Giáo án Luyện từ và câu 4 cả năm - GV: Trần Thị Cương

Giáo án Luyện từ và câu 4 cả năm - GV: Trần Thị Cương

TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY

 (Chuẩn KTKN: 11; SGK: 38)

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

 - Nhận biết được hai cách chính cấu tạo từ phức tiếng Việt: ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau (từ ghép); phối hợp những tiếng có âm hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau (từ láy).

 - Bước đầu biết phân biệt được từ ghép với từ láy đơn giản (BT1) ; tìm được từ ghép, từ láy chứa tiếng đã cho (BT2).

II. CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ.

- Bảng nhóm.

- SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

doc 117 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 1181Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 4 cả năm - GV: Trần Thị Cương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 01/09/09	Tuần: 4
Môn: Luyện từ và câu	Tiết: 7
TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
	(Chuẩn KTKN: 11; SGK: 38)
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
	- Nhận biết được hai cách chính cấu tạo từ phức tiếng Việt: ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau (từ ghép); phối hợp những tiếng có âm hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau (từ láy).
	- Bước đầu biết phân biệt được từ ghép với từ láy đơn giản (BT1) ; tìm được từ ghép, từ láy chứa tiếng đã cho (BT2).
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ.
- Bảng nhóm.
- SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ: MRVT: Nhân hậu – Đoàn kết.
- Tìm các từ ngữ đồng nghĩa với từ nhân hậu, đoàn kết.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: 
- Trong tiết LT&C tuần trước, các em đã biết thế nào là từ đơn và từ phức. Từ phức có hai loại từ ghép và từ láy. Bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm được cách cấu tạo hai loại từ này.
Hoạt động 1: Nhận xét
- Yêu cầu HS đọc phần nhận xét.
- GV giúp HS đọc, xác định yêu cầu bài tập.
- Tổ chức phân tích bài a và b.
- Hướng dẫn rút ra nhận xét.
 + Có những từ phức do 2 tiếng có nghĩa tạo thành.
 + Có những từ phức do những tiếng có vần hoặc cả âm đầu lẫn vần lặp lại tạo thành.
Hoạt động 2: Ghi nhớ
- GV giải thích phần ghi nhớ
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài tập 1: nhóm 2
- Yêu cầu HS đọc BT1.
- GV lưu ý HS:
+ Chú ý những chữ in nghiêng, in đậm
+ Xác định các tiếng trong các từ phức có nghĩa hay không? Cả 2 đều có nghĩa là từ ghép (chúng có thể giống nhau ở âm đầu hay vần)
- GV chốt 
Bài tập 2: nhóm 4
- Yêu cầu HS đọc BT2.
- HS có thể tra tự điển
- GV nhận xét
.4. Củng cố- dặn dò:
- Nêu một số ví dụ về từ ghép và từ láy.
- Học thuộc ghi nhớ
- Chuẩn bị bài: Luyện tập về từ ghép và từ láy.
- HS nêu.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc nội dung bài tập và gợi ý
- 1 HS đọc câu thơ thứ nhất
- Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, nêu nhận xét.
+ Các từ phức truyện cổ, ông cha do các tiếng có nghĩa tạo thành (truyện + cổ, ông + cha)
+ Từ phức thầm thì do các tiếng có âm đầu (th) lặp lại nhau tạo thành.
- HS đọc câu thơ tiếp theo
- Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, nêu nhận xét.
