Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 19 đến 22 (Bản 2 cột)

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 19 đến 22 (Bản 2 cột)

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

- HS hiểu cấu tạo & ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?

(ND ghi nhớ)

- Nhận biết được câu kể Ai làm gì? ,xác định bộ phận CN trong câu (BT1, mục III), biết đặt câu với bộ phận CN cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ (BT2, BT3)

II.CHUẨN BỊ:

- Một số phiếu viết đoạn văn ở phần Nhận xét, đoạn văn ở BT1 (phần Luyện tập)

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 16 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 290Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 19 đến 22 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày:05/01/2010	Tuần: 19
Môn: Luyện từ và câu
BÀI: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TÀI NĂNG 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
-Biết thêm một số từ ngữ ( kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về tài năng của con người; biết xếp các từ Hán Việt ( có tiếng tài) theo hai nhóm nghĩa và đặt câu với một từ đã xếp (BT1, BT2); hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ca ngợi tài trí con người (BT3, BT4)
II.CHUẨN BỊ:
Từ điển 
Bảng phụ kẻ bảng phân loại từ ở BT1
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài cũ: Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? 
GV yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ, làm lại BT3 (làm miệng) 
GV nhận xét & chấm điểm 
Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Hoạt động1: Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm trí tuệ, tài năng 
Bài tập 1:
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập (đọc cả mẫu)
GV phát phiếu & một vài trang từ điển cho các nhóm trao đổi, làmbài 
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài đức, tài năng.
Tài nguyên, tài trợ, tài sản. 
Hoạt động 2: Sử dụng các từ đã học để đặt câu 
Bài tập 2:
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập
GV nhận xét
Hoạt động 3: Học một số câu tục ngữ gắn với chủ điểm 
Bài tập 3:
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập
GV gợi ý: Các em hãy tìm nghĩa bóng của các câu tục ngữ xem câu nào có nghĩa bóng ca ngợi sự thông minh, tài trí của con người. 
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Câu a: Người ta là hoa đất.
Câu b: Nước lã mà vã nên hồ / Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan. 
Bài tập 4:
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập
GV giúp HS hiểu nghĩa bóng:
Câu a: Người ta là hoa đất (Ca ngợi con người là tinh hoa, là thứ quý giá nhất của trái đất)
Câu b: Chuông có đánh mới kêu / Đèn có khêu mới tỏ (Có tham gia hoạt động, làm việc mới bộc lộ được khả năng của mình)
Câu c: Nước lã mà vã nên hồ / Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan (Ca ngợi những người từ hai bàn tay trắng, nhờ có tài, có chí, có nghị lực đã làm nên việc lớn)
GV nhận xét. 
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS về nhà HTL 3 câu tục ngữ.
Chuẩn bị bài: Luyện tập về câu kể Ai làm gì? 
1 HS đọc lại ghi nhớ
1 HS đọc lại bài tập 3
Cả lớp nhận xét 
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS làm việc theo nhóm vào phiếu
Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên sửa bài tập
HS nhận xét
1 HS đọc to lời giải đúng
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng 
HS đọc yêu cầu của bài tập
Mỗi HS tự đặt 1 câu với 1 trong các từ ở BT1
3 HS lên bảng phụ lớp viết câu văn của mình
HS tiếp nối nhau đọc nhanh câu của mình
HS đọc yêu cầu bài tập
Từng cặp HS trao đổi
HS phát biểu ý kiến
Cả lớp nhận xét & sửa bài theo lời giải đúng 
HS đọc yêu cầu bài tập
HS tiếp nối nhau đọc câu tục ngữ mà em thích ; giải thích lí do. 
Các ghi nhận, lưu ý:
Ngày:07/01/2010	Tuần: 19
Môn: Luyện từ và câu
BÀI: CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
HS hiểu cấu tạo & ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
(ND ghi nhớ)
Nhận biết được câu kể Ai làm gì? ,xác định bộ phận CN trong câu (BT1, mục III), biết đặt câu với bộ phận CN cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ (BT2, BT3)
II.CHUẨN BỊ:
Một số phiếu viết đoạn văn ở phần Nhận xét, đoạn văn ở BT1 (phần Luyện tập)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Trong các tiết TLV ở HKI, các em 
đã tìm hiểu bộ phận vị ngữ (VN) trong kiểu câu kể Ai làm gì?. Tiết học hôm nay giúp các em hiểu về bộ phận CN trong kiểu câu này.
