Giáo án Luyện từ & câu lớp 4 - Tuần 1 đến 10 - GV: Đặng Văn Tùng - Trường TH Giao Hòa

Giáo án Luyện từ & câu lớp 4 - Tuần 1 đến 10 - GV: Đặng Văn Tùng - Trường TH Giao Hòa

TIẾT 1: CẤU TẠO CỦA TIẾNG

I. MỤC TIÊU

- Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng (âm đầu, vần và thanh) – Nội dung phần ghi nhớ.

- Điền được cấu tạo các bộ phận của từng tiếng trong cu6 tục ngữ ở bi tập 1 vo bảng mẫu (mục III).

- HS khá, giỏi giải được câu đố ở BT2 (mục III).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng.

- Các thẻ có ghi các chữ cái và dấu thanh (GV có thể sử dụng các chữ cái viết nhiều màu sắc cho hấp dẫn: âm đầu - màu đỏ, vần – màu xanh, thanh – màu vàng).

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP

 

doc 57 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 681Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Luyện từ & câu lớp 4 - Tuần 1 đến 10 - GV: Đặng Văn Tùng - Trường TH Giao Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: . . . . . . . . .	 TUẦN 1
Ngày dạy: . . . . . . . . . 
TIẾT 1: CẤU TẠO CỦA TIẾNG 
I. MỤC TIÊU 
- Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng (âm đầu, vần và thanh) – Nội dung phần ghi nhớ.
- Điền được cấu tạo các bộ phận của từng tiếng trong cu6 tục ngữ ở bài tập 1 vào bảng mẫu (mục III).
- HS khá, giỏi giải được câu đố ở BT2 (mục III).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng.
- Các thẻ có ghi các chữ cái và dấu thanh (GV có thể sử dụng các chữ cái viết nhiều màu sắc cho hấp dẫn: âm đầu - màu đỏ, vần – màu xanh, thanh – màu vàng). 
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
T.G
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRỊ
1.Giới thiệu bài: 
Những tiết luyện từ và câu sẽ giúp các em mở rộng vốn từ, biết cách dùng từ nói, viết thành câu đúng và hay. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về cấu trúc tạo tiếng. 
2. HDHS nhận xét: 
- GV ghi bảng (I. Nhận xét) và yêu cầu HS đọc phần nhận xét ở SGK.
- Yêu cầu HS đọc thầm và đếm xem câu tục ngữ có bao nhiêu tiếng. GV ghi bảng câu thơ:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
- Yêu cầu HS đếm thành tiếng từng dòng 
(vừa đọc vừa dùng tay đập nhẹ lên cạnh bàn).
+ Gọi 2 HS nói lại kết quả làm việc.
+ Yêu cầu HS đánh vần thầm và ghi lại cách đánh vần tiếng bầu.
+ Yêu cầu 1 HS lên bảng ghi cách đánh vần. HS dưới lớp ghi cách đánh vần thành tiếng. 
+ Dùng phấn màu ghi vào sơ đồ: 
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
bầu
b
âu
huyền
- Yêu cầu HS quan sát và thảo luận cặp đôi câu hỏi: Tiếng bầu gồm có mấy bộ phận ? Đó là những bộ phận nào?
+ Gọi HS trả lời. 
+ Kết luận: Tiếng bầu gồm có 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh.
- Yêu cầu HS phân tích các tiếng còn lại của câu thơ bằng cách kẻ bảng. GV có thể chia mỗi bàn HS phân tích 2 đến 3 tiếng. 
+ GV kẻ trên bảng lớp, sau đó gọi HS lên chữa bài.
- 1 HS đọc và cả lớp đọc thầm
- HS đọc thầm và đếm số tiếng. Sau đó 2 HS trả lời: có 14 tiếng.
- HS đếm.
-Câu đầu có: 6 tiếng; Câu sau có:8 tiếng 
Cả 2 câu trên có 14 tiếng.
+ bờ âu bâu huyền bầu.
+ 1 HS lên bảng ghi, 2 đến 3 HS đọc.
+ HS quan sát.
- Có 3 bộ phận.
- 3 HS trả lời, 1 HS lên bảng vừa trả lời, vừa chỉ trực tiếp vào sơ đồ từng bộ phận.
+ HS lắng nghe.
- HS phân tích.
+ HS lên chữa bài.
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
ơi
ơi
ngang
thương
th
ương
ngang
lấy
l
ây
sắc
bí
b
i
sắc
cùng
c
ung
huyền
tuy
t
uy
ngang
rằng
r
ăng
huyền
khác
kh
ac
sắc
giống
gi
ông
sắc
nhưng
nh
ưng
ngang
chung
ch
ung
ngang
một
m
ôt
nặng
giàn
gi
an
huyền
+ Tiếng do những bộ phận nào tạo thành? Cho ví dụ.
+ Trong tiếng bộ phận nào không thể thiếu ? Bộ phận nào có thể thiếu ?
- Kết luận: Trong mỗi tiếng bắt buộc phải có vần và dấu thanh. Thanh ngang không được đánh dấu khi viết.
-Tiếng do bộ phận: âm đầu, vần, thanh. Ví dụ: tiếng thương. 
- Tiếng do bộ phận: Vần, dấu thanh tạo thành. Ví dụ: tiếng ơi. 
+ Vần và dấu thanh không thể thiếu, âm đầu có thể thiếu.
- HS nghe.
3. HDHS ghi nhớ:
- GV ghi bảng (II. Ghi nhớ:) và yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK để nắm vững phần nhận xét vừa rút ra qua bài thực hành ờ trên.
- GV yêu cầu HS xung phong đọc lại ghi nhớ, không nhìn sách.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 1-2 em xung phong đọc ghi nhớ.
4. HDHS Luyện tập 
 Bài 1 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu mỗi bàn 1 HS phân tích 2 tiếng.
- Gọi các bàn lên chữa bài.
- Nhận xét bài làm của HS.
 Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và giải câu đố.
- Gọi HS trả lời và giải thích.
- Nhận xét về đáp án đúng.
- 1 HS đọc.
- HS phân tích vào vở nháp.
- HS lên chữa bài.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS suy nghĩ.
- HS lần lượt trả lời đến khi có câu trả lời đúng: Đó là chữ sao. Để nguyên là ông sao trên trời. Bỏ âm đầu s thành chữ ao là chỗ bơi cá hàng ngày.
5 . Củng cố, dặn dò: 
-Tiếng do những bộ phận nào tạo thành? Cho ví dụ?
- Đánh x vào ô trống trước ý đúng:
 Tiếng nào cũng phải có vần và thanh.
 Có tiếng không có âm đầu.
 Không có tiếng nào chỉ có vần và thanh.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ và làm bài tập, chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: . . . . . . . . .	 
Ngày dạy: . . . . . . . . . 
TIẾT 2: LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG 
I. MỤC TIÊU 
- Điền được cấu tạo của tiếng theo ba phần đã học (âm đầu, vần, thanh) theo bảng mẫu BT1.
- Nhận biết được các tiếng cĩ vần giống nhau ở BT2, BT3.
- HS khá, giỏi nhận biết được các cặp tiếng bắt vần với nhau trong thơ (BT4); giải được câu đố ở BT5.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng. 
- Bộ xếp chữ HVTH. 
- Hoặc bảng cấu tạo của tiếng viết ra giấy khổ lớn để HS làm bài tập 
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
T.G
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRỊ
1. KTBC: 
- Yêu cầu 2 HS lên bảng phân tích cấu tạo của tiếng trong các câu: 
 Ở hiền gặp lành
Uống nước nhớ nguồn..
-GV kiểm tra và chấm bài tập về nhà của một số HS.
- Nhận xét, cho điểm HS làm bài trên bảng.
- HS 1: Em hãy vẽ sơ đồ cấu tạo của tiếng? Tìm ví dụ về tiếng có đủ 3 bộ phận, 2 ví dụ về tiếng không có đủ 3 bộ phận?
- HS 2: Tiếng Việt có mấy dấu thanh? Đó là những dấu thanh nào? 
- 2 HS lên bảng làm.
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
Ở
ơ
hỏi
hiền
h
iên
huyền
gặp
g
ăp
nặng
lành
l
anh
huyền
Uống
uông
sắc
nước
n
ươc
sắc
nhớ
nh
ơ
sắc
nguồn
ng
uôn
huyền
2. Giới thiệu bài: 
- Tiếng gồm mấy bộ phận? Gồm những bộ phận nào?
