Giáo án mầm non - Tuần I: Ngày tết quê em

Giáo án mầm non - Tuần I: Ngày tết quê em

Tập theo nhạc chung toàn trường.

Hô hấp: Nhún chân đưa tay từ từ lên cao, hạ xuống,kết hợp hít vào thở ra nhẹ nhàng.

Tay: Tay gập trước ngực, giơ lên cao.

Chân: Quấn cổ tay chống chân phía trước.

Bụng lườn: Đưa tay lên vai, giang ngang quay người 90 độ.

Bật: Đưa chân ra sau lấy đà nhảy đá nhẹ về phía trước.

Trò chuyện với trẻ về một số loại cây xanh.( Tên gọi, đặc điểm nổi bật, sự giống và khác nhau, lợi ích của 1 số loại cây xanh).

- Giáo dục trẻ biết yêu quý và chăm sóc cây xanh vì cây xanh đem lại cho con người không khí trong lành và thoáng mát.

 

doc 14 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 2839Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án mầm non - Tuần I: Ngày tết quê em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Kế hoạch hoạt động tuần/ ngày:
Tuần I : Ngày tết quê em.(Từ ngày 09-13/01/2012)
Thứ
Tên HĐ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Lưu ý
Thể dục sáng.
Tập theo nhạc chung toàn trường.
Hô hấp: Nhún chân đưa tay từ từ lên cao, hạ xuống,kết hợp hít vào thở ra nhẹ nhàng.
Tay: Tay gập trước ngực, giơ lên cao. 
Chân: Quấn cổ tay chống chân phía trước. 
Bụng lườn: Đưa tay lên vai, giang ngang quay người 90 độ. 
Bật: Đưa chân ra sau lấy đà nhảy đá nhẹ về phía trước.
Trò chuyện.
Trò chuyện với trẻ về một số loại cây xanh.( Tên gọi, đặc điểm nổi bật, sự giống và khác nhau, lợi ích của 1 số loại cây xanh).
- Giáo dục trẻ biết yêu quý và chăm sóc cây xanh vì cây xanh đem lại cho con người không khí trong lành và thoáng mát.
Hoạt động học
Âm nhạc:
- Hát và VĐ theo TTC: “ Sắp đến tết rồi”
- NH: Ngày tết quê em
- TC: Nghe tiếng hát tìm đồ vật.
LQVH:
Thơ : Cây đào.
 THể dục
Chạy nhanh 10m
 KPkh :
 Ngày tết quê em.
 LQVT:
Nhận biết sự khác biệt về độ lớn của 2 đối tượng.
 Tạo hình:
Vẽ thêm nhiều bánh trưng và tô mầu cho bức tranh.
Hoạt động góc.
- Các góc chơi: Góc phân vai: Gia đình trang trí nhà cửa, bán bánh kẹo Tết. Xây dựng: Xây nhà mới đón tết. Nghệ thuật: Vẽ, nặn, tô tranh về các loại hoa quả ngày tết. Thiên nhiên: Chăm sóc các loại cây trong góc thiên nhiên của bé. Học tập: Làm sách về các món ăn ngày Tết.
- Chuẩn bị tốt cho góc chơi phân vai: 
+ Đồ dùng: Bổ sung thêm các món ăn, đồ dùng,hoa quả.
+ Kỹ năng: Sắp xếp, chuẩn bị nhà cửađón tết. Nấu các món ăn ngày tết...
Góc xây dựng là trọng tâm.
Hoạt động ngoài trời.
- QS thời tiết và trang phục của mọi người.
- TCVĐ: Trồng nụ, trồng hoa.
- Chơi tự do.
- Quan sát tranh ảnh hoạt động của mọi người khi tết đến.
- TCVĐ: Gieo hạt.
- Chơi tự do.
- Vẽ phấn: Vẽ hoa quả ngày tết.
- TC: Mèo đuổi chuột.
- Chơi tự do.
- Quan sát và trò chuyện về mâm ngũ quả ngày tết .
- TC: Gieo hạt
- Chơi tự do.
- Quan sát và phát hiện mầm cây
