Giáo án Luyện từ và câu 4: Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam

Giáo án Luyện từ và câu 4: Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam

Luyện từ và câu:

 CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU:

 - Nắm được qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam; biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam ( BT1, BT2, mục III ), tìm và viết đúng một vài tên riêng Việt Nam ( BT3 ).

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Bản đồ hành chính của địa phương.

 - Giấy khổ to, bút dạ.

 - Bản phụ kẻ sẵn hai cột: tên người, tên địa phương.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng

- 3 HS lên bảng mỗi em đặt 2 câu với 2 từ: tự tin ; tự ti ; tự trọng ; tự kiêu ; tự hào ; tự ái.

- Gọi HS đọc lại bài tập 1 đã điền từ.

- Nhận xét, cho điểm HS.

 

doc 3 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 1254Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 4: Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu:	
	CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU:
	- Nắm được qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam; biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam ( BT1, BT2, mục III ), tìm và viết đúng một vài tên riêng Việt Nam ( BT3 ).
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bản đồ hành chính của địa phương.
	- Giấy khổ to, bút dạ.
	- Bản phụ kẻ sẵn hai cột: tên người, tên địa phương.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng
- 3 HS lên bảng mỗi em đặt 2 câu với 2 từ: tự tin ; tự ti ; tự trọng ; tự kiêu ; tự hào ; tự ái.
- Gọi HS đọc lại bài tập 1 đã điền từ.
- Nhận xét, cho điểm HS.
Giáo viên
Học sinh
2/ Bài mới :Giới thiệu bài:
- Khi viết ta cần phải viết hoa trong những trường hợp nào?
- Bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm vững và vận dụng qui tắc viết hoa khi viết.
Tìm hiểu ví dụ:
- Viết sẵn trên bảng lới yêu cầu HS quan sát và nhận xét cách viết hoa.
+ Tên người: Nguyễn Huệ, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai.
+ Tên địa lí: Trường Sơn, Sóc Trăng, Vàm Cỏ Tây.
- Tên riêng gồm mấy tiếng? Mỗi tiếng cần viết như thế nào?
- Khi viết tên ngươi, tên địa lí Việt Nam ta cần phải viết như thế nào?
Ghi nhớ
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. Nhắc HS đọc thầm để thuộc ngay tại lớp..
- Phát phiếu kẻ sẵn cột cho từng nhóm.
- Yêu cầu 1 nhóm dán phiếu lên bảng.
 Em hãy viết 5 tên người, 5 tên địa lí Việt Nam vào bảng sau:
Tên người
Tên địa lí
Trần Hồng Hạnh
Nguyễn Hải Đăng
Phạm Như Hoa
Nguyễn Aùnh Nguyệt
Nguyễn Văn Nam
Hà Nội
Hải Phòng
Hồ Chí Minh
Mê Kông
Cửu Long
+ Tên người Việt Nam thường gồm những thành phần nào? Khi viết cần chu ý điều gì?
- Chú ý: Nếu nhóm nào viết tên các dân tộc: Ba-na, hay địa danh: Y-a-li, A-lê-ô-na, . . .GV có thể nhận xét HS viết đúng / sai và nói sẽ học kĩ ở tiết sau.
Luyện tập
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét.
- Yêu cầu HS viết bảng nói rõ vì sao phải viết hoa tiếng đó cho cả lớp theo dõi.
- Nhận xét dặn HS ghi nhớ cách viết hoa khi viết địa chỉ.
* Ví dụ: Nguyễn Lê Hoàng, xóm 10, xã Đồng Mỏ, huyện Đồng Hỉ, tỉnh Thái Nguyên.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét.
- Yêu cầu HS viết bảng nói rõ vì sao lại viết hoa từ đó mà từ khác lại không viết hoa.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự tìm trong nhóm và ghi vào phiếu thành hai cột a và b.
- Treo bản đồ hành chính địa phương. Gọi HS lên tìm các quận, huyện, thị xã, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phồ mình đang ở.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm có hiểu biết về địa phương mình.
- Khi viết ta cần viết hoa những chữ cái đầu câu, tên riêng của người, tên địa danh.
- Lắng nghe.
- Quan sát thảo luận cặp đôi, nhận xét cách viết.
+ Tên người, tên địa lí được viết hoa những chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
- Tên riêng thường gồm một, hai hoặc ba tiếng trở lên. Mỗi tiếng được viết hoa chữ cái đầu của tiếng.
- Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu câu mỗi tiếng tạo thành tên đó.
- HS đọc theo yêu cầu của GV.
- Làm phiếu.
- Dán phiếu lên bảng, nhận xét.
+ Tên người Việt Nam thường gồm: họ, tên đệm (tên lót), tên riêng. Khi viết ta cần chú ý viết hoa các chữ cái đầu của mỗi tiếng là bộ phận của tên người.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu và nội dung bài, cả lớp đọc thầm.
- 3 HS lên bảng viết, cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét bạn viết trên bảng.
- Tên người, tên địa lí Việt nam phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
- Các từ: số nhà (xóm), phường (xã), quận (huyện), thành phố (tỉnh) không viết hoa vì là danh từ chung.
- Theo dõi, ghi nhớ.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu và nội dung bài, cả lớp đọc thầm.
- 3 HS lên bảng viết, cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét bạn viết trên bảng.
- (Trả lời như bài 1)
- HS đọc thàng tiếng.
- Làm việc trong nhóm.
- Tìm trên bản đồ.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Nêu cách viết tên ngươi, tên địa lí Việt Nam.
- Về nhà học thuộc phần ghi nhớ trong SGK.
- Chuẩn bị bài : Luyện tập viết tên người, tên địa lí Việt nam.
- Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docLuyen tu va cau Cach viet ten nguoi ten dia liViet nam.doc