- Giới thiệu: Bài học hôm nay sẽ giúp các em luyện tập, củng cố lại cấu tạo của tiếng.
- Tiếng gồm 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh, tiếng nào cũng phải có vần và thanh. Có tiếng không có âm đầu.
- Lắng nghe.
3. Hướng dẫn HS luyện tập 
 Bài 1 
- Chia HS thành các nhóm nhỏ.
- Yêu cầu HS đọc đề bài và mẫu.
- Phát giấy khổ to đã kẻ sẵn cho các nhóm 
- Yêu cầu HS thi đua phân tích trong nhóm. GV đi giúp đỡ, kiểm tra để đảm bảo HS nào cũng được tham gia.
- Nhóm làm xong trước sẽ dán bài lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung để có lời giải đúng.
- Nhận xét bài làm của HS .
Tiếng
Âm đầu 
Vần
Thanh
Khôn
kh
ôn
ngang
ngoan
ng
oan
ngang
đối
đ
ôi
sắc
đáp
ng
ap
sắc
người
ng
ươi
huyền
ngoài
ng
oai
huyền
Gà
g
a
huyền
 Bài 2 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
+ Câu tục ngữ được viết theo thể thơ nào?
+ Trong câu tục ngữ, hai tiếng nào bắt vần với nhau?
 Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét và chốt lời giải đúng.
 Bài 4
- Qua 2 bài tập trên, em hiểu thế nào là 2 tiếng bắt vần với nhau? 
- Nhận xét câu trả lời của HS và kết luận: 2 tiếng bắt vần với nhau là 2 tiếng có phần vần giống nhau – giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.
- Gọi HS tìm các câu tục ngữ, ca dao, thơ đã học có các tiếng bắt vần với nhau.
Bài 5
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài. HS nào xong giơ tay, GV chấm bài.
- Nếu HS gặp khó khăn trong việc tìm chữ GV có thể gợi ý.
+ Đây là câu đố tìm chữ ghi tiếng .
+ Bớt đầu có nghĩa là bỏ âm đầu, bỏ đuôi có nghĩa là bỏ âm cuối.
-GV nhận xét.
- 2 HS đọc trước lớp.
- Nhận đồ dùng học tập.
- Làm bài trong nhóm.
- Nhận xét .
Tiếng
Âm đầu 
Vần
Thanh
cùng
c
ung
huyền
một
m
ôt
nặng
mẹ
m
e
nặng
chớ
ch
ơ
sắc
hoài
h
oai
huyền
đá
đ
a
sắc
nhau
nh
au
ngang
- 1 HS đọc trước lớp.
+ Câu tục ngữ được viết theo thể thơ lục bát.
+ Hai tiếng ngoài – hoài bắt vần với nhau, giống nhau cùng có vần oa .
- 2 HS đọc to trước lớp.
- Tự làm bài vào vở, gọi 2 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét và lời giải đúng là:
+ Các cặp tiếng bắt vần với nhau là:
loắt choắt – thoăn thoắt;, xinh xinh- nghênh nghênh.
+ Các cặp có vần giống nhau hoàn toàn là: choắt – thoắt.
+ Các cặp có vần giống nhau không hoàn toàn là: xinh xinh –nghênh nghênh.
- HS tiếp nối nhau trả lời cho đến khi có lời giải đúng: 2 tiếng bắt vần với nhau là 2 tiếng có phần vần giống nhau – giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.
- Lắng nghe.
- Ví dụ:
+ Lá trầu khô giữa cơi trầu 
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay .
+ Cánh màn khép lỏng cả ngày 
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.
 Nắng mưa từ những ngày xưa 
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.
+ Hỡi cô tát nước bên đàng 
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
- 1 HS đọc to trước lớp.
- Tự làm bài.
Dòng 1: chữ bút bớt đầu thành chữ út.
Dòng 2: Đầu đuôi bỏ hết thì chữ bút thành chữ ú.
Dòng 3, 4: Để nguyên thì là chữ bút.
4. Củng cố, dặn dò 
- Tiếng có cấu tạo như thế nào? Lấy ví dụ về tiếng có đủ 3 bộ phận và tiếng không có đủ 3 bộ phận? 
- Gọi 2 HS lên bảng thi nhau phân tích nhanh cấu tạo của tiếng “ nghiêng và uống”
