Giáo án Môn: Đạo đức - Bài: Kính trọng, biết ơn người lao động

Giáo án Môn: Đạo đức - Bài: Kính trọng, biết ơn người lao động

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức:

- Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.

Kĩ năng:

- Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.

+ HS khá, giỏi: Biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động.

Thái độ:

- Biết bày tỏ sự kính trọng, và biết ơn đối với những người lao động.

II. Các kĩ năng sống cơ bản cần thực hiện trong bài:

- Kĩ năng tôn trọng giá trị sức lao động.

- Kĩ năng thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động.

III. Các phương pháp dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Thảo Luận - dự án

 

doc 14 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 2061Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Môn: Đạo đức - Bài: Kính trọng, biết ơn người lao động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀY SOẠN:............ .. NGÀY DẠY:.....................	
TUẦN :19 MÔN: ĐẠO ĐỨC
TIẾT :19 BÀI : KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.
Kĩ năng:
- Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.
+ HS khá, giỏi: Biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động.
Thái độ:
- Biết bày tỏ sự kính trọng, và biết ơn đối với những người lao động.
II. Các kĩ năng sống cơ bản cần thực hiện trong bài:
- Kĩ năng tôn trọng giá trị sức lao đợng.
- Kĩ năng thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động.
III. Các phương pháp dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Thảo Luận - dự án
IV. Đồ dùng dạy học:
- Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai.
V. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp : hát (2’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
+ Nêu giá trị của lao động?
+ Tìm câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về ý nghĩa, tác dụng của lao động.
- GV ghi điểm.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú 
*Giới thiệu bài
*Hoạt động 1: Thảo luận lớp (Truyện “Buổi học đầu tiên” SGK/28) (7’)
- GV đọc truyện (hoặc kể chuyện) “Buổi học đầu tiên”
- 1 HS đọc lại truyện
- GV cho HS thảo luận theo 2 câu hỏi 
+ Vì sao một số bạn trong lớp lại cười khi nghe ban Hà giới thiệu về nghèâ nghiệp bố mẹ mình?
+ Nếu em là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó? Vì sao?
- GV kết luận
*Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi (Bài tập 1- SGK/29) (5’)
- GV nêu yêu cầu bài tập 1.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả.
- GV kết luận
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (7’)
- GV chia 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về 1 tranh.
-Những người lao động trong tranh làm nghề gì và công việc đó có ích cho xã hội như thế nào?
Nhóm 1:Tranh 1	Nhóm 2: Tranh 2
Nhóm 3: Tranh 3	Nhóm 4: Tranh 4
Nhóm 5: Tranh 5	Nhóm 6: Tranh 6
- GV ghi lại trên bảng theo 3 cột
STT
Người lao động
Ích lợi mang lại cho xã hội
- GV kết luận
*Hoạt động 4: Làm việc cá nhân (Bài tập 3- SGK/30) (6’)
-GV nêu yêu cầu bài tập 3.cho HS làm bài tập.
- GV kết luận:
+ Các việc làm a, c, d, đ, e, g là thể hiện sự kính trọng, biết ơn người lao động.
-HS theo dõi 
-HS theo dõi.
- 1 HS đọc lại truyện 
- HS thảo luận. Đại diện HS trình bày kết quả.
-HS theo dõi.
-HS theo dõi.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày.
Cả lớp trao đổi và tranh luận.
-HS theo dõi.
-HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện từng nhóm trình bày.
- Cả lớp trao đổi, nhận xét
- HS lắng nghe.
- HS làm việc cá nhân và trình bày kết quả. Cả lớp, bổ sung.
-HS theo dõi.
+ HS khá, giỏi: Biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động
4.Củng cố: (5’)
- Cho HS đọc ghi nhớ.- Nhận xét tiết học.
 5.Dặn dò: (2’)
 - Chuẩn bị bài tập 5, 6- SGK/30
 Điều chỉnh, bổ sung:
NGÀY SOẠN:............ NGÀY DẠY:.....................	
TUẦN : 20 MÔN: ĐẠO ĐỨC 
TIẾT : 20 BÀI : KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.
Kĩ năng:
- Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.
+ HS khá, giỏi: Biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động.
Thái độ:
- Biết bày tỏ sự kính trọng, và biết ơn đối với những người lao động.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai.
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp : hát (2’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 -Gọi 3 HS đọc ghi nhớ. GV nhận xét
 3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú 
