài - Đọc đúng các tiếng phiên âm, tên riêng, các số liệu thống kê 
 Giọng đọc thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của ông Nen-xơn Man-đê-la và nhân dân Nam Phi
2. Kĩ năng: 	Hiểu được nội dung : Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi
3. Thái độ: 	Ủng hộ cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-thai của người da đen, da màu ở Nam Phi. 
II. Chuẩn bị:
- 	Thầy: Tranh (ảnh) mọi người dân đủ màu da, đứng lên đấu tranh, tài liệu sưu tầm về chế độ A-pác-thai (nếu có). 
- 	Trò : SGK, vẽ tranh, sưu tầm tài liệu về nạn phân biệt chủng tộc 
III. Các hoạt động:
TG
HOẠTĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động: 
- Hát 
4’
2. Bài cũ: Ê-mi-li con
_HS đọc bài và TLCH
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
“Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai”
33’
4. Phát triển các hoạt động: 
8’
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
Phương pháp: Thực hành, đàm thoại, giảng giải. 
- Để đọc tốt bài này, thầy lưu ý các em đọc đúng các từ ngữ và các số liệu thống kê sau (giáo viên đính bảng nhóm có ghi: a-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la, 1/5, 9/10, 3/4, hủy bỏ sắc lệnh phân biệt chủng tộc, cuộc tổng tuyển cử đa sắc tộc) vào cột luyện đọc.
- Học sinh nhìn bảng đọc từng từ theo yêu cầu của giáo viên. 
- Các em có biết các số hiệu và có tác dụng gì không? 
- Làm rõ sự bất công của chế độ phân biệt chủng tộc. 
- Trước khi đi vào tìm hiểu nội dung, cho học sinh luyện đọc, mời 1 bạn xung phong đọc toàn bài. 
- Học sinh xung phong đọc 
- Bài này được chia làm 3 đoạn, mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn. Giáo viên cho học sinh bốc thăm chọn 3 bạn có số hiệu may mắn tham gia đọc nối tiếp theo đoạn. 
- Học sinh bốc thăm + chọn 3 số hiệu.
- 3 học sinh đọc nối tiếp theo đoạn
- Học sinh bốc thăm + chọn 3 số hiệu.
- Yêu cầu học sinh đọc toàn bài. 
- Học sinh đọc lại 
- Yêu cầu 1 học sinh đọc từ khó đã giải nghĩa ở cuối bài học ® giáo viên ghi bảng vào cột tìm hiểu bài.
- Học sinh nêu các từ khó khác 
- Giáo viên giải thích từ khó (nếu học sinh nêu thêm). 
- Để học sinh lắm rõ hơn, giáo viên sẽ đọc lại toàn bài. 
- Học sinh lắng nghe 
12’
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- Hoạt động nhóm, lớp
Phương pháp: Thảo luận nhóm, đàm thoại
- Để đọc tốt văn bản này, ngoài việc đọc rõ câu, chữ, các em còn cần phải nắm vững nội dung.
- Giáo viên chia nhóm ngẫu nhiên:
+ Có 5 loại hoa khác nhau, giáo viên sẽ phát cho mỗi bạn 1 loại hoa bất kì. 
- Học sinh nhận hoa 
+ Yêu cầu học sinh nêu tên loại hoa mà mình có. 
- Học sinh nêu 
+ Học sinh có cùng loại trở về vị trí nhóm của mình. 
- Học sinh trở về nhóm, ổn định, cử nhóm trưởng, thư kí. 
- Giao việc: 
+ Đại diện các nhóm lên bốc thăm nội dung làm việc của nhóm mình. 
- Đại diện nhóm bốc thăm, đọc to yêu cầu làm việc của nhóm. 
- Yêu cầu học sinh thảo luận. 
- Học sinh thảo luận 
- Các nhóm trình bày kết quả.
Để biết xem Nam Phi là nước như thế nào, có đảm bảo công bằng, an ninh không?
- Nam Phi là nước rất giàu, nổi tiếng vì có nhiều vàng, kim cương, cũng nổi tiếng về nạn phân biệt chủng tộc với tên gọi A-pác-thai.
- Ý đoạn 1: Giới thiệu về đất nước Nam Phi.