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà làm bài tập và tập tra từ điển để biết nghĩa của các từ ở bài tập 2 trang 17 TUẦN 2.
Ngày soạn: . . . . . . . . .	 TUẦN 2
Ngày dạy: . . . . . . . . . 
TIẾT 3: MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU, ĐOÀN KẾT 
I. MỤC TIÊU 
- Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thơng dụng) về chủ điểm Thương người như thể thương thân (BT1, BT4).
- Nắm được cách dùng một số từ cĩ tiếng “nhân” theo hai nghĩa khác nhau: người, lịng thương người (BT2, BT3).
- HS khá, giỏi nêu được ý nghĩa của các câu tục ngữ ở BT4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	 ... u gì đó. 
. Ước nguyện: mong muốn thiết . 
. Mơ màng: thấy phản phất, không rõ ràng, trong trạng thái mơ ngủ hay tựa như mơ, 
. Ước lệ: quy ước trong biểu diễn nghệ thuật. 
 Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đội để ghép từ ngữ thích thích hợp.
- Gọi HS trình bày,GV kết luận lời giải đúng.
. Đánh giá cao: ước mơ đẹp đẽ, ước mơ cao cả, ước mơ lớn, ước mơ lớn, ước mơ chính đáng. 
. Đánh giá không cao:ước mơ nho nhỏ. 
. Đánh giá thấp: ước mơ viễn vong, ước mơ kì quặc, ước mơ dại dột. 
 Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và tìm ví dụ minh hoạ cho những ước mơ đó.
- Gọi HS phát biểu ý kiến. Sau mỗi HS nóiGV nhận xét xem các em tìm ví dụ đã phù hợp với nội dung chưa?
- Ví dụ minh họa:
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm và tìm từ.
- Các từ: mơ tưởng, mong ước.
- Mong ước : nghĩa là mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai.
. Em mong ước mình có một đồ chơi đẹp trong dịp Tết Trung thu. 
. Em mong ước cho bà em không bị đau lưng nũa. 
. Nếu cố gắng, mong ước của bạn sẽ thành hiện thực. 
- “Mơ tưởng” nghĩa là mong mỏi và tưởng tượng điều mình muốn sẽ đạt được trong tương lai.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Nhận đồ dùng học tập và thực hiện theo yêu cầu.
- Viết vào vở bài tập.
Bắt đầu bằng
Tiếng ước
Bắt đầu
 bằng
tiếng mơ
Ước mơ, ước muốn, ước ao, ước mong, ước vọng.
Mơ ước mơ
tưởng, mơ mộng.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, ghép từ.
- Viết vào VBT.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới thảo luận viết ý kiến của các bạn vào vở nháp.
-10 HS phát biểu ý kiến.
+Ước mơ được đánh giá cao.
+Ước mơ được đánh giá cao.
+Ước mơ được đánh giá cao.
Đó là những ước mơ vươn lên làm những việc có ích cho 
mọi người như:
-Ứơc mơ học giỏi để trở thành thợ bậc cao/ trở thành bác
 sĩ/ kĩ sư/ phi công/ bác học/ trở thành những nhà phát
 minh, sáng chế/ những người có khả năng ngăn chặn lũ
 lụt/ tìm ra loại thuốc chữa được những chứng bệnh hiểm 
nghèo.
-Ước mơ về cuộc sống no đủ, hạnh phúc, không có chiến 
tranh
-Ước mơ chinh phục vũ trụ
Đó là những ước mơ giản dị, thiết thực có thể thực hiện
 được , không cần nổ lực lớn: ước mơ muốn có chuyện đọc
/ có xe đạp. Có một đồ chơi/ đôi giày mới. Chiếc cặp mới/ 
được ăn một quả đào tiên/ muốn có gậy như ý của Tôn
 Hành Giả
Đó là những ướn mơ phi lí, không thể thực hiện được; Hoặc
 là những ước mơ ích kỉ, có lợi cho bản thân nhưng có hại 
cho người khác
Ước mơ viển vông của chàng Rít trong truyện Ba điều ước.
-Ước mơ thể hiện lòng tham không đáy của vợ ông lão
 đánh cá : Ông lão đánh cá và con cá vàng.
