Giáo án môn học Khối 4 Tuần 12

Giáo án môn học Khối 4 Tuần 12

Tập đọc

Tiết 23: "Vua tàu thuỷ " Bạch Thái Bưởi

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bộ mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên để trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy.

2. Kĩ năng:

- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với lòng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh có ý chí vươn lên trong học tập và cuộc sống.

II. Đồ dùng:

- Bảng phụ viết nội dung.

III. Hoạt động dạy - học:

 

doc 33 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 735Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Khối 4 Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2010
Tập đọc
Tiết 23:	 "Vua tàu thuỷ " Bạch Thái Bưởi
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bộ mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên để trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy.
2. Kĩ năng:
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với lòng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi. 
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh có ý chí vươn lên trong học tập và cuộc sống.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ viết nội dung.
III. Hoạt động dạy - học: 
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ trong bài Có chí thì nên và nêu ý nghĩa của bài. 
3. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài. 
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ SGK?
 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài.
 a. Luyện đọc. 
- Gọi 1 hs đọc toàn bài.
- Hướng dẫn chia đoạn.
*Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
* Gọi HS đọc phần chú giải
* Tổ chức cho các nhóm đọc.
- GV nhận xét, tuyên dương.
* GV đọc mẫu toàn bài.
b. Tìm hiểu bài: 
- Gọi 1 HS đọc đoạn 1,2, trao đổi và trả lời câu hỏi: Trong SGK
- Đoạn 1,2 cho biết điều gì?. rút ra ý chính.
- Đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi trong SGK
- Nội dung đoạn 3,4 là gì?. GV ghi ý chính.
- Gọi 1HS đọc toàn bài.
- Nội dung chính của bài là gì?
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp bài
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 1,2
- Tổ chức thi đọc diễn cảm đoạn 1,2
- GV nhận xét, cho điểm.
4. Củng cố: 
- Gọi 1HS đọc toàn bài
 Hỏi: Em học được điều gì ở Bạch Thái Bưởi?
5. Dặn dò:
 Hướng dẫn đọc thêm ở nhà.
- Hát.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- HS quan sát nêu nội dung tranh.
- 1HS đọc, cả lớp theo dõi .
- 4 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
- HS đọc nối tiếp nhau theo từng đoạn. (2 lượt)
- Cả lớp theo dõi.
- 1HS đọc chú giải.
- HS đọc theo nhóm , đại diện các nhóm thi đọc, cả lớp nghe nhận xét.
- 1HS đọc thành tiếng.Cả lớp đọc thầm, trao đổi cùng bạn và tiếp nối nhau trả lời.
* Đoạn 1,2: Nói lên Bạch Thái Bưởi là người có chí.
- 1 HS đọc bài, lớp đọc thầm.
* Đoạn 3,4: Nói về sự thành cụng của Bạch Thái Bưởi.
- 1 HS đọc.
* Nội dung: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi giàu nghị lực, có ý trí vươn lên đã trở thành vua tàu thủy.
- 4HS đọc nối tiếp.Cả lớp theo theo dõi ra cách đọc hay.
- HS thi đọc bài.
- 1HS đọc.
- HS trả lời.
- HS nghe về nhà thực hiện.
Toán
Tiết 56: Nhân một số với một tổng 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
 - Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
2. Kĩ năng:
 Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
3. Thái độ:
 Học sinh yêu thích môn Toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Kẻ bảng phụ BT 1 SGK.
III. Hoạt động dạy học.
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra vở BT của HS
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài: 
3.2.Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức. 
- Gọi 2 HS lên bảng 
- Tính: 4 x ( 3 + 5 ) và 4 x 3 + 4 x 5.
- Hát
- 2HS thực hiện - lớp làm nháp 
 4 x ( 3 + 5 ) = 4 x 8 = 3
 4 x 3 + 4 x 5 = 12 + 20 = 32
- Nhận xét gì về 2 vế của biểu thức ?
-Vế trái: nhân một số với một tổng
-Vế phải: tổng giữa các tích của số đó với từng số hạng của tổng.
Khi nhân một số với một tổng ta làm thế nào?
* Kết luận : Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng só hạng của tổng, rồi cộng các kết quả với nhau.
- HS phát biểu
- Viết công thức tổng quát 
- 1HS lên bảng viết- lớp viết trên nháp.
 a x ( b + c ) = a x b + a x c.
*Thực hành :
Bài 1 ( 66) Tính giá trị biểu thức rồi viết vào ô trống( Theo mẫu)
 - GV treo bảng phụ kẻ bảng BT
- HS đọc yêu cầu 
- GV hướng dẫn mẫu làm mẫu:
- GV nhận xét kết quả
2 HS lên bảng điền vào bảng phụ . lớp tự làm vào nháp, nhận xét 
 KQ: 27; 30
Bài 2 ( 66 ) Tính bằng hai cách
- Gọi HS nêu yêu cầu
HS đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- GV hướng dẫn mẫu ý b cách 1, cách 2 (SGK)
- HS làm vào vở, 2 HS chữa bài (ý2 a, b dành cho HS khá giỏi)
- GV và HS nhận xét bổ sung
a. 36 x ( 7 + 3 ) = 36 x 7 + 36 x 3 
 = 252 + 108 = 360
207 x ( 2 + 6 ) = 207 x 2 + 207 x 6 
 = 414 + 1242 = 1 656.
b. 5 x 38 + 5 x 62 = 190 + 310 = 500.
 135 x 8 + 135 x 2 = 1080 + 270
 = 1350
Bài 3 ( 67 )Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức. 
- Gọi HS nêu yêu cầu BT
- 2 HS đọc
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân, chữa bài
- Lớp làm nháp, 2 HS làm bảng lớp
- Nêu cách nhân một tổng với một số?
GV nhận xét - đánh giá 
 (3 +5 ) x 4 = 8 x 4 = 32
 3 x 4 + 5 x 4 = 12 + 20 = 32
- HS nêu 
Bài 4 ( 67 ) áp dụng tính chất nhân một số với một tổng để tính (theo mẫu) 
- Cho HS đọc yêu cầu BT
-2 HS đọc yêu cầu (dành cho HS khá giỏi) 
 GV hướng dẫn mẫu (SGK) 
- HS nêu 
- Yêu cầu HS tính nhẩm, nêu kết quả:
- GV nhận xét thống nhất kết quả
4. Củng cố.
- Nêu cách nhân một số với một tổng?
- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò: Giao bài tập về nhà
- HS làm bài, nối tiếp nêu kết quả
Kết quả : a, 286 ; 3535 b, 2343 ; 12423
- HS nêu 
Đạo đức
Tiết 12:	 Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ ( tiết 1 )
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu công lao sinh thành, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.
2. Kĩ năng:
- Thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống.
3. Thái độ: Kính yêu ông bà, cha mẹ.
II. Đồ dùng:
- Đồ dùng hoá trang để diễn tiểu phẩm Phần thưởng.
- Bài hát : Cho con- nhạc và lời Phạm Trọng Cầu.
II. Các hoạt động dạy học.
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Kiểm tra bài cũ : ( Không)
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài:
2.2HĐ1: Thảo luận tiểu phẩm Phần thưởng.
- 3 HS ( bà, Hưng, dẫn truyện )
 Cả lớp thảo luận, trao đổi, nhận xét về cách ứng xử.
