I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:Nhận diện được câu kể ai thế nào?
2. Kĩ năng:- Xác định được bộ phận CN, VN trong câu kể ai thế nào?
- Viết đoạn văn có sử dụng câu kể ai thế nào? yêu cầu lời văn chân thật, câu văn đúng ngữ pháp, từ ngữ sinh động.
3. Thái độ: Nói viết đúng ngữ pháp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Đoạn văn BT1 phần nhận xét viết vào bảng phụ (chú ý viết riêng từng câu).
- Các câu văn ở BT1 phần luyện tập viết riêng vào từng băng giấy. 3 tờ giấy khổ to và bút dạ.
Luyện từ và câu Câu kể Ai thế nào? I. Mục tiêu 1. Kiến thức:Nhận diện được câu kể ai thế nào? 2. Kĩ năng:- Xác định được bộ phận CN, VN trong câu kể ai thế nào? - Viết đoạn văn có sử dụng câu kể ai thế nào? yêu cầu lời văn chân thật, câu văn đúng ngữ pháp, từ ngữ sinh động. 3. Thái độ: Nói viết đúng ngữ pháp. II. Đồ dùng dạy - học - Đoạn văn BT1 phần nhận xét viết vào bảng phụ (chú ý viết riêng từng câu). - Các câu văn ở BT1 phần luyện tập viết riêng vào từng băng giấy. 3 tờ giấy khổ to và bút dạ. II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động dạy học Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ Cho HS tìm 3 từ chỉ những hoạt động có lợi cho sức khoẻ. Đặt câu với từ vừa tìm được . Gọi HS nhận xét - GV nhận xét HS lên bảng lớp làm - lớp nhận xét 2. Bài mới 2.1. Giới thiệu bài 2.2. Tìm hiểu ví dụ: Bài 1, 2: Gọi HS đọc đoạn văn ở bài 1 và gạch hai gạch dưới những từ chỉ dặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật trong các câu trong đoạn văn. 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm và tìm từ thao yêu cầu Gọi HS phát biểu. GV dùng phấn gạch chân dưới các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật trong mỗi câu. GV có thể giảng thêm giúp HS phân biệt 2 kiểu câu: Ai thế nào và Ai làm gì? nếu HS nhầm lẫn. Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1 HS đọc thành tiếng: Đặt câu hỏi cho các từ vừa tìm được Yêu cầu HS suy nghĩ đặt câu hỏi cho các từ gạch chân màu đỏ. HS viết câu ra giấy nháp. GV hỏi các câu hỏi trên có dặc điểm gì chung? HS trả lời Bài 4: Gọi HS đọc yêu cầu của bài HS đọc Yêu cầu HS tự làm bài, gạch chân dưới từ chỉ vật HS đọc lại đoạn văn vừa tìm từ theo yêu cầu Nhận xét - kết luận Bài 5 Yêu cầu HS xác định CN, VN của từng câu kể Ai thế nào? cách đánh dấu // để ngăn cách chủ ngữ, vị ngữ. 1 HS làm bảng - lớp nhận xét GV kết luận Em hãy cho biết câu kể Ai thế nào? gồm những bộ phận nào? Chúng trả lời cho những câu hỏi nào? Câu kể ai thế nào? gồm hai bộ phận CN và VN. CN trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì)? VN trả lời cho câu hỏi thế nào? Kết luận: câu kể Ai thế nào gồm hai bộ phận: Lắng nghe. CN và VN. CN trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì)? VN trả lời cho câu hỏi thế nào? 2.3. Ghi nhớ Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ 2 HS đọc thành tiếng ghi nhớ trước lớp Yêu cầu HS lấy ví dụ về câu kể ai thế nào và tìm chủ ngữ, vị ngữ trong câu để minh hoạ cho ghi nhớ. GV ghi nhanh các câu của HS lên bảng. HS lần lượt đọc và phân tích câu của mình trước lớp. 2.4. Luyện tập: Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu của bài 1 HS đọc thành tiếng trước lớp, cả lớp đọc thầm SGK yêu cầu HS tự làm bài, 1 HS làm bảng lớp: HS làm bài Gọi HS nhận xét - bổ sung. Nhận xét GV kết luận Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu của bài HS đọc bài, nêu yêu cầu của bài. Yêu cầu HS làm bài theo nhóm 4. HS hoạt động nhóm GV nhắc nhở HS tìm đặc điểm, nét tính cách, đức tính từng bạn và sử dụng câu kể Ai thế nào? vào giấy khổ to. Yêu cầu 3 nhóm đã làm bài trình bày 3 nhóm trình bày bài làm gọi HS nhận xét HS nhận xét 3. Củng cố - dặn dò Nhận xét tiết học Dặn HS về nhà viết bài và viết đoạn văn kể về các bạn trong tổ em, trong dó có sử dụng câu kể Ai thế nào? vào vở.
Tài liệu đính kèm: