Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Chương trình cả năm

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Chương trình cả năm

BÀI 2: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA

 I. Mục tiêu

 Giúp HS:

- Tìm được nhiều từ đồng nghĩa với những từ đã cho

- Phân biệt được sự khác nhau về sắc thái biểu thị giữa những từ đồng nghĩa không hoàn toàn để lựa chọn từ thích hợp với từng ngữ cảnh cụ thể.

- rèn kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa

 II. Đồ dùng dạy học

- Giấy khổ to, bút dạ

- Từ điển HS

- Bài tập 3 viết sẵn trên bảng

 III. Các hoạt động- dạy học

 

doc 123 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 208Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Kế hoạch bài dạymôn Luyện từ và câu5
Ngày soạn: ngày dạy: Thứ 
Bài 1: Từ đồng nghĩa
I. Mục tiêu
Giúp HS:
 - Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn, không hoàn toàn
 - Tìm được các từ đồng nghĩa với từ cho trước, đặt câu để phân biệt các từ đồng nghĩa.
 - Có khả năng sử dụng từ đồng nghĩa khi nói, viết
 II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn các đoạn văn a,b ở bài tập 1 phần nhận xét
- Giấy khổ to , bút dạ
 III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1. Giới thiệu bài: Bài học hôm nay giúp các em hiểu về Từ đồng nghĩa( ghi bảng)
 2. Dạy bài mới
 a) Tìm hiểu ví dụ
 Bài 1
- Gọi hS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập 1 phần nhận xét. Yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa của các từ in đậm 
- Gọi HS nêu ý nghĩa của từ in đậm . Yêu cầu mỗi HS nêu nghĩa của 1 từ.
- Gv chỉnh sửa câu trả lời cho HS 
- CH: em có nhận xét gì về nghĩa của các từ trong mỗi đoạn văn trên?
GV kết luận: những từ có nghĩa giống nhau như vậy được gọi là từ đồng nghĩa.
 Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp với hướng dẫn:
+ cùng đọc đoạn văn.
+ thay đổi vị trí, các từ in đậm trong từng đoạn văn.
+ Đọc đoạn văn sau khi đã thay đổi vị trí xcác từ đồng nghĩa. + So sánh ý nghĩa của từng câu trong đoạn văn trước và sau khi thay đổi vị trí các từ đồng nghĩa
- Gọi HS phát biểu
- HS đọc yêu cầu Cả lớp suy nghĩ tìm hiểu nghĩa của từ
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến:
+ Xây dựng: làm nên công tình kiến trúc theo một kế hoạch nhất định.
+ kiến thiết: xây dựng theo quy mô lớn
+ Vàng xuộm: màu vàng đậm
+ vàng hoe: màu vàng nhạt, tươi ánh lên
+ Vàng lịm: màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt.
- Từ Xây dựng, kiến thiết cùng chỉ một hoạt động là tạo ra 1 hay nhiều công trình kiến trúc.
- Từ vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm cùng chỉ một màu vàng nhưng sắc thái màu vàng khác nhau.
- HS đọc yêu cầu
- HS làm việc theo nhóm 
- - 2 HS phát biểu nối tiếp nhau phát biểu về từng đoạn, cả lớp nhận xét và thống nhất:
+ Đoạn văn a: từ kiến thiết và xây dựngcó thể thay đổi vị trí cho nhau vì nghĩa của chúng giống nhau.
+ Đoạn văn b: các từ vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thể thayđổi vị trí cho nhau vì như vậy không miêu tả đúng đặc điểm của sự vật.
 Kết luận: Các từ xây dựng, kiến thiết có thể thay đổi vị trí cho nhau vì nghĩa của các từ ấy giống nhau hoàn toàn. Những từ có nghĩa giống nhau hoàn toàn gọi là từ đồng nghĩa hoàn toàn.
