Giáo án môn Địa lý 9

Giáo án môn Địa lý 9

i. mục tiêu : sau bài học, học sinh cần :

- biết được nước ta có 54 dân tộc : dân tộc kinh có số dân đông nhất. các dân tộc của nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- trình bày được tình hình phân bố các dân tộc nước ta.

- xác định được trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc.

- có tinh thần tôn trọng, đoàn kết các dân tộc.

ii. trọng tâm bài : sự phân bố các dân tộc.

iii. phương pháp dạy học :

- bản đồ dân cư việt nam.

- tập tranh ảnh một số dân tộc ở việt nam.

- phiếu học tập số 1

 

doc 163 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 702Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Địa lý 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÍA LÍ DÂN CƯ
Tiết 1 
CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
I. Mục tiêu : sau bài học, học sinh cần :
- Biết được nước ta có 54 dân tộc : dân tộc kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc của nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc nước ta.
- Xác định được trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc.
- Có tinh thần tôn trọng, đoàn kết các dân tộc.
II. Trọng tâm bài : Sự phân bố các dân tộc.
III. Phương pháp dạy học :
- Bản đồ dân cư Việt Nam.
- Tập tranh ảnh một số dân tộc ở Việt Nam.
- Phiếu học tập số 1 
Địa bàn dân cư
Các dân tộc
Trung du và miền núi phía Bắc
Trường sơn – Tây Nguyên
Đồng bằng
IV. Hoạt động lên lớp :
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bài
GV : giới thiệu chương trình địa lí 9 (khoảng 10 phút)
Hoạt động 1 : Các dân tộc Việt Nam.
Mục tiêu.
- Học sinh biết được nước ta có thành phần dân tộc đa dạng.
- Kĩ năng : Phân tích biểu đồ tròn về cơ cấu dân tộc.
- Hình thành tổ chức hoạt động học tập : HS làm việc cá nhân.
? Dựa vào bảng 1.1/SGK trang 4, cho biết nước ta có bao nhiêu dân tộc ? dân tộc nào có số dân đông nhất ?
? Dựa vào hệ thống thông tin trong SGK, cho biết mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng thể hiện qua các yếu tố nào ?
- Cho biết em thuộc dân tộc nào ? Dân tộc em đứng hàng thứ mấy trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam ?
GV : cho HS xem một số ảnh về các dân tộc.
- Hãy kể một số sản phẩm tiêu biểu về hoạt động kinh tế của dân tộc ít người mà em biết ?
- Dựa vào hệ thống thông tin trong SGK.
- Quan sát hình 2.1. nhận xét bức ảnh đó nói lên điều gì ? (năng cao mặt bằng dân trí các dân tộc ít người là chính sách của nhà nước và Đảng ta hiện nay .
Hoạt động 2 : Sự phân bốc các dân tộc.
Mục tiêu 
+ Học sinh nắm được địa bàn cư trú của các dân tộc ở 3 khu vực.
+ Kĩ năng đọc và nhận xét bản đồ dân cư .
- Hình thức tổ chức : học tập theo nhóm hay cặp.
? Quan sát “lược đồ phân bố các dân tộc” và thông tin trong SGK cho biết :
- Dân tộc Việt Nam phân bố chủ yếu ở đâu ?.
- Nhận xét gì về địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc ít người.
- Xác định địa bàn cư trú của các dân tộc vào phiếu học tập số 1 .
- Xác định địa bàn cư trú của các dân tộc trên bản đồ (Mường, Êđê, chăm,.)
- Hiện nay tình hình phân bố các dân tộc có sự thay đổi như thế nào ? Cho biết nguyên nhân có sự thay đổi này ?
I. Các dân tộc ở Việt Nam.
