Giáo án Mĩ thuật Lớp 4 - Chương trình học kỳ II - Năm học 2011-2012

Giáo án Mĩ thuật Lớp 4 - Chương trình học kỳ II - Năm học 2011-2012

I. MỤC TIÊU

- HS biết sơ lược về nguồn gốc tranh dân gian Việt Nam và ý nghĩa, vai trò của tranh dân gian trong đời sống xã hội.

- HS tập nhận xét để hiểu vẻ đẹp và giá trị nghệ thuật của tranh dân gian Việt Nam thông qua nội dung và hình thức thể hiện.

- HS yêu quý, có ý thức giữ gìn nghệ thuật dân tộc.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

GV: - Một số tranh dân gian, chủ yếu là hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống.

HS : - Sưu tầm thêm tranh dân gian (nếu có điều kiện)

 - Giấy vẽ, SGK 4, vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy, màu sáp màu.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp

 

doc 24 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 14/01/2022 Lượt xem 415Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 4 - Chương trình học kỳ II - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Thứ ngày tháng năm 2012
Mĩ thuật: Bài 19 
Thường thức mĩ thuật: Xem tranh dân gian việt nam
I. Mục tiêu
- HS biết sơ lược về nguồn gốc tranh dân gian Việt Nam và ý nghĩa, vai trò của tranh dân gian trong đời sống xã hội.
- HS tập nhận xét để hiểu vẻ đẹp và giá trị nghệ thuật của tranh dân gian Việt Nam thông qua nội dung và hình thức thể hiện.
- HS yêu quý, có ý thức giữ gìn nghệ thuật dân tộc. 
II.Đồ dùng dạy học : 
GV: - Một số tranh dân gian, chủ yếu là hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống.
HS : - Sưu tầm thêm tranh dân gian (nếu có điều kiện) 
 - Giấy vẽ, SGK 4, vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy, màu sáp màu.
III. Hoạt động dạy – học
1. ổn định tổ chức lớp 
Tiết 
Lớp 
4C
4B
4A
4B
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra xen kẽ trong giờ dạy 
3. Bài mới 
- GV giới thiệu bài mới 
- GV ghi bảng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1.Giới thiệu về tranh dân gian 
- GV giới thiệu tranh dân gian:
+ Tranh dân gian đã có từ lâu, là một trong những di sản quý báu của mĩ thuật Việt Nam. Trong đó, tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh) và Hàng Trống (Hà Nội) là hai dòng tranh tiêu biểu.
+ Tranh dân gian còn được gọi là tranh gì?, vì sao?
(tranh dân gian còn gọi là tranh tết vì tranh dân gian thường thể hiện những ước mơ về cuộc sốn no đủ ,đầm ấm ,hạnh phúc .....)
+ Tranh xuất hiện từ khi nào?
(Từ rất lâu,được truyền lại từ đời này sang đời khác)
+ Nổi bật nhất trong các dòng tranh dân gian VN là những tranh nào?( Tranh Đông Hồ)
+ Đề tài của tranh dân gian.
- GV nhận xét và tóm tắt chung. SGV – Tr. 65
* Hoạt động 2.Hướng dẫn xem tranh 
- GV chia lớp thành bốn nhóm.
+Tranh Lí Ngư Vọng Nguyệt có những hình ảnh nào? 
+Tranh Cá chép có những hình ảnh nào? 
+ Hình ảnh nào là chính ở hai bức tranh ? 
+ Hình ảnh phụ của hai bức tranh được vẽ ở đâu? 
+ Hai bức tranh có gì giống nhau, khác nhau?
- GV yêu cầu các nhóm đại diện trình bày ý kiến của mình. 
- GV nhận xét các ý kiến, trình bày của các nhóm.
* Hoạt động 3.Nhận xét,đánh giá.
- GV nhận xét tiết học và khen ngợi những HS có nhiều ý kiến xây dựng bài:
+ GV tổ chức các trò chơi cho HS :
- Các nhóm vẽ màu vào hình vẽ nét tranh dân gian trên khổ giấy A3, có thể chọn các tranh: Đấu vật, cá chép, Lí Ngư V...) 
+ HS quan sát tranh.
* HS làm việc theo nhóm (4 nhóm)
+ Các nhóm hỏi lẫn nhau theo sự hướng dẫn của GV.
+ HS quan sát tranh và trả lời.