 Các từ chỉ màu vàng: vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thể thay thế cho nhau vì nghĩa của chúng không giống nhau hoàn toàn. Vàng xuộm chỉ màu vàng của lúa đã chín. Vàng hoe chỉ màu vàng nhạt, tươi ánh lên. Vàng lịm là màu vàng của quả chín, gợi cảm giác có vị ngọt. những từ có nghĩa không giống nhau hoàn toàn gọi là từ đồng nghĩa không hoàn toàn. 
CH: thế nào là từ đồng nghĩa?
 Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn ?
 Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn?
 b) Ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK
- Yêu cầu HS lấy ví dụ từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn, không hoàn toàn
- GV gọi HS trả lời và ghi bảng 
- HS nối tiếp nhau trả lời
- HS đọc SGK 2 HS đọc to
- HS thảo luận
- HS trả lời:
+ Từ đồng nghĩa: Tổ quốc- đất nước, yêu thương- thương yêu
+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn: lựn- heo, má- mẹ.
+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: đen sì- đen kịt, đỏ tươi- đỏ ối.
 Kết luận: từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau. những tườ đồng nghĩa hoàn toàn có thể thay được cho nhau khi nói viết mà không ảnh hưởng đến nghĩa của câu hay sắc thái biểu lộ tình cảm. Với những từ đồng nghĩa không hoàn toàn chúng ta phải lưu ý khi sử dụng vì chúng chỉ có 1 nét nghĩa chung và lại mang những sắc thái khác nhau.
 3. Luyện tập
Bài tập 1
- gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập
- Gọi HS đọc từ in đậm trong đoạn văn, GV ghi bảng
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp. Gọi HS lên bảng làm
CH: Tại sao em lại sắp xếp các từ: nước nhà, non sông vào 1 nhóm?
 CH: Từ hoàn cầu, năm châu có nghĩa chung là gì?
 Bài tập 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- Chia nhóm , phát giấy khổ to, bút dạ cho từng nhóm 
- Nhóm nào làm xong dán lên bảng, đọc phiếu của mình
GV nhận xét và kết luận các từ đúng
 Bài 3
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài tập
- GV nhận xét
- HS đọc yêu cầu 
- HS đọc
- HS thảo luận
+ nước nhà- non sông
+ hoàn cầu- năm châu
- Vì các từ này đều có nghĩa chung là vùng đất nước mình, có nhiều người cùng chung sống.
+ Từ hoàn cầu, năm châu cùng có nghĩa là khắp mọi nơi khắp thế giới.
- HS đọc 
- HS thảo luận và làm bài theo nhóm
- Các nhóm trình bày bài
- nhóm khác nhận xét bổ xung
 Víêt đáp án vào vở
+ Đẹp: xinh, đẹp đẽ, đềm đẹp, xinh xắn, xinh tươi, tươi đẹp, mĩ lệ, tráng lệ
+ To lớn: to, lớn, to đùng, to tướng, to kềnh, vĩ đại, khổng lồ..
+ học tập: học, học hành, học hỏi....
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào vở
- 5-7 HS nêu câu của mình
HS khác nhận xét 
 VD: Bé Nga rất xinh xắn với chiếc nơ hồng xinh xinh trên đầu.
 Những ngôi nhà xinh xắn bên hàng cây xanh
 chúng em thi đua học tập. Học hành là nhiệm vụ của chúng em.
Chiếc máy xúc khổng lồ đang xúc đất đổ lên xe ben.
4. Củng cố dặn dò
- Tại sao chúng ta phải cân nhắc khi sử dụng từ đồng nghĩa không hoàn toàn? cho ví dụ?
- Nhận xét câu trả lời 
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS học thuộc ghi nhớ làm bài tập và chuẩn bị bài sau. 
 Ngày soạn:	 Ngày dạy:Thứ 
Bài 2: Luyện tập về từ đồng nghĩa
 I. Mục tiêu
 Giúp HS: 
- Tìm được nhiều từ đồng nghĩa với những từ đã cho
- Phân biệt được sự khác nhau về sắc thái biểu thị giữa những từ đồng nghĩa không hoàn toàn để lựa chọn từ thích hợp với từng ngữ cảnh cụ thể.
- rèn kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa
 II. Đồ dùng dạy học
- Giấy khổ to, bút dạ
- Từ điển HS
- Bài tập 3 viết sẵn trên bảng
 III. Các hoạt động- dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1. Kiểm tra bài cũ
H: Thế nào là từ đồng nghĩa? cho ví dụ?
H: Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn? cho ví dụ?
H: Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn? cho ví dụ?
- GV nhận xét cho điểm
2. Dạy bài mới
a) giới thiệu bài: Các em đã hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn. Tiết học này các em cùng thực hành tìm từ đồng nghĩa, luyện tập cách sử dụng từ đồng nghĩa cho phù hợp
b) Hướng dẫn làm bài tập
 Bài tập 1
- yêu cầu HS đọc nội dung bài
- Tổ chức HS thi tìm từ theo nhóm viết vào phiếu bài tập
- Các nhóm trình bày lên bảng
- GV kết luận
 Bài 2
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng
- GV nhận xét bài 
 Bài tập 3
- Tổ chức HS làm bài theo nhóm
 - GV nhận xét 
Đáp án: điên cuồng, nhô lên, sáng rực, gầm vang, hối hả
- HS đọc bài hoàn chỉnh
KL: Chúng ta nên thận trọng khi sử dụng những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. trong mỗi ngữ cảnh cụ thể sắc thái biểu cảm của từ sẽ thay đổi
3. Củng cố- dặn dò: NX giờ học 
- 3 HS lên bảng trả lời
- HS khác nhận xét
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Hoạt động nhóm, cùng sử dụng từ điển , trao đổi để tìm từ đồng nghĩa
a) Chỉ màu xanh
b) chỉ màu đỏ
c) chỉ màu trắng
d) chỉ màu vàng
- Các nhóm nhận xét cho nhau
- HS theo dõi GV nhận xét rồi viết các từ đồng nghĩa vào vở
- HS đọc yêu cầu 
- 4 HS lên làm trên bảng lớp
- HS nhận xét bài của bạn
VD: 
+ Buổi chiều, da trời xanh đậm, nước biển xanh lơ.
+ canhd đồng xanh mướt ngô khoai.
+ Bạn nga có nước da trắng hồng
+ ánh trăng mờ ảo soi xuống vườn cây làm cho cảnh vật trắng mờ
+ hòn than đen nhánh.
- HS nêu yêu cầu bài tập
- 4 HS 1 nhóm thảo luận 
- 1 HS lên làm bài trên bảng lớp
- Lớp nhận xét
 Ngày soạn: Ngày dạy: Thứ 
:
Bài 3 : Mở rộng vốn từ: Tổ Quốc
 I. Mục tiêu
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ ngữ về Tổ quốc
- Tìm được từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc
- Đặt câu đúng, hay với những từ ngữ nói về Tổ quốc
 II. đồ dùng dạy học
- Giấy khổ to bút dạ 
- Từ điển HS 
 III. Các hoạt động dạy học
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- 4 HS lên bảng tìm từ đồng nghĩa và dặt câu với từ vừa tìm 
- Gọi HS đứng tại chỗ trả lời:
 + Thế nào là từ đồng nghĩa?
 + Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn?
 + Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn?
- Nhận xét câu trả lời của HS
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng của bạn
 B. Dạy bài mới
 1. Giới thiệu bài: Chúng ta đã hiểu thế nào là từ đồng nghĩa và thực hành luyện tập về từ đồng nghĩa. Bài học hôm nay giúp các em mở rộng vốn từ về Tổ Quốc, tìm từ đồng nghĩa với từ Tổ Quốc và rèn luyện kĩ năng đặt câu.
