Giáo án Lớp Bốn - Tuần 14

Giáo án Lớp Bốn - Tuần 14

Đạo đức

BIẾT ƠN THẦY GIÁO , CÔ GIÁO.

A. MỤC TIÊU:

- Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo.

- Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn thầy giáo, cô giáo.

- Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.

-Thể hiện sự kính trọng và biết ơn thầy ,cô

B. CHUẨN BỊ:

 - Các băng chữ để sử dụng cho HĐ3 , tiết 1 .

 - Đồ dùng hóa trang để diễn tiểu phẩm Phần thưởng .

C. LÊN LỚP:

a. Khởi động:

b. Bài cũ : Hiếu thảo với ông bà cha mẹ .

c. Bài mới

 

doc 28 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 825Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp Bốn - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14 
Thứ hai, ngày 21 tháng 11 năm 2011.
Đạo đức
BIẾT ƠN THẦY GIÁO , CÔ GIÁO.
A. MỤC TIÊU:
- Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo.
- Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn thầy giáo, cô giáo.
- Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
-Thể hiện sự kính trọng và biết ơn thầy ,cơ
B. CHUẨN BỊ:
	- Các băng chữ để sử dụng cho HĐ3 , tiết 1 .
	- Đồ dùng hóa trang để diễn tiểu phẩm Phần thưởng .
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: 
b. Bài cũ : Hiếu thảo với ông bà cha mẹ .
c. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài: Biết ơn thầy giáo , cô giáo .
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : (KNS) Xử lí tình huống .
- Nêu tình huống. 
-Yêu cầu làm việc theo nhóm.
- Kết luận : Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em nên người .
Tiểu kết: HS xử lí đúng các tình huống nêu ra trong bài học .
Hoạt động 2 : Thảo luận theo nhóm đôi .
- Nhận xét , đưa ra phương án đúng của bài tập 
+ Các tranh 1 , 2 , 4 : Thể hiện thái độ kính trọng , biết ơn thầy cô giáo .
+ Tranh 3 : Không chào cô giáo khi cô không dạy lớp mình là biểu hiện sự không tôn trọng thầy cô giáo .
Tiểu kết: HS lựa chọn thái độ.
Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm .
- Chia HS làm 7 nhóm .
- Kết luận : Có nhiều cách thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô giáo .
 Các việc làm a , b , d , đ , e , g là những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo .
Tiểu kết HS nắm cách thể hiện việc biết ơn thầy cô giáo .
Hoạt động lớp , cá nhân .
-Theo dõi.
- Dự đoán các cách ứng xử có thể xảy ra .
- Lựa chọn cách ứng xử và trình bày lí do lựa chọn của mình .
- Thảo luận lớp về các cách ứng xử .
Hoạt động nhóm .
-Đọc BT
- Từng nhóm thảo luận , làm bài .
- Lên chữa bài tập .
- Các nhóm khác nhận xét , bổ sung .
Hoạt động lớp .
- Mỗi nhóm nhận một băng chữ viết tên một việc làm trong BT2 .
* Lựa chọn những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo .
* Tìm thêm các việc làm biểu hiện lòng biết ơn thầy cô giáo .
- Từng nhóm thảo luận và ghi những việc nên làm vào các tờ giấy nhỏ .
- Từng nhóm lên dán băng chữ đã nhận theo 2 cột : Biết ơn – Không biết ơn ở bảng .
- Các nhóm khác góp ý kiến bổ sung .
4. Củng cố : 
 - Vài em đọc ghi nhớ SGK .
- Nhận xét lớp. 
Toán 
CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SO.Á
A. MỤC TIÊU:
- Biết chia một tổng cho một số.
- Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một số cho một tổng trong thực hành tính.
