Giáo án Lớp ghép 3 + 4 - Tuần 16 - GV: Bùi Thị Thu Huế - Trường Tiểu học Hoang Thèn

Giáo án Lớp ghép 3 + 4 - Tuần 16 - GV: Bùi Thị Thu Huế - Trường Tiểu học Hoang Thèn

NTĐ 4

Toán

Luyện tập

- Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số.

- Giải toán có lời văn.

- HS yêu thích môn học và chăm học toán.

GV: SGK

HS: Đồ dùng môn học.

III. Các hoạt động dạy học

HS: đổi vở bài tập kiểm tra chéo

- 2 HS lên bảng chữa bài 1 vở bài tập.

 

doc 44 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 458Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp ghép 3 + 4 - Tuần 16 - GV: Bùi Thị Thu Huế - Trường Tiểu học Hoang Thèn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 16
Ngày soạn: 3- 12
Ngày giảng: Thứ hai ngày 6 thỏng 12 năm 2010.
 Tiết 1: Chào cờ
Theo nhận xét lớp trực tuần
================================
 tiết 2 
NTĐ 3
NTĐ 4
Môn 
Tên bài
Tập đọc- Kể chuyện
Đôi bạn
Toán
Luyện tập
I.Mục đích Y/C
* Tập đọc:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm,dấu phẩy và giữa các cụm từ; Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số.
- Giải toán có lời văn.
- HS yêu thích môn học và chăm học toán.
II.Đồ dùng
GV: Tranh minh họa chủ điểm,bài đọc sgk. Bảng phụ viết câu, đoạn văn cần luyện đọc.
HS: SGK
GV: SGK
HS: Đồ dùng môn học.
III. Các hoạt động dạy học
TG
HĐ
5’
1
GV: Gọi 3 HS nối tiếp bài Nhà Rông ở Tây Nguyên, trả lời câu hỏi nội dung đoạn đọc. 
 - Nhận xét cho cho điểm.
1.Giới thiệu bài.
2. Luyện đọc
 GV đọc diễn cảm toàn bài
- Hướng dẫn HS giọng đọc
* Đọc từng câu
- Cho HS đọc nối tiếp câu (2 lần)
- GV phát hiện sửa lỗi phát âm cho HS.
HS: đổi vở bài tập kiểm tra chéo
- 2 HS lên bảng chữa bài 1 vở bài tập.
5’
2
HS: Đọc nối tiếp câu 
GV: theo dõi. Nhận xét cho điểm.
1.Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện tập.
* Bài 1: Đặt tính rồi tính
- Cho HS làm dòng 1,2 (HS khá làm cả bài).
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
5’
3
GV: theo dõi.
* Đọc nối tiếp đoạn
- Chia bài làm 3 đoạn.
 + Đoạn 1: Từ đầu đến sao sa.
+ Đoạn 2: Chỗ vui vào bờ.
+ Đoạn 3: phần còn lại
- Hướng dẫn HS đọc câu dài.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp. GV theo dõi kết hợp giải nghĩa các từ chú giải cuối bài
HS : HS lên bảng + vở 
4725 15 4674 82 
 22 315	 574 57
 75 0
 0
5’
4
HS: đọc nối tiếp đoạn trước lớp
(2 lần)
GV: theo dõi giúp đỡ HS.
5’
5
GV: .GV theo dõi kết hợp giải nghĩa các từ chú giải cuối bài
- Cho HS đọc theo cặp
HS: làm bài 1.
6’
6
HS: đọc nối tiếp theo cặp
GV: theo dõi giúp đỡ, chữa bài yêu cầu HS nêu cách làm.
* Bài 2: Gọi HS đọc bài toán
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
- yêu cầu HS lên bảng làm bài.
5’
7
GV: theo dõi giúp đỡ HS yếu.
- Gọi đại diện nhóm đọc
- Nhận xét tuyên dương.
- Cho cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2.
- Gọi 1 HS đọc cả bài .
HS: 1 HS lên bảng làm bài 2, lớp làm bài vào nháp.
 Tóm tắt:
25 viên gạch : 1m2
1050 viên gạch : ... m2 ?
Bài giải:
 Dùng hết 1050 viên gạch hoa thì lát được: 
 1050 : 25 = 42 ( m2)
 Đáp số: 42 m2.
4’
8