*Hoạt động 1: Đóng vai (15’)
- GV chia lớp thành 3 nhóm, giao mỗi nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai 1 tình huống.
Nhóm 1: Giữa trưa hè, bác đưa thư mang thư đến cho nhà Tư, Tư sẽ 
Nhóm 2: Hân nghe mấy bạn cùng lớp nhại tiếng của một người bán hàng rong, Hân sẽ 
Nhóm 3: Các bạn của Lan đến chơi và nô đùa trong khi bố đang ngồi làm việc ở góc phòng. Lan sẽ 
-Yêu cầu các nhóm lên đóng vai.
- GV phỏng vấn các HS đóng vai.
-GV nêu yêu cầu thảo luận cả lớp: cách cử xử với người lao động trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao?
-Em cảm thấy như thế nào khi ứng xử như vậy?
- GV kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống.
*Hoạt động 2: trình bày sản phẩm ( bài tập 5-6, SGK) (10’)
- Yêu cầu HS trình bày sản phẩm theo nhóm 6.
- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả.
-Cho cả lớp nhận xét nhóm có sưu tầm phong phú nhất.
-GV nhận xét chung.
-GV mời 1-2 HS đọc to ghi nhớ (SGk)
- Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
-HS trong nhóm trả lời.
-HS trả lời.
-HS trả lời.
-HS theo dõi.
- HS trình bày sản phẩm theo nhóm 6.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả. 
-Cả lớp nhận xét bổ sung.
-HS theo dõi.
-HS đọc. Cả lớp theo dõi.
+ HS khá, giỏi: Biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động.
4.Củng cố: (4’) 
- Nhận xét tiết học.
 5.Dặn dò: (2’)
 - Thực hiện kính trọng, biết ơn những người lao động bằng những lời nói và việc làm cụ thể.
 - Chuẩn bị bài tiết sau.
Điều chỉnh, bổ sung:
NGÀY SOẠN:............ NGÀY DẠY:.....................	
TUẦN : 21 MÔN: ĐẠO ĐỨC
TIẾT : 21 BÀI : LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI ( TIẾT 1)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người.
- Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người.
Kĩ năng:
- Biết cư xử lịch sự với mọi người xung quanh.
Thái độ:
- Đồng tình với những người biết cư xử lịch sự và không đồng tình với những người cư xử bất lịch sự.
II. Các kĩ năng sống cơ bản cần thực hiện trong bài:
- Kĩ năng thể hiện sự tự tôn trong và tôn trong người khác.
- Kĩ năng ứng xử lịch sự với mọi người.
- Kĩ năng ra quyết định lựa chọn hành vi và lời nói phù hợp với một số tình huống
- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc khi cần thiết.
III. Các phương pháp dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Đóng vai - Nói cách khác - Thảo luận nhóm - Xử lí tình huống
IV. Đồ dùng dạy học:
- SGK Đạo đức 4
- Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng.
- Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai.
V. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp : (2’) hát 
2. Kiểm tra bài cũ: (6’)
 - GV nêu yêu cầu kiểm tra:
 + Nhắc lại phần ghi nhớ của bài “Kính trọng, biết ơn người lao động”
+ Tìm các câu ca dao, tục ngữ nói về người lao động.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú 
* Giới thiệu bài 
*Hoạt động 1: Thảo luận lớp: “Chuyện ở tiệm may” (10’)
- GV yêu cầu: HS xem tiểu phẩm “Chuyện ở tiệm may” 
-Cho HS thảo luận câu hỏi (theo nhóm 4):
+ Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn Trang, bạn Hà trong câu chuyện?
+ Nếu em là bạn của Hà, em sẽ khuyên bạn điều gì? Vì sao?
- Cho đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- GV kết luận:
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm tổ (Bài tập 1- SGK/32) (7’)
- GV chia 5 nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm.
Những hành vi, việc làm nào sau là đúng? Vì sao?
Nhóm 1:tình huống a.
Nhóm 2: tình huống b.
Nhóm 3: tình huống c.
Nhóm 4: tình huống d.
Nhóm 5: tình huốngđ
-Yêu cầu đại diện từng nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 - GV kết luận
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài tập 3- SGK/33) (10’)
- GV chia 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm.
Em hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận để nêu ra một số biểu hiện của phép lịch sự khi ăn uống, nói năng, chào hỏi 
- GV kết luận.
- HS lắng nghe.
- HS xem tiểu phẩm
- Các nhóm HS làm việc.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- Các nhóm HS thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS theo dõi.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
4.Củng cố: (2’)
- Nhận xét tiết học.
 5.Dặn dò: (2’)
 - Sưu tầm ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương về cư xử lịch sự với bạn bè và mọi người.
 - Về nhà chuẩn bị bài tiết sau.
 Điều chỉnh, bổ sung:
NGÀY SOẠN:............ NGÀY DẠY:.....................	
TUẦN : 22 MÔN: ĐẠO ĐỨC.
TIẾT : 22 BÀI : LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (TIẾT 2)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người.
- Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người.
Kĩ năng:
- Biết cư xử lịch sự với mọi người xung quanh.
Thái độ:
- Đồng tình với những người biết cư xử lịch sự và không đồng tình với những người cư xử bất lịch sự.
II. Các kĩ năng sống cơ bản cần thực hiện trong bài:
- Kĩ năng thể hiện sự tự tôn trong và tôn trong người khác.
- Kĩ năng ứng xử lịch sự với mọi người.
- Kĩ năng ra quyết định lựa chọn hành vi và lời nói phù hợp với một số tình huống
- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc khi cần thiết.
III. Các phương pháp dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Đóng vai - Nói cách khác - Thảo luận nhóm - Xử lí tình huống
IV. Đồ dùng dạy học:
- SGK Đạo đức 4
- Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng.
- Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai.
V. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp : (2’) hát 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 -Gọi 2 HS đọc ghi nhớ.
- GV nhận xét.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú 
*Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến (Bài tập 2- SGK/33) (9’)
- GV lần lượt nêu từng ý kiến của bài tập 2.
Trong những ý kiến sau, em đồng ý với ý kiến nào?
a. Chỉ cần lịch sự với ngưòi lớn tuổi.
b. Phép lịch sự chỉ phù hợp khi ở thành phố, thị xã.
c. Phép lịch sự giúp cho mọi người gần gũi với nhau hơn.
d. Mọi người đều phải cư xử lịch sự, không phân biệt già- trẻ, nam- nữ.
đ. Lịch sự với bạn bè, người thân là không cần thiết.
- GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình.
- GV kết luận:
+ Các ý kiến c, d là đúng.
+ Các ý kiến a, b, đ là sai.
*Hoạt động 2: Đóng vai (Bài tập 4- SGK/33) (10’)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai tình huống a, bài tập 4.
- Yêu cầu một nhóm HS lên đóng vai. (Các nhóm khác có thể lên đóng vai nếu có cách giải quyết khác).
- Yêu cầu lớp nhận xét, đánh giá các cách giải quyết.
- GV nhận xét chung.
Kết luận chung:
- GV đọc câu ca dao sau và giải thích ý nghĩa:
Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- HS biểu lộ thái độ bằng thẻ màu (theo cách quy ước.)
- HS giải thích sự lựa chọn của mình.
- Cả lớp lắng nghe.
- Các nhóm HS chuẩn bị cho đóng vai.
- Một nhóm HS lên đóng vai. (Các nhóm khác có thể lên đóng vai nếu có cách giải quyết khác).
- Lớp nhận xét, đánh giá.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
4.Củng cố: (2’)
- Nhận xét tiết học.
 5.Dặn dò: (2’)
 - Thực hiện cư xử lịch sự với mọi người xung quanh trong cuộc sống hàng ngày.
- Chuẩn bị bài sau.
 Điều chỉnh, bổ sung:
NGÀY SOẠN:............ NGÀY DẠY:.....................	
TUẦN:23 MÔN: ĐẠO ĐỨC 
TIẾT : 23 BÀI : GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (TIẾT 1)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.
- Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng.
Kĩ năng:
- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
+ HS khá, giỏi: Biết nhắc các bạn cần bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.
Thái độ:
- Biết tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng.
II. Các kĩ năng sống cơ bản cần thực hiện trong bài:
- Kĩ năng xác định giá trị văn hóa tinh thần của những nơi công cộng.
- Kĩ năng thu thập xử lí thông tin về các hoạt động giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
III. Các phương pháp dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Đóng vai – Trò chơi phỏng vấn – Dự án.
IV. Đồ dùng dạy học:
- SGK Đạo đức 4.
- Phiếu điều tra (theo bài tập 4)
- Mỗi HS có 3 phiếu màu: xanh, đỏ, trắng.
V. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp : (2’) hát 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Nêu phần ghi nhớ của bài: “Lịch sự với mọi người”
- Hãy giải quyết tình huống sau: Thành và mấy bạn nam chơi đá bóng ở sân đình, chẳng may để bóng rơi trúng người một bạn gái đi ngang qua. Các bạn nam nên làm gì trong tình huống đó?
- GV nhận xét
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú 
* Giới thiệu bài
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm ( tình huống ở SGK/34) (10’)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm HS.
-Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác trao đổi, bổ sung.
-GV kết luận