- TC: Trồng nụ, trồng hoa.
- Chơi tự do.
Hoạt động chiều
Dạy TC mới: Ô tô chở rau về đúng bến.
- Rèn KN:
Cắt dán, vệ sinh răng miệng
- Ôn các bài hát bài thơ đã học trong chủ đề Tết và mùa xuân.
- Làm bài tập trong vở TCHT.
Biểu diễn văn nghệ và nêu gương bé ngoan.
Tên Hoạt động
Mục đích 
yêu cầu.
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Âm nhạc
Hát:Sắp đến tết rồi
Nghe:Ngày tết quê em
TC:Ai nhanh nhất
KT:
Trẻ biết tên bài hát và tên tác giả,trẻ thuộc bài hát.
KN:
Trẻ hát đúng giai điệu bài hát
TĐ:
Trẻ hứng thú với giờ học
Đàn,đĩa nghe hát
*1:ổn định tổ chức:
- Cô trò chuyện với trẻ về ngày tết Nguyên Đán
- Cô giới thiệu tên bài hát “Sắp đến tết rồi” của nhạc sĩ Hoàng Vân
*2: nội dung
 *Dạy hát:
- Cô hát mẫu lần 1:Hỏi trẻ tên bài hát,tên tác giả
- Cô hát lại lần 2: giảng nội dung bài hát và đàm thoại:
+ Sắp đến tết thì bạn nhỏ trong bài hát cảm thấy như thế nào?
+ Bạn nhỏ trong bài hát được mẹ may cho cái gì?
+ Tết đến bạn nhỏ sẽ đi chúc tết ai?
+ Các con có thích tết không?
- Cô cho cả lớp hát 2-3 lần (chú ý sửa sai cho trẻ)
- Cô gọi từng tổ,nhóm ,cá nhân lên hát
- Cô cho cả lớp hát lại 1-2 lần
*: Nghe hát: “Ngày tết quê em” 
- Cô giới thiệu tên bài hát,tên tác giả
- Cô hát lần 1:hỏi trẻ tên bài hát,tên tác giả và giảng nội dung bài hát
- Cô cho trẻ nghe đĩa bài : “Ngày tết quê em”
*:Trò chơi “Ai nhanh nhất”
- Cô giới thiệu tên trò chơi,cách chơi
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần
* 3: kết thúc 
Nhật kí:	
Tên Hoạt động
Mục đích 
yêu cầu.
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Thể dục :
Chạy nhanh 10 m.
KT:
Trẻ biết ném trúng đích thẳng đứng
KN:
Trẻ biết cách ném trúng đích thẳng đứng.Trẻ biết chơi trò chơi.
TĐ:
Trẻ hứng thú với giờ học.
Sân tập sạch sẽ. Quần áo gọn gàng phù hợp với thời tiết.
1.Khởi động: 
Cho trẻ đi thành vòn tròn, đi các kiểu chân, chạy nhanh, chạy chậm và về 3 hàng ngang.
2.Nội dung :
* Trọng động:
 a. BTPTC: Hô hấp: hít thở sâu
+ Tay: quay hai tay + Chân: đứng khuỵu gối.
+ Bụng: Cúi gập người. + Bật: bật chụm tách. 
b. VĐCB: Chạy nhanh 10m.
- Cô cho trẻ đứng thành hai hàng .
- Cô làm mẫu lần 1 không giải thích.
 - Cô làm mẫu lần 2 và phân tích: Khi có hiệu lệnh “ Chuẩn bị” cô đứng trước vạch chuẩn chân trước chân sau người cúi xuống. Khi có hiệu lệnh “ Chạy" Cô nhổm người dậy chạy nhanh về phía trước ( Chạy nhanh 10m).
- Mời 2 trẻ lên thực hiện. cả lớp quan sát và nhận xét.
- Cô cho trẻ lần lượt thực hiện. mỗi lần 2 trẻ.
 Lần 2 cho thi đua giữa 2 tổ, mỗi lần 2 bạn xem bạn nào chạy nhanh nhất
 * C:TC: Đập và bắt bóng bằng 2 tay.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi của trò chơi rồi tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
*3: Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân tập 
- 
Nhật kí:	
Tên Hoạt động
Mục đích 
yêu cầu.
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Thơ
Cây đào.
KT:
Trẻ nhớ tên bài thơ,tên tác giả và hiểu nội dung bài thơ
KN:
Trẻ thuộc bài thơ và trả lời được các câu hỏi của cô
TĐ:
Trẻ hứng thú với giờ học.
Tranh thơ minh hoạ
*1:ổn định tổ chức:
- Cô cho cả lớp hát bài hát “Sắp đến tết rồi”
 - Cô giới thiệu bài thơ “Cây đào” 
*2:Nội dung:
- Cô đọc diễn cảm lần 1:hỏi trẻ tên bài thơ,tên tác giả.
- Cô đọc diễn cảm lần 2:hỏi trẻ tên bài thơ,tên tác giả. Giảng nội dung bài thơ và đàm thoại:
+ cây đào được trồng ở đâu 
- Bông đào như thế nào ? 
- Các bạn nhỏ chỉ mong điều gì ?
- Cô cho cả lớp đọc 2-3 lần
- Cô cho trẻ đọc thi đua theo tổ,nhóm,cá nhân(cô chú ý sửa sai cho trẻ)
- Cô cho cả lớp đọc lại 1-2 lần.
* 3 :Kết thúc:
- Cô cho trẻ chuyển sang hoạt động khác.
Nhật kí:	
Tên Hoạt động
Mục đích 
yêu cầu.
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Toán
Nhận biết sự khác biệt về độ lớn của 2 đối tượng. Sử dụng đúng từ 
To hơn – Nhỏ hơn.
KT: Trẻ nhận biết được sự khác biệt về độ lớn của 2 đối tượng.
- Biết tên gọi một số loại quả.
KN:
Trẻ phân biệt được To hơn – Nhỏ hơn.
Biết sử dụng đúng từ To hơn – Nhỏ hơn.
TĐ:
Trẻ hứng thú với giờ học
Mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng có Quả bưởi và quả táo.
CáI cân.
*1:ổn định tổ chức:
- Cô cho cả lớp chơi TC “ Gieo hạt”.
*2:Nội dung:
- Ôn nhận biết To hơn – Nhỏ hơn.
+ ChơI TC: Thi lấy quả .( Chia trẻ làm 2 đội : Đội 1 lấy quả to, đội 2 lấy quả nhỏ. đội nào lấy đúng và nhiều hơn đội đó sẽ chiến thắng.).
- Dạy phân biệt To hơn – Nhỏ hơn.
- Cô thấy lớp chúng mình chơi rất giỏi,bây giờ cô sẽ thưởng cho mỗi bạn 1 rổ đồ dùng nha!
+ Trong rổ các con có gì?(Quả bưởi và quả táo).
Cho trẻ so sánh và nhận xét quả bưởi và quả táo. Quả nào to hơn quả nào nhỏ hơn? Tại sao con biết?
( Để lần lượt tong quả lên cân). Cho trẻ nhận xét kết quả cân của 2 quả.
*Trò chơi “Thi nói nhanh” . Khi cô nói tên quả trẻ nói to hơn – nhỏ hơn và ngược lại.
- * TC “Ghép quả”
 Chia trẻ làm 4 đội. (2 đội ghép quả to, 2 đội ghép quả nhỏ). Cho trẻ nhận xét kết quả sau khi chơi.
*3 Kết thúc: Cô nhận xét giờ học.
Nhật kí:	
	..
Tên Hoạt động
Mục đích 
yêu cầu.
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Tạo hình
Vẽ nhiều bánh trưng và tô mầu cho bức tranh.
KT:
Trẻ biết dùng bút tô mầu và vẽ thêm bánh trưng 
KN:
Rèn kỹ năng vẽ và tô mầu TĐ:
Trẻ hứng thú học bài
Tranh ,của cô 
- bút mầu 
,vở vẽ 
- bàn ghế 
*1:ổn định tổ chức:
- Cô và trẻ hát bài sắp đến tết rồi và trò chuyện cùng trẻ 
*2:Nội dung:
- Cô đưa tranh mẫủ ra :
+ Cô có bức tranh gì đây?
+ Trên cái bàn này có gì ?
- Bánh trưng thường có ở ngày lễ nào ?
- ở trên bàn có mấy cáI bánh trưng cho trẻ đếm và vẽ thêm bánh trưng . Cô hướng dẫn trẻ cách tô mầu.
- Cô cho trẻ thực hiện 
- Trẻ thực hiện cô chú ý bao quát sửa sai cho trẻ ..
- Trẻ làm xong Cô cho trẻ đem sản phẩm lên trưng bày
-Cô cho trẻ nhận xét bài của bạn và bài của mình.
-Cô động viên những trẻ làm chưa xong,khen những trẻ làm xong và làm đẹp.
* 3 Kết thúc : Cô nhận xét giờ học. 
Nhật kí:	
Tên Hoạt động
Mục đích 
yêu cầu.
Chuẩn bị
Cách tiến hành
)
Khám phá
KP về ngày tết Nguyên Đán
KT:
Trẻ biết được ý nghĩa của ngày tết Nguyên Đán,biết được những đặc điểm của ngày têt.
KN:
Trẻ trả lời được câu hỏi của cô
TĐ:
Trẻ hứng thú học bài
Tranh ảnh về ngày tết
*1:ổn định tổ chức:
- Cô cho cả lớp đọc bài thơ “Tết đang vào nhà”
*2:Nội dung:
- Cô cho trẻ về các nhóm quan sát tranh và cùng trò chuyện về nội dung của từng bức tranh. 
+ Tranh vẽ về cảnh gì? Những người trong trang đang làm gì?
+ Để chuẩn bị đón tết thì mọi người còn làm gì nữa?
+ Cho trẻ nói cảm nhận về tết?
- Giới thiệu với trẻ: Tết nguyên Đán là ngày tết cổ truyền của DT VN, ngày Tết là ngày hội vui đầu năm và cũng là ngày hội lớn nhất để chào đón một năm mới bắt đầu. Tết là dịp để mọi người trong gia đình xum họp quây quần bên nhau. 
+ Để chuẩn bị cho ngày tết con và mọi người trong gia đình đã làm những công việc gì để chuẩn bị cho ngày tết?
+ Tết đến nhà con thường đi chúc tết ai? Chúc như thế nào? 
+ Tết có những món ăn gì đặc trưng nhất? 
+ Con có được mọi người mừng tuổi không?...
- Cô gợi ý và GD trẻ: Dọn dẹp và tranh trí nhà cửa, mua sắm và chuẩn bị đồ ăn, chuẩn bị đồ làm bánh trưng.Cô dạy trẻ một số câu chúc tết đơn giản. Và GD trẻ giữ nếp truyền thống chúc tết, ăn uống VS, điều độ.
 * Trò chơi: . “ Chuyển quả”
- Trẻ đứng vừa hát vừa chuyển quả. Khi bài hát kết thúc đến chỗ trẻ nào trẻ đó phải kể tên một món ăn của ngày tết ở nhà mà trẻ biết.
TC:. “ Vẽ hoa và tô màu cho bức tranh ngày tết". Cô cho trẻ thực hiện.
3. Kết thúc: 
- Cô cho cả lớp hát bài hát “Sắp đến tết rồi”
- Cô cho trẻ chuyển sang hoạt động khác.
Nhật kí:	
Tổ chức thực hiện mở chủ đề bé vui đón tết .
Thời gian : thứ 2 ngày 09/01/2012.
Giáo viên thực hiện : Dương thị phương lan.
1. Mở chủ đề: 
- Tết và mùa xuân luôn là chủ đề hấp dẫn được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. 
- Đặc biệt là trẻ nhỏ,để trẻ hiểu được ý nghĩa của Tết và mùa xuân thì giáo viên cần đưa vào chương trình học những kiến thức có liên quan tới chủ đề Tết và mùa xuân để trẻ tìm hiểu và khám phá.
- Cho trẻ quan sát tranh ảnh về một số lễ hội khác nhau có trong ngày tết.
- Trò chuyện với trẻ về :
+ Ngày tết truyền thống và các lễ hội có trong ngày tết.
+ Mùa xuân mang lại cho con người và cây cối điều gì?
+ Khí hậu và thời tiết của mùa xuân ntn ?
+ Hoa của mùa xuân như thế nào?
- Muốn biết rõ hơn về những điều trên cô và các con sẽ cùng tìm hiểu chủ đề " Tết và mùa xuân " ở chủ đề này cô và các con sẽ cùng nhau khám phá trong 2 tuần . Từ ngày 09-20/01/2012.
2. Khám phá chủ đề.
- Tuần 1 : Ngày tết quê em. ( Từ ngày 09-13/01/2012)
- Tuần 2: Mùa xuân đến rồi. ( Từ ngày 16-20/01/2012)
3 . Chuẩn bị :
* Đối với giáo viên :
- Đồ dùng : Sưu tầm tranh ảnh , băng đĩa về các các ngày lễ hội và mùa xuân.
- Trò chơi vận động : Gieo hạt nảy mầm, 
- Trò chơi học tập : Nối và tô màu các loại quả.
- Trò chơi dân gian.: Bắt cua bỏ giỏ, Thả đỉa ba ba....Trồng nụ trồng hoa, 
- Các câu truyện, bài thơ, đồng dao, ca dao trong chủ điểm.
- Sưu tầm một số nguyên vật liệu trang trí lớp theo chủ điểm Tết và mùa xuân để cho trẻ hoạt động.
* Đối với trẻ :
- Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động.
- Trẻ ham thích được tìm hiểu và khám phá về ngày tết truyền thống và mùa xuân.
- Trẻ thích được đến trường đến lớp.
* Đối với phụ huynh :
-Phối hợp cùng giáo viên sưu tầm các tranh ảnh , hoạ báo, mô hình về Tết và mùa xuân( vườn hoa , vườn cây ăn quả...). 
- Cùng giáo viên rèn luyện thêm kiến thức cho các cháu ở nhà cũng như ở trường để khi tham gia vào các hoạt động trẻ mạnh dạn tự tin không còn bỡ ngỡ.
đóng chủ đề: bé vui đón tết .
Thời gian : Thứ 6 ngày 20/01/2012.
Chuẩn bị: 
Đối với giáo viên:
Chuẩn bị không gian lớp học sạch sẽ, thoáng mát, trang trí lớp học đa dạng theo chủ đề tạo không khí thoải mái cho trẻ
Lên kế hoạch đóng chủ đề khoa học
Hướng dẫn cho trẻ nghỉ học làm bù bài để theo kịp các bạn
Vận động phụ huynh ủng hộ học liệu cho chủ đề sau chủ đề Bé với phương tiện giao thông.
Đối với trẻ:
Hoàn thiện bài vở theo sự hướng dẫn của cô
Chuẩn bị tâm tư thế mạnh dạn, tự tin để biểu diễn, giới thiệu sản phẩm của mình
Đối với phụ huynh:
Kết hợp cùng cô giáo rèn luyện thêm cho các cháu khi ở nhà cũng như ở trường
ủng hộ thêm học liệu phục vụ cho trẻ trong chủ đề tới.
Tạo tâm thế cho trẻ vui thích đến trường.
Tiến hành:
Cô cho trẻ lên cùng cô trưng bày sản phẩm trẻ đã làm được trong chủ điểm: Vẽ thêm nhiều bánh trưng và tô mầu bức tranh. Xé dán cây to. Dán mâm ngũ quả ngày tết...
Cô tổ chức, hướng dẫn trẻ biểu diễn văn nghệ, các bài hát: Màu hoa, Quả, Sắp đến tết rồi, Cùng múa hát mừng xuân....
 Các bài thơ: Quả , Hoa kết trái ,Cây đào, Mùa xuân, Tết đang vào nhà...
 - Nghe truyện: Sự tích bánh trưng bánh dày , Sự tích hoa hồng....
- Cô tổ chức lại một số trò chơi dưới hình thức phát triển các vận động cho trẻ: Bật xa, đập và bắt bóng, Chạy nhanh 10m, Ném trúng đích thẳng đứng, Bật liên tục qua các vòng.....
 Kết thúc.
Đánh giá cuối chủ đề
Bé vui đón tết .
(Tổng sĩ số nhóm: 25 trẻ)
Nội Dung
Tỉ lệ đạt
tỉ lệ chưa đạt
Lí do chưa đạt
1. Mục tiêu
Phát triển nhận thức
23Trẻ = 92 %
2Trẻ = 8%
Trẻ chưa biết cách tìm hiểu theo yêu cầu của cô đưa ra.
Phát triển thể chất
23 Trẻ = 92 %
2Trẻ = 8 %
Một số trẻ sức khoẻ không được tốt nên vẫn ở kênh thấp còi.
Thường xuyên nhắc nhở những trẻ hay nghịch và khó ngủ.
Phát triển ngôn ngữ
22 Trẻ = 88 %
3 Trẻ = 12 %
Một số trẻ còn nói ngọng như: cháu Mai Anh, Vinh, An...
Phát triển thẩm mĩ
21Trẻ = 84 %
4 Trẻ = 16 %
Vẫn còn những cháu chưa hoàn thành tốt bài tô màu và dán tranh của mình.( Oanh, Vy, Vinh, Nam).
Phát triển tình cảm xã hội.
22Trẻ = 88 %
3 Trẻ = 12 %
Trẻ chưa biết yêu quý và chăm sóc những các loại cây, hoa , chưa biết thể hiện tình cảm với những người xung quanh mình.
2. Nội dung
Phát triển nhận thức
22 Trẻ = 88%
3 Trẻ = 12%
Một số trẻ chưa hiểu được ý nghĩa của ngày tết truyền thống.
Phát triển thể chất
23Trẻ = 92 %
2 Trẻ = 8 %
 Vì thể trạng trẻ phát triển chưa tốt nên vận động chưa được linh hoạt và nhanh nhẹn. Có một số cháu vẫn ở vẫn ở kênh sdd .
Phát triển ngôn ngữ
22Trẻ = 88%
3 Trẻ = 12 % 
Một số trẻ còn chưa quen khi gọi tên các ngày lễ hội. Chưa gọi đúng tên một số loài hoa.
Phát triển thẩm mĩ
22Trẻ = 88 %
3 Trẻ = 12 %
Có cháu chưa tập trung chú ý khi cô hướng dẫn như Giang, Vinh , Oanh... vì thế mà cách tô màu và dán hình của các cháu còn chưa được đẹp.
Phát triển tình cảm xã hội.
22Trẻ = 88 %
3 Trẻ = 12 %
Một số trẻ còn chưa có ý thức giữ gìn đồ dùng , đồ chơi do thói quen ở nhà.
3. Các hoạt động
Hoạt động học
21 Trẻ= 84 % 
4 Trẻ = 16 %
Giờ hoạt động một số trẻ vẫn chưa chú ý tập trung nên còn bỡ ngỡ nhiều.
Hoạt động góc
20 Trẻ = 80 % 
5 Trẻ = 20% 
Có nhiều trẻ chơi ở các góc chưa nghiêm túc , không thực hiện đúng nội quy, quy định của góc chơi vẫn chạy lung tung từ góc này sang góc khác. Thường xuyên thay đổi các góc chơi cho trẻ để rèn kỹ năng , tư duy sáng tạo và ý thức trách nhiệm của trẻ.
Hoạt động ngoài trời
21Trẻ = 84 %
4 Trẻ = 16 %
Trẻ chưa chú ý quan sát kỹ để đưa ra những lời nhận xét đúng về những điều mình quan sát.
Những vấn đề cần lưu ý khác: 
1. Về sức khoẻ: Đối với các cháu hay ốm, ăn ngủ kém cô giáo cần trao đổi với phụ huynh cùng kết hợp với cô trong vấn đề dinh dưỡng giúp các cháu có đủ sức khoẻ, tăng sức đề kháng để các cháu học tập có kết quả hơn.
- Thời tiết đang chuyển giao giữa mùa xuân và mùa hạ nên rất dễ bị mắc một số bệnh như: Viêm nhiễm đường hô hấp , ho, sốt, cảm cúm.... Cô giáo cần kết hợp với phụ huynh đảm bảo về vệ sinh, trang phục cho các cháu để đề phòng bệnh, dịch.
- Cô giáo cần tuyên truyền tốt với phụ huynh các dịch bệnh thường gặp để tránh cho các cháu không mắc phải.
2. Những vấn đề về chuẩn bị học liệu phương tiện, lao động tự phục vụ của trẻ.
- Cô giáo cần sưu tầm thêm nhiều giấy báo, họa báo và các loại tranh ảnh về chủ điểm cho trẻ xem và hoạt động .
- Có kế hoạch rèn kĩ năng chơi cho trẻ ở các góc. 
- Thời tiết đang giao mùa nên chú ý trang phục cho các cháu ,để các cháu không bị ảnh hưởng của thời tiết.
- Cho trẻ tham gia các hoạt động nhiều hơn nữa.
Đánh giá của ban giám hiệu :

Tài liệu đính kèm:

  • docmua xuan.doc