Giáo án Luyện tà và câu - Mở rộng vốn từ: Dũng cảm

Giáo án Luyện tà và câu - Mở rộng vốn từ: Dũng cảm

I. MỤC TIÊU.

- Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ thuộc chủ điểm “Dũng cảm”.

- Biết sử dụng các từ đã học để tạo thành những cụm từ có nghĩa, hoàn chỉnh câu văn hoặc đoạn văn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- 6 tờ phiếu ghi nội dung bài tập 3, và 4 tờ phiếu viết nội dung của bài tập 4.

- Tranh, ảnh về một số tấm gương anh hùng dũng cảm ở Việt Nam.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠT – HỌC.

1. Kiểm tra bài cũ (5 phút).

- Gọi 1 học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ của tiết LTVC trước, lấy 1 ví dụ về câu kể:

Ai là gì? Chỉ ra chủ ngữ trong ví dụ đó.

 

doc 7 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 879Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện tà và câu - Mở rộng vốn từ: Dũng cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Tiếng Việt
 Lớp: 4
LUYỆN TÀ VÀ CÂU.
 MỞ RỘNG VỐN TỪ : DŨNG CẢM
MỤC TIÊU.
- Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ thuộc chủ điểm “Dũng cảm”.
- Biết sử dụng các từ đã học để tạo thành những cụm từ có nghĩa, hoàn chỉnh câu văn hoặc đoạn văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- 6 tờ phiếu ghi nội dung bài tập 3, và 4 tờ phiếu viết nội dung của bài tập 4.
- Tranh, ảnh về một số tấm gương anh hùng dũng cảm ở Việt Nam.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠT – HỌC.
Kiểm tra bài cũ (5 phút).
- Gọi 1 học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ của tiết LTVC trước, lấy 1 ví dụ về câu kể:
Ai là gì? Chỉ ra chủ ngữ trong ví dụ đó.
Bài mới.
Thời gian
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
5 phút
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới “ Mở rộng vốn từ: Dũng cảm”.
Dùng lời và một số tranh, ảnh vầ những tấm gương dũng cảm để giới thiệu cho học sinh.
Phan Đình Giót Nguyễn Văn Trỗi
lấy thân mình bị giặc bắn mà vẫn 
lấp lỗ châu mai không đầu hàng.
Nguyễn Văn Trỗi Chị Võ Thị sáu bị 
 giặc xử bắn ở Côn Đảo Chú bé liên lạc Kim Đồng. Anh Lê Văn Tám
( Tiếng Việt 3 T1 – tuần 14.tr 112).
Duõng caûm cöùu ñoàng baøo bò luõ luït
- Lắng nghe và quan sát giáo viên.
- Quan sát tranh của Giáo viên và trả lời tên của các nhân vật trong tranh.
- Nhắc lại chú bé liên lạc dũng cảm Kim Đồng đã được học ở lớp 3.
5 phút
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh phân tích và hình thành khái niệm.
- Hỏi học sinh qua quan sát những bức tranh trên em hiểu: “Dũng cảm” là tính từ hay động từ ? Thế nào là dũng cảm? 
( Có dũng khí, dám đương đầu với khó khăn – nguy hiểm).
- Trả lời câu hỏi của giáo viên theo cách hiểu của bản thân mình về “dũng cảm”.
18 phút
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập để củng cố khái niệm.
Bài tập 1: tr.73 SGK.
- Gọi 1 học sinh đọc nội dung yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu học sinh cả lớp suy nghĩ và làm bài từng cá nhân.
- Gọi lần lượt học sinh của tổ 1 trả lời.
- Nhận xét câu trả lời của từng học sinh và đưa ra câu trả lời đúng nhất: 
Từ cùng nghĩa với từ “dũng cảm”: Gan dạ - anh hùng – anh dũng – can đảm – can trường – gan góc – gan lì – bạo gan – quả cảm.
- Giải nghĩa những từ đồng nghĩa với từ “dũng cảm” vừa tìm được.
+ gan dạ: Không sợ nguy hiểm.
+ gan góc: Chống chọi kiên cường không lùi bước.
+ anh hùng: Người có tài năng và dũng khí hơn hẳn người thường, làm nên những việc được người đời ca tụng.
+ anh dũng: Dũng cảm quên mình.
+ can đảm: Có dũng khí để không sợ nguy hiểm, đau khổ.
+ can trường: Gan góc, không sợ nguy hiểm.
+ bạo gan: Có gan làm những việc người khác thường e sợ, e ngại.
+ quả cảm: Có quyết tâm và dũng khí, dám đương đầu với nguy hiểm để làm những việc thấy cần phải làm.
+ gan lì: Gan đến mức trơ ra không còn biết sợ là gì.
Bài tập 2: tr.74 SGK.
- Cho 1 học sinh đọc nội dung và yêu cầu của bài tập. Học sinh cả lớp theo dõi và đọc thầm trong sách theo bạn.