Hoạt động1: Hình thành khái niệm
Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập
GV dán lên bảng 2 tờ phiếu đã viết nội dung đoạn văn, mời HS lên bảng làm bài.
GV kết luận, chốt lại ý đúng.
Câu 1: Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ.
Câu 2: Hùng đút vội khẩu súng vào túi quần, chạy biến. 
Câu 3: Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tiến.
Câu 5: Em liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa.
Câu 6: Đàn ngỗng kêu quàng quạc, vươn cổ chạy miết.
Bước 2: Ghi nhớ kiến thức
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 
GV dán lên bảng 2 tờ phiếu đã viết nội dung đoạn văn, mời HS lên bảng làm bài.
GV kết luận, chốt lại ý đúng.
Câu 3: Trong rừng, chim chóc hót véo von.
Câu 4: Thanh niên lên rẫy.
Câu 5: Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước.
Câu 6: Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn.
Câu 7: Các cụ già chụm đầu bên những ché rượu cần.
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV nhận xét
Bài tập 3:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
Mời 1 HS khá giỏi làm mẫu: nói 2 – 3 câu về hoạt động của người & vật được miêu tả trong tranh.
GV nhận xét, cùng HS chọn em có đoạn văn hay nhất. 
Củng cố - Dặn dò: 
Yêu cầu HS nhắc lại phần ghi nhớ. 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh đoạn văn trong BT3, viết lại vào vở. 
Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Tài năng 
HS đọc nội dung bài tập
Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, từng cặp trao đổi, trả lời lần lượt 3 câu hỏi (vào vở nháp)
2 HS lên bảng làm bài. Các em đánh kí hiệu vào đầu những câu kể, gạch một gạch dưới bộ phận CN trong câu, trả lời miệng các câu hỏi 3, 4
Cả lớp cùng GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
+ Ý nghĩa của CN: chỉ con vật 
+ Loại từ ngữ tạo thành CN: cụm danh từ
+ Ý nghĩa của CN: chỉ người
+ Loại từ ngữ tạo thành CN: danh từ 
+ Ý nghĩa của CN: chỉ người 
+ Loại từ ngữ tạo thành CN: danh từ 
+ Ý nghĩa của CN: chỉ người 
+ Loại từ ngữ tạo thành CN: danh từ 
+ Ý nghĩa của CN: chỉ con vật 
+ Loại từ ngữ tạo thành CN: cụm danh từ 
HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
HS đọc nội dung bài tập
Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, từng cặp trao đổi, gạch dưới bộ phận CN vào sách. 
2 HS lên bảng làm bài. Các em đánh kí hiệu vào đầu những câu kể, gạch một gạch dưới bộ phận CN trong câu
Cả lớp cùng GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
HS đọc yêu cầu của bài tập
Mỗi HS tự đặt 3 câu với các từ ngữ đã cho làm CN. Từng cặp HS đổi bài chữa lỗi cho nhau. 
HS tiếp nối nhau đọc những câu văn đã đặt.
HS nhận xét. 
HS đọc yêu cầu của bài tập, quan sát tranh minh họa bài tập.
1 HS khá, giỏi làm mẫu.
Cả lớp suy nghĩ, làm việc cá nhân. 
HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn,
HS nhận xét. 
Các ghi nhận, lưu ý:
Ngày:12/01/2010	Tuần: 20
Môn: Luyện từ và câu
BÀI: LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Nắm vững kiến thức & kĩ năng sử dụng câu kể Ai làm gì?để nhận biếtđược câu kểđó trong đoạn văn BT1), .
Xác định được bộ phận CN, VN trong câu kể tìm được(BT2)..
viết được một đoạn văn có dùng kiểu câu Ai làm gì?(BT3)
II.CHUẨN BỊ:
Bảng nhóm viết từng câu văn trong BT1.
Bảng phụ để HS làm BT3.
Tranh minh họa cảnh làm trực nhật lớp.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài cũ: MRVT: Tài năng
GV yêu cầu HS làm lại BT2, BT3 
GV nhận xét & chấm điểm 
Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Hoạt động 1: Tìm câu kể Ai làm gì? 
Bài tập 1:
GV dán bảng các phiếu rời, mời 1 HS lên bảng đánh dấu (*) trước các câu kể Ai làm gì?
