Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 15

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 15

A. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 học sinh lên bảng đặt 2 câu hỏi thể hiện thái độ khen chê, sự khẳng định, phủ định, yêu cầu.

- Gọi 3 học sinh nêu những tình huống có dùng câu hỏi không có mục đích, hỏi điều mình chưa biết.

Giáo viên nhận xét cho điểm.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài:

Gắn với chủ điểm: Tiếng sáo diều: tiết học hôm nay sẽ giúp các em biết thêm 1 số tên đồ chơi, trò chơi, biết đồ chơi có lợi, có hại.

2. Hướng dẫn luyện tập:

Bài 1:

- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.

- Giáo viên treo lần lượt từng tranh (nếu cón) cho cả lớp quan sát và nêu đủ, nêu đúng tên đò chơi trong 1 tranh.

- Mời 1 số học sinh lên chỉ tranh, nêu đồ chơi, trò chơi trong tranh. (ví dụv: đồ chơi: Diều; trò chơi: Thả diều)

 

doc 11 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 2128Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Luyện từ và câu (29).	MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI - TRÒ CHƠI.
I. Mục tiêu:
- Biết tên một số đồ chơi, trò chơi của trẻ em.
- Biết được những đồ chơi, trò chơi có lợi hay những trò chơi, đồ chơi có hại cho trẻ em.
- Tìm những từ ngữ thể hiện tình cảm, thái độ của con người khi tham gia trò chơi.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh các trò chơi ( SGK) phóng to.
- Bảng phụ, giấy to để viết các bài tập.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng đặt 2 câu hỏi thể hiện thái độ khen chê, sự khẳng định, phủ định, yêu cầu...
- Gọi 3 học sinh nêu những tình huống có dùng câu hỏi không có mục đích, hỏi điều mình chưa biết.
Giáo viên nhận xét cho điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Gắn với chủ điểm: Tiếng sáo diều: tiết học hôm nay sẽ giúp các em biết thêm 1 số tên đồ chơi, trò chơi, biết đồ chơi có lợi, có hại...
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Giáo viên treo lần lượt từng tranh (nếu cón) cho cả lớp quan sát và nêu đủ, nêu đúng tên đò chơi trong 1 tranh.
- Mời 1 số học sinh lên chỉ tranh, nêu đồ chơi, trò chơi trong tranh. (ví dụv: đồ chơi: Diều; trò chơi: Thả diều)
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét bổ sung
Bài 2:
 - Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Cho học sinh kể tên các đồ chơi, trò chơi dân gian, hiện đại: qua trò chơi: 
* Cho học sinh chia 2 đội:
- Tổ 1 và tổ 2: đội A.
- Tổ 3 và tổ 4: đội B.
Giáo viên chia bảng cho 2 đội, mỗi đội tìm đồ chơi - trò chơi ghi vào 1 cột, đội nào tìm được nhiều hơn và đúng là thắng.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét.
Giáo viên chốt lại bằng cách dán băng giấy đã viết sẵn các đồ chơi trò chơi:
* Đồ chơi: Bóng, quả cầu, kiếm, quân cờ, súng, phun nước, đu, cầu trượt, bi, mảnh sành...
* Trò chơi: Đá bóng, đá cầu, đấu kiếm, cờ tướng, bắn súng phun nước, đu quay, cầu trượt, chơi bi, nhảy lò cò...
* Chuyển ý: Những đồ chơi, trò chơi các em vừa kể có trò chơi nam thích hoặc bạn nữ thích...
Chúng ta hãy làm bài tập 3
Bài 3:
- Học sinh đọc yêu cầu bài 3.
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm 4.
Nhóm 1, 2 câu a
Nhóm 3, 4 câu b.
Nhóm 5, 6 câu c.
Nhóm nào xong trước lên dán 
Cả lớp và giáo viên nhận xét chốt lại
a, Trò chơi bạn trai thích: đá bóng, đấu kiếm, bắn súng, cờ tướng, lái máy bay...
Trò chơi bạn gái thích: búp bê, nhảy dây, chơi chuyền, nhảy lò cò, ô ăn quan, bày cỗ...
- Cả trai và gái thường thích: thả diều, rước đèn, điện tử, xếp hình, cầu trượt, đu quay...
b, Những trò chơi có ích: thả diều, rước đèn, chơi búp bê, xếp hình, cắm trại, ném vòng ...
c, Những trò chơi có hại: Đấu kiếm, súng nước, súng cao su....