HS: 1 HS đọc cả bài, lớp theo dõi.
GV: theo dõi nhận xét, chữa bài cho điểm.
* Bài 3; 4 Hướng dẫn HS về nhà làm
IV. Củng cố 
4’
9
HS thư giãn chuyển tiết.
GV nhận xét tiết học
GV Tóm tắt nội dung bài, nhận xét tiết học.
V. Dặn dò
1’
10
Về nhà đọc lại bài.
Về nhà học lại bài ,làm bài tập vở bài tập, chuẩn bị bài sau.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy.
NTĐ 3
NTĐ 4
 ================================================ 
tiết 3
NTĐ 3
NTĐ 4
Môn Tên bài
Tập đọc- Kể chuyện
Đôi bạn (tiếp)
Khoa học 
Không khí có những tính chất gì?
I.Mục đích Y/C
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. 
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người nông thôn và tình cảm thủy chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc gian khổ, khó khăn.(trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4) HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 5.
* Kể chuyện: kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
+ HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời của một nhân vật.
- Giáo dục HS phải biết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và trong cuộc sống.
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí: trong suốt, không màu, không mùi, không có hình dạng nhất định; không khí có thể bị nén lại và giãn ra.
- Nêu được ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống: bơm xe,..
- Giáo dục HS bảo vệ không khí. 
II.Đồ dùng
GV: tranh minh họa truyện, bảng phụ ghi gợi ý kể chuyện,viết đoạn văn cần luyện đọc.
HS: SGK
GV: Hình trang 64 - 65 SGK, bơm tiêm.
 HS: Bóng bay
III. Các hoạt động dạy học
TG
HĐ
5’
1
GV: bao quát lớp.
* Tìm hiểu bài.
+ Cho HS đọc thầm đoạn 1
- Thành và Mến kết bạn vào dịp nào ?
- Lần đầu ra thị xã chơi, Mến thấy thị xã có gì lạ ?
+ Gọi 1 HS đọc đoạn 2
- ở công viên có những trò chơi gì? (HS quan sát tranh)
- ở công viên Mến đã có hành động gì đáng khen ? 
- Qua hành động này, em thấy Mến có đức tính gì đáng quý ?
+ Cho cả lớp đọc thầm đoạn 3
- Em hiểu câu nói của người bố như thế nào?
- Tìm những chi tiết nói lên tình cảm thuỷ chung của gia đình Thành đối với những người đã giúp đỡ mình ?
HS: lấy đồ dùng để lên bàn.
- 2 HS trả lời câu hỏi.
? Không khí có ở đâu ? Lấy ví dụ ?
? Xung quanh ta luôn có gì ?
5’
2
HS: trao đổi trả lời các câu hỏi.
- Thành và Mến kết bạn từ ngày nhỏ, khi giặc Mĩ ném bom miền Bắc.....
- Thị xã có nhiều phố, phố nào cũng nhà ngói san sát, cái cao cái thấp không giống ở nhà quê, ....
- Có cầu trượt, đu quay
- Nghe tiếng kêu cứu, Mến lập tức lao xuống hồ cứu 1 em bé đang vùng vẫy tuyệt vọng.
- HS phát biểu
GV: theo dõi.
 - Nhận xét cho điểm
1.Giới thiệu bài: Không khí có ở xung quanh ta mà ta không thể nhìn, sờ hay ngửi thấy nó. Vì sao vậy ? Bài học hôm nay sẽ làm sáng tỏ điều đó. 
2.Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị 
 *Hoạt động 1: làm việc cả lớp
 - Cho quan sát cốc thuỷ tinh rỗng.
? Trong cốc có chứa gì ?
- Yêu cầu HS sờ, ngửi, nếm trong cốc 
? Em thấy gì ? Vì sao ?
 Mắt tthường không nhìn thấy không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
