Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Chương trình cả năm - Cao Thị Ngọc

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Chương trình cả năm - Cao Thị Ngọc

TIẾT 3:

SO SÁNH . DẤU CHẤM

I-MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1)Tìm được những hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn. Nhận biết các từ chỉ sự so sánh trong các câu đó.

2)Ôn luyện về dấu chấm:Điền đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn chưa đánh dấu chấm.

II-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- Bốn băng giấy, mỗi băng ghi 1 ý của bài tập 1.

- Bảng phụ viết nội dung bài tập 3.

III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

 

doc 82 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 205Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Chương trình cả năm - Cao Thị Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 1
ÔN VỀ TỪ CHỈ SỰ VẬT. SO SÁNH
I-MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Ôn về các từ chỉ sự vật.
Bước đầu làm quen với biện pháp tu từ: so sánh.
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng phụ viết sẵn khổ thơ nêu trong BT1.
Bảng lớp viết sẳn các câu văn, câu thơ trong BT2.
Tranh (ảnh) minh họa cảnh biển xanh bình yên, một chiếc vòng ngọc thạch (hoặc ảnh màu chiếc vòng ngọc-nếu có) giúp học sinh hiểu câu văn của BT2b.
Tranh minh họa một cánh diều giống như dấu á.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A-ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC:
Cả lớp hát 1 bài hát.
Giới thiệu, phân môn: Luyện từ và câu.
Kiểm tra vở luyện từ và câu, sách Tiếng Việt 3(tập 1).
B-DẠY BÀI MỚI:
- Giới thiệu bài:Hôm nay chúng ta học bài: Ôn về từ chỉ sự vật. So sánh.
- Ghi tựa bài lên bảng(bằng phấn màu).
Hướng dẵn làm bài tập.
a/ Bài tập 1(SGK.TR8)
Đề bài yêu cầu gì?
Gọi 1 học sinh lên bảng làm mẫu : Dòng thơ 1
Lưu ý: Người hay bộ phận cơ thể người cũng là sự vật.
Yêu cầu học sinh lấy vở.
Nhận xét, bổ sung. Chốt lời giải đúng.
 Lời giải:
 Tay em đánh răng.
 Răng trắng hoa nhài.
 Tay em chải tóc.
 Tóc ngời ánh mai.
 .b/ Bài tập 2(SGK.TR8)
Bài tập yêu cầu gì?
 * Làm mẫu bài 2a.
Hai bàn tay của bé được so sánh với gì?
Yêu cầu : Sinh hoạt nhóm đôi.
Gọi 3 học sinh lên bảng( treo bảng phụ).
Gọi 8 nhóm.
Nhận xét - bổ sung - chốt ý đúng :
 Hai bàn tay bé được so sánh với hoa đầu cành . 
 *Bài : 2a, 2b, 2c 
GV yêu cầu HS làm như phần 2a .
* GV: Chốt lại lời giải đúng 
Câu b: Mặt biển so sánh với tấm thảm khổng lồ(bằng ngọc thạch).
Giáo viên kết hợp nêu câu hỏi để học sinh suy nghĩ.
Vì sao nói mặt biển như một tấm thảm khổng lồ?
 Màu ngọc thạch là màu thế nào?
 Giáo viên cho học sinh xem 1 chiếc vòng ngọc thạch hoặc ảnh 1 đồ vật bằng ngọc thạch (nếu có).
Câu c: Cánh diều được so sánh với dấu á.
 Vì sao cánh diều được so sánh với dấu á?
Giáo viên treo tranh minh họa cánh diều.GV vẽ 1 dấu á thật to để các em thấy sự giống nhau giữa cánh diều và dấu á.
Câu d:Dấu hỏi được so sánh với vành tai nhỏ.
Vì sao dấu hỏi được so sánh với vành tai nhỏ?
KẾT LUẬN:Tác giả quan sát rất tài tình nên đã phát hiện ra sự giống nhau giữa các sự vật trong thế giới xung quanh ta. 
.c/Bài tập 3(SGK TR 8)
Cho học sinh phát biểu tự do. Nhận xét.
C-CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
Hôm nay chúng ta học bài gì?
Nhận xét tiết học, biểu dương những học sinh học tốt.
Về nhà các em quan sát các vật xung quanh em xem có thể so sánh chúng với những gì.
-Lớp hát.