Bài 4:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Gọi học sinh phát biểu.
- Học sinh khác bổ sung.
Giáo viên chốt các từ đúng: Say mê, hăng say, thú vị, hào hứng, ham thích, đam mê, say sưa.
- Cho học sinh đặt câu với một số từ vừa tìm được.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Ghi nhớ các đồ chơi trò chơi.
- Về nhà đặt 3 câu vào vở.
Bài sau: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi.
- 2 học sinh lên bảng
- 3 học sinh đứng tại chỗ trả lời 
- Học sinh nghe.
- 1 học sinh đọc.
- Cả lớp quan sát kĩ từng tranh để trả lời.
- Học sinh lần lượt chỉ tranh trả lời.
- 1 học sinh đọc
- Học sinh chia 2 đội ngồi tại chỗ khi bạn chạy về đưa phấn thì mới lên bảng viết vào 1 trò chơi..
- Lớp nhận xét.
Lắng nghe.
- 1 học sinh đọc
- Học sinh thảo luận nhóm trả lời ra giấy to.
- 1 học sinh đọc.
Học sinh phát biểu nối tiếp.
- Học sinh nghe.
Học sinh đặt câu tiếp nối.
Học sinh nghe
 Luyện từ và câu (30) GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI ĐẶT CÂU HỎI
I.Mục tiêu
- Biết phép lịch sử khi đặt câu hỏi với người khác (biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi, tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác).
-Biết được quan hệ và tính cách nhân vật qua lời đối đáp: biết cách hỏi trong những trường hợp tế nhị cần bày tỏ sự thông cả.
II.Đồ dùng dạy - học
- Giấy khổ to và bút dạ.
- Bảng lớp viết sẵn BT1 phần Nhận xét.
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 học sinh lên bảng đặt câu có từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi.
- Gọi HS đọc tên các trò chơi, đồ chơi mà em biết.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy - Học bài mới:
2.1. Giới thiệu bài
- Khi hỏi chuyện người khác, chúng ta luôn phải giữ phép lịch sự. Tại sao phải như vậy? Làm hế nào để thể hiện mình là người lịch sự khi nó, hỏi? Bài học hôm nay giúp các em điều đó.
2.2. Tìm hiểu ví dụ
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS trao đổi và tìm từ ngữ. GV viết câu hỏi lên bảng.
-Mẹ ơi, con tuổi gì?
- Gọi HS phát biểu.
- Khi muốn nói chuyện khác, chúng ta cần giữ phép lịch sự như cần thưa, gửi, xưng hô cho phù hợp: ơi, ạ, thưa, dạ...
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu nội dung.
- Gọi HS đặt câu.
- Sau mỗi câu hs đặt,GV chú ý sửa lỗi dung từ, cách diễn đạt cho HS (nếu có).
- Khen những HS biết đặt câu hỏi lịch sự phù hợp với từng đối tượng giao tiếp.
Bài 3
+ Theo em, để giữ phép lịch sự, cần tránh những câu hỏi có nội dung như thế nào?
+ Lấy ví dụ về những câu mà chúng ta không nên hỏi?
- Gv: Để giữ phép lịch sự, khi hỏi chúng ta cần tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác, những câu chạm vào lòng tự ái hay nổi đau của người khác.
- Hỏi: - Để giữ phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác thì cần chu ý những gì?
3. Ghi nhớ:
- Gọi học sinh đọc phần Ghi nhớ.
4. Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi 2 học sinh tiếp nối nhau đọc từng phần.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Gọi học sinh phát biểu ý kiến và bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
a, Quan hệ giữa 2 nhân vật là quan hệ thầy trò.
- Thầy Rơ - nê hỏi Lu - irất ân cần, trìu mến, chứng tỏ thầy rất yêu học trò.
- L-iPa-Xtơ trả lời thầy rất lễ phép cho thấy cậu là một đứa trẻ ngoan, biết kính trọng thầy giáo.
b, Quan hệ giữa 2 nhân vật là quan hệ thù địch: Tên sĩ quan phát xít cướp nước và cậu bé yêu nước.
- Tên sĩ quan phát xít hỏi rất hách dịch, xấc xược, hắn gọi cậu bé là thằng nhóc, mày.
Cậu bé trả lời trống không vì cậu yêu nước, cậu căm ghét, khinh bỉ tên xâm lược.
- Qua cách hỏi - đáp ta biết gì về nhân vật?