+ S G V – tr.66
- Các nhóm đại diện trình bày ý kiến của mình. 
4. Dặn dò: 
 - Sưu tầm tranh ảnh về lễ hội Việt Nam.
 .
Tuần 20
Thứ ngày tháng năm 2012
Mĩ thuật:Bài 20
Vẽ tranh: Đề tài Ngày hội quê em
I. Mục tiêu
- HS hiểu biết sơ lược về những ngày lễ truyền thống của quê hương.
- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài ngày hội ở quê em theo ý thích.
- HS thêm yêu quê hương, đất nước qua các hoạt động lễ hội mang bản sắc dân tộc Việt Nam. 
II.Đồ dùng dạy học : 
GV: - Một số tranh, ảnh về các hoạt động lễ hội truyền thống.
 - Một số tranh vẽ của họa sĩ và của học sinh về lễ hội truyền thống.
HS : - Tranh, ảnh về đề tài lễ hội- Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy,màu sáp .
III. Hoạt động dạy – học
1. ổn định tổ chức lớp 
Tiết 
Lớp 
4C
4B
4A
4B
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra xen kẽ trong giờ dạy 
3. Bài mới 
- GV giới thiệu bài mới 
- GV ghi bảng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1.Tìm, chọn nội dung đề tài
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi 
+ Những hoạt động đang diễn ra trong tranh?
+ Không khí của lễ hội?
+ Trang phục?
+ Kể tên một số lễ hội khác mà em biết? 
- GV nhận xét chung.
* Hoạt động 2.Cách vẽ tranh:
+ Chọn 1 ngày hội ở quê hương mà em thích để vẽ.
+ Vẽ phác hình ảnh chính,
+ Vẽ phác hình ảnh phụ.
+ Vẽ chi tiết
+ Vẽ màu tự chọn.
- Có thể vẽ một hoặc nhiều hoạt động của lễ hội.
- GV cho HS xem một vài tranh về ngày hội của họa sĩ, HS các lớp trước để các em học tập cách vẽ. 
* Hoạt động 3.Thực hành: 
- GV hướng dẫn HS :
- Yêu cầu chủ yếu với HS là vẽ được những hình ảnh của ngày hội.
- Vẽ hình người, cảnh vật sao cho thuận mắt, vẽ được các dáng hoạt động.
- Khuyến khích HS vẽ màu rực rỡ.
* Hoạt động 4.Nhận xét,đánh giá.
- GV tổ chức cho HS nhận xét một số bài vẽ tiêu biểu, đánh giá về: chủ đề, bố cục, hình vẽ, màu sắc và xếp loại theo ý thích.
- GV bổ sung, cùng HS xếp loại và khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp. 
+ HS quan sát tranh và trả lời:
+ Các nhóm hỏi lẫn nhau theo sự hướng dẫn của GV.
- Vẽ về ngày hội quê mình: Lễ đâm trâu (ở Tây Nguyên); Đua thuyền (của đồng bào Khơ - Me); Hát quan họ (ở Bắc Ninh), Chọi trâu (ở Đồ Sơn, Hải Phòng), ...
- Chọn màu thể hiện được không khí vui tươi của ngày hội.
- HS làm vào vở tập vẽ
- HS nhận xét bài 
- HS lắng nghe GV nhận xét 
4. Dặn dò: 
 - Quan sát các đồ vật dạng hình tròn có trang trí. 
..........................................................................................................................
Tuần 21
Thứ ngày tháng năm 2012
Mĩ thuật:Bài 21
Vẽ trang trí: Trang trí hình tròn
I. Mục tiêu
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí hình tròn và sự ứng dụng trong cuộc sống.
- HS biết cách sắp xếp họa tiết và trang trí được hình tròn theo ý thích.
- HS có ý thức làm đẹp trong học tập và cuộc sống. 
II.Đồ dùng dạy học : 
GV: - Một số đồ vật được trang trí có dạng hình tròn: cái đĩa, khay tròn, ...
 - Một số bài vẽ trang trí hình tròn của học sinh các lớp trước. 
HS : - Bài trang trí- Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy,màu sáp.
III. Hoạt động dạy – học
1. ổn định tổ chức lớp 
Tiết 
Lớp 
4C
4B
4A
4B
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra xen kẽ trong giờ dạy 
3. Bài mới 
- GV giới thiệu bài mới 
- GV ghi bảng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1.Quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu một số đồ vật đã chuẩn bị:
- GV cho HS quan sát một số bài trang trí hình tròn: 
 + Tên đồ vật?