- Làm các bài tập 1,2
B. CHUẨN BỊ:	 
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: 
b. Bài cũ : Luyện tập chung.
c. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Giới thiệu: Chia một tổng cho một số .
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Hướng dẫn nhận biết tính chất một tổng chia cho một số .
- Ghi bảng ( 35 + 21 ) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7
- Cho HS tính nháp .
- Gọi 2 HS lên bảng, mỗi em một biểu thức.
- Cho HS so sánh 2 giá trị.(ghi bảng)
 ( 35 + 21 ) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7
Tiểu kết : HS nắm cách chia một tổng cho một số .
Hoạt động 2 : Thực hành .
- Bài 1 : Tính bằng hai cách theo mẫu.
* Ghi bảng ( 15+ 35) : 5
+ Yêu cầu thực hiện theo đúng thứ tự thực hiện các phép tính.
+ Yêu cầu vận dụng tính chất một tổng chia cho một số.
* Kết luận ( 15+ 35) : 5 có hai cách tính.
* Cho HS tự tính ( 80 + 4) : 4.
- Bài 2 : Tính bằng hai cách theo mẫu.
* Yêu cầu bài .
* Ghi bảng ( 35 - 21) : 7
+ Yêu cầu thực hiện theo đúng thứ tự thực hiện các phép tính.
+ Hướng dẫn sử dụng tính chất một hiệu chia cho một số.
* Kết luận ( 35 - 21) : 7 có hai cách tính.
Hoạt động lớp .
- Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức : 
 ( 35 + 21 ) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7
* Ta có :
 ( 35 + 21 ) : 7 = 56 : 7 = 8 
 35 : 7 + 21 : 7 = 5 + 3 = 8
* Vậy: ( 35 + 21 ) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7
- Nhận xét rút ra qui tắc ( như SGK)
- Một số em nhắc lại .
Hoạt động lớp .
- Tự làm bài trên bảng, chữa bài .
a) ( 15+ 35) : 5 = 50 : 5 = 10
 15 : 5 + 35 : 5 = 3 + 7 = 10
+ Tương tự bài b. (theo mẫu)
- HS lên bảng làm bài mẫu trên bảng.
+ Lớp tự làm bài (theo mẫu)
+ Chữa bài.
- Phát biểu tính chất “Một hiệu chia cho một số”
 4. Củng cố : 
 - Các nhóm cử đại diện thi đua tính nhanh các biểu thức ở bảng .
	- Nêu lại cách chia một tổng , một hiệu cho một số .
- Nhận xét lớp. 
Tập đọc 
CHÚ ĐẤT NUNG.
A. MỤC TIÊU:
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật(chàng kị sĩ, ơng Hịn Rấm , chú bé đất )
- Hiểu ND : Chú bé Đất can đảm, muốntrở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. 
-Tự nhận thức bản thân.
B. CHUẨN BỊ: Tranh , ảnh về khinh khí cầu , tên lửa , con tàu vũ trụ 
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: 
b. Bài cũ : Văn hay , chữ tốt .
c- Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Giới thiệu bài Chú Đất Nung .
- Giới thiệu : Chủ điểm Tiếng sáo diều
- Cho quan sát tranh minh họa bài đọc SGK .
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : (KNS) Luyện đọc 
- Chỉ định 1 HS đọc cả bài. 
- Hướng dẫn phân đoạn : 
 + Đoạn 1 : Bốn dòng đầu .
 + Đoạn 2 : Sáu dòng tiếp theo .
 + Đoạn 3 : Phần còn lại .
- Chỉ định HS đọc nối tiếp .
-Luyện đọc đúng, giúp HS sửa lỗi phát âm .
- Gọi HS đọc phần chú thích
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Đọc diễn cảm cả bài .
Tiểu kết: - Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
-Yêu cầu HS đọc đoạn, trao đổi và trả lời câu hỏi. 
- Nêu nội dung chính cả bài. - Ghi nội dung chính 
Tiểu kết: Hiểu ý nghĩa của bài .
Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm :
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Ông Hòn Rấm cười  chú thành Đất Nung . 
