Giáo án lớp ghép 2 + 5 - Tuần dạy 20

Giáo án lớp ghép 2 + 5 - Tuần dạy 20

Luyện đọc

 ÔNG MẠNH

 THẮNG THẦN GIÓ

 Ôn Toán.

LUYỆN TẬP

- HS Yếu, TB: biết nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc diễn cảm 1 đoạn trong bài. HS khá giỏi đọc diễn cảm toàn bài.

- Hiểu ND: Con ng¬ười chiến Thần Gió, tức là chiến thắng thiên nhiên- nhờ vào quyết tâm và lao động, nhưng cũng biết sống thân ái, hoà thuận với thiên nhiên. Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4. HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 5.

 - Biết tính diện tích hình thang.

* HS yếu, làm được bài tập 1, 2. (VBT trang 11 + 12)

* HS trung bình, làm được bài tập 1, 2, 3. (VBT trang 11 + 12)

* HS khá giỏi làm được cả ba bài tập 1, 2 3, 4 (VBT trang 11 + 12 + 13)

- Giáo dục HS ý thức tích cực làm bài tập.

 

doc 22 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 448Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp ghép 2 + 5 - Tuần dạy 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
 Thứ hai ngày 9 tháng 1 năm 2012
Tiết 1:
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Luyện đọc
 ÔNG MẠNH 
 THẮNG THẦN GIÓ 
Ôn Toán.
LUYỆN TẬP
I. Mục đích- yêu cầu
- HS Yếu, TB: biết nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc diễn cảm 1 đoạn trong bài. HS khá giỏi đọc diễn cảm toàn bài.
- Hiểu ND: Con người chiến Thần Gió, tức là chiến thắng thiên nhiên- nhờ vào quyết tâm và lao động, nhưng cũng biết sống thân ái, hoà thuận với thiên nhiên. Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4. HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 5.
- Biết tính diện tích hình thang.
* HS yếu, làm được bài tập 1, 2. (VBT trang 11 + 12)
* HS trung bình, làm được bài tập 1, 2, 3. (VBT trang 11 + 12)
* HS khá giỏi làm được cả ba bài tập 1, 2 3, 4 (VBT trang 11 + 12 + 13)
- Giáo dục HS ý thức tích cực làm bài tập.
II. Đ Dùng 
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 
? Hôm nay đã được học bài tập đọc gi?
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nếu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu- hướng dẫn đọc.
* HS Yếu, trung bình đọc câu , đoạn và trả lời câu hỏi.
 ? Thần Gió đã làm gì khiến ông Mạnh nổi giận ?
- Gặp ông Mạnh thần gió xô ông ngã lăn quay. Khi ông nổi giận thần gió còn cười ngạo nghễ , chọc tức ông .
? Kể những việc ông Mạnh làm để chống lại Thần Gió.
- Ông vào rừng lấy gỗ, dựng nhà. Cả ba lần nhà bị quật đổ nên ông quyết định xây một ngôi nhà thật vững chắc. Ông đẵn những cây gỗ lớn nhất làm cột, chọn những viên đá thật to làm tường .
*HS khá - giỏi đọc diễn cảm từng đoạn và toàn bài kết hợp trả lời câu hỏi.
? Ông Mạnh đã làm gì để thần gió trở thành bạn của mình.
- Khi ông Mạnh thấy Thần Gió đến nhà ông với vẻ ăn năn, biết lỗi, ông đã an ủi thần mời thần thỉnh thoảng đến nhà chơi. 
?Ông Mạnh tượng trưng cho ai ? Thần gió tượng trưng cho cái gì? 
- Thần gió tượng trưng cho thiên nhiên, ông Mạnh tượng trưng cho con người. Nhờ quyết tâm và lao động con người đã chiến thắng thiên nhiên .
? Nêu nội dung câu chuyện 
Con người chiến Thần Gió, tức là chiến thắng thiên nhiên- nhờ vào quyết tâm và lao động, nhưng cũng biết sống thân ái, hoà thuận với thiên nhiên.
A. Kiểm tra:
- Kiểm tra VBT của HS- nhận xét.
B. Thực hành:
Bài tập 1 (11): Tính chu vi hình tròn
*a. 18 2 3,14 = 113,04(cm)
 b. 40,4 2 3,14 = 253,712(dm)
 c. 1,5 2 3,14 = 9,42(m)
Bài tập 2 (12): 
 Bài giải: 
a. Đường kính của hình tròn đó là: 