-GV: Người ta có thể đánh giá tính cách, lối sống. Do vậy, khi nói các em luôn có ý thức giữ phép lịch sự với đối tượng mà mình đang nói. Làm như vậy chúng ta không chỉ thể hiện ôn trọng người khác mà còn tôn trọng chính bản thân mình.
Bài 4:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu học sinh tìm câu trả lời trong truyện.
- Gọi học sinh đọc câu hỏi.
- Trong đoạn trích trên có 3 câu hỏi các bạn tự hỏi nhau, 1 câu hỏi các bạn cụ già. Các em cần so sánh để thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn câu hỏi mà các bạn tự hỏi nhau không? Vì sao?
- Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi.
- Gọi học sinh phát biểu.
- Nếu chuyển những câu hỏi mà các bạn tự hỏi nhau để hỏi cụ già thì hỏi thế nào?
- Hỏi như vậy đã được chưa?
- Khi hỏi không phải cứ thưa, giữ là lịch sự mà các em còn phải tránh những câu hỏi thiếu tế nhị, tò mò, làm phiền lòng người khác.
3. Củng cố - dặn dò:
- Hỏi: Làm thế nào để giữ hép lịch sự khi hỏi chuyện người khác? 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh luôn có ý thức lịch sự khi nói, hỏi người khác.
- 3 học sinh lên bảng đặt câu.
- 2 học sinh đứng tại chổ trả lời 
- Lắng nghe.
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- 2 học sinh ngồi cùng bàn trao đổi, dùng bút chì gạch chân những từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép của người con.
- Lời gọi: Mẹ ơi!
- Học sinh lắng nghe.
- 1 học sinh đọc.
- Tiếp nối nhau đặt câu.
a, Với cô giáo hoặc thầy giáo em.
Thưa cô, cô có thích mặc áo dài không ạ?
- Thưa cố, cô thích mặc áo màu gì nhất ạ
Thưa cố, cô có thích ca sĩ Mỹ Linh không ạ?
- Thưa thầy những lúc nhà rỗi, thầy thích xem phim, đọc báo hay nghe ca nhạc ạ?
 b, Với bạn em:
- Bạn có thích mặc quần áo đồng phục không?
- Cậu ơi, có thích trò chơi điện tử không?
- Bạn có thích thả diều không?
Bạn thích xem phim hay nghe ca nhạc hơn?
+ Để giữ phép lịch sự, cần tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác, gây cho người khác sự buồn chán.
+Ví dụ:
+ Cậu không có áo mới hay sao mà toàn mặc áo quá cũ vậy?
+ Thưa bác, sao bác hay sang nhà cháu mượn nồi thế ạ?
- Lắng nghe.
- Để giữ phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác cần:
+ Thưa gửi, xưng hô cho phù hợp với quan hệ của mình và người được hỏi.
+ Tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác. 
- 1 học sinh đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- 2HS đọc thành tiếng
- 2HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi
- Tiếp nối nhau phát biểu
+ Qua cách hỏi - đáp ta biết được tính cách, mối quan hệ của nhân vật.
- Lắng nghe
- 1HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Dùng bút chì gạch chân vào câu hỏi trong SGK.
- Các câu hỏi:
+ Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ?
+ Chắc là cụ bị ốm?
+ Hay cụ đánh mất cái gì?
+ Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ?
- Lắng nghe.
- 2HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi.
+ Câu hỏi các bạn hỏi cụ già là câu hỏi phù hợp, thể hiện thái độ tế nhị, thông cảm, sẵn lòng giúp đỡ cụ già của các bạn.
+ Những câu hỏi mà các bạn tự hỏi nhau mà hỏi cụ già thì chưa thật tế nhị, hơi tò mò.
+ Chuyển thành câu hỏi.
- Thưa cụ, có chuyện gì xảy ra với cụ thế?
- Thưa cụ, cụ đánh mất gì ạ?
- Thưa cụ, cụ bị ốm hay sao ạ?
Những câu hỏi này chưa hợp lí với người lớn lắm, chưa tế nhị.
- Lắng nghe.
Luyện từ và câu( 31) MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI, TRÒ CHƠI
I. Mục tiêu
- Biết một số trò chơi rèn luyện sức mạnh, sự khéo léo, trí tuệ.
- Hiểu ý nghĩa của một số câu thành ngữ, tục ngữ có nội dung liên quan đến chủ điểm.
- Biết sử dụng linh hoạt, khéo léo một số thành ngữ, tục ngữ trong những tình huống cụ thể nhất định.
II.Đồ dùng dạy - học
- Tranh ảnh về một số trò chơi dân gian (nếu có).