- 3 HS đọc ghi nhớ.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- Trao đổi nhóm đôi làm vào giấy.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
HS biết từ “cứng cáp” chỉ có tiếng cứng có nghĩa, tiếng cáp không có nghĩa. 
 Đây là từ láy chỉ trạng thái đã khỏe, không cò yếu ớt.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- HS sử dụng từ điển để tìm từ.
- HS báo cáo kết quả
- Nhận xét.
Duyệt (Ý kiến góp ý)
	, ngàytháng.năm 2009.
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
Ngày dạy: 03/09/09	Tuần: 4
Môn: Luyện từ và câu 	Tiết: 8
LUYỆN TẬP VỀ TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
	(Chuẩn KTKN: 11; SGK: 43)
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
	- Qua luyện tập, bước đầu nắm được hai loại từ ghép (có nghĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại) – BT1, BT2.
	- Bước đầu nắm được ba nhóm từ láy (giống nhau ở âm đầu, vần, cả âm đầu và vần) – BT3.
II. CHUẨN BỊ:
- SGK.
- Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:	
HỌAT ĐỘNG CỦA GV 
HẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Từ ghép va øtừ láy
- Thế nào là từ ghép?
- Thế nào là từ láy?
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: 
- Hôm nay chúng ta sẽ củng cố lại kiến thức về từ ghép, từ láy.	
Bài tập 1: cả lớp
- Gọi HS đọc nội dung BT1 
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng
- GV hỏi:
 + Nghĩa tổng hợp là thế nào?
 + Nghĩa phân loại là thế nào?
- Chốt lại: Nhận biết từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại. 
Bài tập 2. nhóm 4
- Gọi HS đọc nội dung BT2 
- Hướng dẫn: Muốn làm bài tập này phải biết từ ghép có 2 loại.
- GV nhận xét.
Bài tập 3. nhóm 2
- Gọi HS đọc nội dung BT3 
- GV: Muốn làm đúng bài tập này cần xác định các từ láy lặp lại bộ phận nào? (âm đầu, vần, cả âm đầu và vần).
- Cho HS xác định từ láy có trong đoạn văn.
- GV nhận xét và chốt
.4. Củng cố- dặn dò:
- Bài học giúp em biết những gì?
- Nhận xét tiết học.
- Làm lại bài tập 2, 3 vào vở.
- Chuẩn bị bài: MRVT: Trung thực – đoàn kết.
- Ghép những tiếng có nghĩa với nhau là từ ghép.
- Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là từ láy.
- HS lắng nghe
- HS đọc nội dung bài tập 1
- Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, nêu ý kiến.
Bánh trái có nghĩa tổng hợp
Bánh rán có nghĩa phân loại
- HS trả lời, lớp nhận xét.
- HS đọc nội dung bài tập 2.
- HS trao đổi nhóm 2, làm bài.
* Câu a: Từ ghép có nghĩa phân loại: xe điện, xe đạp, tàu hỏa, đường ray, máy bay.
* Câu b: Từ ghép có nghĩa tổng hợp: ruộng đồng, làng xóm, núi non, gò đống, bãi bờ, hình dạng, màu sắc.
- Đọc nội dung bài tập 3
- HS dùng bút chì gạch dưới các từ láy
- Thảo luận nhóm đôi để phân loại từ láy.
- HS nêu các từ láy đã phân loại
- Các nhóm khác nhận xét
- Sửa bài.
Giống nhau âm đầu: nhút nhát.
Giống nhau ở phần vần: lạt xạt, lao xao
Giống nhau cả âm đầu và vần: rào rào.
Duyệt (Ý kiến góp ý)
	, ngàytháng.năm 2009.
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
Ngày dạy: 08/09/09	Tuần: 5
Môn: Luyện từ và câu 	Tiết: 9
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG
 (Chuẩn KTKN: 12; SGK: 48)
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
	- Biết thêm một số từ ngữ (gồm thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Trung thực – Tự trọng (BT4); tìm được 1, 2 từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực vàđặt câu với một từ tìm được (BT1,BT2); nắm được nghĩa từ ”tự trọng” (BT3).
