Giáo án Luyện từ và câu - Từ ghép và từ láy

Giáo án Luyện từ và câu - Từ ghép và từ láy

I. MỤC TIÊU Giúp HS :

- Nắm 2 cách chính cấu tạo từ phức của Tiếng Việt.

 + Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau: Từ ghép.

 + Phối hợp những tiếng có âm hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau: Từ láy.

 - Bước đầu vận dụng kiến thức đã học để phân biệt từ ghép/ từ láy. Tìm được từ láy và từ ghép đơn giản, tập đặt câu với từ đó.

 - Giáo dục lòng yêu thích học môn Tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

 - Bảng phụ, kẻ bảng bài tập1,2

 

doc 5 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 686Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu - Từ ghép và từ láy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thú ba ngày 1 tháng 10 năm 2013
Tiết1: Luyện từ và câu
Từ ghép và từ láy
I. Mục tiêu Giúp HS : 
- Nắm 2 cách chính cấu tạo từ phức của Tiếng Việt.
 + Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau: Từ ghép.
 + Phối hợp những tiếng có âm hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau: Từ láy.
 - Bước đầu vận dụng kiến thức đã học để phân biệt từ ghép/ từ láy. Tìm được từ láy và từ ghép đơn giản, tập đặt câu với từ đó.
 - Giáo dục lòng yêu thích học môn Tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Bảng phụ, kẻ bảng bài tập1,2
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Nội dung
Giáo viên
Học sinh
1- KT BC: 3’
Từ phức khác từ đơn như thế nào? Cho ví dụ
1 HS trả lời- nhận xét.
2- Dạy bài mới: 35’
a. Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích, yêu cầu của bài
-Nghe
b- Tìm hiểu ví dụ
- Gọi học sinh đọc VD và gợí ý.
- Yêu câù thảo luận cặp đôi :
+ Từ phức là do những tiếng có nghĩa tạo thành?
+ Từ “Truyện cổ” có nghĩa là gì?
- GV: Truyện cổ là sáng tác văn học có từ thời cổ.
+ Từ phức nào do những tiếng có âm hoặc vần lặp lại nhau tạo thành.
* Kết luận:GV nêu 
-1 HS đoc, lớp đọc theo.
- Thảo luận nhóm đôi
- Truyện cổ, ông cha, đời sau, lặng im.
- Truyện: tác phẩm văn học miêu tả nhân vật hay diễn biến sự kiện. Cổ: Có từ xa xưa, lâu đời
- Thầm thì, chầm chậm. cheo leo, se sẽ.
- Học sinh nêu sự lập lại âm vần của từng từ
c- Ghi nhớ:
Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ 
 -VD? 
- 2 – 3 học sinh đọc
- nêu VD
d- Luyện tập
Bài 1.
- Gọi học sinh đọc yêu câu 
- Phát giấy, bút dạ cho học sinh. 
- Chốt lời giải đúng:
a)+Từ ghép: ghi nhớ, đền thờ, bờ bãi, tưởng nhớ.
+Từ láy: nô nức.
b) + Từ ghép: dẻo dai, vững chắc, thanh cao.
+Từ láy: cứng cáp, nhũn nhặn, mộc mạc.
-1 HS đọc yêu cầu, đọc thầm.
- Nhận đồ dùng làm bài theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
 Bài 2
- Thế nào là từ láy, từ ghép ?
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Phát bảng nhóm và bút yêu cầu HS làm bài. - Khuyến khích học sinh tra từ điển, dùng từ điển để kiểm tra.
- 2HS TL
- Đọc yêu cầu
- Hoạt động nhóm 6 để làm bài tập 2
- Trưng bày bảng nhóm, nhận xét
*KL: +a) Từ ghép: ngay thẳng, ngay thật, ngay lưng,..
+Từ láy: ngay ngắn.
b) +Từ ghép: thẳng băng, thẳng cánh, thẳng tay, thẳng cẳng, thẳng đuột, thẳng đứng, thẳng tắp, thẳng góc, thẳng tuột,
+Từ láy: thẳng thắn, thẳng thớm,..
c) +Từ ghép: chân thật, thành thật, thật lòng, thật lực, thật tâm, thật tình,
+ Từ láy: thật thà.
3. Củng cố- dặn dò: 2’
- Cho HS nhắc lại cáctừ ở BT 2
- NX giờ học,VN xem bài sau
- 2HS nêu nhắc lại 
* Bổ sung: .........................................................................................................................................
........................................................................................................................................... ......................................................................................................................................
Thứ năm ngày 3 tháng 10 năm 2013
Tiết 1: Luyện từ và câu
 Luyện tập về từ ghép và từ láy
I. Mục tiêu:
- Nhận diện được từ ghép và từ láy trong câu, đoạn văn.
- Bước đầu nắm được mô hình cấu tạo từ ghép, từ láy để nhận ra từ ghép và từ láy trong câu, trong bài.
- Biết vận dụng vào viết các đoạn văn có sử dụng từ láy, từ ghép.
II. Đồ dùng dạy- học :
- Bảng nhóm kẻ sẵn như BT 1, 2 và bút dạ
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Nội dung
Giáo viên
Học sinh
1- KTBC: 4’
- Thế nào là từ ghép ? Cho ví dụ?
- Thế nào là từ láy? Cho ví dụ?
- Hai học sinh lên bảng trả lời và ghi ví dụ.
- NX
2- Dạy bài mới : 34’
a. Giới thiệu bài:
b. Luyện tập:
-Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học, ghi bảng.
- Mở SGK (T 43).
- Ghi bài.
* Bài 1:
-Gọi HS đọc nội dung BT1.
- Yêu cầu thảo luận nhóm đôi.
- Chốt lời giả đúng: 
-+ Từ bánh trái có nghĩa tổng hợp
+ Từ bánh rán có nghĩa phân loại
- Có mấy kiểu từ ghép?
- Thế nào là từ ghép có nghĩa tổng hợp?
- Thế nào là từ ghép có nghĩa phân loại?
- 1 HS đọc
- Thảo luận cặp đôi và trả lời
- Suy nghĩ – phát biểu
- Nối tiếp nhau trả lời.
* Bài 2:
- Gọi HS đọc nội dung BT2 - đọc cả bảng phân loại.
- Phát bảng nhóm + bút dạ Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm 4 và làm bài.
- Đọc yêu cầu
- Làm việc theo nhóm 4
- Trình bày – NX – bổ sung
Đáp án:
a) Từ ghép có nghĩa phân loại: Xe điện, xe đạp, tàu hoả, đường ray, máy bay. 
b) Từ ghép có nghĩa tổng, 
* Bài 3: 
3. Củng cố, dặn dò :
hợp: ruộng đồng, làng xóm, núi non, gò đống, bãi bờ, hình dạng, màu sắc.
- Gọi HS đọc nội dung y/c 
- Lưu ý:+ Xác định từ láy.
 +Xếp các từ láy theo yêu cầu.
KL:a) Nhút nhát.
b) Lao xao, lạt xạt.
c) Rào rào, he hé.
-Từ ghép có những loại nào?
- Có mấy kiểu từ láy?
- 2 Học sinh đọc thành tiếng
- Xác định các bộ phận được lặp lại, âm đầu, vần, cả âm đầu và vần.
 - Làm vở.
- Đọc chữa bài.
-1- 2 em nêu.	
- NX tiết học.
- Bài sau:MRVT: Trung thực- Tự trọng
- Nghe.
* Bổ sung: .........................................................................................................................................
........................................................................................................................................... ......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docluyện từ và câu tuần 4.doc