 3,14 : 3,14 = 1(m)
 Đáp số : 1m
b. Bán kính của hình tròn đó là:
 188,4 : 2 : 3,14 = 30(cm) 
 Đáp số : 30m
Bài tập 3 (12): 
 Bài giải: 
a. Chu vi của bánh xe đó là:
 0,8 3,14 = 2,512(m)
*b. Nếu bánh xe lăn trên mặt đất được 10 vòng thì người đó đi được số mét là: 
 2,512 10 = 25,12(m)
 Nếu bánh xe lăn trên mặt đất được 200 vòng thì người đó đi được số mét là: 
 2,512 200 = 502,4(m)
Nếu bánh xe lăn trên mặt đất được 1000 vòng thì ô tô đi được số mét là: 
 2,512 1000 = 2512(m)
 Đáp số: a. 2,512m
 b. 25,12 m ; 502,4m; 2512m
Bài tập 4 (13): 
 *Bài giải:
 Hình A và hình B có chu vi bằng nhau đều bằng 47cm.
IV Củng cố dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học.
 - Nhắc HS chuẩn bị bài sau
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2:
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Tập viết
$ 20: CHỮ HOA Q
Khoa học
$39: SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC 
(tiếp theo)
I. Mục đích- yêu cầu
- Viết đúng chữ hoa Q ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: 
Quê ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Quê hương tươi đẹp ( 3 lần). 
Sau bài học, HS biết: 
- Nêu được một số ví dụ về biến đổi hoá học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập, yêu thích tìm hiểu khoa học, biết vận dụng vào đời sống hằng ngày.
II. Đ Dùng 
- Mẫu chữ Q đặt trong khung chữ .Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ.
- Phiếu học nhóm.
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra đầu giờ .
- Cho học sinh viết chữ hoa P, Phong 
- Giáo viên nhận xét - đánh giá .
B. Bài mới .
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn viết chữ hoa 
- Hướng dẫn quan sát và nhận xét chữ Q 
Giáo viên cho học sinh quan sát chữ Q viết hoa 
?Nêu cấu tạo của chữ Q viết hoa
- Chữ Q hoa có độ cao 5 li gồm 2 nét , nét 1 giống như chữ o viết hoa , nét 2 là nét lượn ngang giống như một dấu ngã lớn
- Giáo viên viết mẫu chữ Q hoa
 Q Q Q
- Hướng dẫn viết chữ Q trên bảng con . 
3. Giới thiệu cụm từ ứng dụng
- Giáo viên giải nghĩa cụm từ Quê hương tươi đẹp : ca ngợi vẻ đẹp của quê hương 
- Hướng dẫn quan sát cụm từ ứng dụng trên bảng 
? Các chữ nào có độ cao 2,5 li ?
- Chữ Q , h , g
? Những chữ nào cao 2 li ?
Chữ đ , p
? Chữ t cao mấy li ?
-Cao 1,5 li
? Các chữ còn lại cao mấy li ?
- Cao 1 li
? Nêu cách viết dấu thanh.
- Dấu thanh nặng viết dưới chữ e
- GV viết mẫu trên bảng vừa viết vừa hướng dẫn cách viết.
 Quê hương tươi đẹp
- Hướng dẫn viết chữ Quê vào bảng con
4. Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết
- Giáo viên chấm bài - nhận xét.
A. Kiểm tra bài cũ: 
+ Thế nào là sự biến đổi hoá học? cho ví dụ? 
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: - Ghi bảng
2. Vào bài:
a.Hoạt động 1: Trò chơi “chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học”
*Mục tiêu: 
HS thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học”
*Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm:
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình chơi trò chơi theo hướng dẫn ở trang 80 SGK 
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Từng nhóm giới thiệu các bức thư của nhóm mình với các bạn nhóm khác.
- GV kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhịêt.
b. Hoạt động 2: Thực hành xử lí thông tin trong SGK.
*Mục tiêu: HS nêu được ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự biến đổi hoá học.
*Cách tiến hành: 
- Bước 1: Làm việc theo nhóm 4.