 + Hoạ tiết dùng để trang trí?
 + Cách sắp xếp hoạ tiết?
+ Vị trí của mảng chính và mảng phụ?
+ Màu sắc của những hoạ tiết giống nhau?
+ Trang trí vào đồ vật nhằm mục đích gì?
+ Kể tên một số đồ vật dạng hình tròn có trang trí mà em biết?
 GV nhận xét chung.
* Hoạt động 2. Cách trang trí hình tròn
- GV vẽ minh họa lên bảng theo các bước sau:
+ Vẽ một hình tròn (vẽ bằng compa sao cho vừa phải, cân đối với tờ giấy).
+ Kẻ các đường trục (bằng bút chì, mờ).
+ Vẽ các hình mảng chính, phụ.
+ Chọn các họa tiết thích hợp vẽ vào mảng chính.
+ Tìm các họa tiết vẽ ở các mảng phụ sao cho phong phú, vui mắt và hài hòa với họa tiết ở mảng chính.
+ Vẽ màu ở họa tiết chính trước, họa tiết phụ sau rồi vẽ màu nềnsao cho nổi bật họa tiết chính
- GV cho HS xem thêm một số bài trang trí hình tròn của HS các lớp trước. 
* Hoạt động 3.Thực hành: 
- GV nêu yêu cầu bài tập 
- GV gợi ý,giúp đỡ HS và nhắc lại các bước vừa vẽ ở trên 
+ Vẽ hình tròn và kẻ trục 
+ Vẽ các hình mảng chính, phụ cho cân đối,.
+ Tìm họa tiết vẽ vào .
+ Tìm và vẽ màu theo ý thích (có đậm có nhạt cho rõ trọng tâm).
* Hoạt động 4.Nhận xét,đánh giá.
- GV gợi ý HS nhận xét và đánh giá một số bài vẽ về bố cục, hình vẽ và màu sắc.
- HS xếp loại bài theo ý thích. 
- GV nhận xét và chấm điểm 
- GV nhận xét chung tiết học 
+ HS quan sát tranh và trả lời:
+Cái đĩa, khay tròn
+ Hoa ,lá ,con vật 
+ Sắp xếp họa tiết có đối xứng qua trục 
+ Họa tiết chính nằm ở giữa trọng tâm thường to hơn họa tiết phụ ,họa tiết phụ nằm ở 4 góc .
+ Không vì chỉ có mảng chính và mảng phụ màu sắc khác nhau .
+ Phục vụ cuộc sống hàng ngày
+Khăn trải bàn, gạch hoa, bát đĩa... 
- HS quan sát GV vẽ mẫu 
- HS quan sát để tham khảo 
 HS làm bài:
- HS nhận xét bài 
- HS xếp loại 
- HS theo dõi 
4. Dặn dò: 
 - Quan sát hình dáng, màu sắc của một số loại ca và quả. 
...............................................................................................................................
Tuần 22
Thứ ngày tháng năm 2012
Mĩ thuật:Bài 22
Vẽ theo mẫu: vẽ cái ca và quả
I. Mục tiêu
- HS biết cấu tạo của các vật mẫu.
- HS biết bố cục bài vẽ sao hợp lý, biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu, biết vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen hoặc vẽ màu.
- HS quan tâm, yêu quý mọi vật xung quanh. 
II.Đồ dùng dạy học : 
GV: - Mẫu vẽ 
 - Bài vẽ của học sinh các lớp trước, tranh tĩnh vật của họa sĩ. 
HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy,màu sáp .
III. Hoạt động dạy – học
1. ổn định tổ chức lớp 
Tiết 
Lớp 
4C
4B
4A
4B
2. Kiểm tra bài cũ
- Chấm điểm một số bài của HS hôm trước chưa hoàn thành 
3. Bài mới 
- GV giới thiệu bài mới 
- GV ghi bảng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1.Quan sát, nhận xét: 
- GV giới thiệu mẫu và gợi ý HS quan sát nhận xét:
+ Hình dáng, vị trí của cái ca và quả?
+ Màu sắc và độ đậm nhạt của mẫu?
- GV nhận xét chung. 
* Hoạt động 2.Cách vẽ 
- GV hướng dẫn HS cách vẽ theo các bước sau :
- Quan sát mẫu tuỳ theo hình dáng của ca và quả mà bố cục dọc hoặc ngang giấy.
- Phác khung hình chung của mẫu sau đó phác khung hình riêng của từng vật mẫu.
- Tìm tỉ lệ bộ phận; vẽ phác nét chính.
- Vẽ nét chi tiết cho giống với hình mẫu.
- Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu.
- GV cho xem bài vẽ theo mẫu cái ca và quả của lớp trước để HS học tập cách vẽ.
* Hoạt động 3.Thực hành: 
- GV yêu cầu học sinh:
- GV nhắc lại các bước vẽ :
+ Quan sát mẫu, ước lượng tỉ lệ giữa chiều cao với chiều ngang của mẫu để vẽ khung hình.
+ ước lượng chiều cao, chiều rộng của cái ca và quả.
+ Phác nét, vẽ hình cho giống mẫu. 
* Hoạt động 4.Nhận xét,đánh giá.
- GV gợi ý HS nhận xét một số bài vẽ về:
+ Bố cục, 
+ Tỉ lệ, và hình vẽ. 
- HS tham gia đánh giá và xếp loại. 
+ HS quan sát tranh và trả lời:
- HS quan sát GV vẽ mẫu lên bảng 
- HS quan sát 
- HS làm bài 
- HS chú ý lắng nghe và tham gia nhận xét bài
4. Dặn dò: Quan sát các dáng người khi hoạt động.
.....
Tuần 23
Thứ ngày tháng năm 2012
Mĩ thuật:Bài 23
Tập nặn tạo dáng: tập Nặn dáng người
I. Mục tiêu
- HS nhận biết được các bộ phận chính và các động tác của con người khi hoạt động.
- HS làm quen với hình khối điêu khắc (tượng tròn) và tập nặn được một dáng người đơn giản theo ý thích
- HS quan tâm tìm hiểu các hoạt động của con người. 
II.Đồ dùng dạy học : 
GV: - Sưu tầm tranh, ảnh về các dáng người
 - Bài tập nặn của học sinh các lớp trước
 - Chuẩn bị đất nặn.
HS : - Tranh, ảnh về các dáng người 
 - Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy,màu sáp .
III. Hoạt động dạy – học
1. ổn địn ... ...................................................................................
Tuần 31
Thứ ngày tháng năm 2012
Mĩ thuật:Bài 31: 
Vẽ theo mẫu: Mẫu có dạng hình trụ và hình cầu
I. Mục tiêu
- HS hiểu cấu tạo và đặc điểm của mẫu có dạng hình trụ và hình cầu.
- HS biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu.
- HS ham thích tìm hiểu các vật xung quanh. 
II.Đồ dùng dạy học : 
GV: - Mẫu vẽ
 - Bài tập vẽ của học sinh các lớp trước.
HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy, màu sáp .
III. Hoạt động dạy – học
1. ổn định tổ chức lớp 
Tiết 
Lớp 
4C
4B
4A
4B
2. Kiểm tra bài cũ
 - Chấm một số bài tuần trước chưa chấm kịp
 - Kiểm tra sự đồ dùng của HS.
3. Bài mới 
- GV giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
*Hoạt động 1.Quan sát, nhận xét: 
- GV bày mẫu và gợi ý HS nhận xét:
 + Tên từng vật mẫu và hình dáng của chúng? 
+ Vị trí của từng mẫu? 
+ So sánh tỉ lệ của 2 mẫu?
+ Độ đậm nhạt của mẫu?
- GV bổ sung và nhận xét chung.
*Hoạt động 2.Cách vẽ
- GV hướng dẫn HS cách vẽ trên bảng:
+ ước lượng chiều cao, chiều ngang để vẽ phác khung hình chung cho cân đối với khổ giấy. 
+ Vẽ phác khung hình riêng của từng vật mẫu.
+ Nhìn mẫu, vẽ các nét chính.
+ Vẽ nét chi tiết. 
+ Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu.
- GV giới thiệu một số bài vẽ của HS các lớp trước cho các em tham khảo. 
*Hoạt động 3.Thực hành: 
GV hướng dẫn HS :
- GV gợi ý HS về cách ước lượng tỉ lệ chung, tỉ lệ từng vật mẫu, cách vẽ hình.
*Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá.