Ÿ Giáo viên chố ... n mẫu để xem xét.
+ Trình tự quan sát
+ Những giác quan đã sử dụng khi quan sát. 
+ Những gì đã học được từ các đoạn văn mẫu. 
- 1 học sinh đọc yêu cầu 
- Học sinh làm việc cá nhân trên nháp. 
- Nhiều học sinh trình bày dàn ý 
- Giáo viên chấm điểm, đánh giá cao những bài có dàn ý. 
- Lớp nhận xét 
5’
* Hoạt động 3: Củng cố
- Hoạt động lớp
Phương pháp: Thi đua
- Thi đua trưng bày tranh ảnh sưu tầm. 
- Dựa vào tranh, kết hợp dàn ý gt về 1 cảnh sông nước. 
- Giáo viên nhận xét. 
- Lớp nhận xét 
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Nhận xét chung về tinh thần làm việc của lớp. 
- Hoàn chỉnh dàn ý, viết vào vở 
- Chuẩn bị: “Luyện tập tả cảnh: Sông nước”
- Nhận xét tiết học 
KHOA HỌC
DÙNG THUỐC AN TOÀN 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 	-Xác định khi nào nên dùng thuốc .
 -HS nêu được những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và khi mua thuốc . 
 -Hiểu được tác hại của việc dùng thuốc không đúng, không đúng cách và không đúng liều lượng 
2. Kĩ năng: 	HS ăn uống đầy đủ để không cần uống vi-ta-min. 
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học. 
II. Chuẩn bị:
- 	Thầy: Các đoạn thông tin và hình vẽ trong SGK trang 24 , 25
- 	Trò : SGK 
III. Các hoạt động:
TG
HOẠTĐỘNGCỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động: 
- Hát 
4’
2. Bài cũ: Thực hành nói “không !” đối với rượu, bia, thuốc lá, ma tuý
- Giáo viên treo lẵng hoa - Mời 3 học sinh chọn bông hoa mình thích.
+ Nêu tác hại của thuốc lá?
+ Nêu tác hại của rượu bia?
+ Nêu tác hại của ma tuý?
Ÿ Giáo viên nhận xét - cho điểm 
- HS khác nhận xét
1’
3. Giới thiệu bài mới: Trong mỗi chúng ta ai ai cũng đã từng có 1 lần bị bệnh, mỗi lần bệnh như vậy ba mẹ rất lo lắng có thể cho chúng ta đi bác sĩ nếu sốt cao, hoặc cho chúng ta uống thuốc. Tuy nhiên thuốc chính là con dao 2 lưỡi nếu chúng ta sử dụng không đúng có thể gây nhiều chứng bệnh, có thể gây chết người. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta biết cách dùng thuốc an toàn.
- Giáo viên ghi bảng
33’
4. Phát triển các hoạt động: 
1. Kể tên thuốc bổ, thuốc kháng sinh
1. Nắm được tên một số thuốc và trường hợp cần sử dụng thuốc 
* Hoạt động 1: 
Phương pháp: Sắm vai, đối thoại, giảng giải 
- Giáo viên cho HS chơi trò chơi “Bác sĩ” (phân vai từ tiết trước)
- Cả lớp chú ý lắng nghe - nhận xét 
Mẹ: Chào Bác sĩ
Bác sĩ: Con chị bị sao?
Mẹ: Tối qua cháu kêu đau bụng
Bác sĩ: Há miệng ra để Bác sĩ khám nào ...Họng cháu sưng và đỏ.
Bác sĩ: Chị đã cho cháu uống thuốc gì rồi?
Mẹ: Dạ tôi cho cháu uống thuốc bổ
Bác sĩ: Họng sưng thế này chị cho cháu uống thuốc bổ là sai rồi. Phải uống kháng sinh mới khỏi được.
 - Giáo viên hỏi: 
+ Em đã dùng thuốc bao giờ chưa và dùng trong trường hợp nào ?
+ Em hãy kể một vài thuốc bổ mà em biết?
- B12, B6, A, B, D...