- Việt Nam có 54 dân tộc. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, thể hiện qua ngôn ngữ, phương thức sản xuấ, trang phục, phong tục tập quan, 
- Người kinh (Việt) có số dân đông nhất
II. Phân bố các dân tộc .
Dân tộc Việt phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng trung du và duyên hải.
- Dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và cao nguyên.
- Nhờ cuộc vận động định canh, định cư gắn với xóa đói giảm nghèo nên đời sống các dân tộc được nâng lên. Môi trường được cải thiện.
Cũng cố :
- Cho một vài ví dụ về các văn hóa riêng của một số dân tộc ít người không thuộc về dân tộc mình.
- Ghép đôi đúng với địa bàn cư trú chủ yếu của mỗi dân tộc.
a. Các đô thị lớn 	1. Người chăm
b. Đồng bằng ven biển 	2. Người khơme
c. Trường Sơn – Tây Nguyên 	3. Người Hoa
d. Trung du và miền núi phía Bắc	4. Người Việt 
e. Tây Nam Bộ 	5. Người Gialai, Eâđê, Mnông
f. Duyên hải cực Nam Bộ 	6. Người Tày, Thái, Mường.
Dặn dò : Chuẩn bị, xem trước bài 2. trả lời các câu hỏi có chữ in nghiên trong bài.
Tiết 2
DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ
I. Mục tiêu : sau bài học, học sinh cần :
- Biết số dân của nước ta (năm 2002)
- Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả.
- Biết sự thay đổi cơ cấu dân số và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số của nước ta, nguyên nhân của sự thay đổi.
- Có kĩ năng phân tích bảng thống kê, một số biểu đồ dân số .
- Ý thức được sự cần thiết phải có quy mô gia đình hợp lý .
II. Trọng tâm bài : 
- Nước ta có số dân đông, dân số tăng nhanh trong thời gian qua.
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm nhờ công tác kế hoạch hóa dân số 
- Cơ cấu dân số nước ta có sự thay đổi.
III. Phương pháp dạy học :
- Biểu đồ H2.1
- Tháp dân số Việt Nam, tranh ảnh hậu quả của việc dân số tăng nhanh.
IV. Hoạt động lên lớp :
1. Kiểm tra bài cũ :
- Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? Những nét văn hóa riêng của dân tộc thể hiện ở những mặt nào ? cho ví dụ ?
- Trình bày tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta ? Xác định địa bàn cư trú của một số dân tộc trên lược đồ.
2. Bài mới :
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bài
Hoạt động 1 : 
Mục tiêu : 
+ HS nắm được số dân và tình hình gia tăng dân số nước ta.
+ rèn luyện kĩ năng phân tích biểu đồ biến đổi dân số .
Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm hay cặp.
? Dựa vào thông tin SGK, cho biết dân số của nước ta là bào nhiêu ?
? Diện tích phần đất liền nước ta đứng thứ mấy trên thế giới ? Số dân nước ta đứng hàng thứ mấy trên thế giới ? từ đó, rút ra nhận xét về số dân của nước ta ?
? dựa vào H2.1 “Biểu đồ tăng dân số của nước ta”, nhận xét dân số của nước ta có hiện tượng bùng nổ dân số ở những thời điểm nào?. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên những năm gần đây có xu hướng như thế nào ? Vì sao tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng ?
? Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả gì ? Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên.
? Dựa vào bảng 2.1 trong SGK, cho biết vùng nào có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn mức trung bình của cả nước. Khu vực thành thị và nông thôn khu vực nào có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao hơn mức trung bình cả nước ? Giải thích ?