- GV gợi ý HS nhận xét một số bài đã hoàn thành về: 
 + Bố cục. 
 + Hình vẽ 
- HS nhận xét và xếp loại theo ý mình. 
+ HS quan sát tranh và trả lời:
+ Hình trụ và hình cầu.
+ Hình trụ đứng trước hình cầu.
+ Hình cầu to hơn hình trụ.
- HS nghe
- HS quan sát GV hướng dẫn 
- HS tham khảo bài vẽ 
+ HS thực hành.
- HS nhìn mẫu, vẽ theo hướng dẫn ở phần trên.
HS nhận xét một số bài đã hoàn thành về: + Bố cục. 
 + Hình vẽ 
HS xếp loại theo ý mình. 
4. Dặn dò: 
- Quan sát và nhận xét một số đồ vật trong gia đình về hình dáng, cấu trúc của chúng (cái ấm, cái phích, ...)
- Quan sát chậu cảnh (hình dáng và cách trang trí)
.
Tuần 32
Thứ ngày tháng năm 2012
Mĩ thuật:Bài 32: 
Vẽ trang trí: Tạo dáng và trang trí chậu cảnh 
I. Mục tiêu
- HS thấy được vẻ đẹp của chậu cảnh .
- HS biết cách tạo dáng và trang trí được chậu cảnh theo ý thích.
- HS có ý thức bảo vệ và chăm sóc cây cảnh.
II.Đồ dùng dạy học : 
GV: - ảnh một số loại chậu cảnh đẹp; ảnh chậu cảnh và cây cảnh.
 - Bài vẽ của HS các lớp trước.
HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy, màu sáp .
III. Hoạt động dạy – học
1. ổn định tổ chức lớp 
Tiết 
Lớp 
4C
4B
4A
4B
2. Kiểm tra bài cũ
 - Chấm một số bài tuần trước chưa chấm kịp
 - Kiểm tra sự đồ dùng của HS.
3. Bài mới 
 GV giới thiệu một vài hình ảnh chậu và cây cảnh hoặc yêu cầu HS quan sát chậu, cây cảnh ở trường để các em thấy chậu cảnh làm cho cây cảnh thêm đẹp. Cây cảnh để trang trí ở nhà, ở trường học, ở nơi công cộng cho đẹp, nhất là trong các ngày Tết, lễ hội. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
*Hoạt động 1.Quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu các hình ảnh đã chuẩn bị: 
 + Hình dáng của chậu cảnh?
+ Hoạ tiết trang trí?
+ Màu sắc?
-GV yêu cầu HS tìm ra chậu cảnh đẹp và nêu lí do: Vì sao?
- GV nhận xét chung.
*Hoạt động 2.Cách tạo dáng và trang trí chậu cảnh:
- GV hướng dẫn HS cách tạo dáng và trang trí chậu cảnh:
- Phác khung hình của chậu: chiều cao, chiều ngang. 
- Vẽ trục đối xứng (để vẽ hình cho cân đối)
- Tìm tỉ lệ các bộ phận của chậu: miệng, thân, đế, ..
- Phác nét thẳng đề tìm hình dáng chung của chậu cảnh.
- Vẽ nét chi tiết tạo dáng chậu.
- Vẽ hình mảng trang trí, vẽ họa tiết vào các hình mảng...
*Hoạt động 3.Thực hành
GV hướng dẫn HS :
- GV gợi ý và giúp HS làm bài:
+ Cách tạo dáng chậu cảnh.
+ Cách trang trí 
*Hoạt động 4.Nhận xét,đánh giá.
- GVgợi ý nhận xét một số bài về:
+ Hình dáng chậu (đẹp, mới lạ)
 + Trang trí (độc đáo về bố cục,hài hòa về màu sắc)
- HS xếp loại theo ý thích.
- GV bổ sung, chọn các bài đẹp làm tư liệu và khen ngợi những cá nhân HS, nhóm HS hoàn thành bài và có bài đẹp. 
+ HS quan sát tranh và trả lời:
+ Có nhiều loại chậu cảnh khác nhau về kiểu dáng cách trang trí và màu sắc.
- HS theo dõi GV hướng dẫn trên bảng 
- HS làm bài.
- HS nhận xét bài 
- HS xếp loại theo ý thích.
- HS lắng nghe
4. Dặn dò:
 - Quan sát các hoạt động vui chơi trong mùa hè. 