- Giáo viên giảng : Khi bị bệnh, chúng ta cần dùng thuốc để chữa trị. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc không đúng có thể làm bệnh nặng hơn, thậm chí có thể gây chết người
2. Xác định khi nào dùng thuốc và tác hại của việc dùng thuốc không đúng cách, không đúng liều lượng 
* Hoạt động 2: Thực hành làm bài tập trong SGK
* Bước 1 : Làm việc cá nhân
_GV yêu cầu HS làm BT Tr 24 SGK
* Bước 2 : Chữa bài 
_HS nêu kết quả 
_GV chỉ định HS nêu kết quả 
1 – d ; 2 - c ; 3 - a ; 4 - b
GV kết luận : 
+ Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết, dùng đúng thuốc, đúng cách và đúng liều lượng. Cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là thuốc kháng sinh .
+ Khi mua thuốc cần đọc kĩ thông tin in trên vỏ đựng và bản hướng dẫn kèm theo ( nếu có) để biết hạn sử dụng, nơi sản xuất (tránh thuốc giả), tác dụng và cách dùng thuốc . 
_Gv có thể cho HS xem một số vỏ đựng và bản hướng dẫnsử dụng thuốc
3. Cách sử dụng thuốc an toàn và tận dụng giá trị dinh dưỡng của thức ăn 
* Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
- Hoạt động lớp
Phương pháp: Thực hành, trò chơi, đàm thoại 
- Giáo viên nêu luật chơi: 3 nhóm đi siêu thị chọn thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, 3 nhóm đi nhà thuốc chọn vi-ta-min dạng tiêm và dạng uống?
- Học sinh trình bày sản phẩm của mình 
- 1 học sinh làm trọng tài - Nhận xét
Ÿ Giáo viên nhận xét - chốt 
- Giáo viên hỏi:
+ Vậy vi-ta-min ở dạng thức ăn, vi-ta-min ở dạng tiêm, uống chúng ta nên chọn loại nào?
- Chọn thức ăn chứa vi-ta-min
+ Theo em thuốc uống, thuốc tiêm ta nên chọn cách nào?
- Không nên tiêm thuốc kháng sinh nếu có thuốc uống cùng loại
Ÿ Giáo viên chốt - ghi bảng
4’
* Hoạt động 4: Củng cố
- Hoạt động lớp, cá nhân 
Phương pháp: Luyện tập, thực hành
- Giáo viên phát phiếu luyện tập, thảo luận nhóm đôi
Ÿ Giáo viên nhận xét ® Giáo dục: ăn uống đầy đủ các chất chúng ta không nên dùng vi-ta-min dạng uống và tiêm vì vi-ta-min tự nhiên không có tác dụng phụ.
- Học sinh sửa miệng
- Vi-ta-min uống điều chế các chất hóa học. Chúng ta còn có 1 loại vi-ta-min thiên nhiên rất dồi dào đó là ánh nắng buổi sáng ® Vi-ta-min D nhưng để thu nhận vi-ta-min có hiệu quả chỉ lấy từ 7 ® 8 giờ 30 sáng là tốt nhất ® nắng trưa nhiều tia tử ngoại - Xay sát gạo không nên xay kĩ, vo gạo kĩ sẽ mất rất nhiều vi-ta-min B1 ® Tóm lại khi dùng thuốc phải tuân theo sự chỉ dẫn của Bác sĩ, không tự tiện dùng thuốc bừa bãi ảnh hưởng đến sức khoẻ.
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Xem lại bài + học ghi nhớ. 
- Chuẩn bị: Phòng bệnh sốt rét 
- Nhận xét tiết học 
 KHOA HỌC
PHÒNG BỆNH SỐT RÉT 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 	Học sinh nhận biết một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét, nêu được nguyên nhân, cách lây truyền bệnh sốt rét. 
2. Kĩ năng: 	Làm cho nhà ở và nơi ngủ không có muỗi, biết tự bảo vệ mình và những người trong gia đình bằng cách ngủ màn (đặc biệt đã được tẩm thuốc chống muỗi), mặc quần áo dài để không cho muỗi đốt khi trời tối. 
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt mọi người. 
II. Chuẩn bị: 
- 	Thầy: Hình vẽ trong SGK/26 - 27 - Tranh vẽ “Vòng đời của muỗi A-nô-phen” phóng to. 