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
Tiểu kết: Biết đọc bài với giọng trang trọng , cảm hứng ca ngợi , khâm phục .
-Theo dõi
Hoạt động cả lớp
-1 HS đọc cả bài. 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn. (3 lượt) .
* Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . 
- 1 HS đọc chú thích. Cả lớp đọc thầm phần chú thích .
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
Hoạt động nhóm .
- Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài .
- Đọc đoạn 1 .
- Cu Chắt có những đồ chơi nào ? Chúng khác nhau như thế nào ?
- Đọc đoạn 2 .
- Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì ?
- Vì sao chú bé đất quyết định trở thành Đất Nung ?
- Đọc đoạn 3 .
- Chi tiết nung trong lửa tượng trưng cho điều gì?
- Phát biểu.
Hoạt động cả lớp
- 3 em tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài. Tìm giọng đọc.
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp .
4. Củng cố :
 - Phần tiếp của truyện sẽ cho các em biết số phận tiếp theo của các nhân vật .
	- Nhận xét tiết học .
Lịch sử
NHÀ TRẦN THÀNH LẬP.
A. MỤC TIÊU:
- Biết rằng sau nhà Lý là nhà Trần, kinh đô vẫn là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt :
 + Đến cuối thế kỉ XII nhà Lý ngày càng suy yếu, đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập.
 + Nhà Trần vẫn đặt tên kinh đô là Thăng Long , đặt tên nước là Đại Việt.
B. CHUẨN BỊ:
 - Phiếu học tập .
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: 
b.Bài cũ : Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai .
c- Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài: Nhà Trần thành lập .
_ Nước Đại Việt thời Trần. (1226 – 1400)
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Nhà Trần thành lập.
* Thảo luận nhóm đôi: 
- Giao nhiệm vụ: Đọc SGK/ 37. Thảo luận : Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Trình bày
- Chốt ý chính
Tiểu kết: HS nắm việc thành lập của nhà Trần.
Hoạt động 2 : HS nắm sự tổ chức của NhàTrần.
-Yêu cầu đọc SGK/ 38 ( 2 đoạn)
- Yêu cầu vẽ sơ đồ thể hiện tổ chức Nhà Trần.
- Yêu cầu nêu cơ cấu tổ chức.
- Đặt câu hỏi để cả lớp thảo luận : quan hệ giữ vua – quan, vua - dân
- Từ đó , đi đến thống nhất các sự việc .
 Tiểu kết: HS nắm sự tổ chức của NhàTrần.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu sự quản lý đất nước của NhàTrần.
-Yêu cầu đọc SGK/ 38 ( 2 đoạn). Phát phiếu.
- Yêu cầu làm bài tập.
- Yêu cầu nêu sự quản lý đất nước của NhàTrần.
- Từ đó , đi đến thống nhất các sự việc .
Tiểu kết: HS nắm sự quản lý đất nước của NhàTrần.
Hoạt động nhóm đôi.
- Nghe và nhận nhiệm vụ 
- Đọc SGK , trao đổi trong nhóm.
- Trình bày:
* Nhà Lý suy yếu, dựa vào Nhà Trần.
* Lý Huệ Tông nhường ngôi cho con gái.
* Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh. Nhà Trần thành lập 1226.
Hoạt động cá nhân.
- Đọc SGK/ 38 ( 2 đoạn)
- Tự vẽ sơ đồ thể hiện tổ chức Nhà Trần.
- Trình bày.
- Quan sát đối chiếu và nhận xét 
Hoạt động lớp.
- Nhận phiếu điền dấu X vào ô trống 
- Theo dõi .
- Một số em trả lời : (Theo SGK)
- Các nhóm thảo luận rồi báo cáo kết quả 
- Trình bày:Đặt chuông ở thềm cung điện cho dân đến đánh khi có điều gì cầu xin , oan ức . Ở trong triều , sau các buổi yến tiệc , vua và các quan có lúc nắm tay nhau , ca hát vui vẻ . .