 2. Hướng dẫn làm bài tập
 Bài tập 1
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu 1 nửa lớp đọc thầm bài Thư gửi các học sinh, một nửa còn lại đọc thầm bài Việt Nam thân yêu, viết ra giấy nháp các từ đồng nghĩa với từ Tổ Quốc 
- Gọi HS phát biểu , GV ghi bảng các từ HS nêu
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng 
H: Em hiểu Tổ Quốc có nghĩa là gì ? 
GV giải thích: Tổ Quốc là đất nước gắn bó với những người dân của nước đó. Tổ Quốc giống như một ngôi nhà chung của tất cả mọi người dân sống trong đất nước đó 
 Bài 2
 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài 
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp 
- Gọi HS trả lời. GV ghi bảng 
- GV nhận xét kết luận 
 Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- Hoạt động nhóm 4
+ phát giấy khổ to, bút dạ
+ GV có thể gợi ý
+ Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu bài làm lên bảng, đọc phiếu
- GV ghi nhanh lên bảng
- Nhận xét khen ngợi 
H: Em hiểu thế nào là quốc doanh? Đặt câu với từ đó?
H: Quốc tang có nghĩa là gì/ Đặt câu với từ đó
 Bài tập 4
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài tập
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn
- Gọi HS đọc câu mình đặt, GV nhận xét sửa chữa cho từng em
- Yêu cầu HS giải thích nghĩa các từ ngữ: quê mẹ, quê hương, quê cha đất tổ, nơi chôn rau 
GV: quê cha đất tổ, quê mẹ, quê hương, nơi chôn rau..., cùng chỉ một vùng đất, trên đó có những dòng họ sinh sống lâo đời, gắn bó với nhau, với đất đai, rất sâu sắc. Từ tổ Quốc có nghĩa rộng hơn các từ trên..
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ đồng nghĩa với từ Tổ Quốc 
- 4 HS lần lượt lên bảng thực hiện yêu cầu:
+ HS 1: chỉ màu xanh
+ HS 2: chỉ màu đỏ
+ HS 3: chỉ màu trắng
+ HS 4: chỉ màu đen
- HS nối tiếp nhau trả lời, lớp theo dõi nhận xét
- HS đọc yêu cầu bài tập 
- HS làm bài theo yêu cầu 
- Tiếp nối nhau phát biểu
+ Bài thư gửi các học sinh: nước, nước nhà, non sông
+ bài Việt Nam thân yêu: đất nước, quê hương
- Tổ Quốc: đất nước , được bao đời xây dựng và để lại, trong quan hệ với những người dân  ... 
- GV giao việc:
 ã Các em đọc lại nội dung bài tập.
 ã Dùng bút chì đánh dấu nhân (X) lên chữ a, b, c hoặc d ở câu em cho là đúng.
- Cho HS làm bài + trình bày kết quả.
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng ý đúng C: Người dưới 16 tuổi được xem là trẻ em.
HĐ2: HS làm BT2
- GV nhắc lại yêu cầu
- Cho HS làm bài. GV phát giấy cho các nhóm + trình bày kết quả.
- GV nhận xét+chốt lại những từ HS tìm đúng + đặt câu đúng.
+ Các từ đồng nghĩa với từ trẻ em.
 ã trẻ, trẻ con, con trẻ,...(không có sắc thái nghĩa coi thường hay coi trọng)
 ã trẻ thơ, thiếu nhi, nhi đồng, thiếu niên (có sắc thái coi thường).
+ Đặt câu: Thiếu nhi là măng non của đất nước.
HĐ3: HS làm BT3
- GV nhắc lại yeu cầu
- Cho HS làm bài. Gv phát giấy cho các nhóm.
- GV nhận xét + chốt lại những hình ảnh so sánh đẹp các em đã tìm được.
VD: -Trẻ em như búp trên cành
 - Trẻ em như nụ hoa mới nở
 - Trẻ em như tờ giấy trắng
HĐ4: HS làm BT4
(cách tiến hành tương tự ở BT3)
GV chốt lại kết quả đúng:
-1 HS đọc yêu cầu BT1 + đọc 4 đong a,b,c,d.
- Cho HS làm bài