II. CHUẨN BỊ:
	- SGK
- Bảng phụ viết sẵn bài tập 1.
Từ cùng nghĩa
Từ trái nghĩa
Thẳng thắn, ngay thẳng, thật thà, thành thật, chính trực, ...
Dối trá, gian lận, gian dối, lừa đảo, lừa lọc, ...
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:	
HỌAT ĐỘNG CỦA GV
HỌAT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Luyện tập về từ láy và từ ghép
- Thế nào là từ ghép có nghĩa phân loại, từ ghép có nghĩa tổng hợp. Cho VD
- GV nhận xét
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: 
 Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu thêm về nhiều từ ngữ và thành ngữ thuộc chủ điểm Trung thực - Tự trọng.
Bài tập 1: cả lớp
- Gọi HS đọc nội dung BT1.
- BT1 yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu cả lớp suy nghĩ trả lời.
- GV treo bảng phụ chữa bài - nhận xét
Bài tập 2: cá nhân
- Gọi HS đọc nội dung BT2.
- GV hướng dẫn HS đặt câu với 1 từ cùng nghĩa hoặc trái nghĩa vừa tìm được ở BT1.
- GV nhận xét
Bài tập 3: (nhóm đôi)
- BT3 yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV kết luận.
Bài tập 4: (HSG) cá nhân
- BT4 yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV hướng dẫn giải nghĩa thành ngữ – tục ngữ. 
Giải nghĩa các thành ngữ trước rồi làm bài.
Người có lòng dạ ngay thẳng (ruột ngựa rất thẳng).
Dù nghèo đói khó khăn vẫn phải giữ nề nếp, phẩm giá của mình.
Lời góp ý khó nghe nhưng giúp ta sửa chữa khuyết điểm.
- Nhận xét - sửa bài:
.4. Củng cố- dặn dò:
- Đặt câu về tự trọng hoặc trung thực.
- Nhận xét tiết học
- Học thuộc các thành ngữ, tục ngữ trong SGK.
- Chuẩn bị bài: Danh từ.
- HS nêu và cho VD
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc nội dung bài tập và gợi ý.
- Tìm những từ cùng nghĩa và những từ trái nghĩa với trung thực.
- Cả lớp đọc thầm lại, phát biểu.
- Cả lớp nêu nhận xét.
- 1 HS đọc nội dung bài tập 2.
- (HSY) đặt được 1 câu
- HS nhận xét
- Xác định đúng nghĩa của từ tự trọng.
- HS nêu ý kiến
- HS nhận xét:Tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.
- Có thể dùng những thành ngữ, tục ngữ nào để nói về tính trung thực hoặc về lòng tự trọng.
- HS lắng nghe và suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
- HS phát biểu.
Các thành ngữ, tực ngữ a, c, d nói về tính trung thực
Các thành ngữ, tục ngữ b, e nói về lòng tự trọng.
Người ngay thẳng không sợ bị nói xấu 
e) Dù đói khổ vẫn sống trong sạch, lương thiện.
Duyệt (Ý kiến góp ý)
	, ngàytháng.năm 2009.
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
Ngày dạy: 10/09/09	Tuần: 5
Môn: Luyện từ và câu 	Tiết: 10 
DANH TỪ
	(Chuẩn KTKN: 13; SGK: 52)
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Hiểu được danh từ (DT) là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị).
- Nhận biết được DT chỉ khái niệm trong số các DT cho trước và tập đặt câu (BT mục III).
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ viết BT1, BT2 phần Nhận xét.
- SGK.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Trung thực – tự trọng
- Đặt 1 câu có từ cùng nghĩa với từ trung thực.
- Đặt 1 câu có từ trái nghĩa với từ trung thực.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài:
- Hôm nay chúng ta sẽ học thêm 1 lọai từ mới. Đó là danh từ.
 Hoạt động1: Nhận xét
Bài 1:
- GV yêu cầu HS đọc nội dung BT1.