- Nhận xét , bổ sung .
4. Củng cố :
 - Nêu ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS tự hào về truyền thống lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta 
- Nhận xét lớp. 
Thứ ba, ngày 22 tháng 11 năm 2011
Chính tả 
CHIẾC ÁO BÚP BÊ.
A. MỤC TIÊU:
- Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng bài văn ngắn.
- Làm đúng bài tập 2a, 3 a.
B. CHUẨN BỊ: Một số tơ ... . Phương tiện : Còi .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Mở đầu : 6 – 10 phút .
- Tập hợp lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu bài học , chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện : 1 – 2 phút .
Tiểu kết: Giúp HS nắm nội dung sẽ được học
Hoạt động lớp .
- Đứng tại chỗ , vỗ tay , hát : 1 phút .
- Khởi động các khớp : 1 phút .
- Trò chơi tự chọn : 1 – 2 phút .
Cơ bản : 18 – 22 phút .
a) Bài thể dục phát triển chung : 12 – 14 phút .
- Ôn cả bài : 3 – 4 lần .
+ Lần 1 : GV điều khiển 1 em tập chậm 1 lần , mỗi động tác 2 x 8 nhịp .
+ Lần 2 : GV cho HS tập chậm từng nhịp để dừng lại sửa những động tác sai cho HS .
- Tuyên dương những em tập tốt và động viên những em tập chưa tốt .
b) Trò chơi “Đua ngựa” : 6 – 8 phút .
- Phổ biến cách chơi , luật chơi .
- Điều khiển HS chơi .
Tiểu kết: HS thực hiện được 5 động tác đã học và chơi được trò chơi thực hành .
Hoạt động lớp , nhóm .
+ Lần 3 : Lớp trưởng vừa hô nhịp , vừa làm mẫu cho cả lớp tập theo .
+ Lần 4 : Lớp trưởng hô nhịp cho cả lớp tập không làm mẫu .
- Thi đua thực hiện bài thể dục : 1 lần . Từng tổ thực hiện theo sự điều khiển của tổ trưởng .
- Cả lớp đánh giá , bình chọn tổ tập tốt nhất 
- Chơi thử 1 lần .
- Cả lớp chơi chính thức .
Phần kết thúc : 4 – 6 phút .
- Hệ thống bài : 1 phút .
- Nhắc nhở , phân công trực nhật để chuẩn bị giờ sau kiểm tra : 1 – 2 phút .
- Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học , giao bài tập về nhà : 1 phút .
Tiểu kết: HS nắm lại nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà .
Hoạt động lớp .
- Đứng tại chỗ thực hiện các động tác thả lỏng toàn thân : 1 phút .
- Vỗ tay , hát : 1 phút .
Kĩ thuật 
Tiết 13: 	THÊU LƯỚT VẶN (Tiết 2)
A. MỤC TIÊU:	
1. Kiến thức: - Biết cách thêu lướt vặn và ứng dụng của thêu lướt vặn .
2. Kĩ năng: - Thêu được các mũi thêu lướt vặn theo đường vạch dấu .
3. Thái độ: - Hứng thú học tập .
B. CHUẨN BỊ:
GV : - Tranh quy trình thêu lướt vặn .
	- Mẫu thêu lướt vặn
	- Vật liệu và dụng cụ cần thiết : 
	+ Một mảnh vải sợi bông trắng hoặc màu có kích thước 20 x 30 cm .
	+ Len , chỉ thêu khác màu vải .
	+ Kim khâu len và kim thêu .
+ Phấn vạch , thước , kéo .
HS : Vải trắng 20 x 30cm, len, chỉ, kim, kéo, thước, phấn.
C. LÊN LỚP:
a.Khởi động: Hát “Em yêu hoà bình”
b.Bài cũ : Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột .
Nhận xét việc thực hành tiết trước .
c. Bài mới
Phương pháp : Trực quan , quan sát, thực hành , động não , đàm thoại.	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu: Thêu lướt vặn (T2)
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: HS thực hành.
- GV gọi HS nhắc lại phần ghi nhớ.
- GV treo tranh quy trình và hệ thống lại cách thêu lướt vặn:
Bước 1: Vạch dấu đường thêu.
Bước 2: Thêu các mũi thêu theo đường vạch dấu.