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc thông tin, quan sát các hình vẽ trang 80, 81 sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi ở mục đó.
? Hãy giải thích hiện tượng ở hình 9 SGK?
- Do ánh sáng không tiếp súc được tấm vải ở chỗ 4 hòn đá và cái đĩa nên màu ở những chỗ đó không bị biến đổi.
? Quan sát hình 10 và cho biết hiện tượng này chứng tỏ có sự biến đổi hoá học hay lí học? 
- Sự biến đổi hoá học.
- Bước 2: Làm việc cả lớp
 + Mời đại diện các nhóm trả lời, mỗi nhóm trả lời một câu hỏi .
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng.
* Qua bài các em cần chú ý gì trong việc phơi quần áo...?
- Khi phơi quần áo nên phơi mặt trái ra ngoài để tránh bị bạc màu...	
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
- GV nhận xét giờ học
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Tiết 3:
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
 Ôn Toán 
BẢNG NHÂN 3
Luyện đọc
THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
I. Mục đích- yêu cầu
- Vận dụng bảng nhân 3.
- Nhớ được bảng nhân 3.
- Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 3).
- Biết đếm thêm 3.
* HS yếu và HS trung bình đọc rành mạch, lưu loát, đọc đúng một văn bản kịch, phân biệt lời các nhân vật.
- Hiểu: Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* HS khá, giỏi biết đọc phân vai, diễn cảm vở kịch, giọng đọc thể hiện tính cách của từng nhân vật và trả lời câu hỏi của GV.
- Giáo dục học sinh ý thức tích cực trong học tập và học tập theo gương Trần Thủ Độ.
II. Đ Dùng 
- Vở BT Toán
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra:
- Kiểm tra VBT của HS- nhận xét.
B. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: (VBT/ 8) Tính nhẩm
 3 x 2 = 6 3 x 1 = 3 
 3 x 5 = 15 3 x 3 = 9
 3 x 8 = 24 3 x 7 = 21
Bài 2: (VBT/ 8) 
 Tóm tắt:
Mỗi can: 3 lít
9 can :lít ?
Bài giải
Số lít trong 9 can là:
 3 x 9 = 27 ( lít )
 Đáp số: 27 lí
Bài 3: (VBT/ 8) Đếm thêm 3 rồi viết số thích hợp vào ô trống
3, 6, 9, 12, 15, 18, 21, 24, 27, 30
Bài 4: (VBT/ 8) Số? 
2 x 3 = 3 x 2
A. Kiểm tra:
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài.
2. HD luyện đọc:
- Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm đối tượng:
* HS yếu và HS trung bình đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi:
- Cho HS đọc đoạn 1:
- Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?
- Trần Thủ Độ đồng ý, nhưng yêu cầu chặt một ngón chân người đó để phân biệt với những
- Cho HS đọc đoạn 2:
? Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao?
- Không những không trách móc mà còn thưởng cho vàng, lụa.
- Cho HS đọc đoạn 3:
? Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào?
- Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng.
* HS khá giỏi đọc diễn cảm bài thơ và trả lời câu hỏi:
? Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho ta thấy ông là người như thế nào?
- Trần Thủ Độ nghiêm minh, không vì tình riêng, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương phép nước
? Qua bài các em học được điều gì ở Trần Thủ Độ?
- Gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, nghiêm khắc với bản thân
- GV tiểu kết rút ra ND bài: cho HS nêu nội dung bài.
ND: Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước. 
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- Về học bài và chuẩn bị bài sau
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ... ................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ năm ngày 12 tháng 1 năm 2012
Tiết 1