-Ước mơ tầm thường- ước mơ ăn dồi chó-ba điều ước.
-Ước mơ học không bị cô giáo kiểm tra bài, ước mơ xem
 ti vi suốt ngày, ước không phải học mà vẫn được điểm 
cao, ước không phải làm mà cái gì cũng có
 Bài 5:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Yêu cầu HS thảo luận để tìm nghĩa của các câu thành ngữ và em dùng thành ngữ đó trong những trường hợp nào?
-Gọi HS trình bày.GV kết luận về nghĩa đúng hoặc chưa đủ và tình huống sử dụng.
+Cầu được ước thấy: đạt được điều mình mơ ước,
+Ước sao được vậy: đồng nghĩa với cầu được ước thấy.
+Ước của trái mùa: muốn những điều trái với lẽ thường.
+Đứng núi này trông núi nọ: không bằng lòng với cái hiện đang có, lại mơ tưởng đến cái khác chưa phải của mình.
Tình huống sử dụng: 
+Em được tặng thứ đồ chơi mà hình dáng đang mơ ước. Em nói: thật đúng là cầu được ước thấy.
+Bạn em mơ ước đạt danh hiệu học sinh giỏi. Em nói với bạn: Chúc cậu ước sao được vậy.
+Cậu chỉ toàn ước của trái mùa, bây giờ làm gì có loại rau ấy chứ.
+Cậu hãy yên tâm học võ đi, đừng đứng núi này trông núi nọ kẻo hỏng hết đấy.
-Yêu cầu HS đọc thuộc các thành ngữ.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo lu
4. Củng cố – Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ các từ thuộc chủ điểm ước mơ và học thuộc các câu thành ngữ.
- Chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: . . . . . . . . . 	 
Ngày dạy: . . . . . . . . .
TIẾT 18: ĐỘNG TỪ
I. MỤC TIÊU 
- Hiểu thế nào là động từ (từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật: người, sự vật, hiện tượng).
- Nhận biết được động từ trong câu hoặc thể hiện qua tranh vẽ (BT mục III).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn ở BT1 phần nhận xét.
- Tranh minh hoạ trang 94, SGK (phóng to nếu có điều kiện)
- Giấy khổ to và bút dạ.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
T.G
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRỊ
1. KTBC: 
- Gọi HS đọc bài tập đã giao từ tiết trước.
- Gọi HS đọc thuộc lòng và tình huống sử dụng các câu tục ngữ.
- Nhận xét và cho điểm từng HS .
- 2 HS đọc bài.
- 3 HS đọc thuộc lòng và nêu tình huống sử dụng.
2. Giới thiệu bài:
- Viết câu văn lên bảng: Vua Mi-đát thử bẻ một cành sối, cành đó liền biến thành vàng.
- Yêu cầu HS phân tích câu.
- Những từ loại nào trong câu mà em đã biết?
- Vậy từ loại bẻ, biến thành là gì?
Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi đó.
- HS đọc câu văn trên bảng.
- Phân tích câu:
Vua/ Mi-đát /thử /bẻ/ một /cành/ cây sồ/i, cành. Đó/ liền/ biến thành/ vàng.
- Em đã biết:danh từ chung :vua, một, cành, sồi, vàng.
- Danh từ riêng; Mi-đát
- Lắng nghe.
3. HDHS nhận xét:
- GV ghi bảng (I. Nhận xét) và yêu cầu HS đọc phần nhận xét ở SGK.
- Gọi HS đọc phần nhận xét.
- Yêu cầu HS thảo luận trong nhóm để tìm các từ theo yêu cầu.
- Gọi HS phát biểu ý kiến. Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận lời giải đúng.
- Các từ nêu trên chỉ hoạt động, trạng thái của người, của vật. Đó là động từ, vậy động từ là gì?
- 1 HS đọc và cả lớp đọc thầm
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng từng bài tập.
- 2 HS ngồi bàn thảo luận, viết các từ tìm được vào vở nháp.
- Phát biểu, nhận xét, bổ sung.
- Chữa bài (nếu sai)
Các từ:
- Chỉ hoạt động của anh chiến sĩ hoặc của thiếu nhi: nhìn, nghĩ, thấy.