- GV nhắc lại các điểm cần lưu ý.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS nêu thời gian hoàn thành sản phẩm.
- GV quan sát, chỉ dẫn cho những HS còn lúng túng.
Tiểu kết : HS thực hành thêu lướt vặn.
Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập.
- HS trưng bày sản phẩm.
- Các tiêu chuẩn đánh giá.
Thêu đúng kĩ thuật.
Thêu thẳng theo đường vạch dấu.
Nút chỉ cuối đường thêu đúng cách, không bị tuột.
Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian.
Tiểu kết : HS nắm thao tác thực hiện mũi thêu lướt vặn .
Hoạt động lớp .
-Quan sát mẫu : ở mặt phải , mặt trái đường thêu kết hợp với quan sát hình 1a,b SGK .
 -Trả lời các câu hỏi nhận xét về đặc điểm đường thêu lướt vặn .
HS thực hiện thao tác thêu lướt vặn (3 – 4 mũi trên giấy)
- HS thực hành thêu trên vải.
Hoạt động lớp .
Trưng bày sản phẩm thực hành .
-Nắm các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm .
- Tự đánh giá sản phẩm của mình theo các tiêu chuẩn .
4. Củng cố : (3’) - Giáo dục HS yêu thích sản phẩm do mình làm được .
5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’)
- Nhận xét lớp. 
- Yêu cầu về nhà tiếp tục hoàn thành sản phẩm .
- Chuẩn bị: Thêu mĩc xích
 Thứ ba, ngày 5 tháng 12 năm 2006
Mĩ thuật 
Tiết 14: 	Vẽ theo mẫu : MẪU CÓ HAI ĐỒ VẬT.
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức - Nắm được hình dáng , tỉ lệ của hai vật mẫu .
2 - Kĩ năng 	- Biết cách vẽ và vẽ hình từ bao quát đến chi tiết . Vẽ được hai đồ vật gần giống mẫu .
3 - Giáo dục: 	- Yêu thích vẻ đẹp của các đồ vật .
B. CHUẨN BỊ:
GV - Một vài mẫu có hai đồ vật .
	- Vải làm nền cho mẫu vẽ .
	- Bục để vật mẫu .
	- Hình gợi ý cách vẽ .
	- Một số bài vẽ mẫu có hai đồ vật .
HS 	 - Bút chì , thước kẻ , tẩy , com-pa, màu vẽ .
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”
b.Bài cũ : Vẽ trang trí : Trang trí đường diềm - Nhận xét bài vẽ kì trước .
c. Bài mới
Phương pháp : Trực quan , quan sát, thực hành , đàm thoại.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài: Vẽ theo mẫu : Mẫu có hai đồ vật .
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét .
- Cho HS quan sát một số hình ảnh và nêu câu hỏi nhận xét .
- Bày một vài mẫu và cho HS nhận xét mẫu ở 3 hướng khác nhau .
- Tóm tắt và bổ sung cho nhận xét của HS: *Nhìn mẫu ở các hướng khác nhau .
* Vị trí của các vật mẫu sẽ thay đổi khác nhau. * Mỗi người cần vẽ đúng theo vị trí quan sát.
Tiểu kết: HS nắm đặc điểm của mấy đồ vật Hoạt động 2 : Cách vẽ. 
- Yêu cầu HS quan sát mẫu , đồng thời gợi ý cách vẽ :
- Nhắc HS : Nếu vẽ mẫu là các đồ vật khác hoặc vẽ theo nhóm thì cũng tiến hành vẽ theo cách đã hướng dẫn .
Tiểu kết: HS nắm cách vẽ mẫu.
Hoạt động 3 : Thực hành .
- Quan sát lớp , nhắc HS :
+ Quan sát mẫu để tìm tỉ lệ khung hình.
+ Vẽ khung hình phù hợp với tờ giấy .
+ So sánh , ước lượng để tìm tỉ lệ các bộ phận của từng vật mẫu .
Tiểu kết: HS chọn và vẽ được đường diềm .
Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá .
- Treo một số bài vẽ ở bảng .
- Kết luận , khen những em có bài vẽ đẹp
Tiểu kết: HS đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn .
Hoạt động lớp , nhóm .
- HS quan sát một số hình ảnh ở hình 1 SGK và nhận xét :
+ Mẫu có mấy đồ vật ? Gồm các đồ vật gì ?