Kết luận : tỉ lệ tự nhiên còn thay đổi giữa các vùng .
Tỉ lệ gia tăng ở nông thôn cao hơn thành thị.
- Vùng có tỉ lệ tăng dân số tự nhiên thấp nhất là đồng bằng Sông Hồng, cao nhất là Tây Nguyên sau đó là Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ
Hoạt động 2 : 
- Mục tiêu :Cơ cấu dân số tự nhiên 
+ HS biết cơ cấu tự nhiên của nước ta.
+ Rèn luyện kĩ năng phân tích bảng thống kê số liệu.
- Hình thức tổ chức hoạt động : Hoạt động cá nhân 
? 1. Tổng số dân (%) theo cơ cấu từng nhóm tuổi trong mỗi thời kì ?
2. Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu từng nhóm tuổi từ năm 1979-1999. Giải thích về sự thay đổi này ?
3. Nhận xét về tỉ lệ giới tính nhóm tuổi 0-14 trong từng thời kì .
4. Tỉ lệ nhóm tuổi 15-59 , từ năm 1979-1999 có xu hướng thay đổi như thế nào ? giải thích, cho biết trong mỗi thời kì tỉ lệ nam so với nữ như thế nào?
5. Cho biết xu hướng thay đổi cơ cấu dân số nước ta (theo độ tuổi, theo giới tính), ý nghĩa của sự thay đổi này (thuận lợi, khó khăn) đến kinh tế và xã hội nước ta ?
Gợi ý : Nguyên nhân :
- Do chiến tranh kéo dài 
- Do thực hiện kế hoạch hóa dân số .
- Do chuyển cư : tỷ lệ thấp ở những nơi xuất cư (Đồng bằng Sông Hồng), cao ở nơi nhập cư (Tây nguyên)
I. Số dân :
- số dân : 79,9 triệu người (2002)
- Việt Nam là nước dân đông, đứng thứ 3 ở Đông Nam Á và đứng 14 trên thế giới 
II. Gia tăng dân số .
- Từ cuối những năm 50 của thế kỷ 20, dân số nước ta tăng nhanh, bắt đầu có hiện tượng “Bùng nổ dân số”.
Hậu quả : gây sức ép đối với tài nguyên môi truờng, chất lượng cuộc sống và giải quyết việc làm,
- Trong những năm gần đây nhờ thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình nên.
- Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn khác nhau giữa các vùng.
III. Cơ cấu dân số 
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi : 
* Về độ tuổi : tỉ lệ trẻ giảm xuống, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động tăng lên .
* Về giới tính tỉ lệ giới tính có sự thay đổi : trong thời hạn chiến tranh kéo dài tỉ lệ giới tính mất cân đối, cuộc sống hòa bình làm tỉ lệ giới tính tiến tới cân băng. Hiện nay tỉ lệ số giới tính còn bị thay đổi do sự chuyển cư 
Cũng cố : 
- Trình bày dân số và sự gia tăng dân số của nước ta ?
- Phân tích ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số và thay đổi cơ cấu dân số ?
Dặn dò : học bài, làm bài tập 2,3 và chuẩn bị bài sau : Xem và trả lời các câu hỏi chữ in nghiên trong bài .
Tiết 3
PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ
I. Mục tiêu : 
1. Kiến thức : 
- Hiểu và trình bày mật độ dân số và phân bố dân cư của nước ta 
- Biết được đặc điểm của các loại quần cư nông thôn , thành thị và đô thị hóa ở nước ta .
2. Kĩ năng : Phân tích bản đồ phân bố dân cư, đô thị Việt Nam, một số bảng số liệu về phân bố dân cư .
3. Thái độ : Ý thức được cần thiết phát triển công nghiệp, bảo vệ môi trường nơi đang sống, chấp hành các chính sách của Nhà nước về phân bố dân cư.
II. Trọng tâm bài : 
- Mật độ dân số và sự phân bố dân cư.
- Vấn đề đô thị hóa 
III. Phương tiện dạy học :