- Chỉ trạng thái của các sự vật.
+ Của dòng thác: đổ (đổ xuống)
+ Của lá cờ: bay.
- Động từ là những từ chỉ hoạt động trạng thái của sự vật.
4. HDHS ghi nhớ:
- GV ghi bảng (II. Ghi nhớ:) và yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK để nắm vững phần nhận xét vừa rút ra qua bài thực hành ờ trên.
- GV yêu cầu HS xung phong đọc lại ghi nhớ, không nhìn sách.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 1-2 em xung phong đọc ghi nhớ.
5. HDHS luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu.
- Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu HS thảo luận và tìm từ. Nhóm nào xonh trước dán phiếu lên bảng để các nhóm khác bổ sung.
- Kết luận về các từ đúng. Tuyên dương nhóm tìm được nhiều động từ.
 Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi. Dùng bút ghi vào vở nháp.
- Gọi HS trình bày, HS khác theo dõi, bổ sung (nếu sai).
- Kết luận lời giải đúng.
 Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Treo tranh minh hoạ và gọi HS lên bảng chỉ vào tranh để mô tả trò chơi.
- Hỏi HS đã hiểu cách chơi chưa?
- Tổ chức cho HS thi biểu diễn kịch câm.
+ Hoạt động trong nhóm.
GV đi gợi ý các hoạt động cho từng nhóm.
Ví dụ:
* Động tác trong học tập :mượn sách (bút, thước kẻ), đọc bài, viết bài, mở cặp, cất sách vở, viết, phát biểu ý kiến.
Động tác khi vệ sinh thân thể hoặc môi truờng: đáng răng, rửa mặt, rửa dép, chải tóc, quét lớp, lau bảng, kê bàn ghế, tưới cây, nhổ cỏ, hốt rác
* Động tác khi vui chơi, giải trí: Chơi cờ, nhảy dây, trồng nụ trồng hoa, kéo co, đá cầu, bơi, tập thể dục, chơi điện tử, đọc chuyện
- Tổ chức cho từng đợt HS thi: 2 nhóm thi, mỗi nhóm 5 HS .
Nhận xét tuyên dương nhóm diễn được nhiều động tác khó và đoán đúng động từ chỉ hoạt động của nhóm bạn.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Hoạt động trong nhóm.
- Viết vào vở bài tập:
Các hoạt động
ở nhà
Các hoạt động
ở trường
Đánh răng, rửa mặt, ăn cơm, uống nươc, đánh cốc chén, trông em, quét nhà, tưới cây, tập thể dục, cho gà ăn, cho mèo ăn, nhặt rau, vo gạo, đun nước, pha trà, nấu cơm, gấp quần áo, làm bài tập, xem ti vi, đọc truyện, chơi điện tử
Học bài, làm bài, nghe giảng, lau bàn, lau bảng, kê bàn ghế, chăm sóc cây, tưới cây, tập thể dục, sinh hoạt sao, chào cờ, hát, múa, kể chuyện, tập văn nghệ, diễn kịch
- 2 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi làm bài.
- HS trình bày và nhận xét bổ sung.
- Chữa bài (nếu sai)
a/. đến- Yết kiến- cho- nhận – xin – làm – dùi – có thể- lặn.
b/. mỉm cười- ưng thuận- thử- bẻ- biến thành- ngắt- thành- tưởng- có.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS lên bảng mô tả.
* Bạn nam làm động tác cúi gập người xuống. Bạn nữ đoán động tác :Cúi.
+ Bạn nữ làm động tác gối đầu vào tay, mắt nhắm lại. Bạn nam đoán đó là hoạt động Ngủ.
+ Từng nhóm 4 HS biểu diễn các hoạt động có thể nhóm bạn làm bằng các cử chỉ, động tác. Đảm bảo HS nào cũng được biểu diễn và đoán động tác.
6. Củng cố – Dặn dò
- Hỏi: +Thế nào là động từ?
+ Động từ được dùng ở đâu?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết 10 từ chỉ động tác đã chơi ở trò chơi xem kịch câm
Ngày kiểm: . . . . . . . . 	 TUẦN 10
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Tài liệu đính kèm:

  • docluyentuvacau.doc