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng (các câu 3, 4, 5, 7)
Hoạt động 2: Xác định bộ phận CN, VN trong mỗi câu vừa tìm đựơc
Bài tập 2:
Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập
GV mời 3 HS lên bảng xác định bộ phận CN, VN trong từng câu văn đã viết trên phiếu. 
Hoạt động 3: Thực hành viết 1 đoạn văn có dùng kiểu câu kể Ai làm gì? 
Bài tập 3:
HS khá giỏi viết được đoạn văn( ít nhất 5 câu) có 2,3 câu kể đã học (BT3).
GV treo tranh minh họa HS đang làm trực nhật lớp, nhắc HS:
+ Đề bài yêu cầu các em viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu (không viết cả bài) kể về công việc trực nhật lớp của tổ em (cả tổ, không phải một mình em). Em cần viết ngay vào phần thân bài, kể về công việc cụ thê của từng người, không cần viết hoàn chỉnh cả bài.
+ Đoạn văn phải có một số câu kể Ai làm gì?
GV phát riêng bút dạ & giấy trắng cho một số HS.
GV mời những HS làm bài trên giấy có đoạn văn viết tốt dàn bài lên bảng lớp, đọc kết quả.
GV nhận xét, chấm bài; khen những HS có đoạn văn viết đúng yêu cầu, viết chân thực, sinh động.
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Sức khỏe.
HS làm bài
Cả lớp nhận xét 
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS đọc thầm lại đoạn văn, trao đổi cùng bạn để tìm câu kể Ai làm gì?
HS phát biểu.
3 HS đánh dấu kí hiệu (*) trước các câu kể.
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng 
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS làm bài cá nhân, đọc thầm từng câu văn 3, 4, 5, 7, xác định bộ phận CN, VN trong mỗi câu vừa tìm được – các em đánh dấu (//) phân cách hai bộ phận, sau đó gạch 1 gạch dưới bộ phận CN, gạch 2 gạch dưới bộ phận VN.
HS phát biểu.
3 HS lên bảng lớp xác định bộ phận CN, VN trong từng câu văn đã viết trên phiếu rời.
HS đọc yêu cầu đề bài
HS xem tranh ảnh minh họa
HS viết đoạn văn vào nháp, 3 HS viết đoạn văn vào giấy trắng.
HS là ... ỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài cũ: Câu kể Ai thế nào?
GV mời 2 HS đọc đoạn văn kể về các bạn trong tổ có sử dụng kiểu câu Ai thế nào?
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Hoạt động1: Hình thành khái niệm
Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 1
GV dán bảng 2 tờ phiếu đã viết 6 câu văn, mời 2 HS lên bảng gạch dưới bộ phận CN bằng phấn đỏ, bộ phận VN bằng phấn trắng.
Bài tập 3: GV dán tờ phiếu ghi sẵn lời giải lên bảng. 
Bước 2: Ghi nhớ kiến thức
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV nhận xét
Bài tập 2:HS khá, giỏi đặt được ít nhất 3 câu kể Ai thế nào? Tả cây hoa yêu thích(BT2, mục III).
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV nhận xét
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS học thuộc phần ghi nhớ trong bài; viết lại vào vở 5 câu kể Ai thế nào?
Chuẩn bị bài: Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào? 
HS đọc đoạn văn
HS nhận xét
2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài tập.
Cả lớp đọc thầm đoạn văn, trao đổi nhóm đôi, làm ra nháp
HS phát biểu ý kiến, nói các câu kể Ai thế nào? có trong đoạn văn 
Cả lớp nhận xét, sửa bài theo lời giải đúng (câu 1 – 2 – 4 – 6 – 7 là các câu kể Ai thế nào?)
Bài tập 2: HS tự gạch dưới bộ phận CN, VN vào câu văn ở vở nháp.
2 HS lên bảng gạch dưới bộ phận CN bằng phấn đỏ, bộ phận VN bằng phấn trắng
Bài tập 3: HS đọc trước nội dung ghi nhớ, xem đó là điểm tựa để trả lời câu hỏi
HS phát biểu. Cả lớp nhận xét.
HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
HS đọc yêu cầu của bài tập
Cả lớp đọc thầm đoạn văn, trao đổi nhóm đôi, làm ra nháp
HS phát biểu ý kiến, nói các câu kể Ai thế nào? có trong đoạn văn
HS tự xác định VN & các từ ngữ tạo thành VN
2 HS lên bảng sửa bài
Cả lớp nhận xét 
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS làm bài vào vở nháp
HS tiếp nối nhau – mỗi em đọc 3 câu văn là câu kể Ai thế nào? mình đã đặt để tả 3 cây hoa yêu thích. 