- Một vài em phát biểu về ý mình chọn 
- Lớp nhận xét.
- HS đọc yêu cầu của BT
- Các nhóm làm bài.
- Đại diện nhóm lên dán trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
- HS ghi lời giải đúng vào vở hoặc vở bài tập
-1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Các nhóm làm bài.
- Đại diện nhóm dán lên bảng lớp giấy làm bài của nhòm mình.
-Lớp nhận xét.
Thành ngữ, tục ngữ
Nghĩa
a/ Tre già măng mọc.
b/ Tre non dễ uốn.
c/ Trẻ người non dạ
d/ Trẻ lên ba, cả nhà học nói
Lớp trước già đi, có lớp sau thay thế.
Dạy trẻ từ lúc còn nhỏ dễ hơn.
Còn ngây thơ, dại dột, chưa biết suy nghĩ chín chắn.
Trẻ lên ba đang học nói, khiến cả nhà vui vẻ nói theo.
- Cho HS học thuộc lòng các câu tục ngữ, thành ngữ.
- GV nhận xét + khen thưởng những HS thuộc nhanh.
- HS học thuộc lòng, thi giữa các nhóm.
- Lớp nhận xét.
3
Củng cố,
dặn dò
2’
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS nhớ lại kiến thức về dấu ngoặc kép để chuẩn bị cho tiết Luyện từ và câu sau.
-HS lắng nghe.
Ngày soạn: Ngày dạy: thứ...ngày....tháng....năm 2007
Luyện từ và câu
Ôn tập về dấu câu
(Dấu ngoặc kép)
I. Mục tiêu, yêu cầu
1- Củng cố, khắc sâu kiến thức về dấu ngoặc kép: Nếu được tác dụng của dấu ngoặc kép.
2- Làm đúng bài tập thực hành giúp nâng cao kĩ năng sử dụng dấu ngoặc kép.
II Đồ dùng – dạy – học
- 1 tờ giấy khổ to (hoặc bảng phụ) viết nội dung cần ghi nhớ về hai tác dụng của dấu ngoặc kép.
	- 2 tờ phiếu khổ to.
	- 3 tờ phiếu để HS làm BT3
III. Các hoạt động dạy – học
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ
4’
- Kiểm tra 2 HS.
- GV nhận xét + cho điểm
- HS 1 làm BT2, HS2 làm BT4 tiết Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Trẻ em.
Bài mới
1 
Giới thiệu bài
1’
 Hôm nay, các em tiếp tục ôn tập về dấu câu (dấu ngoặc kép). Qua ôn tập, các em sẽ được củng cố, khắc sâu kiến thức về dấu ngoặc kép, nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép.
- HS lắng nghe.
2
Làm BT
30’-31’
HĐ1: HS làm BT1 8’
- GV giao việc:
 • Các em đọc thầm lại đoạn văn.
 • Điền dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp trong đoạn văn.
- GV dán tờ giấy (hoặc bảng phụ) ghi tác dụng của dấu ngoặc kép lên.
- Cho HS làm bài tập. GV dán lên bảng tờ phiếu đã ghi đoạn văn.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng:
 • Dấu ngoặc kép đánh dấu ý nghĩ của nhân vật:
....Em nghĩ “Phải nói ngay điều này thầy biết....”
 • Dấu ngoặc kép đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật:
...., cô bé nói một cách chậm rãi, ngọt ngào, ra vẻ người lớn: “Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này:.
HĐ2: HS làm BT2 6’
(cách tiến hành tương tự BT1)
GV chốt lại kết quả đúng: Cần đánh dấu ngoặc kép vào những chỗ sau:
 • “Người giàu có nhất”
 • “gia tài”
HĐ3: Cho HS làm BT3 (15’)
- GV nhắc lại yêu cầu.
- Cho HS làm bài. GV phát bút dạ + phiếu cho 3 HS.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét + khen những HS viết đoạn văn hay, sử dụng đúng dấu ngoặc kép.
- 1 HS đọc yêu cầu + đọc đoạn văn, lớp theo dõi trong SGK.
-
 1 HS đọc nội dung ghi trên bảng.
- 1 HS lên làm trên phiếu, HS còn lại có thể dùng bút chì đánh dấu ngoặc kép trong SGK.
- Lớp nhận xét bài làm trên bảng lớp.
