Giáo án môn học Khối 4 Tuần 11

Giáo án môn học Khối 4 Tuần 11

Tập đọc

Tiết 21: ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức : - Hiểu nghĩa các từ khó ở phần chú giải và các từ: sáo diều,vi vút.

 - Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.

 2. Kĩ năng : Đọc trơn và lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc chậm rãi, phù hợp với nội dung bài.

 3. Thái độ : Có ý thức vượt khó để vươn lên trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Tranh minh họa SGK, bảng nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1.Ôn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra việc học ôn của HS trong ngày nghỉ giữa kì.

3. Bài mới:

 3.1. Giới thiệu bài:- Giới thiệu chủ điểm, bài đọc qua tranh minh họa SGK.

 

doc 30 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 711Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Khối 4 Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11 
Thứ hai ngày 12 tháng 11 năm 2012
Tập đọc 
Tiết 21: ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức : - Hiểu nghĩa các từ khó ở phần chú giải và các từ: sáo diều,vi vút...
 - Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
 2. Kĩ năng : Đọc trơn và lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc chậm rãi, phù hợp với nội dung bài.
	3. Thái độ : Có ý thức vượt khó để vươn lên trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	 - Tranh minh họa SGK, bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1.Ôn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra việc học ôn của HS trong ngày nghỉ giữa kì.	
3. Bài mới:
	3.1. Giới thiệu bài:- Giới thiệu chủ điểm, bài đọc qua tranh minh họa SGK.
	3.2. Nội dung bài:
HĐ1: Luyện đọc
- HDHS đọc bài, hướng dẫn giọng đọc chung và chia đoạn 
- YCHS đọc nối tiếp đoạn, sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ phần chú giải.
- YCHS tìm giọng đọc của bài.
- Luyện đọc theo nhóm.
- Đọc mẫu toàn bài.
- 1 HS đọc mẫu, cả lớp đọc thầm.
- HS chia đoạn(4 đoạn).
+ Đoạn 1: từ đầu đến làm diều để chơi.
+ Đoạn 2: tiếp đến....chơi diều.
+ Đoạn 3: tiếp đến....học trò của thầy.
+ Đoạn 4: Phần còn lại.
- HS đọc nối tiếp (2 lượt), và đọc phần giải nghĩa từ phần chú giải.
- Nêu giọng đọc của bài.
- Đọc theo nhóm và báo cáo kết quả đọc của bạn.
- Lắng nghe.
HĐ 2: Tìm hiểu bài:
- YC HS đọc 2 đoạn đầu, trả lời câu hỏi:
+ Nguyễn Hiền sống ở đời vua nào? Hoàn cảnh gia đình cậu như thế nào?
+ Cậu bé ham thích trò chơi gì?
+ Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
- HS đọc và trả lời câu hỏi:
- Nguyễn Hiền sống ở đời vua Trần Nhân Tông, gia đình cậu rất nghèo.
- Cậu rất ham chơi diều.
- Học đến đâu hiểu ngay đến đấy, trí nhớ lạ thường: Có thể thuộc 20 trang sách trong một ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều.
+ Đoạn văn cho biết gì? 
* Nguyễn Hiền là một chú bé thông minh.
 + Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
- Nhà nghèo, Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày phải đi chăn trâu. Hiền đứng ....nhờ bạn xin thầy chấm hộ.
+ Vì sao chú bé Hiền được gọi là Ông trạng thả diều?
- Vì ông đỗ Trạng nguyên ở tuổi 13 ....
 + Nội dung chính của đoạn văn là gì ?
- YCHS đọc câu hỏi 4 – trao đổi và trả lời câu hỏi:
* KL: Mỗi phương án trả lời đều có nét nghĩa đúng, nhưng câu tục ngữ Có chí thì nên nói đúng nhất ý nghĩa câu chuyện.
* Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- YCHS nêu ý chính của bài
- Bổ sung, hoàn chỉnh:
ND: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
* Nguyễn Hiền là người có ý chí vượt khó.
- HS nêu.