- GV chốt ý, gạch chân dưới các từ chỉ sự vật vào bảng phụ.
Bài 2:
- GV yêu cầu HS đọc nội dung BT2.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2
- GV chốt ý:
 + Danh từ chỉ khái niệm: biểu thị những cái chỉ có trong nhận thức của con người, không có hình thù, không chạm hay ngửi, nếm, nhìn được.
 + Danh từ đơn vị: biểu thị những đơn vị để tính, đếm sự vật.
 Hoạt động 2: Ghi nhớ
 - Hiểu danh từ là các từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị).
 Hoạt động 3: Luyện tập
Bài tập 1: nhóm 2
- GV yêu cầu HS đọc nội dung BT1.
- Yêu cầu  ...  vương quốc nọ buồn chán kinh khủng?
- 3HS đọc ghi nhớ
- Tìm trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong những câu sau
- HS đọc thầm lại các câu văn, gạch chân dưới bộ phận trạng ngữ chỉ nguyên nhân
- (HSY) nối tiếp lên làm bài
 a) Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng, cần cù, cậu vượt lên đầu lớp.
 b) Vì rét, những cây lan trong chậu sắt lại.
 c) Tại Hoa mà tổ không được khen.
- Điền các từ nhờ, vì hoặc tại vì vào chỗ trống.
- HS điền các từ vào SGK
- 3 HS lần lượt lên làm bài
 a) Vì học giỏi, Nam được cô giáo khen.
 b) Nhờ bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch sẽ.
 c) Tại vì mãi chơi, Tuấn không làm bài tập.
- Đặt một câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân
- (HSG) đặt được 1 câu; (HSG) biết đặt 2, 3 câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời cho các CH khác nhau.
- Vài HS nhắc lại
	Duyệt (Ý kiến góp ý)
	., ngàytháng.năm 2009
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
Ngày dạy: 28/04/10	Tuần: 33
Môn: Luyện từ và câu 	Tiết: 65
MRVT: LẠC QUAN – YÊU ĐỜI
(Chuẩn KTKN: 51; SGK: 145)
I. MỤC TIÊU: 
	- Hiểu nghĩa từ lạc quan (BT1), biết xếp đúng các từ cho trước có tiếng lạc thành hai nhóm nghĩa (BT2), xếp các từ cho trước có tiếng quan thành ba nhóm nghĩa (BT3); biết thêm một số câu tục ngữ khuyên con người luôn lạc quan, không nản chí trước khó khăn (BT4)
II. CHUẨN BỊ: 
	- SGK.
	- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu
- Gọi HS đọc ghi nhớ, sửa BT3
- Nhận xét
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: MRVT: Lạc quan – Yêu đời
Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Gọi HS phát biểu
- Nhận xét
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu HS làm bài nhóm 2
- Gọi HS trình bày
- Nhận xét
Bài tập 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu HS làm bài nhóm 2
- Gọi HS trình bày
- Nhận xét
Bài tập 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Gọi HS trình bày
- Nhận xét
4. Củng cố – dặn dò:
- Về xem lại bài, học thuộc 2 câu tục ngữ
- Chuẩn bị bài Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu 
- Nhận xét tiết học
- (HSY) đọc ghi nhớ, (HSG) sửa BT3
- Trong mỗi câu dưới đây, từ lạc quan được dùng với nghĩa nào?
- (HSY) phát biểu
- Xếp các từ có tiếng lạc cho trong ngoặc đơn thành hai nhóm
- HS làm bài nhóm 2, đại diện nhóm trình bày
 a) lạc quan, lạc thú
 b) lạc hậu, lạc điệu, lạc đề
- Xếp các từ có tiếng quan cho trong ngoặc đơn thành ba nhóm
- HS làm bài nhóm 2, đại diện nhóm trình bày
 a) quan quân
 b) lạc quan
 c) quan hệ, quan tâm
- Các câu tục ngữ sau khuyên người ta điều gì?
- (HSG) phát biểu
 a) Gặp khó khăn là chuyện thường tình, không nên buồn phiền, nản chí