- Bản đồ phân bố dân cư và đô thị hóa Việt Nam
- Một số tranh ảnh nhà ở, một hình thức quần cư ở Việt Nam
- Bảng thống kê mật độ dân số một quốc gia và đô thị ở Nam
- Phiếu bài tập số 1 :
Vùng
Mật độ dân số (người/km2)
Núi và trung du Bắc bộ 
Đồng bằng Bắc Bộ 
Vùng núi Trường Sơn Bắ ... thành các loại đất khác nhau .
Khí hậu theo mùa àmùa mưa nước thấm theo từ trên 
Xuống .
Mùa khô nước bốc hơi mạnh à có hiện tượng các tầng đá ong bên dưới (phân bố ở Củ Chi, thủ Đức)
- Ở địa hình thấp, gần dòng nước hình thành đất phù sa (mùa nắng giữ độ ẩm tốt, đất không nhiễm phèn, ít mùn, giàu oxi)
Địa hình gần biển à có nhiều đất mặn (Cần Giờ)
+ địa hình khí hậu thổ nhưỡng đối với sự phân bố động thực vật.
- Địa hình đa dạng : gò đồi, đồng bằng vùng ven biển ngập mặn.
- Khí hậu : Cận xích đạo gió mùa nóng, ẩm, mưu nhiều.
- Thổ nhưỡng ; nhiều loại (nhóm đất phù sa sông ít bị nhiễm phèn, nhóm đất phèn, nhóm đất phèn nặm, đất trầm tích phù sa cổ).
à TP.HCM có nhiều hệ sinh thái 
* Rừng nhiệt đới thường xanh quanh năm (cây họ dầu là chủ yếu)
* Rừng ngập mặn (rừng sác, các loại cây như mắm, đước, bần, vẹt, ....) phân bố ở Càn Giờ.
* Thực vật phát triển trên đất phèn (bưng) : cây bụi, lác, nắng, bàng, dưới kênh rạch có tràm....
à động vật : Khỉ chim, trăn, rắn, cá sấu, tôm, cua, cá nghiêu, sò....
2. Hoạt động 2 : HS vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế (chọn loại hình biều đồ thích hợp)đồng thời phân tích được sự biến động trong cơ cấu của TP.HCM
- Phương tiện : Bảng số liệu cơ cấu các ngành kinh tế theo GDP (%) của TP.HCM
Khu vực
1995
2000
2001
2002
Nông-lâm-ngư nghiệp
3.3
2.0
1.9
1.7
Công nghiệp-xây dựng
38.9
45.5
46.2
46.6
Dịch vụ 
57.8
52.6
51.9
51.7
Phương pháp : hoạt động cá nhân hay cặp
Thời gian : 15 phút 
Hoạt động 2.1 : vẽ biểu đồ (cả lớp )
- Bước 1 : GV yêu cầu HS qua bảng nhận xét khi nào thì vẽ biểu đồ miền (sử dụng khi chuổi dữ liệu là năm) khi nào thì vẽ biểu đồ tròn (trong trường hợp ít năm ) à HS chọn loại hình biểu đồ thích hợp . VD : biểu đồ miền .
- Bước 2 : Vẽ biểu đồ miền ( GV yêu cầu HS trình bày lại cách vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế )biểu đồ là hình chữ nhật.
+ Trục tung có giá trị số 100% (tổng số)
+ Trục hoành là các năm .
+ Các khoảng cách giữa các điểm thể hiện các thời điểm (năm) dài hay ngắn tương ứng với khoảng cách năm .
+ Vẽ lần lược theo từng chỉ tiêu (chứ không lần lược theo các năm)
+ Vẽ đến đâu thì kẽ vạch đến đó .
+ Thiết lập bảng ghi chú riêng 
HS vẽ xong GV nhận xét. Tút kinh nghiệm.
Hoạt động 2.2 : phân tích biến động của cơ cấu kinh tế (cặp)
- Em có nhận xét gì về sự thay đổi tỉ trọng giữa các khu vực kinh tế (công nghiệp xây dựng. Nông lâm, ngư nghiệp, dịch vụ)qua các năm ?
(tử trọng giữa các khu vực kinh tế của TP.HCM có sự thay đổi qua các năm : từ năm 1995à2002. giảm tỉ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp, tỉ trọng khu vực công nghiệp xây dựng, khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng xu hướng còn biến động)
- Qua thay đổi tỉ trọng trên, nhận xét gì về xu hướng phát triển của nền kinh tế ?
(xu hướng biến động chung của nền kinh tế nước ta và thế giới là : giảm tỉ trọng của khu vực nông-lâm-ngư nghiệp và tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp-xây dựng và dịch vụ)