Học sinh lấy sách, vở.
2 học sinh nhắc lại tựa bài.
1 học sinh đọc đề(cả lớp đọc thầm)
Tìm các từ chỉ sự vật trong khổ thơ.
1 học sinh lên bảng:
M : Tay em đánh răng.
Học sinh làm bài : 5 phút
1 học sinh lên làm bảng phụ(có chép sẵn)
Nhận xét bài của bạn trên bảng.
Lớp đổi vở, nhận xét bài của bạn.
1 học sinh đọc đề(cả lớp đọc thầm)
Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn dưới đây.
- Hoa đầu cành.
Lớp trao đổi theo nhóm đôi.
3 học sinh lên làm.
Cả lớp sinh hoạt trao đổi 3 phút.
Các nhóm báo cáo - nhận xét - bổ sung.
Nhận xét bài của 3 bạn trên bảng.
Học sinh hoạt động nhóm đôi 
Làm tương tựï như phần 2a
Vì đều phẳng, êm và đẹp.
Xanh biếc, sáng trong 
Vì cánh diều hình cong cong, võng xuống, giống hệt 1 dấu á.
Vì dấu hỏi cong cong trông giống như 1 vành tai.
- Một học sinh đọc đề bài.
TIẾT 2
MỞ RỘNG VỐN TỪ :THIẾU NHI
ÔN TẬP CÂU AI LÀ GÌ?
I-MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU :
1- Mở rộng vốn từ về trẻ em: tìm được các từ chỉ trẻ em, tính nết của trẻ em, tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn với trẻ em. 
2- Ôn kiểu câu Ai ( cái gì, con gì) -là gì?.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
 Hai tờ phiếu khổ to kẻ bảng nội dung BT1.
Bảng phụ viết theo hàng ngang 3 câu văn ở BT2.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
KIỂM TRA BÀI CŨ
1 HS làm lại BT1, 1HS làm lại BT 2 tiết trước.
Treo bảng phụ ghi sẵn bài thơ :
Sân nhà em sáng quá
Nhờ ánh trăng sáng ngời
Trăng tròn như cái đĩa
Lơ lửng mà không rơi.
Mặt trăng được so sánh với gì ?
Gọi HS trả lời
GV nhận xét, bổ sung chốt ý đúng 
( Trăng tròn như cái đĩa)
Nhận xét KTBC
DẠY HỌC BÀI MỚI
Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ( phấn màu)
Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 ( SGK tr16)
Treo bảng lớp 2 tờ phiếu khổ to, chia lớp thành 2 nhóm, mời 2 nhóm lên bảng thi tiếp sức, mỗi em viết nhanh từ tìm được rồi chuyển bút cho bạn.
Em cuối cùng của nhóm tự đếm số lượng từ của nhóm mình tìm được, viết vào cuối bài.
Chỉ trẻ em : thiếu nhi, thiếu niên, nhi đồng, trẻ nhỏ, trẻ nhỏ, trẻ con, trẻ em 
Chỉ tính nết của trẻ em: ngoan ngoãn, lễ phép, ngây thơ, hiền lành, thật thà
Chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em: yêu thương, yêu quý, quý mến, quan tâm, nâng đỡ, nâng niu, chăm sóc, chăm bẵm, chăm chú
Bài tập 2:(tr 16) 
Làm mẫu câu a.
Ai là măng non đất nước? 
Thiếu nhi là gì?
Treo bảng phụ mời 2HS lên bảng làm bài.
Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi: Ai ( cái gì, con gì)? 
 Gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi : Là gì?
Nhận xét, bổ sung, chốt ý đúng. 
Thiếu nhi là măng non của đất nước. 
Chúng em là học sinh tiểu học.
Chích bông là bạn của trẻ em. 
 c)Bài tập 3:(SGK TR 16) 
GV nhắc HS: khác với BT2, bài tập này xác định trước bộ phận trả lời câu hỏi: Ai( cái gì, con gì)? Hoặc là gì? Bằng cách in đậm bộ phận đó trong câu. Yêu cầu các em đặt đúng câu hỏi cho bộ phận câu in đậm đó. 
Chốt ý đúng: 
Cái gì là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam? 
Ai là những chủ nhân tương lai của đất nước? 
Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là gì? 
Thu vở chấm 5-7 HS. 
3) Củng cố, dặn dò: 
Nhận xét tiết học.
Về đọc lại bài làm, ghi nhớ những từ vừa học.
Chuẩn bị bài sau: so sánh. Dấu chấm.
2 HS làm bài
1 HS đọc bài tập.
Mặt trăng được so sánh với cái đĩa
HS nhận xét, bổ sung.
HS nhắc tự bài
1 HS đọc yêu cầu của bài. Lớp theo dõi SGK.
Làm vào nháp
Đổi chéo nháp, nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc trước lớp.
- Nhận đồ dùng học tập
- Làm việc theo nhóm.
2 nhóm mỗi nhóm 5HS. Chơi trong 5 phút.
- Lớp đọc đồng thanh bảng vừa ghi hoàn chỉnh. Viết vào vở BT. 
1HS đọc yêu cầu đề bài.
Thiếu nhi
Là măng non đất nước.
2 HS làm bài. 
HS làm vở BT. 
HS đổi vở, nhận xét, bổ sung. 
1HS nêu yêu cầu đề bài. Cả lớp đọc thầm theo. 
HS cả lớp làm bài ra nháp. 
Nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp làm VBT.
-----------------------
TIẾT 3:
SO SÁNH . DẤU CHẤM
I-MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1)Tìm được những hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn. Nhận biết các từ chỉ sự so sánh trong các câu đó.
2)Ôn luyện về dấu chấm:Điền đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn chưa đánh dấu chấm.
II-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
Bốn băng giấy, mỗi băng ghi 1 ý của bài tập 1.
Bảng phụ viết nội dung bài tập 3.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A-KIỂM TRA BÀI CŨ:
Gọi 2 học sinh làm lại bài tập 1, bài tập 2(Tiết LTVC Tuần 2).Giáo viên nhận xét, bổ sung.
Gọi 2 học sinh làm bài tập sau:
Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu sau:
+ Chúng em là măng non của đất nước.
+ Chích bông là bạn của trẻ em.
Giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt ý đúng:
+ Ai là măng non của đất nước?
+ Chích bông là gì?
- Nhận xét, ghi điểm.
Giáo viên nhận xét giờ kiểm tra bài cũ.
B-DẠY BÀI MỚI:
1)Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta đi tìm những hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn.Nhận biết các từ chỉ sự so sánh trong những câu đóvà ôn luyện về dấu chấm. Gv ghi tựa.
 2)Hướng dẫn làm bài tập:
a)Bài tập 1( SGK TR 24) 
Học sinh hoạt động nhóm đôi:
Gọi 4 học sinh lên bảng thi làm bài đúng, nhanh(dán sẵn 4 băng giấy). Mỗi em cầm bút gạch dưới những hình ảnh so sánh trong từng câu thơ, câu văn.
Nhận xét, bổsung , chốt ý đúng:
Câu a: Mắt hiền sáng tựa vì sao.
Câu b: Hoa xao xuyến nở như mây từng chùm. 
Câu c: Trời là cái tủ ướp lạnh. Trời là cái bếp lò nung.
Câu d: Dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
b) Bài tập 2(SGK TR 25)
- Yêu cầu học sinh lấy giấy nháp.
Gọi học sinh lên bảng gạch bằng bút màu những từ chỉ sự so sánh trong các câu thơ, câu văn đã viết trên băng giấy(ở bài tập 1) 
Nhận xét, bổ sung, chốt ý đúng:(Tựa-như-là-là-là)
c)Bài tập 3(SGK TR 25)
Giáo viên nhắc cả lớp đọc kĩ đoạn văn để chấm câu cho đúng (mỗi câu phải nói trọn ý). Nhớ viết hoa lại những chữ đứng đầu câu.
Giáo viên treo bảng phụ, ghi sẵn bài tập 3.
Giáo viên chấm một số bài.
Đáp án:
(Ông tôi vốn là thợ gò hàn vào loại giỏi.Có lần, chính mắt tôi đã thấy ông tán đinh đồng.Chiếc búa trong tay ông hoa lên, nhát nghiêng, nhát thẳng, nhanh đến mức tôi chỉ cảm thấy trước mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng. Ông là niềm tự hào của cả gia đình tôi.)
C- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
Hôm nay ta học bài gì? 
Giáo viên nhận xét tiết học.Về nhà các em xem lại 3 bài tập vừa làm.
Chuẩn bị bài sau:Mở rộng vốn từ:Gia đình.