- Hướng dẫn và gợi ý cho học sinh cách làm bài. 
- Yêu cầu cả lớp suy nghĩ và làm bài cá nhân.
- Gọi lần lượt học sinh tổ 3 đọc kết quả bài làm của mình.
- Nhận xét câu trả lời của học sinh và đưa ra đáp án đúng nhất:
Tinh thần dũng cảm – hành động dũng cảm – dũng cảm xông lên – người chiến sĩ dũng cảm – nữ du kích dũng cảm – em bé liên lạc dũng cảm – dũng cảm nhận khuyết điểm – dũng cảm cứu bạn – dũng cảm chống lại cường quyền – dũng cảm trước kẻ thù – dũng cảm nói lên sự thật.
- Cho 3 học sinh lấy ví dụ với những từ vừa ghép được.
Bài tập 3: tr.74 SGK.
- Cho 1 học sinh đọc trước lớp nội dung và yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm trong SGK.
- Dán nội dung bài tập đã ghi trên phiếu lên bảng.
- Gợi ý cho học sinh những từ cột A có trong bài tập 1 và cô đã giải nghĩa cho cả lớp nghe. Yêu cầu học sinh nhớ lại và suy nghĩ làm bài.
- Gọi lần lượt học sinh tổ 2 đọc kết quả bài làm của mình.
- Nhận xét câu trả lời của học sinh và dưa ra đáp án đúng nhất, ghép nội dung 2 cột đã dán trên bảng: 
+ gan dạ: Không sợ nguy hiểm.
+ gan góc: Chống chọi kiên cường không lùi bước.
+ gan lì: Gan đến mức trơ ra không còn biết sợ la gì.
Bài tập 4: tr.74 SGK.
- Cho 1 học sinh đọc nội dung và yêu cầu của bài tập trước lớp. Học sinh còn lại theo dõi và đọc thầm trong SGK.
- Hướng dẫn học sinh làm bài.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và làm bài.
- Dán nội dung đã chuẩn bị trong phiếu học tập lên bảng.
- Gọi 5 học sinh lên bảng điền vào ô trống sau những nội dung mà giáo viên đã dán trên bảng. Dưới lớp cho học sinh tổ 4 lần lượt đọc kết quả bài làm của mình.
- Nhận xét bài làm của học sinh trên bảng và câu trả lời của học sinh dưới lớp. Đưa ra đáp án đúng nhất:
Anh Kim Đồng là một người liên lạc rất can đảm . Tuy không chiến đấu ở mặt trận, nhưng nhiều khi đi liên lạc, anh cũng gặp phải những giây phút hết sức nguy hiểm. Anh đã hi sinh, nhưng tấm gương sáng của anh vẫn còn mãi mãi.
- Cho học sinh xem tranh về mộ của Kim Đồng.
Moä Anh Kim Ñoàng taïi Laøng Naø Maï, xaõ Trýôøng Haø, huyeän Haø Quaûng, tỉnh Cao Bằng 
- Đọc thầm nội dung và yêu cầu của bài tập 1. Suy nghĩ và làm bài cá nhân.
- Học sinh tổ 1 trả lời trước giáo viên và cả lớp bài làm của mình.
- Lắng nghe câu trả lời của giáo viên và đối chiếu với bài làm của mình, sửa những chỗ chưa đúng và ghi đáp án đúng vào vở.
- Nghe giáo viên giải nghĩa những từ cùng nghĩa với “dũng cảm” để hiểu thêm về bản chất “dũng cảm” là gì.
- Lắng nghe bạn đọc và tự đọc thầm nội dung và yêu cầu bài tập 2.
- Suy nghĩ và nghe giáo viên hướng dẫn – gợi ý, làm bài cá nhân.
- Học sinh tổ 3 lần lượt đọc kết quả bài làm của mình trước giáo viên và cả lớp.
- Nghe giáo viên nhận xét và đáp án mà giáo viên đưa ra sau đó so sánh với bài của mình để sửa sai và ghi đáp án đúng vào vở. 
- Lấy ví dụ với những từ vừa ghép được.
- Đọc thầm nội dung và yêu cầu của bài tập 3.
- Suy nghĩ và làm bài cá nhân.
- Học sinh tỏ 2 lần lượt đọc kết quả bài làm của mình trước giáo viên và cả lớp.
- Lắng nghe đáp án của giáo viên so sánh với bài làm của mình để sửa sai và ghi đáp án đúng vào vở.
- Đọc nội dung và yêu cầu của bài tập 4.
- Suy nghĩ và làm bài cá nhân.
- Lên bảng điền từ vào chỗ trống, học sinh tổ 4 lần lượt đọc kết quả bài làm của mình trước giáo viên và cả lớp.
- Lắng nghe giáo viên nhận xét và đáp án của giáo viên để so sánh với bài làm của mình. Ghi đáp án đúng vào vở.
- Quan sát tranh về Kim Đồng. 
2 phút
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học: Ý thức học tập – tinh thần học tập và khả năng tiếp thu của học sinh.
- Qua tiết học này, học sinh cần ghi nhớ những từ vừa được học và rèn luyện tính dũng cảm, tinh thần dũng cảm trong cuộc sống cũng như học tập. Noi gương những bạn nhỏ dũng cảm.
- Chuẩn bị: Luyện tập về câu kể Ai là gì?
- Lắng nghe và thực hiện yêu cầu của giáo viên đưa ra.

Tài liệu đính kèm:

  • docTieng Viet 4 Luyen tu va cau Mo rong von tu Dungcam.doc