- Câu chuyện khuyên ta phải có ý chí quyết tâm thì sẽ làm được điều mình mong muốn.
HĐ 3 : Luyện đọc diễn cảm 
- GV HD HS đọc diễn cảm đoạn 3. 
- GV đọc mẫu.
- 4 HS đọc bài nối tiếp.
- Tìm giọng đọc hay.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- 2, 4 HS thi đọc diễn cảm đoạn (từ Thầy phải kinh ngạc... vượt xa các học trò của thầy).
- GV nhận xét và nêu ý kiến. 
- Nhận xét, bình chọn 
4. Củng cố : - Chuyện đọc này giúp em hiểu ra điều gì ?
 5. Dặn dò : - Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau.
Toán :
Tiết 51: NHÂN VỚI 10, 100, 1000,
 CHIA CHO 10, 100, 1000, 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : - Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000...
 - Biết cách thực hiện phép chia số tròn chục, tròn trăn, tròn nghìn, ....cho 10, 100, 1000....
2. Kĩ năng : Áp dụng phép nhân số tự nhiên với 10, 100, 1000 ... chia các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn ... cho 10, 100, 1000... để tính nhanh.
3. Thái độ : Có ý thức làm BT.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Nhận xét chung( bảng nhóm).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1.Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS đọc bảng nhân, chia 10.
	3. Bài mới:
	3.1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài học.
 3.2. Nội dung bài:
HĐ 1: HDHS nhân một số tự nhiên với 10, chia số tròn chục cho 10.
a) Nhân một số với 10 : 35 x 10
- Nhân một số tự nhiên với 10, chia số tròn chục cho 10
- Dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân tính giá trị của biểu thức 35 x 10 = ?
 35 x 10 = 10 x 35
- 10 còn gọi là mấy chục
- Vậy 10 x 35 = 1 chục x 35
- Là 1 chục
- 1 chục x 35 bằng bao nhiêu?
- Bằng 35 chục
- 35 chục là bao nhiêu?
- 35 chục là 350.
- GV chốt lại ý kiến đúng nhất.
- Vậy 10 x 35 = 35 x 10 = 350
- YCHS nhận xét về thừa số 35 và kết quả của phép nhân 35 x 10.
- Kết quả của phép nhân 35 x 10 chính là thừa số thứ nhất 35 thêm 1 chữ số 0 vào bên phải.
- Vậy khi nhân 1 số với 10 ta có thể viết ngay kết quả của phép tính như thế nào?
- Chỉ cần viết thêm 1 chữ số 0 vào bên phải của số đó.
- HD HS thực hiện một số ví dụ liên quan.
- HS thực hiện theo nhóm.
12 x 10
78 x 10
 457 x 10
 7891 x 10
 12 x 10 = 120
 78 x 10 = 780
 457 x 10 = 4570
 7891 x 10 = 78910
b) Chia số tròn chục cho 10.
 - 350 : 10 = 
- Ta có 35 x 10 = 350. Vậy lấy tích chia cho một thừa số thì kết quả sẽ là gì?
- Lấy tích chia cho 1 thừa số thì được kết quả là thừa số còn lại.
- Vậy 350 : 10 = bao nhiêu?
- 350 : 10 = 35
- Nhận xét gì về số bị chia và thương trong phép chia 350 : 10 = 35.
- Thương chính là SBC xoá đi 1 chữ số 0
- Vậy khi chia 1 số tròn chục cho 10 ta làm ntn?
- Ta chỉ việc bỏ bớt đi 1 chữ số 0 ở bên phải số đó.
- HDHS thực hiện một số ví dụ cụ thể.
- HS nêu miệng
 70 : 10
 140 : 10
 2170 : 10
 7800 : 10
 70 : 10 = 7
 140 : 10 = 14
 2170 : 10 = 217
 7800 : 10 = 780
c) GV hướng dẫn tương tự như nhân 1 số tự nhiên với 10, chia số tròn trăm, tròn nghìn.... cho 100, 1000 ...
nhân số tự nhiên với 100, 1000 ... chia 1 số tròn trăm, tròn nghìn,... cho 100, 1000...