- Giáo viên xịt nước hoa vào một góc phòng.
? Em ngửi thấy mùi gì ? Thấy có mùi thơm. 
? Đó có phải là mùi của không khí không?
Không phải là mùi của không khí mà là mùi của nước hoa có trong không khí.
? Vậy không khí có tính chất gì ? 
4’
3
GV: Nghe HS trả lời câu hỏi, nhận xét bổ sung.
* Luyện đọc lại
- GV đọc diễn cảm đoạn 3.
- Hướng dẫn HS giọng đọc.
- Gọi 1 HS đọc lại 
- Cho HS luyện đọc đoạn 3 theo cặp.
HS: trao đổi trả lời câu hỏi.
+ Không khí trong suốt không màu, không mùi, không vị. 
5’
4
HS: luyện đọc đoạn 3 theo cặp.
GV: theo dõi, kết luận.
+ Không khí trong suốt không màu, không mùi, không vị. 
3. Trò chơi: Thi thổi bóng.
*. Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm 2.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Yêu cầu trong nhóm thi thổi trong 3 phút.
- Tuyên dương thổi nhanh và có nhiều mầu sắc, hình dạng.
1. Cái gì làm cho quả bóng căng phồng lên?
2. Các quả bóng này có hình dạng như thế nào ?
3. Điều đó chứng tỏ không khí có hình dạng xác định không ? Vì sao ?
5’
5
 GV: theo dõi.
- Tổ chức cho HS thi đọc, nhận xét bình chọn cá nhân đọc tốt.
* Kể chuyện
 GV nêu nhiệm vụ
- Dựa vào gợi ý kể lại từng đoạn câu chuyện Đôi bạn
2. HD HS kể toàn bộ câu chuyện
- GV mở bảng phụ ghi trước gợi ý kể từng đoạn.
- Gọi 1 HS nhìn bảng đọc lại gợi ý
HS: Hoạt động nhóm 2
- Cùng thổi bóng, buộc bóng. 
- Trao đổi trả lời câu hỏi.
1. Không khí được thổi vào quả bóng làm bóng căng phồng lên.
2. Đều có hình dạng khác nhau: To, nhỏ, hình thù các con vật khác nhau.
3. Điều đó chứng tỏ không khí không có hình dạng nhất định mà nó phụ thuộc vào hình dạng của vật chứa nó.
4’
6
 HS: 1 HS nhìn bảng đọc lại gợi ý.
GV: theo dõi làm việc với nhóm.
- Gọi đại diện nhóm , nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Giáo viên kết luận ý kiến trên.
? Còn những ví dụ nào cho em biết không khí không có hình dạng nhất định ? 
+ Các chai không to, nhỏ khác nhau.
+ Các cốc có hình dạng khác nhau.
+ Các lỗ ở miếng bọt biển hay xốp là khác nhau. 
 4. Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.
*. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 3.
- Cho học sinh quan sát hình 2 trang 65 . hỏi: trong chiếc bơm tiêm này có gì ? 
- Khi ấn đầu của thân bơm vào sâu trong vỏ bơm Còn chứa đầy không khí không ? 
? Khi thả tay ra thân bơm trả lại vị trí ban đầu thì không khí ở đây có hiện tượng gì ?
 ? Qua thí nghiệm này em thấy không khí có tính chất gì ? 
4’
7
GV: Gọi 1 HS khá kể mẫu đoạn 1
- Cho HS kể theo cặp, GV theo dõi giúp đỡ.
HS: Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hiện yêu cầu.
+ Trong chiếc bơm tiêm này chứa đầy không khí.
+ Trong vỏ bơm này vẫn chứa không khí và nó đã bị nén lại.
+ Thân bơm trở về vị trí ban đầu, không khí cũng trở về trạng thái ban đầu khi thân bơm chưa bơm vào.
+ Không khí có thể bị nén lại hoặc bị giãn ra
4’
8
HS: Từng cặp HS tập kể
GV: Theo dõi giúp đỡ các nhóm.
- Gọi Đại diẹn nhóm trình bày kết quả, nhận xét.
- Yêu cầu mỗi nhóm bơm một quả bóng 
? Tác động lên bơm như thế nào để biết không khí bị nén hoặc bị giãn ra?
