Giáo án Luyện từ và câu - Tiết 65: Mở rộng vốn từ: Lạc quan – Yêu đời

Giáo án Luyện từ và câu - Tiết 65: Mở rộng vốn từ: Lạc quan – Yêu đời

I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC:

1. Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về tinh thần lạc quan, yêu đời, trong các từ đó có từ Hán Việt.

2. Biết thêm một số tục ngữ khuyên con người luôn lạc quan, bền gan, không nản chí trong những hoàn cảnh khó khăn.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu viết sẵn các bài tập1 ,2,3

III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

 

doc 4 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 3634Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu - Tiết 65: Mở rộng vốn từ: Lạc quan – Yêu đời", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Luyện từ và câu
Tiết 65: Mở rộng vốn từ: Lạc quan – Yêu đời
i. mục tiêu tiết học: 
1. Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về tinh thần lạc quan, yêu đời, trong các từ đó có từ Hán Việt.
2. Biết thêm một số tục ngữ khuyên con người luôn lạc quan, bền gan, không nản chí trong những hoàn cảnh khó khăn.
II- Đồ dùng dạy học 
Phiếu viết sẵn các bài tập1 ,2,3
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Nói lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết học trước, làm lại BT 2.
- Một HS đặt câu có TN chỉ nguyên nhân.
+ GV đánh giá, cho điểm.
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài,nêu MĐ, YC tiết học .
2. Hướng dẫn HS làm các bài tập
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu.
GV cho HS nối với nghĩa đúng.
GV chữa, chốt kết quả đúng.
+ Tình hình đội tuyển rất lạc quan: Có triển vọng tốt đẹp.
+ Chú ấy sống rất lạc quan; Lạc quan là liều thuốc bổ: Luôn tin tưởng ở tương lai tốt đẹp.
Bài 2. GV nêu yêu cầu
GV cho HS làm theo nhóm đôi, 3 nhóm làm phiếu.
GV chữa, chốt kết quả đúng.
a) lạc quan, lạc thú.
b) lạc hậu, lạc điệu, lạc đề.
Bài 3: GV cho HS làm nhóm như BT2
GV chữa, chốt kết quả đúng.
a) quan quân
b) lạc quan
c) quan hệ, quan tâm.
 Bài 4: GV nêu yêu cầu.
Cho HS thảo luận theo nhóm 6, phát biểu
GV cho HS hiểu nghĩa đen của câu tục ngữ trước, rồi đưa ra lời khuyên.
a) Sông có khúc, người có lúc.
- Nghĩa đen: dòng sông có khúc thẳng, khúc quanh, khúc rộng, khúc hẹp,..; con người có lúc sướng, lúc khổ, lúc vui, lúc buồn.
- Lời khuyên: Gặp khó khăn là chuyện thường tình, không nên buồn phiền, nản chí.
b) Kiến tha lâu cúng đầy tổ.
- Nghĩa đen: Con kiến rất nhỏ bé, mỗi lần chỉ tha được một ít mồi, nhưng tha mãi cũng có ngày đầy tổ.
- Lời khuyên: Nhiều cái nhỏ dồn góp lại sẽ thành lớn, kiên trì và nhẫn nại ắt thành công.
C. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS nhớ các từ ngữ ở trên, HTL các tục ngữ.
+ 2HS nêu miệng .
+ 1 HS lờn bảng
+ HS đổi vở kiểm tra và nhận xét.
HS mở SGK.
-1 HS nêu.
-HS làm cá nhân, 1 HS nối vào phiếu.
-HS nhận xét
-HS nghe.
-Làm việc nhóm đôi, 3 nhóm làm phiếu.
HS nhận xét.
HS làm nhóm như BT2
-HS nghe.
-HS thảo luận theo nhóm 6, phát biểu
 Luyện từ và câu
 Tiết 66: Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu
i. mục tiêu tiết học: 
1. Hiểu tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ mục đích ( trả lời cho câu hỏi: Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Vì cái gì? )
2. Nhận biết trạng ngữ chỉ mục đích trong câu, thêm các trạng ngữ chỉ mục đích cho câu. 
II- Đồ dùng dạy học 
Bảng phụ viết sẵn các bài tập 1,2,3 (phần luyện tập).
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS chữa lại BT2,3 tiết trước
+ GV đánh giá, cho điểm.
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
GV giới thiệu và ghi tên bài.
2. Phần nhận xét
- Gọi HS nờu yờu cầu, làm bài theo nhúm đụi
*Nêu ý nghĩa của trạng ngữ trong câu. Trạng ngữ trả lời cho câu hỏi gì? 
- Cả lớp và GV nhận xét kết luận đáp án đúng. 
- Để dẹp nỗi bực mình là trạng ngữ bổ sung ý nghĩa mục đích cho câu. 
- Trạng ngữ đó trả lời cho câu hỏi: Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Vì cái gì?
3.Phần ghi nhớ:
4. Phần Luyện tập:
 Bài 1: Tìm trạng ngữ chỉ mục đích trong các câu: 
+ GV mời 3 em lên bảng gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong các câu văn 
-GV chốt lại lời giải đúng.
a) Để tiêm phòng dịch cho trẻ em, tỉnh đã cử nhiều đội y tế về các bản.
b) Vì Tổ quốc, thiếu niên sẵn sàng!
c) Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, các trường đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực.
Bài 2: Điền các từ nhờ, vì, hoặc tại vì vào chỗ trống.(Bảng phụ )
-GV chữa bài.VD
a) Để lấy nước tưới cho ruộng đồng, xã em vừa đào một con mương.
b) Vì danh dự của lớp, chúng em quyết tâm học tập và rèn luyện thật tốt.
c) Để thân thể khỏe mạnh, em phải năng tập thể dục.
Bài 3: 
- Gọi 2 HS đọc nội dung BT3.
- GV nhắc HS đọc kĩ đoạn văn, chú ý câu hỏi mở đầu mỗi đoạn để thêm đúng trạng ngữ chỉ mục đích vào câu in nghiêng, làm đoạn văn thêm mạch lạc.
- GV cho HS làm bài cá nhân, 2 HS làm bảng phụ.
- GV chữa bài, chốt kết quả đúng:
a) Để mài cho răng mòn đi, chuột gặm các đồ vật cứng.
b) Để tìm kiếm thức ăn, chúng dùng cái mũi và mồm đặc biệt đó dũi đất.
C. Củng cố, dặn dò:
Mời 1 – 2 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ của bài.
- GV nhận xét tiết học.
+ 2HS chữa.
+ HS nhận xét.
HS mở SGK
+1 HS đọc yêu cầu 1. Cả lớp đọc thầm lại.
+ Từng cặp HS trao đổi, trả lời câu hỏi.
+ 2 – 3 HS phát biểu ý kiến.
+ 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. 
+ HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ , phát biểu ý kiến.
+ 3 em lên bảng 
-HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại.
- HS làm việc cá nhân – các em viết bài ra nháp.
+ 3 – 4 HS đọc bài của mình. 
+ Cả lớp nhận xét.
-2 HS đọc.
-HS đọc thầm đoạn văn.
-HS làm bài cá nhân, 2 HS làm bảng phụ.
1 – 2 HS nhắc lại 

Tài liệu đính kèm:

  • docTu va cau.doc