 Ôn tập câu:Ai là gì? 
2 học sinh làm: Bạn nhận xét,bổ sung.
2 học sinh làm:Bạn nhận xét,bổ sung.
2 học sinh nhắc lại tựa bài.
1 học sinh nêu yêu cầu đề bài. Cả lớp theo dõi. 
HS hoạt động trong 2 phút . 
- 4 học sinh lên b ...  HS lên bảng nghe cô đọc và viết lại bài tập 1 tuần 32 trên bảng lớp, cả lớp viết vào nháp. ( lưu ý viết đúng dấu hai chấm)
- Nhận xét, bổ sung.
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu: Hôm nay chúng ta ôn luyện về nhân hoá , bước đầu viết được một đoạn văn có hình ảnh nhân hoá.( Cô ghi tựïa bài : Nhân hoá) 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
a) Bài tập 1( T. 126):
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Bài tập này yêu cầu chúng ta làm gì?
- Gvyêu cầu HS trao đổi nhóm đôi để tìm ra các sự vật nhân hoá và cách nhân hoá.
- GV gọi các nhóm báo cáo. 
- Nhận xét, bổ sung, chốt ý đúng. GV dán phiếu , ghi lời giải vào bảng tổng hợp kết quả.
- 1 HS lên bảng làm bài,. Cả lớp viết vào vở nháp.
- Gọi 1 số HS đọc bài làm của mình. Nhận xét ,bổ sung bài làm của bạn.
- HS lắng nghe.
- 2 HS nhắc lại tựa bài.
- 1 HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm.
- Đọc và trả lời các câu hỏi: những sự vật nào được nhân hoá, tác giả đã nhân hopá các sự vật ấy bằng cách nào, em thích hình ảnh nào , vì sao.
- HS trao đổi nhóm đôi trong 2 phút.
- Các nhóm báo cáo. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
- 1 số HS đọc lời giải đúng.
ĐÁP ÁN:
Sự vật được nhân hoá
Nhân hoá bằng các từ ngữ chỉ người
Nhân hoá bằng các từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người
Mầm cây
Tỉnh giấc
Hạt mưa
Mải miết trốn tìm
Cây đào
mắt
Lim dim, cười
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để tìm ra các sự vật được nhân hoá và cách nhân hoá trong đoạn văn ở câu b. các em chỉ cần ghi tên các sự vật được nhân háo , cạnh đó viết các từ ngữ dùng để nhân háo chúng.
- GV gọi 1 số HS trình bày.
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
- GV ghi lời giải đúng vào phiếu:
- 1 số HS trình bày. Nhận xét phần trả lời của bạn. 
ĐÁP ÁN:
Sự vật được nhân hoá
Nhân hoá bằng các từ ngữ chỉ người, bộ phận của người
Nhân hoá bằng các từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người
Cơn dông
Kéo đến
Lá ( cây) gaọ
Anh em
Múa, reo, chào
Cây gạo
Thảo, hiền, đứng, hát
- GV gọi 1 số HS nêu cảm nghĩ về các hình ảnh nhân hoá.
b) Bài tập 2( T. 127):
- GV gọi 1 HS đọc đề bài.
- Bài tập yêu cầu làm gì?
- GVlưu ý HS : Sử dụng phép nhân hoá khi viết đoạn văn tả bầu trời buổi sớm hay tả một vườn cây. Nếu chọn để tả 1 vườn cây, các em có thể tả 1 vườn cây trong công viên, ở làng quê, vườn cây nhỏ trong sân nhà mình hoặc nhà hàng xóm . GV gọi 1 số HS nhắc lại tên 1 số bài thơ có những câu tả về vườn cây ( VD: Quạt cho bà ngủ, Ngày hội rừng xanh, Bài hát trồng cây, Mặt trời xanh của tôi)
- GV chọn 1 số bài đọc cho cả lớp nghe. 
- HV nhận xét. Ghi điểm.
3) Củng cố , dặn dò:
- Về nhà các em xem lại các bài tập vừa làm. Em nào chưa làm xong bài tập 2 về nhà làm bài tiếp.
- Chuẩn bị bài sau:Mở rộng vốn từ thiên nhiên, dấu chấm, dấu phẩy.
- Nhận xét giờ học.
- 3-4 HS nêu ý kiến của mình.
- 1 HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm theo.