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi trong SGK.
- 3 HS làm bài vào phiếu.
- HS còn lại làm bài vào vở hoặc vở bài tập.
- 3 HS làm bài vào giấy lên dán trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét
3
Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ tác dụng của dấu ngoặc kép để sử dụng đúng khi viết bài
- HS lắng nghe
Tuần 34
Ngày soạn: Ngày dạy: thứ...ngày....tháng....năm 2007
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Quyền và bổn phận
I. Mục tiêu, yêu cầu
1- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, hiểu nghĩa các từ nói về quyền và bổn phận của con người nói chung, bổn phận của thiếu nhi nói riêng.
2- Biết viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về nhân vật út Vịnh, về bổn phận của trẻ em trong việc thực hiện an toàn giao thông.
II Đồ dùng – dạy – học
	- Một vài trang từ điển đã phô tô có từ cần tra cứu ở BT1, BT2
	- Bút dạ + 3 tờ phiếu khổ to
III. Các hoạt động dạy – học
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ
4’
- Kiểm tra 3 HS
- GV nhận xét + cho điểm
- 3 HS lần lượt đọc đoạn văn viết ở tiết Luyện từ và câu trước.
Bài mới
1
Giới thiệu bài mới
 Các em đã được biết trẻ em có quyền và bổn phận gì đối với gia đình và xã hội qua bài tập đọc Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Trong tiết Luyện từ và câu hôm nay, các em lại được mở rộng vốn từ về quyền và bổn phận. Bài học sẽ giúp các em hiểu thêm nghĩa của một số từ ngữ về quyền và bổn phận của con người.
- HS lắng nghe.
2
Làm BT
HĐ1: HS làm BT1 (8’-9’)
- GV giao việc:
 ã Đọc lại ý a, b
 ã Xếp từ cho trong ngoặc đơn (quyền hạn, quyềnh hành, quyền lợi, quyền lực, nhân quyền, thầm quyền) vào 2 nhóm a, b
- Cho HS làm bài. GV phát phiếu + bút dạ cho 3 HS
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng
 ã Nhóm a: quyền lợi, nhân quyền
 ã Nhóm b: quyền hạn, quyền hành, quyền lực, thẩm quyền
HĐ2: HS làm BT2 5’
(cách tiến hành tương tự BT1)
 ã Từ đồng nghĩ bổ phận là: nghĩ vụ, nhiệm vụ, trách nhiệm, phận sự.
HĐ3: HS làm BT3(7’-8’)
 - GV giao việc:
 ã Đọc lại Năm điều Bác Hồ dạy
 ã Trả lời câu hỏi a, b
- Cho HS làm việc
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét + chốt lại:
a/ Năm điều Bác Hồ dạy nói về bổn phận của thiếu nhi.
b/ Lời Bác dạy đã trở thành những quy định được nêu trong Điều 21 của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Cho HS đọc thuộc Năm điều Bác Hồ dạy
HĐ4: HS làm BT4 (10’-11’)
- GV nhắc lại yêu cầu.
H: Bài út Vịnh nói điều gì?
- Cho HS làm bài + trình bày kết quả
- GV nhận xét + khen những HS viết đoạn văn đúng nội dung, viết hay
- 1 HS đọc yêu cầu của BT, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS tra từ điển tìm nghĩa của các từ sau đó xếp từ vào 2 nhóm.
- 3 HS làm vào phiếu.
- 3 HS dán phiếu lên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu của BT3
- HS đọc lại bài Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (trang 145,146).
- HS đối chiếu so sánh Năm điều Bác Hồ dạy với các điều đã học trong bài.
- Một số HS phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu BT4
- Ca ngợi út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.
- HS viết đoạn văn.
- Một số HS đọc cho lớp nghe.