 b) Nhiều cái nhỏ góp lại sẽ thành cái lớn, kiên trì và nhẫn nại ắt thành công.
	Duyệt (Ý kiến góp ý)
	., ngàytháng.năm 2009
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
Ngày dạy: 29/04/10	Tuần: 33
Môn: Luyện từ và câu 	Tiết: 66
THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ MỤC ĐÍCH CHO CÂU
(Chuẩn KTKN: 52; SGK: 150)
I. MỤC TIÊU: 
	- Hiểu tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ mục đích trong câu (trả lời CH Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Vì cái gì? – ND Ghi nhớ).
- Nhận diện được trạng ngữ chỉ mục đích trong câu (BT1, mục III); bước đầu biết dùng trạng ngữ chỉ mục đích trong câu (BT2, BT3).
II. CHUẨN BỊ: 
	- SGK
	- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Oån định:
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: 
- Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu
Hoạt động 1: Phần nhận xét
Bài 1, 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Gọi HS phát biểu
- Nhận xét
Hoạt động 2: Phần ghi nhớ
- Gọi HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- Treo bảng phụ, gọi HS lên gạch chân dưới bộ phận trạng ngữ chỉ mục đích
- Nhận xét
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- Gọi HS phát biểu
- Nhận xét
Bài tập 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Nhắc HS đọc kỹ đoạn văn, chú ý câu mở đầu mỗi đoạn
- Gọi HS đọc câu mình đặt
- Nhận xét
4. Củng cố – dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại ghi nhớ 
- Về xem lại bài, làm BT2 vào vở
- Chuẩn bị bài MRVT: Lạc quan – Yêu đời
- Nhận xét tiết học.
- Trạng ngữ được in nghiêng trong mẩu chuyện dưới đây trả lời câu hỏi gì? Trạng ngữ đó bổ sung cho câu ý nghĩa gì?
- HS đọc lại mẫu chuyện ở BT1 suy nghĩ, phát biểu ý kiến
 Trạng ngữ được in nghiêng trả lời câu hỏi Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Nó bổ sung ý nghĩa mục đích cho câu
- 3 HS đọc ghi nhớ
- Tìm trạng ngữ chỉ mục đích trong những câu sau
- HS đọc thầm lại các câu văn, gạch chân dưới bộ phận trạng ngữ chỉ mục đích
- (HSY) nối tiếp lên làm bài
 a) Để tiêm phòng dịch cho trẻ em, 
 b) Vì Tổ quốc, thiếu niên sẵn sàng!
 c) Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, 
- Tìm các trạng ngữ thích hợp chỉ mục đích để điền vào chỗ trống.
- HS lần lượt phát biểu
 a) Để lấy nước tưới cho ruộng đồng, ...
 b) Vì danh dự của lớp, ...
 c) Để thân thể khoẻ mạnh, ...
- Thêm chủ ngữ, vị ngữ vào chỗ trống để có các câu hoàn chỉnh
- (HSG) phát biểu
 a) Để mài cho răng mòn đi, chuột gặm các đồ vật cứng.
 b) Để tìm kiếm thức ăn, chúng dùng cái mũi và mồm đặc biệt đó dũi đất.
- Vài HS nhắc lại
	Duyệt (Ý kiến góp ý)
	., ngàytháng.năm 2009
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
Ngày dạy: 05/05/10	Tuần: 34
Môn: Luyện từ và câu 	Tiết: 67
MRVT: LẠC QUAN – YÊU ĐỜI
(Chuẩn KTKN: 52; SGK: 145)
I. MỤC TIÊU: 
	- Biết thêm một số từ phức chứa tiếng vui và phân loại chúng theo 4 nhóm nghĩa (BT1); biết đặt câu với từ ngữ nói về chủ điểm lạc quan, yêu đời (BT2, BT3)
II. CHUẨN BỊ: 
	- SGK.
	- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu
- Gọi HS đọc ghi nhớ, sửa BT3
- Nhận xét
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: MRVT: Lạc quan – Yêu đời
Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Gọi HS phát biểu
- Nhận xét
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu HS làm bài nhóm 2