100%
90%
80%
70%
60%	
50%
40%
30%
20%
10%
0%
 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003
Căn cứ vào hình trên 
+ Hãy nhận xét về sự chuyển biến về tỉ trọng khu vực công nghiệp ở TP.HCM
+ TP.HCM có những điều kiện tự nhiên nào thuận lợi cho việc phát triển ngành kinh tế công nghiệp ?
- Vị trí thuận lợi cho việc thu hút các nguyên liệu dồi dào từ các vùng lân cận à phát triển công nghiệp nhẹ: lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng...
- Khoáng sản àphát triển công nghiệp gốm, vật liêu xây dựng 
- Sông ngòi à cung cấp một lượng cát lớn cho ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và nguồn thủy sản cho công nghiệp chế biến thực phẩm, giao thông đường sông phát triển mạnh nối TP.HCMvới các vùng trong nước, với các nước khác trên thế giới trong việc giao lưu trao đổi sản phẩm hàng hóa
- Vùng biển Cầm Giờ : cung cấp hải sản cho công nghiệp thực phẩm 
- Rừng sát Cần giờ cung cấp một số cây gỗ là nguyên liệu cho sản xuất hàng tiêu dùng ...)
Dặn dì : chuẩn bị ôn tập HKII.
Tiết 
Bài 43
ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. Mục tiêu : HS cần 
- Hiểu đầy đủ hơn về điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng Sông Cửu Long, TP.HCM
- Biết phân tích tình hình phát triển ngành công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, hải sản ở ĐNB, đồng bằng sông Cửu Long, TP.HCM
- Biết xử lý số liệu thống kê và vẽ biểu đồ.
II. Phương tiện dạy học 
- Bản đồ kinh tế, tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long, Tp.HCM 
III. Bài mới 
1. HS ôn tập lại kiến thức đã học theo phiếu học tập sau :
Đặc điểm TN-KTXH
Đông Nam Bộ
Đồng bằng SCL
Vị trị giới hạn, ý nghĩa
- Nằm trung tâm các nước ĐNÁ, nằm kề với đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều nông sản
- Giới hạn : Bắc giáp Campuchia, Tây giáp Tây nguyên và DHNTB, đông giáp ĐBSCL, Nam giáp biển .
- ý nghĩa : giao lưu kinh tế với vùng DBSCL, Tây nguyên, DHNTB, với các nước khu vực ĐNÁ
- Nằm cạnh Đông Nam Bộ nơi có kinh tế phát triển 
- Giới hạn : Bắc giáp CamPuchia,Tây giáp ĐNB, Tây giáp VịnhThái Lan, Đông Nam là biển đông .
- Ý nghĩa : giao lưu kinh tế với ĐNB và các nước trong tiểu vùng sông Mekong
Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Địa hình : thoải, cao trung bình à mặt bằng xây dựng tốt.
- Khí hậu : cận xích đạo nóng ẩm à nông nghiệp phát trển.
- Sông : Đồng Nai àgiao thông, thủy lợi, thủy điện 
- Đất : badan, xám à trồng cao su, mía, đậu....
- Khoáng sản : ít, có nhiều dầu khí 
- Rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp 
- Biển : rộng, nông, nằm cạnh giao thông hằng hải à đánh bắt hải sản, giao lưu, du lịch biển
Khó khăn : K/sản ít, diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp, ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng tăng.
Biện pháp : bảo vệ môi trường đất liền, biển
Địa hình : phù sa bằng phẳng 
- Khí hậu : cận xích đạo gió mùa 
- Sông Tiền, Sông Hậu, và hệ thống kênh rạch chằng chịt.
- đầt phù sa nước ngọt (1.2 triệu ha), đất phèn, mặn (2.5 triệu ha )
- Rừng tự nhiên chiếm diện tích lớn 
- Biển : rộng, dài à thủy sản, giao thông, du lịch (bãi biển, hải đảo )