Các ghi nhận, lưu ý:
Ngày:26/01/2010	Tuần: 22
Môn: Luyện từ và câu
BÀI: CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO?
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Hiểu được ý nghĩa & cấu tạo của bộ phận CN trong câu kể Ai thế nào?(ND ghi nhớ)
Nhận biết được câu kể Ai thế nào?trong đoạn văn (BT1, mục III); viết được đoạn văn khoảng 5 câu, trong đó có câu kể Ai thế nào? (BT2)
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ viết 4 câu kể Ai thế nào? (phần Nhận xét).
Bảng phụ viết 5 câu kể Ai thế nào? (phần Luyện tập, BT1).
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài cũ: Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?
Yêu cầu HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong bài. Nêu ví dụ.
Mời 1 HS làm lại BT2 (phần Luyện tập)
GV nhận xét & chấm điểm.
Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Trong tiết LTVC trước, các em đã 
tìm hiểu về bộ phận VN trong kiểu câu Ai thế nào?. Tiết học hôm nay giúp các em sẽ tìm hiểu tiếp về bộ phận CN trong kiểu câu này?
Hoạt động1: Hình thành khái niệm
Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét
Bài tập 1
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 1
GV kết luận, chốt lại ý đúng (các câu 1 – 2 – 4 – 5 là các câu kể Ai thế nào?)
Bài tập 2
Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập
GV dán bảng 2 tờ phiếu đã viết 4 câu văn, mời 2 HS có ý kiến đúng lên bảng gạch dưới bằng phấn màu bộ phận CN trong câu. 
Bài tập 3
GV nêu yêu cầu của bài.
GV gợi ý:
+ CN trong các câu trên cho ta biết điều gì? 
+ CN nào là một từ, CN nào là một ngữ?
GV kết luận:
+ CN của các câu đều chỉ sự vật có đặc điểm, tính chất được nêu ở VN.
+ CN của câu 1 do DT riêng “Hà Nội” tạo thành. CN của các câu còn lại do cụm DT tạo thành.
Bước 2: Ghi nhớ kiến thức
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
Nhắc HS thực hiện tuần tự 2 việc sau: tìm các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn. Sau đó xác định CN của mỗi câu.
GV nhận xét & kết luận: Các câu 3 – 4 – 5 – 6 – 8 là các câu kể Ai thế nào?
GV dán bảng tờ giấy viết 5 câu văn, yêu cầu HS xác định bộ phận CN trong câu. GV dùng phấn màu gạch dưới bộ phận CN, ghi lại kết quả đúng.
Bài tập 2:HS khá giỏi viết được đoạn văn có 2,3 câu theo mẫu Ai thế nào? (BT2)
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV nhấn mạnh: viết đoạn văn khoảng 5 câu về một loại trái cây, có dùng một số câu kể Ai thế nào?. Không bắt buộc tất cả các văn trong đoạn văn đều là câu kể Ai thế nào?
GV nhận xét, chấm điểm một số đoạn viết tốt.
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục hoàn chỉnh đoạn văn tả một loại trái cây, viết lại vào vở.
Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Cái đẹp.
1 HS nhắc lại
1 HS làm lại BT2
HS nhận xét
Bài tập 1
HS đọc nội dung BT, trao đổi nhóm đôi, tìm các câu kể Ai thế nào?
HS phát biểu ý kiến
Cả lớp nhận xét.
Bài tập 2
HS đọc yêu cầu của bài, xác định CN của những câu vừa tìm được vào vở nháp
HS phát biểu ý kiến
2 HS có ý kiến đúng lên bảng gạch dưới bằng phấn màu bộ phận CN trong mỗi câu.
+ Câu 1: Hà Nội tưng bừng màu đỏ.
+ Câu 2: Cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa.
+ Câu 4: Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang.
+ Câu 5: Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ.
Bài tập 3
HS nêu:
+ CN trong các câu trên cho ta biết sự vật sẽ được thông báo về đặc điểm, tính chất ở VN.
+ CN của câu 1 do DT riêng “Hà Nội” tạo thành. CN của các câu còn lại do cụm DT tạo thành. 
HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS làm việc cá nhân vào vở
HS phát biểu ý kiến, xác định các câu kể Ai thế nào? có trong đoạn văn.
HS phát biểu, xác định bộ phận CN trong câu.
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS làm bài vào vở
HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn, nói rõ các câu kể Ai thế nào? trong đoạn.
Cả lớp nhận xét.
Các ghi nhận, lưu ý:
Ngày:28/01/2010	Tuần: 22
Môn: Luyện từ và câu
BÀI: MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁI ĐẸP
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Biết thêm một số từ ngữ nói về chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu, biết đặt câu với một số từ ngữ theo chủ điểmđã học (BT1, BT2, BT3); bước đầu làm quen với một số thành ngữ liên quan đến cái đẹp (BT4).
- Giáo dục HS biết yêu và quý trọng cái đẹp trong cuộc sống.
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ viết nội dung BT 1, 2.
Bảng phụ viết sẵn nội dung vế B của BT4.
Thẻ từ ghi sẵn các thành ngữ ở vế A để gắn các thành ngữ vào chỗ trống thích hợp.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài cũ: Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?
GV yêu cầu 2 HS đọc lại đoạn văn kể về một loại trái cây yêu thích có dùng câu kể Ai thế nào?
GV nhận xét & chấm điểm 
Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Hoạt động 1: Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu
Bài tập 1:
GV phát phiếu cho các nhóm trao đổi, làm bài.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Các từ thể hiện vẻ đẹp bên ngoài 
của con người: đẹp, xinh đẹp, xinh, xinh tươi, xinh xắn, xinh xẻo, xinh xinh, tươi tắn, tươi giòn, rực rỡ, lộng lẫy, thướt tha, yểu điệu 
Các từ thể hiện nét đẹp trong 
tâm hồn, tính cách của con người: thùy mị, dịu dàng, hiều dịu, đằm thắm, đôn hậu, lịch sự, tế nhị, nết na, chân thành, chân thực, chân tình, thẳng thắn, ngay thẳng, bộc trực, cương trực, dũng cảm, quả cảm, khẳng khái, khí khái 
Bài tập 2:
Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập
GV phát phiếu cho các nhóm trao đổi, làm bài.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Các từ chỉ dùng để thể hiện vẻ 
đẹp của thiên nhiên, cảnh vật: tươi đẹp, sặc sỡ, huy hoàng, tráng lệ, diễm lệ, mĩ lệ, hùng vĩ, kì vĩ, hùng tráng, hoành tráng 
Các từ dùng để thể hiện vẻ đẹp 
của cả thiên nhiên, cảnh vật & con người: xinh xắn, xinh đẹp, xinh tươi, lộng lẫy, rực rỡ, duyên dáng, thướt tha
Hoạt động 2: Sử dụng các từ đã học để đặt câu 
Bài tập 3
GV nêu yêu cầu BT3.
GV nhận xét nhanh câu văn của từng HS.
Hoạt động 3: Học một số câu thành ngữ gắn với chủ điểm 
Bài tập 4
GV mở bảng phụ đã viết sẵn vế B của bài, đính bên cạnh những thẻ ghi sẵn các thành ngữ ở vế A, mời 1 HS lên bảng làm bài.
GV nhận xét 
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS ghi nhớ những từ ngữ & thành ngữ vừa được cung cấp.
Chuẩn bị bài: Dấu gạch ngang.
2 HS đọc bài làm
Cả lớp nhận xét 
HS đọc yêu cầu của bài tập
Các nhóm làm bài vào phiếu.
Đại diện nhóm trình bày kết quả làm bài.
Cả lớp nhận xét, cùng GV tính điểm.
HS viết lại khoảng 10 từ vừa tìm được vào vở.
Các nhóm làm bài vào phiếu.
Đại diện nhóm trình bày kết quả làm bài.
Cả lớp nhận xét, cùng GV tính điểm.
HS viết lại khoảng 10 từ vừa tìm được vào vở.
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS làm bài cá nhân
HS tiếp nối nhau đặt câu với các từ vừa tìm được ở BT1, 2.
Mỗi HS viết vào vở 1 – 2 câu.
HS đọc yêu cầu đề bài
HS làm bài vào vở
1 HS lên bảng lớp làm
HS nhận xét, sửa bài theo kết quả đúng.
HS nhẩm HTL câu thành ngữ. 
Các ghi nhận, lưu ý:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_4_tuan_19_den_22_ban_2_cot.doc