- Giấy khổ to kẻ sẵn bảng như BT1, BT2.
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 học sinh lên bảng. Mỗi HS đặt 2 câu hỏi.
- Gọi HS dưới lớp trả lời câu hỏi: Khi hỏi chuyện người khác, muốn giữ phép lịch sự cần phải chú ý điều gì?
- Nhận xét câu trả lời của HS
-Gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn trên bảng xem có đúng mục đích không? Có giữ phép lịch sự khi hỏi không?
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài 
- Tiết luyện từ và câu hôm nay lớp mình cùng tìm hiểu về các trò chơi dân gian, cách sử dụng một số thành ngữ, tục ngữ có liên quan đến chủ đề: Trò chơi - đồ chơi.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Phát giấy từng nhóm.Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm hoàn thành phiếu và giới thiệu với bạn về trò chơi mà em biết.
- Gọi nhóm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Trò chơi rèn luyện sức mạnh
Trò chơi rèn luyện sự khéo léo
Trò chơi rèn luyện trí tuệ
- Hãy giới thiệu cho các bạn hiểu về cách thức chơi một trò chơi mà em biết.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
-Phát biểu và bút cho 2 nhóm HS. Yêu cầu HS hoàn thành phiếu. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Kết luận lời giải đúng
- 3 HS lên bảng đặt câu hỏi:
+ Một câu với người trên.
+ Một câu với bạn.
+ Một câu với người 
ít tuổi hơn mình.
- 2 HS đứng tại chỗ trả lời.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Lắng nghe
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Hoạt động trong nhóm 4 HS.
- Nhận xét, bổ sung phiếu trên bảng.
- Chữa bài (nếu sai)
Kéo co, vật
Nhảy dây, lò cò, đá cầu
ô ăn quan, cờ tướng, xếp hình
- Tiếp nối nhau giới thiệu
Ví dụ:
+ ô ăn quan: Hai người thay phiên nhau bốc những viên sỏi từ các ô nhỏ (ô dân) lần lượt rải lên những ô to (ô quan) để “ăn” những viên xỏi trên các ô to ấy; chơi đến khi “ hết quan, tàn dân, thu quân, bán ruộng “ thì kết thúc; ai ăn được nhiều quan hơn thì thắng.
+ Lò cò: Dùng một chân vừa nhảy vừa di chuyển viên sỏi... 
- 1HS đọc thành tiếng
- 2HS ngồi cùng bàn trao đổi, làm bài vào phiếu hoặc dùng bút chì làm vào vở nháp.
- Nhận xét, bổ sung.
- Đọc lại phiếu: 1HS đọc câu tục ngữ, thành ngữ, 1 HS đọc nghĩa của câu
Nghĩa thành ngữ, tục ngữ
Chơi với lửa
ở chọn nơi, chơi chọn bạn
Chơi diều đứt dây
Chơi dao có ngày đứt tay
Làm một việc nguy hiểm 
+
Mất trắng tay
+
Liều lĩnh ắt gặp tai họa
+
Phải biết chọn bạn, chọn nơi sinh sống
+
Bài 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp. GV nhắc HS.
+ Xây dựng tình huống.
+ Dùng câu tục ngữ, thành ngữ để khuyên bạn.
- Gọi HS trình bày.
- Nhận xét và cho điểm HS.
- Gọi HS đọc thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ.
3. Củng cố,dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm lại bài tập 3 và sưu tầm 5 câu tục ngữ, thành ngữ.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS ngồi cùng bàn, trao đổi, đưa ra tình huống hoặc câu tục ngữ, thành ngữ để khuyên bạn.
- 3 cặp HS trình bày.
- Chữa bài (nếu sai)
a) Em sẽ nói với bạn” ở chọn nơi, chơi chọn bạn” Cậu nên chọn bạn mà chơi.
b) Em sẽ nói: “ Cậu xuống ngay đi: đừng có “ Chơi với lửa “ thế!”
Em sẽ bảo bạn: ‘’ Chơi dao có ngày đứt tay’’ đấy.
Cậu xuống đi.....
- 2 HS đọc. 
Luyện từ và câu( 32) CÂU KỂ
I. Mục tiêu:
- Hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể.
- Tìm được câu kể trong đoạn văn.
- Đặt câu kể để tả, trình bày ý kiến. Nội dung câu đúng, từ ngữ trong sáng, câu văn giàu hình ảnh, sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy - Học
- Đoạn văn ở BT 1 phần nhận xét viết sẵn trên bảng lớp.
- Giấy khổ to và bút dạ.
III. Các hoạt động dạy -học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng. Mỗi HS viết 2 câu tục ngữ, thành ngữ mà em biết.