..................................................................................................................................
Tuần 33
Thứ ngày tháng năm 2012
Mĩ thuật: Bài 33 
Vẽ tranh: Đề tài vui chơi trong mùa hè
I. Mục tiêu
- HS biết tìm, chọn nội dung đề tài về các hoạt động vui chơi trong mùa hè.
- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh theo đề tài :Vui chơi trong mùa hè
- HS yêu thích các hoạt động trong mùa hè. 
II.Đồ dùng dạy học : 
GV:- Sưu tầm tranh, ảnh về hoạt động vui chơi của thiếu nhi trong mùa hè. 
 - Bài vẽ của HS các lớp trước. 
HS : - Tranh, ảnh về đề tài vui chơi 
 - Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy, màu sáp .
III. Hoạt động dạy – học
1. ổn định tổ chức lớp 
Tiết 
Lớp 
4C
4B
4A
4B
2. Kiểm tra bài cũ
 - Chấm một số bài tuần trước chưa chấm kịp
 - Kiểm tra sự đồ dùng của HS.
3. Bài mới
 - GV giới thiệu bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*Hoạt động 1.Tìm, chọn nội dung đề tài
- GV yêu cầu HS quan sát tranh đã chuẩn bị:
+ Những hoạt động đang diễn ra trong tranh?
+ Tranh vẽ về hoạt động nào?
+ Hoạt động đó đang diễn ra ở đâu?
+ Những hoạt động vui chơi nào thường diễn ra vào mùa hè?
- GV nhận xét và tóm tắt chung. 
*Hoạt động 2.Cách vẽ tranh
+ Vẽ các hình ảnh chính làm rõ nội dung
+ Vẽ các hình ảnh phụ cho tranh sinh động hơn
+ Màu tươi sáng cho đúng với cảnh sắc mùa hè
- GV cho HS xem một số bài vẽ tranh đề tài vui chơi trong mùa hè ở lớp trước để HS học tập. 
*Hoạt động 3.Thực hành
- GV yêu cầu HS chọn nội dung, tìm hình ảnh. 
- GV gợi ý về bố cục cách chọn và vẽ các hình ảnh, vẽ màu rõ nội dung và thể hiện được không khí vui nhộn, tươi sáng của mùa hè. 
*Hoạt động 4.Nhận xét,đánh giá.
- GV cùng HS chọn một số bài vẽ và gợi ý các em nhận xét, xếp loại theo tiêu chí sau:
 + Đề tài (rõ nội dung) 
 + Bố cục (có hình ảnh chính, hình ảnh phụ)
 + Hỡnh ảnh (phong phú, sinh động) 
 + Màu sắc (tươi sáng, đúng với cảnh sắc mùa hè)
- GV bổ sung nhận xét của HS, chọn một số bài vẽ đẹp làm tư liệu và chuẩn bị cho trưng bày kết quả học tập cuối năm. 
+ HS quan sát tranh và trả lời:
+ Về thăm ông bà, ...
+ Vẽ các hình ảnh chính làm rõ nội dung
+ Vẽ các hình ảnh phụ cho tranh sinh động hơn
+ Màu tươi sáng cho đúng với cảnh sắc mùa hè.
- HS xem một số bài vẽ tranh đề tài vui chơi trong mùa hè ở lớp trước để HS học tập.
- HS thực hành 
- HS nhận xột bài theo tiờu chớ
- HS lắng nghe
4. Dặn dò: 
 - Về nhà vẽ thêm tranh (trên khổ giấy A3).
 - Chuẩn bị tranh, ảnh về các đề tài (tự chọn) cho bài sau
..
Tuần 34
Thứ ngày tháng năm 2012
Mĩ thuật:Bài 34
Vẽ tranh: đề tài tự do
I. Mục tiêu
- HS hiểu cách tìm và chọn nội dung đề tài để vẽ tranh
- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh đề tài tự do theo ý thích.
- HS quan tâm đến cuộc sống xung quanh. 
II.Đồ dùng dạy học : 
GV: - Sưu tầm hình ảnh về các đề tài khác nhau để so sánh. 
 - Bài vẽ của học sinh các lớp trước
HS : - Tranh, ảnh về đề tài lễ hội- Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy,màu sáp .