- Gọi HS trình bày
- Nhận xét
Bài tập 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu HS làm bài nhóm 2
- Gọi HS trình bày
- Nhận xét
Bài tập 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Gọi HS trình bày
- Nhận xét
4. Củng cố – dặn dò:
- Về xem lại bài, học thuộc 2 câu tục ngữ
- Chuẩn bị bài Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu 
- Nhận xét tiết học
- (HSY) đọc ghi nhớ, (HSG) sửa BT3
- Trong mỗi câu dưới đây, từ lạc quan được dùng với nghĩa nào?
- (HSY) phát biểu
- Xếp các từ có tiếng lạc cho trong ngoặc đơn thành hai nhóm
- HS làm bài nhóm 2, đại diện nhóm trình bày
 a) lạc quan, lạc thú
 b) lạc hậu, lạc điệu, lạc đề
- Xếp các từ có tiếng quan cho trong ngoặc đơn thành ba nhóm
- HS làm bài nhóm 2, đại diện nhóm trình bày
 a) quan quân
 b) lạc quan
 c) quan hệ, quan tâm
- Các câu tục ngữ sau khuyên người ta điều gì?
- (HSG) phát biểu
 a) Gặp khó khăn là chuyện thường tình, không nên buồn phiền, nản chí
 b) Nhiều cái nhỏ góp lại sẽ thành cái lớn, kiên trì và nhẫn nại ắt thành công.
	Duyệt (Ý kiến góp ý)
	., ngàytháng.năm 2009
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
Ngày dạy: 06/05/10	Tuần: 34
Môn: Luyện từ và câu 	Tiết: 68
THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ PHƯƠNG TIỆN CHO CÂU
(Chuẩn KTKN: 53; SGK: 160)
I. MỤC TIÊU: 
	- Hiểu tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu (trả lời CH Bằng gì? Với cái gì? – ND Ghi nhớ).
- Nhận diện được trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu (BT1, mục III); bước đầu viết được đoạn văn ngắn tả con vật yêu thích, trong đó có ít nhất 1 câu dùng trạng ngữ chỉ phương tiện (BT2).
II. CHUẨN BỊ: 
	- SGK
	- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Oån định:
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: 
- Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu
Hoạt động 1: Phần nhận xét
Bài 1, 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Gọi HS phát biểu
- Nhận xét
Hoạt động 2: Phần ghi nhớ
- Gọi HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- Treo bảng phụ, gọi HS lên gạch chân dưới bộ phận trạng ngữ chỉ mục đích
- Nhận xét
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- Gọi HS phát biểu
- Nhận xét
3. Củng cố – dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại ghi nhớ 
- Về xem lại bài 
- Chuẩn bị bài Ôn tập
- Nhận xét tiết học.
- Trạng ngữ được in nghiêng trong các câu sau trả lời câu hỏi gì? Trạng ngữ đó bổ sung cho câu ý nghĩa gì?
- HS đọc lại các câu ở BT1 suy nghĩ, phát biểu ý kiến
 Trạng ngữ được in nghiêng trả lời câu hỏi Bằng cái gì? Với cái gì? Cả 2 đều bổ sung ý nghĩa chỉ phương tiện cho câu
- 3 HS đọc ghi nhớ
- Tìm trạng ngữ chỉ phương tiện trong các câu sau
- HS đọc thầm lại các câu văn, gạch chân dưới bộ phận trạng ngữ chỉ mục đích
- (HSY) nối tiếp lên làm bài
 a) Bằng một giọng thân tình, 
 b) Với óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, ...
- Viết một đoạn văn ngắn tả con vật mà em yêu thích, trong đó có ít nhất một câu có trạng ngữ chỉ phương tiện
- HS làm bài vào vở, (HSG) đoạn văn có ít nhất 2 câu có trạng ngữ chỉ phương tiện
- Vài HS đọc đoạn văn
- Vài HS nhắc lại
	Duyệt (Ý kiến góp ý)
	., ngàytháng.năm 2009
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG

Tài liệu đính kèm:

  • docLTVC - 4.doc