+ Hình dáng , tỉ lệ , màu sắc , đậm nhạt của các đồ vật như thế nào ?
+ Vị trí đồ vật nào ở trước , ở sau ?
- HS nhận xét mẫu ở 3 hướng khác nhau để thấy được sự thay đổi vị trí của hai vật mẫu tùy thuộc vào hướng nhìn 
Hoạt động lớp .
HS quan sát hình 2 SGK để nhận ra cách làm bài :
+ So sánh tỉ lệ giữa chiều cao và chiều ngang.
+ Phác khung hình chung .
+ Phác khung hình của từng vật mẫu .
+ Vẽ đường trục của từng vật mẫu .
+Tìm tỉ lệ của chúng : miệng , cổ , vai , thân  
+ Vẽ nét chính trước.
 + Vẽ nét chi tiết và sửa hình cho giống mẫu . + Nhìn mẫu vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu .
Hoạt động cá nhân
- Từng cá nhân làm bài , một số em làm bài theo nhóm trên giấy khổ lớn .
- Tự vẽ đường diềm .
Hoạt động lớp .
- Các nhóm nhận xét và xếp loại bài vẽ :
HS nhận xét theo các tiêu chí :
+ Bố cục .
+ Hình vẽ .
4. Củng cố : (3’) - Giáo dục HS yêu thích vẻ đẹp của các bức tranh .
5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: (1’)
-Nhận xét lớp. 
	- Quan sát chân dung của bạn cùng lớp và những người thân .
	- Chuẩn bị: Vẽ tranh Vẽ chân dung
Bổ sung:
	Thứ sáu , ngày 8 tháng 12 năm 2006
Thể dục 
Tiết 28: 	ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG 
TRÒ CHƠI “ĐUA NGỰA”.
I. MỤC TIÊU :
- Ôn bài Thể dục phát triển chung . Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác và thuộc thứ tự các động tác .
- Chơi trò chơi Đua ngựa . Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi một cách chủ động .
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Còi .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Mở đầu : 6 – 10 phút .
- Tập hợp lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu bài học , chấn chỉnh đội ngũ , trang phục tập luyện : 1 – 2 phút .
Tiểu kết: Giúp HS nắm nội dung sẽ được học 
Hoạt động lớp .
- Khởi động các khớp : 1 phút .
- Trò chơi tự chọn : 2 phút .
Cơ bản : 18 – 22 phút .
a) Bài thể dục phát triển chung : 12 – 14 phút .
- Ôn cả bài : 2 – 3 lần , mỗi động tác 2 x 8 nhịp 
+ Lần 1 : GV hô nhịp cho HS tập .
- Kiểm tra thử : 
+ Gọi lần lượt từng nhóm ( mỗi nhóm 3 em ) lên tập , 1 trong 3 em hô nhịp .
+ Nhận xét ưu , khuyết điểm của từng em trong lớp .
- Hô nhịp cho cả lớp tập lại toàn bài : 1 – 2 lần , mỗi động tác 2 x 8 nhịp .
b) Trò chơi “Đua ngựa” : 5 – 6 phút .
- Nhắc lại luật chơi , sau đó điều khiển HS chơi . Sau mỗi lần chơi , nhận xét và tuyên bố kết quả . Cuối cuộc chơi có phân thắng , thua và thưởng , phạt .
Tiểu kết: HS thực hiện được động tác nhảy và chơi được trò chơi thực hành .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Ôn 4 – 8 động tác của bài Thể dục : 2 – 3 lần , mỗi động tác 2 x 8 nhịp .
+ Chia tổ để HS tập theo nhóm ở các vị trí đã được phân công , sau đó tập thi đua giữa các nhóm .
- Ôn toàn bài do lớp trưởng điều khiển : 2 lần 
- Cả lớp chơi thử .
- Chơi chính thức .
Phần kết thúc : 4 – 6 phút .
- Hệ thống bài : 1 – 2 phút :
- Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà : 1 – 2 phút .
Tiểu kết: HS nắm lại nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà .
Hoạt động lớp .
- Đứng tại chỗ vỗ tay , hát : 1 -2 phút .
- Vỗ tay , hát : 1 phút .
Bổ sung:
Thứ sáu, ngày 8 tháng 12 năm 2006.
Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(16).doc