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
 ÔN Toán 
BẢNG NHÂN 2
Đạo đức.
$ 19: EM YÊU QUÊ HƯƠNG (TIẾT 1)
I. Mục đích- yêu cầu
- Củng cố bảng nhân 2.
- Vận dụng bảng nhân 2 vào làm BT.
- Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 2).
- Biết đếm thêm 2.
-Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.
- Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương.
- HS khá giỏi biết được vì sao cần phải yêu quê hương và tham gia xây dựng quê hương.
II. Đ Dùng 
- VBT
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra:
- Kiểm tra VBT của HS- nhận xét.
B. Thực hành:
Bài 1: (VBT/ 6) Tính nhẩm 
2 x 3 = 6 2 x 2 = 4
 2 x 5 = 10 2 x 4 = 8
 2 x 7 = 14 2 x 6 = 12
Bài 2: (VBT/ 6)
- Hướng dẫn học sinh phân tích đề bài và giải bài toán 
 Tóm tắt 
 1 con : 2 chân 
 10 con : chân?
Bài giải
Số chân của 6 con gà là :
x 10 = 20 ( chân )
Đáp số : 20 chân
Bài 3: (VBT/ 6)
- Hướng dẫn học sinh phân tích đề bài và giải bài toán 
 Tóm tắt 
 1 đôi : 2 chiếc 
 5 đôi : chiếc?
Bài giải
Số chiếc giầy của 5 đôi là :
x 5 = 10 ( chiếc )
Đáp số : 10 chiếc
Bài 4: (VBT/ 6) Điền số vào chỗ trống.
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
1-Kiểm tra bài cũ:
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: 
2.2-Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện Cây đa làng em (trang 28-SGK)
*Mục tiêu: HS biết được một biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương.
*Cách tiến hành:
-Mời một HS đọc truyện Cây đa làng em
-GV chia lớp thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ:
-Các nhóm thảo luận các câu hỏi trong SGK.
? Vì sao dân làng lại gắn bó với cây đa?
- Vì cây đa có từ rất lâu đời và gắn bó với dân làng.
? Bạn Hà đóng góp tiền để làm gì?Vì sao Hà làm như vậy?
- Hà góp tiền để chữa cho cây đa.Vì Hà monhg “Ông Đa” được khoẻ mạnh và sống mãi với làng em.
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận: Việc làm của bạn Hà thể hiện tình yêu quê hương của Hà.
2.3-Hoạt động 2: Làm bài tập 1 SGK
*Mục tiêu: HS nêu được những việc cần làm để thể hiện tình yêu quê hương.
*Cách tiến hành: 
-Mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1.
-Cho HS thảo luận nhóm 3.
-Mời đại diện các nhóm HS trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận: trường hợp a, b, c, d, e thể hiện tình yêu quê hương.
-Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
2.4-Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
*Mục tiêu: HS kể được những việc mà em đã làm thể hiện tình yêu quê hương của mình
*Cách tiến hành:
-GV yêu cầu học sinh trao đổi với nhau theo gợi ý sau:
? Quê bạn ở đâu? Bạn biết những gì về quê hương mình?
? Bạn đã làm được việc gì để thể hiện tình yêu quê hương?
-Mời một số HS trình bày trước lớp. Các HS khác có thể nêu câu hỏi về những vấn đề mà mình quan tâm.
-GV nhận xét, tuyên dương HS thảo luận tốt.
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- Nhận xét giờ học.
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
 Luyện chữ 
CHUYỆN BỐN MÙA
Ôn Toán
HÌNH TRÒN, ĐƯỜNG TRÒN
I. Mục đích- yêu cầu
- Học sinh yếu viết 5 câu đầu của bài Chuyện bốn mùa; HS khá, giỏi viết 6 câu đầu của bài. 
- Rèn cho các em kỹ năng viết đúng độ cao, khoảng cách các con chữ ,đều và đẹp, viết đúng chính tả.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận trong khi viết .
 - Nhận biết được về hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn như tâm, bán kính, đường kính.
- Biết sử dụng com pa để vẽ hình tròn.