?Trong đời sống của con người đã ứng dụng tính chất của không khí vào những việc gì ? 
? Không khí có tính chất gì ? 
- Không khí có ở xung quanh ta. Vậy để giữ gìn bầu không khí trong lành chúng ta nên làm gì ? 
4’
9
GV: theo dõi giúp đỡ HS. 
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau thi kể 3 đoạn
- Gọi 1 HS khá kể toàn chuyện
- Nhận xét bình chọn HS kể đúng, kể hay nhất. Cho điểm
? Nêu ý nghĩa của chuyện ?
HS: Nhận bơm tiêm, bơm, quan sát, trả lời câu hỏi.
- HS nêu tính chất: Trong suốt, không màu, không vị. 
- Nên thu gọn rác tránh để làm bẩn, thối, bốc mùi vào không khí. 
IV. Củng cố 
4’
10
HS trao đổi nêu ý nghĩa câu chuyện.
GV tóm tắt nội dung bài
Nhận xét tiết học.
- Cho HS đọc bài học
- GV tóm tắt nội dung bài nhận xét tiết học
V. Dặn dò
1’
11
Về nhà đọc lại bài, kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Về nhà học lại bài. Chuẩn bị 2 cây nến nhỏ, 2 chiếc cốc thuỷ tinh, 2 chiếc đĩa nhỏ. 
* Rút kinh nghiệm tiết dạy.
NTĐ 3
NTĐ 4
 ================================================ 
Tiết 4
NTĐ 3; NTĐ 4: Hát nhạc (GV chuyên dạy)
=================================================
tiết 5 
NTĐ 3
NTĐ 4
Môn 
Tên bài
Toán
Luyện tập chung
Tập đọc
Kéo co
I.Mục đích Y/C
- Biết làm tính và giải toán có hai phép tính.
- HS yêu thích môn học và chăm học toán.
- Đọc rành mạch, trôi chảy, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.
- Hiểu nội dung: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được giữ gìn và phát huy.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Giáo dục HS ý thức giữ gìn và phát huy các trò chơi dân gian truyền thống của dân tộc.
II.Đồ dùng
GV: bảng phụ kẻ bảng bài tập 1, 4.
HS: Đồ dùng môn học.
GV: Tranh minh họa bài đọc, bảng phụ ghi câu, đoạn văn cần hướng dẫn ... hơi mà em thích
- Gọi HS đọc đề bài và xác định yêu cầu đề bài
- Gọi HS đọc gợi ý sgk.
3
GV:Nghe HS kể
- Cho HS kể chuyện theo cặp
HS: nối tiếp đọc gợi ý 
4
HS: kể chuyện theo cặp
GV:Hướng dẫn xây dựng kết cấu ba phần của bài:
+ Mở bài
- Chọn cách mở bài gián tiếp 
- Gọi 1 HS đọc mẫu sgk, 1 HS đọc mở bài của mình.
+ Thân bài
- Gọi 1 HS đọc mẫu sgk, dựa vào dàn ý nói phần thân bài của mình.
+ Kết bài
- Gọi 1 HS trình bày kết bài của mình theo cách mở rộng hoặc không mở rộng.
3.Viết bài.
- Cho HS viết bài.
- GV quan sát nhắc nhở HS tập trung viết bài
5
GV:Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.
?Câu chuyện buồn cười ở điểm nào
Chàng ngốc kéo lúa lên làm lúa chết hết, lại tưởng mình đã làm cho lúa ruộng nhà mọc nhanh hơn.
- Nhận xét tuyên dương HS kể hay,nhớ chuyện.
* Bài tập 2
GV nêu yêu cầu bài tập.Gọi HS nhắc lại và gợi ý trong SGK.
? Em chon viết đề tài gì? 
- GV mở bảng phụ viết gợi ý
- Gọi 1 HS dựa vào câu hỏi gợi ý 1 làm mẫu.
HS:viết bài vào vở
6
HS:1 HS dựa vào câu hỏi gợi ý 1 làm mẫu.Lớp theo dõi.
GV: theo dõi HS làm bài.
7
GV: Cho HS HS.
- GV cùng lớp bình chọn bạn nói về thành thị,nông thôn hay nhất.
HS: viết bài
- Lớp trưởng thu bài cho GV.
IV. Củng cố- Dặn dò
8
GV tóm tắt nội dung bài.Nhận xét tiết học.