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng các câu tục ngữ, trong bài.
- Nhận xét các câu tục ngữ, thành ngữ mà HS tìm được và cho điểm HS.
2.Dạy - học bài mới
2.1.Giới thiệu bài:
- Viết lên bảng câu văn: Con búp bê của em rất đáng yêu.
- Câu văn trên bảng có phải là câu hỏi không? Vì sao?
- Câu: Con búp bê của em rất đáng yêu. Không là câu hỏi thì thuộc loại câu gì? Bài học hôm nay giúp các em trả lời câu hỏi đó.
2.2.Tìm hiểu ví dụ:
Bài 1 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Hãy đọc câu được gạch chân (in đậm) trong đoạn văn trên bảng.
- Hỏi: + Câu: Những kho báu ấy ở đâu? là kiểu câu gì? Nó được dùng để làm gì?
+ Cuối câu ấy có dấu gì?
Bài 2
+ Những câu còn lại trong đoạn văn dùng để làm gì?
+ Cuối mỗi câu có dấu gì?
- Những câu văn mà các em vừa tìm được dùng để giới thiệu, miêu tả hay kể lại một sự việc có liên quan đến nhân vật Bu - ti- ta- no.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Gọi HS phát biểu, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận câu trả lời đúng
Ba-ra-ba uống rượu đã say.
Vừa hơ bộ râu, lão vừa nói:
- Bắt được thằng người gỗ, ta sẽ tống nó vào cái lò sưởi này.
- Hỏi: + Câu kể dùng để làm gì?
+ Dấu hiệu nào để nhận biết câu kể?
2.3.Ghi nhớ
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ .
- Gọi HS đặt các câu kể.
2.4.Luyện tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Phát giấy và bút dạ cho 2 nhóm HS. Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS dán phiếu lên bảng, cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Chiều chiều trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi.
- Cánh diều, mềm mại như cánh bướm.
- Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời.
- Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.
- Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, .. như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS trình bày. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt, cho điểm những HS viết tốt.
3.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm lại BT3 (nếu chưa đạt) và viết một đoạn văn ngắn tả một thứ đồ chơi mà em thích nhất.
- HS thực hiện yêu cầu
- Đọc câu văn
+ Câu văn trên bảng không phải là câu hỏi, vì không có từ để hỏi, không có dấu chấm hỏi.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng
- Những kho báu ấy ở đâu?
+ Câu: Những kho báu ấy ở đâu? là câu hỏi. Nó được dùng để hỏi về điều mà mình chưa biết.
+ Cuối câu có dấu chấm hỏi.
- Suy nghĩ, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi. Những câu còn lại trong đoạn văn dùng để:
+ Giới thiệu về Bu - ra-ti-no: Bu- ra- ti- no là một chú bé bằng gỗ.
+ Miêu tả Bu - ra- ti- no: chú có cái mũi rất dài.
+ Kể lại sự việc liên quan đến Bu -ra-ti-no: chú người gỗ được bác rùa tốt bụng Tooc -ti-la tặng cho chiếc khóa vàng để mở một kho báu.
+ Cuối mỗi câu có dấu chấm.
- Lắng nghe
-1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận.
- Tiếp nối phát biểu, bổ sung.
Kể về Ba -ra-ha.
Kể về Ba -ra-ha.
Nêu suy nghĩ của Ba -ra-ha.
+ Câu kể dùng để: kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc, nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người.
+ Cuối câu kể có dấu chấm.
- 3 HS đọc thành tiếng.
- Tiếp nối đặt câu.
+ Con mèo nhà em màu đen tuyền.
+ Mẹ em hôm nay đi công tác.
+ Em rất quý bạn Lam.
+ Tình bạn thật thiêng liêng và cao quý,....
- 1 HS đọc thành tiếng
- HS hoạt động theo cặp. HS viết vào giấy nháp.
- Nhận xét, bổ sung.
- Chữa bài (nếu sai).
Kể sự việc.
Tả cánh diều.
Kể sự việc.
Tả tiếng sáo diều.
Nêu ý kiến nhận định.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Tự viết bài vào vở.
- 5 đến 7 HS trình bày.

Tài liệu đính kèm:

  • docL4LTvcau15l.doc