II. Đ Dùng 
- VBT
III.Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra đầu giờ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
2. Bài viết:
 a. Giáo viên nêu mục đích yêu cầu giờ học 
b. Bài viết.
- Đọc bài phải viết.
? Bốn nàng tiên trong truyện 
tượng trưng cho những mùa nào trong năm ? 
- Bốn nàng tiên tượng trưng cho 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.
+ GV đọc từng tiếng cho học sinh yếu viết 4 câu đầu ;HS khá, giỏi, TB viết 6 câu đầu của bài.
+ GV chấm 3 bài 
- Trả bài nhận xét
+ Nhắc nhở học sinh viết xấu cần rèn luyện thêm.
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau. 
c.Bài tập
Điền vào chỗ chấm ch hay tr. 
 a) ...anh ảnh - quả ...anh
b) ...anh giành - ...anh chua, 
Giải
 a) tranh ảnh - quả chanh.
b) tranh giành - chanh chua
A. Kiểm tra bài cũ: 
? Đường kính và bán kính của hình tròn khác nhau ở điểm nào?
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: (VBT/9) Đặt tính rồi tính
- HS 
 O
 2cm
Bài 2: (VBT/9 ) 
A
 O
 B
4cm
Bài 3: (VBT/9 Vẽ theo mẫu
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- Nhận xét giờ học.
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3:
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Ôn tập viết 
CHỮ HOA P
Ôn :Luyện từ và câu
CÂU ĐƠN, CÂU GHÉP
I. Mục đích- yêu cầu
- Viết đúng chữ hoa P
(2 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Phong(2 dòng cỡ nhỏ) Phong cảnh hấp dẫn (3 lần).
- HS có ý thức luyện viết chữ đẹp giữ vở sạch sẽ. 
 - Củng cố cho HS biết phân loại câu đơn và câu ghép 
 - Biết vạch ranh giới giữa các vế câu và xác định được chủ ngữ và vị ngữ .
II. Đ Dùng 
- Mẫu chữ P trong khung. Bảng phụ viết mẫu cỡ nhỏ câu ứng dụng Phong cảnh hấp dẫn 
-VBT
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra phần viết ở nhà của HS
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
2. HD viết chữ hoa
* Chữ hoa P
3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng
Phong cảnh hấp dẫn 
?Nêu cấu tạo,cách viết câu ứng dụng.
4. HDHS viết vào vở tập viết
1 dòng chữ P cỡ vừa và 1 dòng cỡ nhỏ 
1 dòng chữ Phong cỡ vừa và một dòng cỡ nhỏ
2 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ
Phong cảnh hấp dẫn 
5. Chấm chữa bài: 
GV chấm 3 bài rồi nhận xét
- GV NX giờ học, về nhà luyện viết trong vở .
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là câu ghép ? cho ví dụ 
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Phân chia các câu sau đây thành 2 loại: Câu đơn và câu ghép. Em dựa vào đâu để phân chia như vậy?
a. Mùa thu năm 1929, Lý Tự Trọng về nước, được giao nhiệm vụ làm liên lạc, chuyển và nhận thư từ, tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển.
b. Lương Ngọc Quyến hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sáng mãi.
 c. Mấy con chim chào mào từ gốc cây nào đó bay ra hót râm ran.
d. Mưa rào rào trên sân gạch , mưa đồm độp trên phên nứa.
Lời giải:
 + Câu đơn : câu a, câu c
 + Câu ghép : câu b, câu d 
- Dựa vào số lượng vế câu có trong câu.
Bài 2 : Vạch ranh giới giữa các vế câu trong từng câu ghép tìm được ở bài tập 1. Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong từng vế câu.
Lời giải:
b. Lương Ngọc Quyến / hi sinh nhưng 
 CN VN 
tấm lòng trung với nước của ông / còn 
 CN VN
sáng mãi .
d. Mưa /rào rào trên sân gạch , mưa/ 
 CN VN CN
đồm độp trên phên nứa.
 VN
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- GV nhận xét giờ học
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuấn20.doc