- Về nhà học lại bài,kể lại câu chuyện Kéo cây lúa lên cho người thân nghe.Chuẩn bị bài sau.
HS: Nêu lại cấu tạo của bài văn miêu tả.
- GV nhận xét tiết học. Về nhà học lại bài,chuẩn bị bài sau.
 =====================================
 Tiết 2
NTĐ 3
NTĐ 4
 Toán 
Luyện tập
Toán 
Chia cho số có 3 chữ số (tiếp)
I.Mục 
đích 
Y/C
- Biết tính giá trị của biểu thức các dạng: chỉ có phép tính cộng,phép trừ ; chỉ có phép nhân, phép chia; có các phép tính cộng,trừ,nhân,chia. 
- Giáo dục HS yêu thích môn học và chăm học toán.
- Biết thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có ba chứ số.(chia hết , chia có dư).
- Giáo dục HS yêu thích môn học và chăm học toán.
II.Đồ dùng
GV: SGK,
HS :Bảng con ,SGK
GV: SGK
HS: Sách vở ,đồ dùng môn học.
III.Các hoạt động dạy học
HĐ
1
 HS: đổi vở bài tập kiểm tra chéo.
- 2 HS lên bảng chữa bài 1 vở bài tập.
GV: kiểm tra vở bài tập.
1.Giới thiệu bài.
2. Trường hợp chia hết:
- GV viết phép tính: 41535 : 195 = ?
- Gọi HS đọc phép tính.
 Hướng dẫn HS đặt tính vài tính.
41535 195
213
 585
 0
- Gọi HS nhắc lại cách chia
2
GV:nhận xét cho điểm.
1.Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn luyện tập.
* Bài 1 : Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Biểu thức có dạng nào? Nêu cách tính?
- Cho HS lên bảng làm bài.
HS: nhắc lại cách chia
3
HS: lên bảng ,vở
125 - 85 + 80 = 40 + 80 
 = 120
21 x 2 x 4 = 42 x 4
 = 168
GV:vậy 42535 : 195 = 213
2. Trường hợp chia có dư:
- Phép tính: 80120 : 245 = ?
- Hướng dẫn học sinh đặt tính và tính.
80120 245
327
1720
 05
80120 : 245 = 327 (dư 5)
- Gọi HS nhắc lại cách chia
4
GV:nhận xét.
* Bài 2:tính giá trị của biểu thức.
- Cho HS lên bảng làm bài.
HS: nhắc lại cách chia
5
HS :lên bảng làm bài 2
375 – 10 x 3 = 375 – 30 = 145
64 : 8 + 30 = 8 + 30 = 38
11 x 8 – 60 = 88 – 60 = 28
GV:theo dõi
3.Thực hành:
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- Yêu cầu HS làm bài.
6
GV: nhận xét yêu cầu HS nêu cách làm.
* Bài 3:Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cho HS tự làm bài.
HS: lên bảng làm bài 1
62321 307 81350 187
203 655 43
 00 94
7
HS: lên bảng làm bài
81 : 9 + 10 = 9 + 10 = 19
20 x 9 : 2 = 180 : 2 = 90
GV:nhận xét yêu cầu HS nêu cách tính.
* Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS lên bảng làm phần b.(hs khá làm cả bài)
8
GV:chữa bài.
* Bài 4: hướng dẫn về nhà làm
HS:1 HS lên bảng làm bài 2b. lớp làm vào vở.
89658 : x = 293
 x = 89658 : 293
 x = 306
IV. Củng cố – Dặn dò
9
? Muốn tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng,trừ,nhân.chia ta làm như thế nào?
GV nhận xét tiết học.
Về nhà học lại bài làm bài tập vở bài tập,chuẩn bị bài sau.
GV hướng dẫn về nhà làm bài 3.
Tóm tắt nội dung bài.
Nhận xét tiết học
Về nhà học lại bài,làm bài tập vở bài tập,chuẩn bị bài sau.
 =====================================
 Tiết 3
NTĐ 3
NTĐ 4
Tự nhiên xã hội
Làng quê và đô thị
Khoa học
Không khí gồm những thành phần nào?
I.Mục 
đích 
Y/C
- Nêu được mọt số dặc điểm của làng quê hoặc đô thị.
- Môi trường: Nhận ra sự khác biệt giữa môi trường sống ở làng quê và môi trường sống ở đô thị.