HĐ 2 : Kết luận
- Nêu cách nhân 1 số tự nhiên với 10, 100, 1000...
- Ta chỉ việc viết thêm vào bên phải số đó 1, 2, 3 ... chữ số 0.
- Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000, .... ta làm thế nào?
- Chỉ việc bỏ bớt đi 1, 2, 3 ... chữ số 0 ở bên phải số đó.
HĐ 3 : Luyện tập 
Bài 1: 
- HD HS đọc, hiểu yêu cầu của bài tập
- YCHS cả lớp làm cột 1, 2 của ý a, b vào SGK, HSK,G làm cả bài và nêu kết quả.
- HS cả lớp làm cột 1, 2 của ý a, b vào SGK, HSK,G làm cả bài.
- HS trình bày nối tiếp kết quả.
+ Nêu cách nhân 1 số TN với 10, 100, 1000,
18 x 100 = 1800 18 x 1000 = 18000 
+ Nêu cách chia 1 số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000 ...
9000 : 10 = 900 9000 : 100 = 90
902000 : 1000=902 6800 : 100 = 68 
Bài 2:
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu và mẫu của bài tập.
- Bài tập yêu cầu gì? 
- YCHS cả lớp làm vào vở 3 dòng đầu, HSK,G làm cả bài.
- HS đọc, hiểu yêu cầu và mẫu của bài tập.
- HS cả lớp làm vào vở 3 dòng đầu, HSK,G làm cả bài, 2 HS chữa bài trên bảng. 
- Để viết các số đo khối lượng thích hợp vào chỗ chấm ta làm như thế nào?
- GV nhận xét và nêu ý kiến.
- HS trả lời.
4. Củng cố: - HS nêu cách nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000...
 - Chia số tròn chục, tròn trăn, tròn nghìn, ....cho 10, 100, 1000...
5. Dặn dò: - Về học bài. Ôn bài trước lớp.
Lịch sử:
Tiết 11: NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh biết:
	- Tiếp theo nhà Lê là nhà Lý, Lý Thái Tổ là ông vua đầu tiên của nhà Lý. Ông là người đầu tiên xây dựng kinh thành Thăng Long. Lý Thánh Tông đặt tên cho nước là Đại Việt. Kinh đô Thăng Long thời Lý càng phồn thịnh.
2. Kĩ năng: - Dựa vào tranh ảnh và SGK để tìm kiến thức.
3. Thái độ: Yêu quê hương đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bản đồ hành chính Việt Nam, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: + Trình bày kết quả và ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống.
3. Bài mới:
3.1.Giới thiệu bài: - Giới thiệu, ghi đầu bài.
3.2. Nội dung bài:
* HĐ1: Tìm hiểu về sự ra đời của nhà Lý
- Giới thiệu cho HS:
+ Năm 1005 vua Lê Đại Hành mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi, tính tình bạo ngược. Lê Long Đĩnh mất, Lý Công Uẩn được tôn lên làm vua. Nhà Lý ra đời.
* HĐ2: Tìm hiểu về việc dời đô ra Thăng Long
- YC HS xác định vị trí của kinh đô Hoa Lư và thành Thăng Long trên bản đồ hành chính.
- YC các nhóm đọc thông tin ở SGK để lập bảng so sánh rồi cho các nhóm trình bày.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng:
 Vùng đất
Hoa Lư
Đại La
ND
So sánh
Vị trí
Không phải vùng đất trung tâm.
Trung tâm đất nước.
Địa thế
Rừng núi hiểm trở chật hẹp.
Đất rộng, bằng phẳng, màu mỡ.
- Nêu câu hỏi:
+ Tại sao Lý Thái Tổ dời đô ra Đại La (Thăng Long ) ? 
+ Giới thiệu và giải nghĩa từ: Thăng Long và Đại Việt
* HĐ3: Tìm hiểu về kiến trúc ở Thăng Long dưới thời nhà Lý.
+ Thăng Long dưới thời nhà Lý được xây dựng như thế nào?
- Lắng nghe.
- HS xác định dựa trên bản đồ hành chính Việt Nam.