Khó khăn : cơ sở hạ tầng kém, đặc biệt giao thông trong mùa mưa lũ.
Dân cư xã hội
DS : 10.8 triệu người (2001) à dân cư khá đông àthị trường tiêu thụ lớn và là nguồn lao động dồi dào, có trình đồ và rất năng động trong nền kinh tế thị trường
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối 
DS : 16.5 triệu người à dân đông, đứng thứ 2 sau ĐBSH à nguồn lao động dồi dào, nhưng trình độ dân trí thấp.
Cơ sở hạ tầng kém phát triển, nhất là vào mùa mưa lũ .
Hoạt động 2 : Sự phân bố các dân tộc 
- Mục tiêu :
+ Nắm được địa bàn cư trú của các dân tộc ở 3 khu vực 
+ Kĩ năng đọc và nhận xét bản đồ dân cư
- Hình thức tổ chức : theo nhóm (cặp)
? quan sát : “luợc đồ phân bố các dân tộc” và thông tin trong SGK, cho biết : 
- Dân tộc Việt Nam phân bố chủ yếu ở đâu ?
- Nhận xét gì về địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc ít người ?
- Xác định địa bàn cư trú của một số dân tộc vào phiếu học tập số 1 
- Xác định địa bàn cư trú của một số dân tộc trên lược đồ (Mường, Eâdê, Chăm,...)
- Hiện nay tình hình phân bố các dân tộc có sự thay đổi như thế nào ? cho biết nguyên nhân tạo sao có sự thay đổi này ? 
II. Phân các dân tộc 
- Dân tộc Việt phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng trung du và duyên hải .
- Dân tộc ít người phân bố chủh yếu ở miền núi và cao nguyên .
- Nhờ cuộc vận động định canh, định cư gắn với xoá đói giảm nghèo nên đời sông các dân tộc được nâng lên. Môi trường được cải thiện .
Cũng cố : 
- Cho một và ví dụ về các nét văn hóa riênh của một số dân tộc ít người không thuộc về dân tộc mình
- Ghép đôi đúng với địa bàn cư trú chủ yếu của một số dân tộc 
a. Các đô thị lớn 	1. Người chăm
b Đồng bằng ven biển 	2. Người Khơme
c. Trường Sơn 	3. Tây nguyên 
d. Trung du và miền núi phía Bắc	4. Người Việt 
e. Tây Nam Bộ 	5. Người gia Lai, Eđê, Mông
f. Duyên Hải Cực Nam Trung Bộ 	6. Người Tây, Thái, Mường
Dặn dò : chuẩn bị xem trước bài 2. trả lời các câu hỏi chữ in nghiên trong bài .
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Không tự ý dồn hoặc cắt chương trình .
2. Trong quá rình dạy học, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh phân tích, giải thích các mối quan hệ địa lý, nhất là các mối quan hệ nhân quả, dành thời gian cho HS thu thập, xử lý thông tin dựa vào bản đồ, lược đồ, các bảng biểu, tranh ảnh,....để tìm hiểu kiến thức, hình thành và rèn luyện các kĩ năng và phuơng pháp học tập địa lí .
3. Ngoài những bài tìm hiểu địa lí địa phương, những nơi có điều kiện, giáo viên có thể tổ chức học ngoài thực địa nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc hình thành, cũng cố cho HS một số biểu tượng, khái niệm địa lí về kinh tế – xã hội Việt Nam
4. Tất cả các tiết thực hành đều phải được đánh giá, cho điểm kết quả làm việc của HS.
5. Khi tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS nhất thiết giáo viên phải có “kênh hình” để kiểm tra, đánh giá về kĩ năng và tư duy địa lý 
Các tiết kiểm tra 1 tiết học kiểm tra học kì, tùy theo hoàn cảnh thực tế của trường, giáo viên có thể kiểm tra xê dịch trước hoặc sau một tuần so với bản phân phối chương trình đã quy định .
-----------HẾT--------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an dia lop 9.doc