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số thành phần của không khí: Khí ni-tơ,khí ô- xi,khí các-bô-níc.
- Nêu được thành phần của không khí gòm khí ni-tơ và khí ô- xi.Ngoài ra còn có khí các-bô-ních,hơi nước,bụi,vi khuẩn,
- HS có ý thức bảo vệ không khí nơi mình sống.
II.Đồ dùng
GV: Tranh minh hoạ trong SGK trang 62,63.phiếu
HS :SGK
GV ;HS : Hình sgk trang 66,67.
- Đồ dùng làm thí nghiệm: lọ thuỷ tinh,nến, chậu thuỷ tinh, vật liệu để kê.
- Nước vôi trong
III.Các hoạt động dạy học
HĐ
1
 HS: đổi vở bài tập kiểm tra chéo.
1 HS trả lời câu hỏi:kể tên một số hoạt động thương mại?
GV :? Nêu tính chất của không khí?
- Nhận xét.
1. Giới thiệu bài :
2. Hoạt động 1: Xác định thành phần chính của không khí:
- Chia nhóm kiểm tra việc chuẩn bị của mỗi nhóm.
- Gọi học sinh đọc thí nghiệm trang 66. 
- Yêu cầu thảo luận trả lời câu hỏi.
? Có đúng là không khí gồm hai thành phần chính là ô-xi duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy ?
- Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm: Quan sát mực trong cốc lúc mới úp cốc và sau khi nến tắt.
1. Tại sao khi úp cốc vào một lúc nến lại bị tắt ? 
2. Khi nến tắt, nước trong nến có hiện tượng gì ? Em hãy giải thích ?
3. Phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không ? Vì sao em biết ?
2
GV: nhận xét đánh giá.
1. Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 1:làm việc theo nhóm.
- chia lớp thành 2 nhóm yêu cầu HS quán sát hình trong sgk ghi kết quả vào bảng.
HS:1 học sinh đọc to, nhóm đọc kĩ thí nghiệm và thảo luận câu hỏi để thảo luận:
- trả lời câu hỏi.
+ Làm thí nghiệm và cử đại diện lên trình bày.
1. Khi mới úp cốc nến vẫn cháy vì trong cốc có không khí, một lúc sau nến tắt vì trong không khí đã hết phần không khí duy trì sự cháy bên trong cốc.
2. Khi nến tát nước trong đĩa dâng vào trong cốc điều đó chứng tở sự cháy đã làm mất đi một phần không khí ở trong cốc và nước tràn vào cốc chiếm chỗ phần không khí bị mất đi.
3. Phần không khí còn lại ở trong cốc không duy trì được sự cháy, vì vậy nến tắt.
3
HS: nhóm trưởng điều khiểm nhóm quan sát điền kết quả vào bảng
Làng quê
đô thị
- Phong cảnh ,nhà cửa
-Hoạt đông sống chủ yếu của người dân
- Đường xá,HĐ giao thông
- cây cối
GV:Nghe đại diện nhóm trình bày,nhận xét.
? Qua thí nghiệm trên em biết không khí gồm mấy thành phần chính ? Đó là những thành phần nào 
3.Hoạt động 2: Khí các-bon-níc có trong không khí và hơi thở.
- Chia lớp thành 3 nhóm sử dụng cốc thuỷ tinh đã sử dụng ở hoạt động 1. Giáo viên rót nước vôi vào cốc nước.
- Yêu cầu đọc thí nghiệm 2 trang 67. Quan sát kĩ cốc nước vôi trong cốc rồi mới dùng ống nhỏ thổi vào lọ nước vôi trong nhiều lần.
- Yêu cầu quan sát hiện tượng và giải thích tại sao ?
? Em còn biết những hoạt động nào sinh ra khí các-bon-níc ? 
4
GV: Gọi đại diện nhóm trình bày,nhận xét bổ sung.
- Kết luận:ở làng quê người dân chủ yếu sống bằng nghề trồng trọt,chăn nuôi,xung quanh nhà thường có vườn,đường làng nhỏ,ít người và xe cộ đi lại. ở đô thị người dân thường đi làm trong công sở,nhà tập trung san sát,đường phố có nhiều người xe cộ đi lại.