 Mục tiêu: HS biết cách ứng xử, nhận xét về cách ứng xử của bà đối với cháu và cháu đối với bà.
- Đóng tiểu phẩm : Phần thưởng 
- Trao đổi với học sinh vừa đóng vai tiểu phẩm:
- Vai Hưng: Vì sao em lại mời bà ăn những chiếc bánh em vừa được thưởng?
- Vai bà của Hưng: " Bà " cảm thấy thế nào trước việc làm của đứa cháu đối với mình ?
+ Kết luận: Hưng yêu kính bà, chăm sóc bà.Hưng là một đứa cháu hiếu thảo
- HS nêu 
2.3. HĐ 2: Thảo luận nhóm BT 1 SGK 
Mục tiêu: HS nhận biết được các cách ứng xử là đúng hay sai và giải thích được tại sao.
- Đọc yêu cầu bài tập?
- HS đọc tiếp nối.
- Tổ chức cho học sinh trao đổi theo nhóm.
- HS thảo luận nhóm 4
- Yêu cầu HS trình bày
- Kết luận- đánh giá 
- Đại diện các nhóm trình bày
 Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - - Việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ (câu : b,đ) 
- Việc làm chưa quan tâm đến ông bà, cha mẹ ( câu: a, c)
*HĐ3: Thảo luận nhóm bài tập 2 SGK
+ Mục tiêu: Hs xác định được nội dung các bức tranh, đặt tên cho các bức tranh và nhận xét được việc làm của các bạn nhỏ trong tranh
Yêu cầu HS đọc yêu cầu
- 2 HS đọc 
- GV chia 4 nhóm cho HS thảo luận:
- HS thảo luận nhóm 4, theo yêu cầu .
- Yêu cầu HS trình bày
- Đại diện các nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung trao đổi.
- GV kết luận chung: Những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ? 
* Phần ghi nhớ :
3. Củng cố:
- Các em cần phải làm gìđể hiếu thảo với ông bà, cha mẹ ?
 4. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài tập 5,6 (SGK( 20 ).
- 4 HS đọc.
- HS nêu.
- Nghe, thực hiện.
Khoa học
Tiết 23: Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Hệ thống hoá kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên dưới dạng sơ đồ.
2. Kĩ năng:
- Vẽ và trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên.
3. Thái độ: 
- Giải thích được hiện tượng tự nhiên mây mưa.
II. Đồ dùng:
- Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên ( TBDH ).
III. Hoạt động dạy học:
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?
- 2 HS trả lời.
GV nhận xét chung ghi điểm.
- Lớp nhận xét 
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài.
HĐ1: Hệ thống hoá kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
*Mục tiêu: Biết chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên.
- Quan sát sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi 
- Liệt kê tất cả các cảnh được vẽ trong sơ đồ ?
- Các đám mây: mây trắng và mây đen.
- Giọt mưa từ đám mây đen rơi xuống.
- Dãy núi, từ một quả núi có dòng suối nhỏ chảy ra, dưới chân núi là xóm làng có những ngôi nhà và cây cối.
- Dòng suối chảy ra sông, sông chảy ra biển.
 - Bên bờ sông là đồng ruộng và ngôi nhà.
- GV gắn sơ đồ lên bảng hướng dẫn HS nêu về sự bay hơi và ngưng tụ của nứơc trong tự nhiên.
- HS chú ý lắng nghe.
- Gọi HS trình bày .
*Kết luận: Nước đọng ở hồ, ao, sông, biển, không ngừng bay hơi, biến thành hơi nước.
- Hơi nước bốc lên cao, gặp lạnh, ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ, tạo thành các đám mây.
- Các giọt nước ở trong các đám mây rơi xuống đất, tạo thành mưa...
- 2 HS lên bảng lớp quan sát, nhận xét.
- 2 HS nhắc lại
HĐ2: Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
* Mục tiêu: HS biết vẽ và trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu SGK ( 49)
- 2 HS đọc
- Tổ chức cho HS vẽ:
-Thảo luận nhóm đôi. Thực hành vẽ vào VBT- 2HS vẽ bảng phụ.
- Trình bày trong nhóm:
- Gọi 2 HS gắn bảng phụ trình bày.
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường nước. 
- 2HS gắn bảng phụ trình bày 
- Lớp nhận xét, bổ sung. 
- GV nhận xét chung.
3. Củng cố:
- Trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên? 
- Nhận xét tiết học.
4. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà làm bài tập và xem trước bài nước cần cho sự sống.
- HS nêu
Thứ ba ngày 16 tháng 11 năm 2010
Toán
Tiết 57: Nhân một số với một hiệu 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Giúp HS: Biết thực hiện phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số. Biết giải bài toán và tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số. 
2. Kĩ năng:
 Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
3. Thái độ: 
HS yêu thích môn Toán 
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ bài tập 1 SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Muốn nhân 1 số với 1 tổng ta làm thế nào? 
- Hát
- 2 HS nêu.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3 ... HS lên bảng, lớp làm vào nháp.
- Nêu cách nhân với số có hai chữ số?
- GV nhận xét, ghi điểm.
- 2 HS trả lời.
3. Dạy bài mới : 
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1(69) Đặt tính rồi tính 
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu 3 HS làm bảng lớp, lớp làm vào nháp
- HS làm bài ra nháp, 3 HS lên bảng.
- Lớp nhận xét. 
- GV chữa bài:
x
x
x
 17 428 2057
 86 39 23
 102 3852 6171
 136 1284 4114
 1462 16692 47311
Bài 2(70) Viết giá trị của biểu thức vào ô trống
- Cho HS nêu yêu cầu BT
- GV gắn bảng phụ lên bảng, yêu cầu HS làm bài cá nhân, điền kết quả
- HS nêu
- HS làm vào nháp, lên điền vào ô trống.
( cột 3, 4 dành cho HS khá giỏi)
- GV chữa bài:
K. quả: 234; 2 340; 1 794; 17 940.
Bài 3(70)
- Y/c HS đọc đề bài, tóm tắt, phân tích.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS chữa bài
- GV nhận xét thống nhất kết quả
HS đọc bài toán nêu tóm tắt, cách giải
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng .Bài giải
Trong một giờ tim người đó đập số lần là:
75 x 60 = 4 500 ( lần )
Trong 24 giờ tim người đó đập số lần là:
4 500 x 24 = 108 000 ( lần )
 Đáp số: 108 000 lần.
* Bài 4(70)
- Yêu cầu HS đọc bài toán.
- GV hướng dẫn giải bài toán
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
HS đọc bài toán, nêu tóm tắt, cách giải (dành cho HS khá - giỏi)
- 1 HS chữa bài, lớp làm vào nháp, lớp nhận xét. 
Bài giải
13 kg đường bán được số tiền là:
5200 x 13 = 67600 (đồng)
18 kg đường bán được số tiền là:
5 500 x 18 = 99 000 (đồng)
- GV nhận xét kết quả.
Cửa hàng thu được số tiền là:
67 600 + 99 000 = 166 600 (đồng)
 Đáp số: 166 600 đồng
* Bài 5(70) - Gọi HS đọc bài toán
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán
- Yêu cầu HS làm bài chữa bài
- GV nhận xét bài làm của HS 
HS đọc bài toán, nêu tóm tắt, cách giải(dành cho HS khá - giỏi)
- 1 HS làm bảng lớp, lớp làm vào nháp
Bài giải
Số học sinh của 12 lớp là:
30 x 12 = 360 ( học sinh)
Số học sinh của 6 lớp là:
35 x6 = 210 ( học sinh)
Tổng số học sinh của trường là:
360 + 210 = 570 ( học sinh )
 Đáp số : 570 học sinh
.Củng cố:
- Nêu cách nhân với số có hai chữ số?
- Nhận xét giờ học. 
5. Dặn dò:
Giao BT về nhà cho HS.
- HS nêu
Tập làm văn
Tiết 24:	Kể chuyện ( Kiểm tra viết )
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS thực hành viết một bài văn KC sau giai đoạn học về văn kể chuyện. Bài viết đáp ứng với yêu cầu cả đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện ( mở bài, diễn biến, kết thúc), diễn đạt thành câu, lời kể tự nhiên chân thật.
2. Kĩ năng:
- Viết được bà văn kể chuyện đúng yêu cầu để bài , diễn đạt thành câu , trình bày sạch sẽ khoảng 12 câu.
3. Thái độ:
- HS yêu thích câu chuyện mình kể. 
II. Đồ dùng .
- Bảng lớp viết dàn ý vắn tắt của bài văn kể chuyện.
III. Hoạt động dạy - học.
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Hát
Sự chuẩn bị giấy bút của HS
3. Bài mới:
3.1. giới thiệu bài 
3.2. Hướng dẫn HS làm bài 
a. Gọi HS đọc đề bài 
- 3HS đọc – lớp đọc thầm 
Đề bài: Học sinh chọn 1 trong 3 đề bài sau để làm bài:
- Đề 1: Hãy tưởng tượng và kể một câu chuyện có 3 nhân vật: bà mẹ ốm, người con hiếu thảo, và một bà tiên.
- Đề 2: Kể lại truyện ông trạng thả diều theo lời kể của Nguyễn Hiền.Chú ý kết bài theo lối mở rộng.
 - Đề 3 : Kể lại câu chuyện " Vua tàu thuỷ" Bach Thái Bưởi bằng lời của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa
b. Dàn ý: 
GV gắn bảng phụ hướng đẫn HS.
- Mở bài: - Gián tiếp
 - Trực tiếp
- Thân bài: Kể theo trình tự thời gian hoặc không gian.
- Kết bài: - Mở rộng
 - Không mở rộng.
- Gọi HS nêu đề bài mình chọn 
c. HS viết bài.
d. GV thu bài.
- HS nối tiếp nêu 
4. Củng cố:
- Nhận xét giờ kiểm tra 
- Dặn HS chuản bị giờ sau
Khoa học
Tiết 24:	 Nước cần cho sự sống
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 Sau bài học HS có khả năng:
- Nêu một số ví dụ chứng tỏ nước cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật.
2. Kĩ năng:- Nêu được vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí
 và trong đời sống của con người .
3. Thái độ:
- Yêu thiên nhiên và giữ gìn nguồn nước sạch.
II. Đồ dùng :
- Hình SGK (tr.50,51).Bảng phụ (HĐ 1)
- GV cùng HS sưu tầm tranh ảnh và tư liệu về vai trò của nước.
III. Hoạt động dạy - học:
HĐ của GV
HĐ của GV
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ 
- Vẽ đơn giản và trình bày vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên?
- Hát
-2 HS trả lời.
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
HĐ 1: Vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật và thực vật.
* Mục tiêu: Nêu được một số ví dụ chứng tỏ nước cần cho sự sống của côn người, động vật và thực vật.
- Yêu cầu nộp tranh , ảnh sưu tầm được.
- Chia nhóm theo tổ và HS thảo luận, giao tư liệu tranh ảnh có liên quan và giấy, bút
- HS nộp 
Nhóm 1: Tìm hiểu vai trò của nước đối với cơ thể người.
- Nhóm 2: Tìm hiểu vai trò của nước đối với động vật.
- Nhóm 3: Tìm hiểu vai trò của nước đối với thực vật.
- Trình bày:
- Kết hợp mục bạn cần biết, các nhóm trình bày lần lượt từng vấn đề được giao trên bảng phụ 
- Nhóm khác bổ sung, trao đổi.
-Thảo luận về vai trò của nước đối với sự sống của sinh vật .
* Kết luận: Mục bạn cần biết( SGK)
- Cả lớp thảo luận và trình bày.
HĐ2: Vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí.
* Mục tiêu: Nêu được dẫn chứng về vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí.
- Con người còn sử dụng nước vào những việc gì khác?
- HS phát biểu theo suy nghĩ của mình.
- Thảo luận phân loại ý kiến. 
- Yêu cầu HS làm rõ từng vai trò và cho VD minh hoạ:
VD:- Những ý kiến nói về con người sử dụng nước trong việc làm vệ sinh thân thể, nhà cửa, môi trường...
- Những ý kiến nói về con người sử dụng nước trong việc vui chơi, giải trí.
- Những ý kiến nói về con người sử dụng nước trong sản xuất nông nghiệp.
- Những ý kiến nói về con người sử dụng nước trong sản xuất công nghiệp.
- GV khuyến khích HS liên hệ thực tế địa phương.
* Kết luận : Mục bạn cần biết (SGK)
4. Củng cố:
- Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết 
- 2 HS nêu
5. Dặn dò:
- VN học thuộc bài và chuẩn bị cho giờ sau: 1 chai nước đã dùng, 1 chai nước sạch ( máy, giếng); 2 chai không, 2 phễu, bông để lọc nước, 
Kĩ Thuật
Tiết 12: 	Khâu viền đường gấp mép vải bằng 
mũi khâu đột
(Tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng khâu đột thưa 
2. Kĩ năng:
- Gấp được mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa các mũi khâu tương đối đều nhau.
3. Thái độ:
- Yêu thích sản phẩm của mình làm được.
II. Đồ dùng :
- GV: Mẫu khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
HS: Bộ đồ dùng kỹ thuật 4
III. Hoạt động dạy - học.
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu của học sinh.
3. Bài mới: 
Giới thiệu ghi tên bài
*HĐ1: Thực hành khâu viền đường gấp mép vải.
- Yêu cầu HS nêu các thao tác gấp mép vải?
- Nêu các bước khâu viền đường gấp mép vải?
Hát
- Vạch dấu
- Gấp theo đường vạch dấu.
+ Gấp mép vải.
+ Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
- GV nhắc nhở HS thêm một số điểm cần lưu ý khi khâu mũi đột thưa.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- HS để vật liệu lên mặt bàn.
- Cho HS thực hành.
- GV quan sát hướng dẫn, uốn nắn thao tác chưa đúng và chỉ dẫn cho HS còn lúng túng.
- Nhắc nhở HS các mũi khâu sao cho chỉ không bị phồng hoặc kéo chặt tay quá làm bị dúm.
- GV quan sát,giúp đỡ HS còn lúng túng
- HS thực hành trên vải.
- HS thực hành gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột.
*HĐ2: Đánh giá kết quả học tập của học sinh:
- GV cho HS trưng bày sản phẩm.
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá
- GV nhận xét đánh giá
- HS trưng bày theo nhóm.
- HS tự đánh giá sản phẩm thực hành
4. Củng cố: 
Nhận xét giờ học. 
5. Dặ dò:
Chuẩn bị tiết học sau.
Sinh hoạt lớp
 Nhận xét trong tuần
 I. Mục tiêu:
- HS nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động ở tuần11.
- Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc.
 II. Lên lớp:
 	1. Nhận xét chung:
 Ưu điểm.
- Đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn
	- Ý thức tự quản còn chưa được cao.
- Trong học tập có nhiều tiến bộ, hăng hái xây dựng bài.
- Biết giúp bạn cùng tiến:
- Vệ sinh lớp học + Thân thể sạch sẽ.
	- Đội viên đeo khăn quàng đầy đủ.
- Khen: Sản, Chư, 
 Tồn tại:
- Ý thức tự quản chưa cao trong 15 phút đầu giờ
	- 1 số em đi học còn hay quên đồ dùng:Thuận, Thắm, Pao. 
	- Còn lười học và mất trật tự trong lớp.
	- Chữ viết chưa tiến bộ : Pao, Đức.
 	2. Phương hướng tuần 13.:
	- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần 12.
- Thường xuyên kiểm tra đồ dùng học tập.
 Thường xuyên luyện viết theo mẫu chữ 31
Phê duyệt của tổ khôi
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4 Tuan 12.doc