 Nhà văn hóa xã là một công trình công cộng, là nơi sinh hoạt văn hóa chung của nhân dân, được xây dựng bởi nhiều công sức, tiền của. Vì vậy, Thắng cần phải khuyên Tuấn nên giữ gìn, không được vẽ bậy lên đó.
*Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm đôi (Bài tập 1- SGK/35) (8’)
- GV giao cho từng nhóm HS thảo luận bài tập 1.
Trong những bức tranh (SGK/35), tranh nào vẽ hành vi, việc làm đúng? Vì sao?
- GV kết luận ngắn gọn về từng tranh:
Tranh 1: Sai
Tranh 2: Đúng
Tranh 3: Sai
Tranh 4: Đúng
*Hoạt động 3: Xử lí tình huống (Bài tập 2- SGK/36) (9’)
- GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận, xử lí tình huống:
ịNhóm 1: tình huống a.
ịNhóm 2: tình huống b.
-Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày, bổ sung, tranh luận ý kiến trước lớp
- GV kết luận từng tình huống.
-HS theo dõi.
- Các nhóm HS thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác trao đổi, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- Các nhóm thảo luận. Đại diện từng nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi, tranh luận.
- HS lắng nghe.
- Các nhóm HS thảo luận. Theo từng nội dung, đại diện các nhóm trình bày, bổ sung, tranh luận ý kiến trước lớp.
- HS lắng nghe.
+ HS khá, giỏi: Biết nhắc các bạn cần bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.
4.Củng cố: (2’)
- Nhận xét tiết học.
 5.Dặn dò: (2’)
 - Các nhóm HS điều tra về các công trình công cộng ở địa phương (theo mẫu bài tập 4- SGK/36) và có bổ sung thêm cột về lợi ích của công trình công cộng.
- Chuẩn bị bài tiết sau.
 Điều chỉnh, bổ sung:
NGÀY SOẠN:............ NGÀY DẠY:.....................	
TUẦN : 24 MÔN: ĐẠO ĐỨC
TIẾT : 24 BÀI : GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG 
(TIẾT 2)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết được vìsao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.
- Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng.
Kĩ năng:
- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
+ HS khá, giỏi: Biết nhắc các bạn cần bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.
Thái độ:
- Biết tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng.
II. Các kĩ năng sống cơ bản cần thực hiện trong bài:
- Kĩ năng xác định giá trị văn hóa tinh thần của những nơi công cộng.
- Kĩ năng thu thập xử lí thông tin về các hoạt động giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
III. Các phương pháp dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Đóng vai – Trò chơi phỏng vấn – Dự án.
II. Đồ dùng dạy học:
- SGK Đạo đức 4.
- Phiếu điều tra (theo bài tập 4)
- Mỗi HS có 3 phiếu màu: xanh, đỏ, trắng.
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp :(2’) hát 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 -Yêu cầu 3 HS đọc ghi nhớ
-GV nhận xét.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú 
*Hoạt động 1: Báo cáo về kết quả điều tra (Bài tập 4- SGK/36) . (13’)
- GV mời đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả điều tra về những công trình công cộng ở địa phương. 
- Cả lớp thảo luận về các bản báo cáo như:
+Làm rõ bổ sung ý kiến về thực trạng các công trình và nguyên nhân.
+Bàn cách bảo vệ, giữ gìn chúng sao cho thích hợp.
- GV kết luận về việc thực hiện giữ gìn những công trình công cộng ở địa phương.
*Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến (Bài tập 3- SGK/36) (16’)
- GV nêu lần lượt nêu từng ý kiến của bài tập 3.
Trong các ý kiến sau, ý kiến nào em cho là đúng?
a/. Giữ gìn các công trình công cộng cũng chính là bảo vệ lợi ích của mình.
b/. Chỉ cần giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương mình.
c/. Bảo vệ công trình công cộng là trách nhiệm riêng của các chú công an.
- GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình.
- GV kết luận:
+Ý kiến a là đúng
+Ý kiến b, c là sai
Kết luận chung:
- GV mời 1- 2 HS đọc to phần ghi nhớ- SGK/35.
- Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả điều tra.
- Cả lớp thảo luận về các bản báo cáo.
-HS theo dõi.
- HS biểu lộ thái độ theo quy ước (ở hoạt động 3, tiết 1- bài 3).
- HS trình bày ý kiến của mình.
-HS theo dõi.
-HS theo dõi.
+ HS khá, giỏi: Biết nhắc các bạn cần bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.
4.Củng cố: (3’) 
- HS thực hiện việc giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng
- Nhận xét tiết học.
 5.Dặn dò: (1’)
 - Chuẩn bị bài tiết sau.
 Điều chỉnh, bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docdao duc 4 tuan 1920.doc