- Bài tập yêu cầu viết 1 đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng phép nhân hoá để tả bầu trời buổi sớm hay tả vườn cây
- HS làm bài cá nhân.
- Cả lớp lắng nghe. Nhận xét bài viết của bạn.
TIẾT 34
MỞ RỘNG VỐN TỪ THIÊN NHIÊN
DẤU CHẤM- DẤU PHẨY
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Mở rộng vốn từ về thiên nhiên: thiên nhiên mang lại cho con người những gì; co người đã làm những gì để thiên tươi đẹp hơn, giàu hơn.
2. Oân luyện về dấu phẩy, dấu chấm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một vài tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1, BT2.
- Tranh, ảnh về cảnh đẹp thiên nhiên và 1 số cảnh đẹp sáng tạo, tô điểm cho thiên nhiên của con người.
- 3 bút dạ, 3 tờ phiếu khổ to viết truyện trong bài tập 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Gọi 2 HS đọc đoạn văn có dùng hình ảnh nhân hoá để tả bầu trời hoặc vườn cây.trong BT2 tuần 33.
- GV nhận xét, . ghi điểm cho từng HS 
- Nhận xét giờ KTBC.
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: hôm nay chúng ta học bài mở rộng vốn từ thiên nhiên , tiếp tục ôn dấu ch6m1 , dấu phẩy.( GV ghi tựa bài)
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
a) Bài tập 1( T. 135):
- GV gọi 1 HS đọc đề bài.
- Bài tập yêu cầu làm gì?
- GV phát phiếu cho các nhóm.
- GV cùng cả lớp tính điểm thi đua. Bình chọn nhóm thắng cuộc: Kể đúng, nhanh , nhiều những gì thiên nhiên trên mặt đất và trong lòng đất đã đem lại cho con người. Gv lấy bài của nhóm thắng cuộc làm chuẩn, nổ sung từ để hoàn chỉnh bảng kết quả. 
- Lời giải a: Trên mặt đất: cay cối, hoa lá, rừng núi, muông thú, sông ngòi, ao hồ, biển cả, thực phẩm nuôi sống con người ( gạo , lạc , đỗ, rau, quả, cá, tôm).
Lời giải b: Trong lòng đất: mỏ than, mỏ dầu, mỏ vàng, mỏ sắt, mỏ đồng, đá quý
b) Bài tập 2( T. 135) :
- GV gọi 1 HS đọc đề bài.
- BT yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV hướng dẫn HS làm tương tự như bài tập 1. GV gọi đại diên các nhóm lên đọc kết quả. GV nhận xét , chốt ý đúng.
- Con người đã làm cho thiên nhiên giàu đẹp lên bằng cách :
 + Xây dựng nhà cửa, đền thờ, lâu đài, cung điện, những ccông trình kiến trúc lộng lẫy, làm thơ, sáng tác âm nhạc
 + Xây dựng nhà máy, xí nghiệp, công trường, sáng tạo ra máy bay, tàu thuỷ,tàu du hành vũ trụ
 + Xây dựng trường học để dạy dỗ con em thành người có ích .
 + Xây bệnh viện tạm xá để chữa bệnh cho người ốm
 + Gieo trồng gặtnhái, chăn nuôi gia cầm , gia súc 
 + Bảo vệ môi trường , trồng cây xanh, bảo vệ động vật quý hiếm, giữ sạch bầu không khí.
c) Bài tập 3 ( T. 135):
- Gv gọi 1 HS đọc đề bài.
- Bài tập yêu cầu làm gì?
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân. GV nhắc HS nhớ viết hoa các chữ sau dấu chấm. 
- GV dán 3 tờ phiếu lên bảng lớp. Mời 3 tốp HS mỗi tốp 4 em lên bảng thi làm bài tiếp sức. Sau đó đại diện các nhóm lên đọc kết quả. 
- GV nhận xét, phân tích , chốt lại lời giải đúng.
ĐÁP ÁN:
 Tuấn lên bảy tuổi. Em rất hay hỏi. Một lần, em hỏi bố: 
 - Bố ơi, con nghe nói trái đất quay xung quanh mặt trời . Có đúng hế không, bố? 
 - Đúng đấy, con ạ! - Bố Tuấn đáp.
 - Thế ban đêm không có mặt trời thì sao?