- 	Trò: SGK 
III. Các hoạt động:
TG
HOẠTĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động: 
- Hát 
4’
2. Bài cũ:i “Dùng thuốc an toàn” 
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Rút thăm may mắn” để gọi học sinh trả lời. 
- Học sinh rút thăm ® bạn nào có con số may mắn rút được sẽ trả lời câu hỏi do GV nêu. 
- Giáo viên nêu câu hỏi sau khi rút thăm: 
+ Thuốc kháng sinh là gì? 
- Học sinh trả lời: Là thuốc chống lại những bệnh nhiễm trùng (các vết thương bị nhiễm khuẩn) và những bệnh do vi khuẩn gây ra. 
+Để đề phòng bệnh còi xương ta cần phải làm gì ?
Ÿ Giáo viên nhận xét và cho điểm
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
“Phòng bệnh sốt rét” 
30’
4. Phát triển các hoạt động: 
12’
* Hoạt động 1: 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
Phương pháp: Đàm thoại, trò chơi, giảng giải, hỏi đáp 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò “Em làm bác sĩ”, dựa theo lời thoại và hành động trong các hình 1, 2 trang 26. 
- Học sinh tiến hành chơi trò chơi “Em làm bác sĩ”. 
® Cả lớp theo dõi 
- Qua trò chơi, các em cho biết: 
- Học sinh trả lời (dự kiến) 
a) Một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét?
a) Dấu hiệu bệnh: 2-3 ngày xuất hiện cơn sốt. Lúc đầu là rét run, thường kèm nhức đầu, người ớn lạnh. Sau rét là sốt cao, người mệt, mặt đỏ, có lúc mê sảng, sốt kéo dài nhiều giờ. Sau cùng, người bệnh ra mồ hôi, hạ sốt. 
b) Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào? 
b) Gây thiếu máu, bệnh nặng có thể gây chết người. 
c) Nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét? 
c) Bệnh do một loại kí sinh trùng gây ra. 
d) Bệnh sốt rét được lây truyền như thế nào? 
d) Đường lây truyền: do muỗi A-no-phen hút kí sinh trùng sốt rét có trong máu người bệnh rồi truyền sang người lành. 
® Giáo viên nhận xét + chốt: 
Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm, do kí sinh trùng gây ra. Ngày nay, đã có thuốc chữa và thuốc phòng sốt rét. 
15’
* Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận 
- Hoạt động nhóm, cá nhân 
Phương pháp: Thảo luận, trực quan, quan sát, đàm thoại 
- Giáo viên treo tranh vẽ “Vòng đời của muỗi A-no-phen” phóng to lên bảng. 
- Học sinh quan sát 
- Mô tả đặc điểm của muỗi A-no-phen? Vòng đời của nó? 
- 1 học sinh mô tả đặc điểm của muỗi A-no-phen, 1 học sinh nêu vòng đời của nó (kết hợp chỉ vào tranh vẽ). 
- Để hiểu rõ hơn đời sống và cách ngăn chặn sự phát triển sinh sôi của muỗi, các em cùng tìm hiểu nội dung tiếp sau đây: 
- Giáo viên đính 4 hình vẽ SGK/27 lên bảng. Học sinh thảo luận nhóm bàn “Hình vẽ nội dung gì?”
- Hoạt động nhóm bàn tìm hiểu nội dung thể hiện trên hình vẽ. 
- Giáo viên gọi một vài nhóm trả lời ® các nhóm khác bổ sung, nhận xét. 
- Học sinh đính câu trả lời ứng với hình vẽ. 
® Giáo viên nhận xét + chốt. 
3’
* Hoạt động 3: Củng cố 
- Hoạt động lớp 
Phương pháp: Động não, thi đua 
- Giáo viên phát mỗi bàn 1 thẻ từ có ghi sẵn nội dung (đặt úp). 
- Học sinh nhận thẻ 
- Giáo viên phổ biến cách chơi, thi đua “Ai nhanh hơn”. 
- Học sinh thi đua 
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
® Giáo dục: phải biết giữ gìn, quét dọn nhà ở sạch sẽ, ngủ trong màn. 
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Học bài 
- Chuẩn bị: “Phòng bệnh sốt xuất huyết” 
- Nhận xét tiết học 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_6_phung_thi_huyen.doc