- Đọc thông tin, thảo luận nhóm lập bảng.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét.
- Theo dõi.
- Lắng nghe.
+ Vua muốn con cháu đời sau xây dựng được cuộc sống ấm no.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Có nhiều lâu đài; cung điện; đền chùa. Nhân dân ngày càng đông.
 4. Củng cố: - 2 học sinh đọc mục: Bài học (SGK).
 - Củng cố bài, nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: - Dặn học sinh về nhà học bài.
Đạo đức
Tiết 11: THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS biết tại sao phải tiết kiệm thời giờ, tiền của, phải trung thực và vượt khó trong học tập. Biết bày tỏ ý kiến của mình trong những trường hợp thông thường.
2. Kĩ năng: - Thực hành một số kĩ năng cơ bản đã học từ đầu kì I đến nay thông qua các bài tập.
3. Thái độ: - Tích cực học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: - Vì sao phải tiết kiệm thời giờ?
 - Kể một số việc em đã làm để tiết kiệm thời giờ trong học tập?
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: - Giới thiệu, ghi đầu bài.
3.2. Nội dung bài:
* Ôn tập:
- YCHS nêu tên các bài đạo đức đã được học từ đầu năm đến nay:
- Ghi tên các bài:
+ Trung thực trong học tập.
+ Vượt khó trong học tập.
+ Biết bày tỏ ý kiến.
+ Tiết kiệm tiền của.
+ Tiết kiệm thời giờ.
- YCHS nêu nội dung cần ghi nhớ ở từng bài.
* Thực hành:
 Bài tập 1: Bày tỏ thái độ về các ý kiến sau:
- GV lần lượt đưa ra từng ý kiến:
a) Trung thực trong học tập chỉ thiệt mình.
b) Thiếu trung thực trong học tập là giả dối.
c) Trung thực trong học tập là thể hiện lòng tự trọng.
- YCHS suy nghĩ để bày tỏ thái độ.
- Nhận xét, củng cố.
Bài tập 2: Hãy trao đổi với các bạn trong nhóm về những ý kiến dưới đây và nêu ý kiến của mình.
- Nê ...  bài cũ: Bài tập 2, 3 (trang 106 – 107 SGK).
3. Bài mới: 
3.1.Giới thiệu bài: Giới thiệu, ghi đầu bài.
3.2.Nội dung bài:	
 *HĐ1: Nhận xét
Bài 1: Đọc truyện Cậu học sinh ở Ác-boa. 
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu 1.
- YC HS đọc truyện.
- YC HS đọc phần chú giải.
Bài 2. Tìm các từ trong truyện miêu tả: tính tình, màu sắc, hình dáng, kích thước và các đăc điểm của sự vật.
- YCHS nối tiếp nhau nêu yêu cầu 2 ở SGK.
- YCHS suy nghĩ nêu 
- Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
a. Tính tình, tư chất thông minh của Lu-i: chăm chỉ, học giỏi.
b. Màu sắc của sự vật :
+ Những chiếc cầu : trắng phau.
+ Mái tóc của thầy Rơ-nê : xám.
c. Hình dáng, kích thước và đặc điểm khác của sự vật:
- Thị trấn : nhỏ.
- Vườn nho : con con.
- Những ngôi nhà : nhỏ bé, cổ kính.
- Dòng sông : hiền hoà.
- Da của thầy Rơ-nê : nhăn nheo.
Bài 3. Trong cụm từ đi lại vẫn nhanh nhẹn từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu 3.
- YCHS nêu.
- Chốt lại lời giải đúng (bổ sung ý nghĩa cho từ đi lại)
- Củng cố cho HS rút ra phần ghi nhớ
*HĐ2: Ghi nhớ (SGK):
- YCHS đọc ghi nhớ.
- YCHS đặt câu có tính từ.
*HĐ3: Luyện tập:
Bài 1: Tìm tính từ trong các đoạn văn. 
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập. 
- YC HS làm bài vào vở bài tập.
- YCHS nêu miệng kết quả.
- Nhận xét, chốt kết quả:
a) Gầy gò, cao, sáng, thưa, cũ, cao, trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc triết, rõ ràng.
b) Quang, sạch bong, xám, trắng, xanh, dài, hồng to tướng, dài thanh mảnh.
Bài 2: Hãy viết một câu có dùng tính từ:
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu của bài tập. 
- YC HS nối tiếp nhau đặt câu.
- Nhận xét:
a) Nói về người bạn hoặc người thân của em.
b) Nói về một sự vật quen thuộc với em. 
- HS đọc, hiểu yêu cầu 1.
- 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc.
- HS nối tiếp nhau nêu yêu cầu. 
- Suy nghĩ, trả lời.
 - Theo dõi.
- HS đọc, hiểu yêu cầu 3. 
- Phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- Rút ra ghi nhớ
- HS đọc ghi nhớ.
- HS đặt câu.
- HS đọc, hiểu yêu cầu. 
- Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, làm bài vào VBT,HS K,G thực hiện toàn bộ bài tập 1.
- HS nêu kết quả. 
- Theo dõi, nhận xét.
- HS đọc, hiểu yêu cầu của bài tập. 
- Suy nghĩ, đặt câu ghi ra nháp.
4. Củng cố: Thế nào là tính từ ; GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Dặn học sinh về nhà học bài, làm bài tập 2 vào vở ôn.
¤n to¸n
LuyÖn tËp
* GVHDHS lµm bµi tập 1, 2, 3, 4, 5 trang 75 s¸ch thùc hµnh TiÕng ViÖt vµ 
To¸n – tËp 1.
¤n to¸n
LuyÖn tËp
 * GVHDHS lµm bµi tập 1, 2, 3, 4 trang 76 s¸ch thùc hµnh TiÕng ViÖt vµ 
To¸n 4 - tËp 1.
¤n tËp lµm v¨n
LUYỆN TẬP LẬP DÀN Ý CÂU TRUYỆN
 * GVHDHS lµm bµi tËp 2 trang 74 s¸ch thùc hµnh TiÕng ViÖt vµ To¸n 4 – tËp 1.
Bµi 2: Viết về suy nghĩ của em về nghị lực của Giôn ( truyện Hai tấm huy chương), hoặc kể về một lần em đã có nghị lực vượt khó trong việc làm nào đó.
Thứ sáu ngày 16 tháng 11 năm 2012
Toán 
 Tiết 55: MÉT VUÔNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học sinh hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích mét vuông.
	- Biết đọc, viết và so sánh các số đo diện tích theo đơn vị đo mét vuông.
	- Biết 1m2 = 100dm2 và ngược lại. Bước đầu biết giải bài toán có liên quan đến cm2; 	dm2; m2
2. Kĩ năng: Đọc, viết và so sánh được các số đo diện tích theo đơn vị đo mét vuông.
3. Thái độ: Tích cực học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- 1 hình vuông cạnh 1m đã chia thành 100 ô vuông 1dm2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
	- Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 
	 31200cm2 = .dm2 
	 76dm2 = cm2.
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài: Giới thiệu, ghi đầu bài.
3.2. Nội dung bài:	
* HĐ1: Giới thiệu mét vuông
- GV giới thiệu: 
+ Cùng với cm2; dm2 để đo diện tích người ta còn dùng đơn vị mét vuông.
+ Mét vuông là diện tích của một hình vuông có cạnh dài là 1m.
- HD HS quan sát biểu tượng về mét vuông để giới thiệu. 
- Giới thiệu cách đọc và viết mét vuông, mối quan hệ giữa m2 và dm2
+ Mét vuông viết tắt là: m2
+ 1m2 = 100dm2
*HĐ2: Thực hành
 Bài 1: Viết theo mẫu :
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng:
Đọc số
Viết số
Chín trăm chín mươi mét vuông
990m2
Hai nghìn không trăm linh năm mét vuông
2005m2
Một nghìn chín trăm tám mươi mét vuông
1980m2
Tám nghìn sáu trăm đề-xi-mét vuông
8600dm2
Hai mươi tám nghìn chín trăm mười một xăng -ti-mét vuông
28911cm2
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 3 + 4:
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- GV nhận xét đánh giá.
- Cả lớp theo dõi, lắng nghe.
- Quan sát, lắng nghe.
- HS đọc.
- HS đọc, hiểu YC bài tập.
- Lắng nghe.
- Làm bài vào SGK. 
- 4 HS chữa bài trên bảng lớp.
 - Theo dõi
- HS đọc, hiểu YC bài tập.
- Cả lớp làm bài vào vở nháp cột 1, HSK,G làm cả bài. 
- 2 HS chữa bài trên bảng.
- Theo dõi, nhận xét. 
- HS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp làm bài 3 vào vở, HSK,G làm cả bài 3, 4, 2 HS chữa bài trên bảng.
4.Củng cố: Củng cố bài, nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Dặn học sinh về nhà học bài, làm bài 4 (trang 65).
Tập làm văn
Tiết 22: MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh biết thế nào là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện.
2. Kĩ năng: Bước đầu biết viết đoạn mở đầu một bài văn kể chuyện theo hai cách.
3. Thái độ: Tích cực học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Chép sẵn nội dung cần ghi nhớ, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Trao đổi về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
3. Bài mới:
3.1.Giới thiệu bài: Giới thiệu, ghi đầu bài.
3.2.Nội dung bài:
*HĐ1: Nhận xét
Bài 1: Đọc truyện: Rùa và thỏ
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu 1.
- YCHS đọc câu chuyện.
Bài 2. Tìm đoạn mở bài trong truyện trên.
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu 2.
- YCHS suy nghĩ, phát biểu.
- Chốt ý đúng: 
+ Đoạn mở bài là: Trời thu mát mẻ  cố sức tập chạy.
Bài 3: Cách mở bài sau đây có gì khác với cách mở bài trên ? 
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu 3 và đọc đoạn văn.
- YCHS so sánh về 2 cách mở bài.
- Nhận xét, bổ sung, kết luận: Cách mở bài sau không kể ngay vào sự việc, nói chuyện khác rồi mới dẫn vào câu chuyện định kể. 
- Chốt lại cách mở bài trong bài văn kể chuyện: Có hai cách mở bài trong văn kể chuyện: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp
* HĐ2: Ghi nhớ (SGK)
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
* HĐ3: Luyện tập
Bài 1: Đọc các mở bài sau và cho biết đó là cách mở bài nào?
- HDHS đọc, hiểu yêu cầu.
- YCHS đọc nối tiếp 4 đoạn nói về cách mở bài của truyện.
- YCHS làm bài.
- Chốt lại lời giải đúng: 
+ Cách a : Mở bài trực tiếp.
+ Cách b, c, d : Mở bài gián tiếp.
Bài 2: Câu chuyện sau mở bài theo cách nào?
- HD HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- YC cả lớp đọc thầm đoạn mở bài câu chuyện Hai bàn tay trả lời câu hỏi :
- Chốt lại câu trả lời đúng : Câu chuyện mở bài theo cách trực tiếp kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.
- HS đọc, hiểu yêu cầu 1. 
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. 
- HS đọc, hiểu yêu cầu 2.
- Suy nghĩ tìm đoạn mở bài.
- Lắng nghe.
- 1 HS nêu yêu cầu, 1 HS đọc đoạn văn.
- Lớp đọc thầm, so sánh.
- Theo dõi, lắng nghe.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- HS đọc.
- HS đọc, hiểu yêu cầu.
- 4 HS đọc nối tiếp. 
- Đọc thầm, suy nghĩ làm bài.
- Theo dõi.
- HS đọc.
- Lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
4. Củng cố: + Thế nào là mở bài trực tiếp ? Mở bài gián tiếp ? 
5. Dặn dò: Dặn học sinh về nhà học bài, hoàn chỉnh bài tập 3.
Khoa học:
Tiết 22: MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO? MƯA TỪ ĐÂU RA?
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Học sinh biết:
	- Trình bày mây được hình thành như thế nào?
	- Giải thích được nước mưa từ đâu ra.
	- Phát biểu định nghĩa vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên.
2. Kĩ năng: - Dựa vào tranh ảnh, thí nghiệm để tìm kiến thức.
3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
	- Tranh minh họa trong SGK. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc mục: Bạn cần biết của bài: Ba thể của nước
3. Bài mới:
3.1.Giới thiệu bài: Giới thiệu, ghi đầu bài.
3.2. Nội dung bài:
* HĐ1: Tìm hiểu sự chuyển thể của nước trong thiên nhiên.
- YCHS thảo luận nhóm. 
- Đọc câu chuyện Cuộc phiêu lưu của giọt nước.
- Nêu câu hỏi:
+ Mây được hình thành như thế nào? 
+ Nước mưa từ đâu ra? 
- YCHS đọc nội dung ở SGK thảo luận, trả lời câu hỏi:
 + Nêu vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên? 
* HĐ 2: Đóng vai Tôi là giọt nước.
- YCHS dựa vào kiến thức của bài và các kiến thức đã học để chơi. 
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm phân vai đóng các vai: giọt nước, hơi nước, mây trắng, mây đen, giọt mưa.
- YC 1 số nhóm trình bày.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm đóng vai tốt nhất.
- YCHS đọc lại mục: Bạn cần biết.
- Làm việc theo nhóm.
- Đọc, kết hợp nhìn vào hình vẽ kể lại với bạn.
- Lắng nghe, trả lời các câu hỏi.
- Hơi nước bay lên cao gặp lạnh, ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ tạo nên các đám mây.
- Từ các giọt nước có trong đám mây rơi xuống đất.
- Lớp đọc thầm, thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Nước bay hơi thành hơi nước rồi từ hơi nước ngưng tụ thành nước, xảy ra lặp đi lặp lại tạo ra vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Các nhóm thảo luận, phân vai rồi thống nhất lời thoại cho từng vai.
- Các nhóm trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- HS đọc. 
4. Củng cố: + Nêu vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên.
 - Củng cố bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò: - Dặn học sinh về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Sinh ho¹t
NhËn xÐt tuÇn 11
1. H¹nh kiÓm:
 	- Nh×n chung c¸c em ®Òu ngoan ngo·n, lÔ phÐp
 	- Trong líp ®oµn kÕt, gióp ®ì lÉn nhau.
 	- Kh«ng cã hiÖn t­îng vi ph¹m ®¹o ®øc x¶y ra.
2. Häc tËp:
 	- C¸c em ®· chuÈn bÞ ®Çy ®ñ s¸ch, vë vµ ®å dïng häc tËp.
 	- Trong líp chó ý nghe gi¶ng.
 	- Häc bµi vµ lµm bµi tËp t­¬ng ®èi ®Çy ®ñ.
 	- CÇn nh¾c nhë: Mét sè em lµm bµi thi ch­a tèt: Tuấn, Khánh, Sơn
3. ThÓ dôc vÖ sinh:
 	-ThÓ dôc: t­¬ng ®èi ®Òu.
 	- VÖ sinh líp häc s¹ch sÏ, vÖ sinh c¸ nh©n t­¬ng ®èi s¹ch sÏ.
 	- VÖ sinh khu vực s¹ch sÏ.
4. Ho¹t ®éng kh¸c:
- Tham gia ®Çy dñ c¸c ho¹t ®éng cña §éi vµ nhµ tr­êng.
- H§ NG lªn líp ®Çy ®ñ, nhiÖt t×nh.
- BiÕt gióp ®ì c¸c b¹n gÆp khã kh¨n trong líp.
5. Ph­¬ng h­íng tuÇn sau:
- Ph¸t huy c¸c mÆt ®· lµm ®­îc, kh¾c phôc nh÷ng mÆt cßn h¹n chÕ.
- Bình xét thi đua của HS (20/11) – Nguyễn Hoàng Yến.
- §éi mò b¶o hiÓm khi ®i xe m¸y.
- CÇn thùc hiÖn nÒ nÕp tèt h¬n.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 11 van.doc