III. Hoạt động dạy – học
1. ổn định tổ chức lớp 
Tiết 
Lớp 
4C
4B
4A
4B
2. Kiểm tra bài cũ
 - Chấm một số bài tuần trước chưa chấm kịp
 - Kiểm tra sự đồ dùng của HS.
3. Bài mới
 - GV giới thiệu bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
*Hoạt động 1.Tìm, chọn nội dung đề tài
- GV giới thiệu hình ảnh, gợi ý HS nhận xét để các em nhận ra:
+ Tranh vẽ về đề tài gì?
+ Em thích vẽ về đề tài nào?
- GV yêu cầu một vài HS chọn nội dung và nêu lên các hình ảnh chính, phụ sẽ vẽ ở tranh.
*Hoạt động 2.Cách vẽ tranh
+ Chọn 1 đề tài mà em thích để vẽ.
+ Vẽ phác hình ảnh chính,
+ Vẽ phác hình ảnh phụ.
+ Vẽ chi tiết, 
+ Vẽ màu tự chọn.
- Có thể vẽ một hoặc nhiều hoạt động của đề tài.
- GV cho HS xem một vài tranh về các đề tài của họa sĩ, HS các lớp trước để các em học tập cách vẽ. 
*Hoạt động 3.Thực hành
- GV hướng dẫn HS thực hành:
+ Tìm nội dung và cách thể hiện khác nhau.
*Hoạt động 4.Nhận xét,đánh giá.
- GV gợi ý HS nhận xét và xếp loại theo cảm nhận riêng.
- GV khen ngợi, động viên những HS học tập tốt.
+ HS quan sát tranh và trả lời:
+ Tìm chọn nội dung đề tài định vẽ. 
+ Vẽ phác các hình ảnh chính phụ
+ Vẽ hoàn chỉnh
+ Vẽ màu sao cho nổi bật trọng tâm bài vẽ.
- HS xem một vài tranh về các đề tài
 - Vẽ một bức tranh theo ý thích.
- HS nhận xét và xếp loại theo cảm nhận riêng.
- HS lắng nghe
 4. Dặn dò
- Vẽ tranh theo ý thích vào khổ giấy A4 
- Tự chọn các bài vẽ đẹp trong năm chuẩn bị cho trưng bày kết quả học tập cuối năm.
..................................................................................................................................
Tuần 35
Thứ ngày tháng năm 2012
Mĩ thuật:Bài 35 : Tổng kết năm học
Trưng bày các bài vẽ, bài nặn đẹp
I. Mục tiêu
- GV và HS thấy được kết quả học tập trong năm 
- Nhà trường thấy được cụng tỏc quản lý dạy- học mỹ thuật 
- HS yờu thớch mụn Mỹ thuật 
II.Đồ dùng dạy học : 
GV: - Giấy A0
 - Nơi để trưng bày 
HS : - Bài vẽ trong năm học , cỏc bài nặn , nẹp ,dõy treo 
III. Hoạt động dạy – học
1. ổn định tổ chức lớp 
Tiết 
Lớp 
4C
4B
4A
4B
2. Kiểm tra bài cũ
 - Khụng 
3. Bài mới
 1. Hình thức tổ chức
- GV và HS chọn các bài vẽ đẹp ở các phân môn (vẽ ở lớp và vẽ ở nhà, nếu có).
- Dán bài vẽ vào bảng hoặc giấy A0.
- Trưng bày ở nơi thuận tiện trong trường cho nhiều người xem.
- Lưu ý:
 + Bài có bo, nẹp , dây treo; Có tên tranh, tên học sinh, tên lớp ở dưới mỗi bài. – VD: TRANG TRÍ HèNH TRềN. Bài vẽ của Vũ văn V , lớp 4A. 
 Có thể trình bày từng phân môn.
- Bày các bài tập nặn vào khay, có tên bài nặn, có tên học sinh.
- GV tổ chức cho học sinh xem và trao đổi ngay ở nơi trưng bày để nâng cao nhận thức, cảm thụ về cái đẹp, giúp cho việc dạy- học Mĩ thuật có hiệu qủa hơn ở những năm sau.
 2. Đánh giá
- Tổ chức cho HS xem và gợi ý các em nhận xét, đánh giá.
- Tổ chức cho phụ huynh xem vào dịp tổng kết.
- Khen ngợi những HS có nhiều bài vẽ đẹp và tập thể lớp học tốt.
Bài vẽ của HS
..

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Mi thuat lop 4 hoc ki II.doc