 3. Hoạt động 2:thảo luận nhóm
- phát phiếu cho HS thảo luận nhóm 2.
HS: Nhóm nhận đồ dùng làm thí nghiệm. 
 1 học sinh đọc to.
- Quan sát nước vôi ở trong cốc trước khi thổi rất trong. Thổi vào cốc nước vôi trong nhiều lần thì có hiện tượng sảy ra: 
- Nước vôi không còn trong nữa mà bị vẩn đục. Hiện tượng đó là do trong hơi thở của chúng ta có khí các-bon-níc.
+ Quá trình hô hấp của con người, động vật, thực vật.
+ Khi đốt các chất vô cơ hay hữu cơ.
+ Khi đun bếp.
+ Khí thải của các nhà máy.
+ Khói của ô-tô, xe máy.
+ Quá trình phân huỷ của rác thải. 
5
HS: nhận phiếu thảo luận. Ghi kết qủa vào phiếu
Nghề nghiệp ở làng quê
Nghề nghiệp ở đô thị
- Trồng trọt
- .
- Buôn bán
- 
GV:Gọi đại diện nhóm trình bày,nhận xét
4. Hoạt động 3:liện hệ thực tế 
- Yêu cầu quan sát hình 4, 5 SGK. 
? Theo em trong không khí còn chứa thành phần nào khác ? Lấy ví dụ ?
? Vậy chúng ta phải làm gì để giảm bớt lượng chất độc hại trong không khí ? 
? Không khí gồm những thành phần nào ? 
-Kết luận:Không khí gồm có hai thành phần chính là khí ô xi và khí ni tơ, ngoài ra trong không khí còn chứa khí các bô níc, bụi vi khuẩn,...
6
GV: Gọi đại diện nhóm trình bày nhận xét,kết luận
4. Hoạt động 3: Vẽ tranh
- Yêu cầu HS vẽ tranh về quê em.
HS: nối tiếp đọc bài học.
IV. Củng cố – Dặn dò
7
HS: Đọc bài học
GV tóm tắt nội dung bài.
? Em sống ở làng quê hay đô thị? Phải làm gì để bào vệ không khí nơi em sống?
- Về nhà học lại bài,Chuẩn bị bài sau.
GV tóm tắt nội dung bài,nhận xét tiết học.
- Về nhà học lại bài,chuẩn bị bài sau
 =======================================
 tiết 4 
NTĐ 3 ; NTĐ 4 : Hát nhạc (GV chuyện dạy)
========================================
 Tiết 5
 NTĐ 3 ; NTĐ 4 : Sinh hoạt lớp (Hoạt động chung)
I. Mục đích
	- HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình.
	- Nhận thấy kết quả của mình trong tuần 16.
	- Giáo dục học sinh có ý thức trong học tập, trong mọi hoạt động
II Nội dung sinh hoạt
1 GV nhận xét ưu điểm :
 a/ Đạo đức
 - Nhìn chung các em ngoan ngoãn, đoàn kết giúp đỡ bạn bè. Lễ phép chào hỏi thầy cô và người lớn tuổi. 
 b/ Học tập
 - Các em đi học đều và đúng giờ. Không có hiện tượng nghỉ học. Nhiều em có ý thức trong học tập, trong lớp hăng hái phát biểu xây dựng bài và đạt nhiều bông hoa điểm tốt như em: Ngọc, Liên, Oánh, Tuyên.
- Chữ viết của một số em có rất nhiều tiến bộ: Hiếu, Hà. 
 c/ Các hoạt động khác
 - Các em đều có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, lớp, trường tương đối sạch sẽ. 
 - Thể dục thực hiện tốt,tập đúng động tác.
 - Trang phục tương đối sạch đẹp. Có ý thức chăm sóc chậu hoa cây cảnh.
 2. tồn tại
 - Đọc còn yếu ,về nhà không làm bài tập :Sang, Kiên, Xinh.
 - Viết chữ xấu : Sang, Thiều.
 3 HS bổ xung
4 Vui văn nghệ
III. phương hướng tuần sau
 - Nâng cao chất lượng học.
 - Khắc phục nhược điểm.
 - Thi nét đẹp Đội viên.
 - Tiếp tục rèn chữ viết. 
 - Trang phục ấm đi học. Vệ sinh lớp trường sạch sẽ. 
 - Tiếp tục chăm sóc chậu hoa của lớp. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop ghep 34 tuan 16.doc