- Lớp nhận xét.
3
Củng cố, dặn dò
2’
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại vào vở. Dặn HS về nhà chuẩn bị cho tiết Luyện từ và câu sau
- HS lắng nghe.
Ngày soạn: Ngày dạy: thứ...ngày....tháng....năm 2007
Luyện từ và câu
Ôn tập về dấu câu( dấu gạch ngang) 
I. Mục tiêu, yêu cầu
1- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học ở lớp 4 về dấu gạch ngang
2- Nâng cao kĩ năng sử dụng dấu gạch ngang.
II Đồ dùng – dạy – học
	- Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu gạch ngang.
	- Bút dạ + một vài tờ giấy khổ to ghi bảng tổng kết và ba tác dụng của dấu gạch ngang.
	- 1 tờ giấy khổ to (hoặc bảng phụ) ghi những câu văn có dấu gạch ngang.
	III. Các hoạt động dạy – học
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ
4’
- Kiểm tra 3 HS
- GV nhận xét + cho điểm
- 3 HS lần lượt đọc đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về nhân vật út Vịnh
1
Giới thiệu bài
1’
 Các em đã được ôn về dấu phẩy, dấu chấm, dấu ngoặc kép. Hôm nay, các em sẽ ôn tập về dầu gạch ngang. Bài học sẽ giúp các em sử dụng dấu gạch ngang tốt hơn trong bài viết.
2
Làm BT
HĐ1: HS làm BT1
- GV giao việc:
 • Các em đọc lại 3 đoạn a, b, c.
 • Chọn câu có dấu gạch ngang xếp vào ô thích hợp
- Cho HS làm bài tập. GV phát phiếu cho 3 HS
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng.
(GV dán tờ giấy khổ to đã kẻ bảng tổng kết ba tác dụng của dấu gạch ngang.
- 1 HS đọc yêu cầu BT1 + đọc 3 đoạn a, b, c.
- 3 HS làm bài trên phiếu.
- Lớp làm vào giấy nháp hoặc vở bài tập.
- 3HS làm bài vào giấy lên dán lên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
Tác dụng của dấu gạch ngang
Ví dụ
1/ Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại:
2/ Đánh dầu phần chú thích trong câu:
3/ Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê:
Đoạn a:
 - Tất nhiên rồi
 - Mặt trăng cũng như vậy
Đoạn b: Bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi nơi Mị Nương ...con gái Vua Hùng Vương thứ 18....theo Sơn Tinh
Đoạn a:
 - Mặt trăng cũng như vậy
 Giọng công chú nhỏ dần, nhỏ dần...
Đoạn c:
Thiếu nhi tham gia công tác xã hội
- Tham gi tuyên truyền, cổ động
- Tham gia Tết trồng cây, làm vệ sinh
- Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ
HĐ2: HS làm BT2
- GV giao việc:
 • Các em đọc thầm lại mẩu chuyện.
 • Tìm các dấu gạch ngang trong bài và nêu tác dụng của các dấu gạch ngang đó.
- Cho HS làm bài. GV dán bài lên bảng tờ phiếu đã ghi mẩu chuyện vui.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
 + Dấu gạch ngang dùng để đánh dầu phần chú thích trong câu:
 • Chào bác – Em bé nói với tôi.
 • Cháu đi đâu vậy? - Tôi hỏi em
+ Dấu gạch ngang đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại: Tất cả các dấu gạch ngang còn lại.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập + đọc truyện Cái bếp lò
- 1 HS lên bảng chỉ từng dấu gạch ngang và nói luôn tác dụng của dấu gạch ngang đó.
- Lớp nhận xét
3
Củng cố, dặn dò
H: Em hãy nhắc lại ba tác dụng của dấu gạch ngang.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ ba tác dụng của dấu gạch ngang.
- 1 HS nhắc lại, lớp lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_5_chuong_trinh_ca_nam.doc