3) Củng cố dặn dò:
- Về nhà đọc lại các bài tập vừa làm.nhớ các từ ngữ ở BT1, BT2.kể lại truyện vui: Trái đất và mặt trời.
- Chuẩn bị bài sau : ôn tập cuối năm.
- 2 HS đọc bài. Cả lớp lắng nghe. Nhận xét bổ sung bài làm của bạn.
- 2 HS nhắc lại tựa bài.
- 1 HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm.
- thiên nhiên đem lại cho con người những gì.
- Các nhóm làm bài. Đại diện các nhóm lên dán kết quả bài làm của nhóm mình. 
- 3-4 HC đọc lại bảng lớp đã hoàn chỉnh. Làm bài vào vở BT.
- 1 HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm.
- Cho biết con người đã làm gì để cho thiên nhiên đẹp thêm giàu thêm.
- HS làm bài theo nhóm. Đại diện các nhóm lên dán kết quả.
- 3-4 HS đọc lại bài làm.
- 1 HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm.
- Bài tập yêu cầu chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền vào mỗi ô trống.
- HS làm bài vào vở BT.
- 4 nhóm mỗi nhóm 4 em lên bảng làm bài.
- cả lớp nhận xét bài làm của nhóm bạn.
- GV gọi 1 số HS đọc lại bài làm.
- HS lắng nghe.
TIẾT 35
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng, 14 bài tập đọc có yêu cầu HTL.
2. Rèn kĩ năng nói: Nnhge kể câu chuyện: Bốn cẳng và sáu cẳng, nhớ nội dung câu chuyện , kể lại giọng tự nhiên, khôi hài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- 14 phiếu ghi tên 14 bài tập đọc có yêu cầu HTL ( ở học kì 2).
- Tranh minh hoạ chuyện vui : Bốn cẳng và sáu chân trong SGK.
- Bảng lớp viết 3 câu hỏi gợi ý kể chuyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1) Giới thiệu bài: hôm nay chúng ta tiếp tục ôn tập và kiểm tra các bài tập đọc đã học.( GV ghi tựa bài).
2) Kiểm tra học thuộc lòng( khoảng 1/3 số HS trong lớp).
- GV gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài HTL. Sau khi bốc thăm xem lại bài trong SGK .
- GV gọi HS đọc bài theo yêu cầu của phiếu thăm. 
- GV nhận xét ghi điểm cho từng HS. 
3) Bài tập 2( T. 142):
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV để thời gian cho HS quan sát tranh vẽ trong SGK.
- GV kể chuyện giọng khôi hài.
- GV hỏi HS:
 + Chú lính được cấp ngựa để làm gì?
 + Chú sử dụng con ngựa như thế nào?
 + Vì sao chú cho rằng chạy bộ lại nhanh hơn cưỡi ngựa ?
- GV kể chuyện lần 2. 
- GV gọi 1 HS giỏi kể lại câu chuyện.
- GV yêu cầu HS kể chuyện theo cặp.
- GV gọi 3-4 HS kể chuyện trước lớp.
- GV và HS bình chọn những HS kể chuyện hay.
- cuối cùng GV hỏi: Truyện này gây cười ở điiểm nào?
4) Củng cố, dặn dò:
- Về nhà kể lại câu chuyện này cho người thân nghe . 
- Công bố điểm kiểm tra. Tuyên dương những HS có điểm tốt .
- 1 HS nhắc lại tựa bài.
- HS lần lượt lên bốc thăm và chuẩn bị bài.
- HS đọc bài.
- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm.
- HS quan sát tranh.
- HS lắng nghe.
- Để đi làm 1 công việc khẩn cấp.
- Chú dắt ngựa ra đường nhưng không cưỡi mà cứ đánh ngựa rồi cắm cổ chạy theo.
- Vì chú nghĩ là ngựa có` 4 cẳng, nếu chú cùng chạy bộ với ngựa thì sẽ thêm được 2 cẳng nữa thành 6 cẳng, tốc độ chạy do vậy sẽ nhanh hơn.
- HS lắng nghe.
- Lắng nghe bạn kể.
- HS kể theo cặp.
- 3-4 HS kể chuyện. Các bạn khác nhận xét .
- Gây cười ở điểm vì chú lính ngốc cứ tưởng rằng tốc độ chạy nhanh hay chậm phụ thuộc vào số lượng cẳng. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_4_chuong_trinh_ca_nam_cao_thi_ng.doc