Luyện từ và câu
Tiết 1 : CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I - Mục đích yêu cầu :
-Nắm được cấu tạo 3 phần của tiếng (âm đầu, vần. thanh) – ND Ghi nhớ
-Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT 1 vào bảng mẫu (mục III).
*HS khá, giỏi giải được câu đố ở BT2 (mục III).
II - Chuẩn bị :
Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng có ví dụ điển hình (mỗi bộ phận 1 màu)
Bộ chữ cái ghép tiếng, chú ý chọn màu chữ khác nhau để phân biệt rõ (âm đầu : xanh, vần : đỏ, thanh : vàng).
III - Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1. Khởi động :
2. Bài cũ :
Kiểm tra đồ dùng học tập đầu năm học.
3. Bài mới :
Luyện từ và câu Tiết 1 : CẤU TẠO CỦA TIẾNG I - Mục đích yêu cầu : -Nắm được cấu tạo 3 phần của tiếng (âm đầu, vần. thanh) – ND Ghi nhớ -Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT 1 vào bảng mẫu (mục III). *HS khá, giỏi giải được câu đố ở BT2 (mục III). II - Chuẩn bị : Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng có ví dụ điển hình (mỗi bộ phận 1 màu) Bộ chữ cái ghép tiếng, chú ý chọn màu chữ khác nhau để phân biệt rõ (âm đầu : xanh, vần : đỏ, thanh : vàng). III - Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1. Khởi động : 2. Bài cũ : Kiểm tra đồ dùng học tập đầu năm học. 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Giới thiệu : - Giáo viên ghi - Hướng dẫn bài mới. Hoạt động 1 : Hướng dẫn học phần nhận xét - Giáo viên cho học sinh xem các khối vuông có ghi tiếng. - Từng khối vuông mang một tiếng. Các em hãy đếm - Dòng 1 có mấy tiếng ? - Dòng 2 có mấy tiếng ? - Vậy cả hai câu có mấy tiếng ? - Giáo viên nhận xét bằng dòng phấn màu tô các âm, vần, thanh. - Để đọc được tiếng bầu chúng ta đánh vần gồm những phần nào ? - Nêu tên từng phần. - Chúng ta hãy nhớ lại viết vào khung sau. - Giáo viên cho lớp xem khung Tiếng Âm đầu vần Thanh bầu bờ âu huyền Chia nhóm nhóm thảo luận Tiếng nào có đủ các bộ phận như tiếng bầu ? Tiếng nào không có đủ các bộ phận như tiếng bầu ? Hoạt động 2 : Hướng dẫn học phần ghi nhớ Giáo viên rút ra kết luận như phần Ghi nhớ (SGK ) Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1 : GV phát cho mỗi HS 1 tờ giấy nhỏ có kẻ đủ khung như SGK, mỗi em làm 1 tờ, sau đó cả tổ ghép các tiếng đó lại thành 1 bài trên tờ giấy khổ lớn, tổ nào làm xong trước, tổ đó thắng. Bài tập 2 : HS khá, giỏi giải được câu đố GV hướng dẫn HS nhìn tranh minh họa để đoán tiếng, sau đó giải thích nghĩa của từng dòng : để nguyên là sao, bớt âm đầu thành ao - Học sinh nhắc lại - 1 học sinh nêu yêu cầu bài 1 - 1 học sinh đếm to và đọc - Lớp kẻ khung vào nháp - 1 học sinh đọc yêu cầu bài 4 HS trả lời. - Vài học sinh đọc ghi nhớ - 1 học sinh đọc yêu cầu - Lớp làm vào phiếu - Đại diện lên sửa - 1 học sinh đọc yêu cầu - Chia nhóm thảo luận - Đại diện nhóm trả lời 4. Củng cố - Dặn dò : GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ Chuẩn bị bài : Luyện tập về cấu tạo của tiếng. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : Luyện từ và câu TIẾT 2 : LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG I - Mục đích yêu cầu : -Điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học (âm đầu, vần, thanh) theo bảng mẫu ở BT1. -Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau ở BT2, BT3. *HS khá, giỏi nhận biết được các cặp tiếng bắt vần với nhau trong thơ (BT4) ; giải được câu đố ở BT 5. II - Chuẩn bị : Bảng phụ vẽ sơ đồ cấu tạo của tiếng. Bộ xếp chữ, từ đó có thể ghép các con chữ thành các vần khác nhau. III - Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1. Khởi động : 2. Bài cũ : Cấu tạo của tiếng GV yêu cầu HS sửa bài 2 mục III. GV nhận xét 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1 : Giới thiệu bài GV giới thiệu và ghi tựa bài. Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1 : - Thi đua theo nhóm xem nhóm nào làm nhanh, làm đúng . Bài tập 2 : ngoài – hoài oai Bài tập 3 : Các cặp tiếng vần với nhau trong khổ thơ . choắt – thoắt xinh xinh – nghênh nghênh - Cặp có vần giống nhau không hoàn toàn. xinh xinh – nghênh nghênh inh – ênh - Cặp có vần giống nhau hoàn toàn. choắt – thoắt (oắt) Bài tập 4 : HS khá, giỏi làm được - Chốt ý - Hai tiếng vần với nhau là hai tiếng có phần vần giống nhau. Có thể giống hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. Bài tập 5 : HS khá, giỏi giải được. - Đây là câu đố chữ (ghi tiếng) nên cần tìm lời giải ghi tiếng . - Hướng dẫn học sinh nhìn hình vẽ để đoán chữ rồi viết ra giấy (Béo tròn là người mập , gọi là ú) Học sinh đọc toàn bộ yêu cầu - Học sinh đọc mẫu trong sách giáo khoa . - Phân tích cấu tạo của tiếng trong câu tục ngữ theo sơ đồ. - Học sinh tìm tiếng bắt vần với nhau, gạch dưới rồi ghi lại vào vở. - Học sinh đọc yêu cầu của bài tập . - Học sinh các nhóm thi làm bài đúng, nhanh vào giấy rồi dán băng dính vào bảng lớp . - Học sinh tự phát biểu theo suy nghĩ của mình. - Học sinh thi giải đúng ,nhanh câu đố bằng cách viết ra giấy (bảng con) * chữ “bút” - bút bớt đầu là út ,đầu đuôi bỏ hết là ú, để nguyên là bút. 4. Củng cố - Dặn dò : GV nhận xét tiết học. Nhắc lại cấu tạo của tiếng . - Mỗi tiếng thường luôn có những bộ phận nào ? Cho ví dụ Chuẩn bị bài : “Mở rộng vốn từ : Nhân hậu - Đoàn kết” RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Tài liệu đính kèm: