BÀI: DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức:
- HS nhận biết được danh từ chung & danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng.
2.Kĩ năng:
- Nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng & bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế.
3. Thái độ:
- Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam. Tranh (ảnh) về vua Lê Lợi
- 2 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1 (Phần nhận xét)
- Phiếu viết nội dung BT1 (phần luyện tập)
- VBT
Luyện từ và câu BÀI: DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1.Kiến thức: HS nhận biết được danh từ chung & danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng. 2.Kĩ năng: Nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng & bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế. 3. Thái độ: Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt. II.CHUẨN BỊ: Bản đồ tự nhiên Việt Nam. Tranh (ảnh) về vua Lê Lợi 2 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1 (Phần nhận xét) Phiếu viết nội dung BT1 (phần luyện tập) VBT III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐDDH 1 phút 5 phút 1 phút 12 phút 12 phút 4 phút Khởi động: Bài cũ: Danh từ GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ GV nhận xét & chấm điểm Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động1: Hình thành khái niệm Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét Yêu cầu 1: + GV dán 2 tờ phiếu lên bảng, mời 2 HS lên bảng làm bài + GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng Yêu cầu 2: + GV dùng phiếu đã ghi lời giải đúng để hướng dẫn HS trả lời đúng + GV nói: Những tên chung của một loại sự vật như sông, vua được gọi là danh từ chung Những tên riêng của một sự vật nhất định như Cửu Long, Lê Lợi gọi là danh từ riêng Yêu cầu 3: + GV nhận xét Bước 2: Ghi nhớ kiến thức Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV nhận xét Bài tập 2: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV nhận xét Họ và tên các bạn trong lớp là danh từ chung hay danh từ riêng? Vì sao? Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Yêu cầu HS học thuộc phần ghi nhớ trong bài Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Trung thực – Tự trọng HS nêu Yêu cầu 1: + 1 HS đọc yêu cầu bài + Cả lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp + 2 HS lên bảng làm bài + Cả lớp nhận xét Yêu cầu 2: + 1 HS đọc yêu cầu bài. + Cả lớp đọc thầm, so sánh sự khác nhau giữa nghĩa của các từ (sông – Cửu Long; vua – Lê Lợi) & trả lời câu hỏi Yêu cầu 3: + 1 HS đọc yêu cầu đề bài + Cả lớp suy nghĩ, trao đổi theo cặp, so sánh cách viết các từ trên + Lời giải: Tên chung của dòng nước chảy tương đối lớn (sông) không viết hoa. Tên riêng chỉ một dòng sông cụ thể (Cửu Long) viết hoa. Tên chung của người đứng đầu nhà nước phong kiến (vua) không viết hoa. Tên riêng của một vị vua cụ thể (Lê Lợi) viết hoa. HS đọc thầm phần ghi nhớ 3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK HS đọc yêu cầu của bài tập HS làm việc cá nhân vào VBT Mỗi bàn cử 1 đại diện lên sửa bài tập HS đọc yêu cầu của bài tập 2 HS làm bảng lớp, cả lớp làm bài vào VBT là danh từ riêng vì chỉ một người cụ thể. Danh từ riêng phải viết hoa – viết hoa cả họ, tên, tên đệm SGK Phiếu khổ to Tranh ảnh Bảng phụ VBT Luyện từ và câu BÀI: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1.Kiến thức: Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm trung thực – tự trọng. 2.Kĩ năng: Sử dụng những từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực. 3. Thái độ: Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt. II.CHUẨN BỊ: 4 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1, 2, 3 Từ điển hoặc sổ tay từ ngữ VBT III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐDDH 1 phút 5 phút 1 phút 23 phút 5 phút Khởi động: Bài cũ: Danh từ chung, danh từ riêng GV yêu cầu HS viết 5 danh từ chung là tên gọi các đồ dùng; viết 5 danh từ riêng là tên gọi của người, sự vật xung quanh GV nhận xét & chấm điểm Bài mới: Hoạt động1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV phát phiếu cho 3 HS làm bài GV nhận xét, tính điểm, chốt lại lời giải đúng: tự trọng – tự kiêu – tự ti – tự tin – tự ái – tự hào Bài tập 2: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV phát phiếu cho 3 HS làm bài GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng + Một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng, tổ chức hay với người nào đó là trung thành. + Trước sau như một, không gì lay chuyển được là trung kiên + Một lòng một dạ vì việc nghĩa là trung nghĩa + Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một là trung hậu + Ngay thẳng, thật thà là trung thực Bài tập 3: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV: các em đã biết nghĩa của các từ trung thành, trung hậu, trung nghĩa, trung thực, trung thu, trung kiên. Nếu chưa rõ nghĩa của các từ trung bình, trung thu, trung tâm các em nên sử dụng Từ điển GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 4: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV tổ chức cho tổ thi tiếp sức GV nhận xét Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Yêu cầu HS Chuẩn bị bài: 2 HS đồng thời lên làm trên bảng lớp HS nhận xét HS đọc yêu cầu bài tập HS làm vào VBT 3 HS làm bài trên phiếu Những HS làm bài trên phiếu dán bài làm trên bảng lớp, trình bày kết quả HS nhận xét HS đọc yêu cầu bài tập HS làm bài vào VBT Những HS làm bài trên phiếu dán bài làm trên bảng lớp, trình bày kết quả Cả lớp nhận xét HS đọc yêu cầu của bài tập HS trao đổi nhóm đôi, chọn ra các từ có cùng nét nghĩa “một lòng một dạ” xếp vào một loại. 3 HS làm bài vào phiếu Những HS làm bài trên phiếu dán bài làm trên bảng lớp, trình bày kết quả Cả lớp nhận xét HS đọc yêu cầu của bài tập HS suy nghĩ, đặt câu Từng thành viên trong tổ tiếp nối nhau đọc câu văn đã đặt với 1 từ ở BT3. Nhóm nào tiếp nối nhau liên tục, đặt được nhiều câu sẽ thắng cuộc. SGK Từ điển VBT
Tài liệu đính kèm: