TẬP ĐỌC: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. MỤC TIÊU:
1. Đọc thành tiếng:
• Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ.
• Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng theo ý thơ .
• Đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên.
2. Đọc - hiểu:
• Hiểu nội dung bài: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của cá bạn nhỏbộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
• Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 76, SGK (phóng to nếu có điều kiện).
• Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 1 và khổ thơ 4.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
TUẦN 8 Thứ hai, ngày 10 tháng 10 năm 2011 HĐTT: NHẬN XÉT ĐẦU TUẦN -------------------- ------------------ TẬP ĐỌC: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ I. MỤC TIÊU: 1. Đọc thành tiếng: Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ. Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng theo ý thơ . Đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên. 2. Đọc - hiểu: Hiểu nội dung bài: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của cá bạn nhỏbộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 76, SGK (phóng to nếu có điều kiện). Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 1 và khổ thơ 4. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Bài cũ: - Gọi HS lên bảng đọc phân vai vở: Ở vương quốc Tương Lai và trả lời câu hỏi theo nội dung bài. - Gọi 2 HS đọc lại màn 1, màn 2 và trả lời câu hỏi. Nếu được sống ở vương quốc Tương Lai em sẽ làm gì? - Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu như SGV. b. H/ dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: - Yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau từng khổ thơ (3 lượt HS đọc).GV chú ý chữa lổi phát âm, ngắt giọng cho từng HS. - GV đưa ra bảng phụ để giúp HS định hướng đọc đúng. - Gọi 3 HS đọc toàn bài thơ. - GV đọc mẫu: (xem SGV) * Tìm hiểu bài: - Gọi 1 HS đọc toàn bài thơ. - Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi. ? Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài? ? Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì? ? Mỗi khổ thơ nói lên điều gì? ? Các bạn nhỏ mong ước điều gì qua từng khổ thơ ? - Gọi HS nhắc lại ước mơ của thiếu nhi qua từng khổ thơ. GV ghi bảng ? Em hiểu câu thơ Mãi mãi không có mùa đông ý nói gì? ? Câu thơ: Hoá trái bom thành trái ngon có nghĩa là mong ước điều gì? ? Em thích ước mơ nào của các bạn thiếu nhi trong bài thơ? Vì sao? ? Bài thơ nói lên điều gì? - Ghi ý chính của bài thơ. * Đọc diễn cảm và thuộc lòng: - Yêu cầu HS đọc từng khổ thơ để tìm ra giọng đọc hay (như đã hướng dẫn). - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Gọi HS đọc diễn cảm toàn bài. - Nhận xét và cho điểm từng HS. - Yêu cầu HS học thuộc lòng theo cặp. - Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ. GV có thể chỉ định theo hàng dọc hoặc hàng ngang các dãy bàn. - Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng toàn bài. -Bình chọn bạn đọc hay và thuộc bài nhất. - Nhận xét và cho điểm từng HS. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ. - Màn 1: 8 HS đọc. - Màn 2: 6 HS đọc. - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - Lắng nghe. - 4 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ theo đúng trình tự. - 3 HS nối tiếp nhau đọc bài. - 1 HS đọc thành tiếng. - Đọc thầm, trao đổi cùng bạn và tiếp nối nhau trả lời câu hỏi: + Câu thơ: Nếu chúng mình có phép lạ + Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ là rất tha thiết. Các bạn luôn mong mỏi một thế giới hoà bình, tốt đẹp, trẻ em được sống đầy đủ và hạnh phúc. + nói lên một điều ước của các bạn. + K1: Ước cây mau lớn để cho quả ngọt. + K2: Ước trở thành người lớn... + K3: Ước mơ không còn mùa đông. + Khổ 4: Ước không có chiến tranh. - 2 HS nhắc lại 4 ý chính của từng khổ thơ. + Ước không còn mùa đông giá lạnh, thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai gây bão lũ, hay bất cứ tai hoạ nào đe doạ con người. + Các bạn thiếu nhi mong ước không có chiến tranh, con người luôn sống trong hoà bình, không còn bom đạn. + HS phát biểu tự do.(Xem SGV) + Bài thơ nói về ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp. - 2 HS nhắc lại ý chính. - 4 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay - 2 HS nồi cùng bàn luyện đọc. - 2 HS đọc diễn cảm toàn bài. - 2 HS ngồi cùng bàn đọc nhẩm, kiểm tra học thuộc lòng cho nhau. - Nhiều lượt HS đọc thuộc lòng, mỗi HS đọc 1 khổ thơ. - 5 HS thi đọc thuộc lòng - Nhận xét, bình chọn bạn đọc theo các tiêu chí đã nêu. -------------------- ------------------ TOÁN: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - Tính được tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất. - Giáo dục HS thích học Toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ kẻ sẵn bảng số trong bài tập 4 – VBT. III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: 2. Bài cũ: - GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập của tiết 35, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài: - GV: ghi bảng. b. Hướng dẫn luyện tập : Bài 1b: ? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? ? Khi đặt tính để thực hiện tính tổng của nhiều số hạng chúng ta phải chú ý điều gì ? - GV yêu cầu HS làm bài. - GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của các bạn trên bảng. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2(dòng 1, 2) ? Hãy nêu yêu cầu của bài tập ? - GV hướng dẫn - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 4a: - GV gọi 1 HS đọc đề bài. - GV yêu cầu HS tự làm bài. HS. Bài 5(HS khá, giỏi) ? Muốn tính chu vi của một hình chữ nhật ta làm như thế nào ? ? Vậy nếu ta có chiều dài hình chữ nhật là a, chiều rộng hình chữ nhật là b thì chu vi của hình chữ nhật là gì ? - Gọi chu vi của hình chữ nhật là P, ta có: P = (a + b) x 2 Đây chính là công thức tổng quát để tính chu vi của hình chữ nhật. - GV yêu cầu HS làm bài. - GV nhận xét. 4. Củng cố - Dặn dò: - GV tổng kết giờ học. - Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. - 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. - HS nghe. - Đặt tính rồi tính tổng các số. - Đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau. - 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. - HS nhận xét bài làm của bạn cả về đặt tính và kết quả tính. - Tính bằng cách thuận tiện. - HS nghe giảng, sau đó 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. - HS đọc. 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. Bài giải Số dân tăng thêm sau hai năm là: 79 + 71 = 150 (người) Số dân của xã sau hai năm là: 5256 + 105 = 5400 (người) Đáp số: 150 người ; 5400 người - HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. - Ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng, được bao nhiêu nhân tiếp với 2. - Chu vi của hình chữ nhật là: (a + b) x 2 - Chu vi hình chữ nhật khi biết các cạnh. a) P = (16 +12) x 2 = 56 (cm) b) P = (45 + 15) x 2 = 120 (m) -------------------- ------------------ CHÍNH TẢ: TRUNG THU ĐỘC LẬP I. MỤC TIÊU: Nghe- viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ. Làm đúng BT(2) a / b, hoặc(3) a / b. GD: - Tình cảm yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giấy khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2a hoặc 2b (theo nhóm). Bảng lớp viết sẵn nội dung bài tập 3a hoặc 3b. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Bài cũ: - Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết các từ: khai trương, vườn cây, sương gió, vươn vai, thịnh vượn, rướn cổ, - Nhận xét chữ viết của HS trên bảng và bài chính tả trước. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Giờ chính tả hôm nay, các bạn nghe viết đoạn 2 bài văn Trung thu độc lập và làm bài tập chính tả phân biệt r/ d/ gi hoặc iên/ yên/ iêng. b. Hứơng dẫn viết chính tả: * Trao đổi nội dung đoạn văn: - Gọi HS đọc đoạn văn cần viết trang 66, SGK. ? Cuộc sống mà anh chiến sĩ mơ ước tới đất nước ta tươi đẹp như thế nào? ? Đất nước ta hiện nay đã thực hiện ước mơ cách đây 60 năm của anh chiến sĩ chưa? * Hướng dẫn viết từ khó: - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết và luyện viết. * Nghe – viết chính tả: * Chấm bài – nhận xét bài viết của HS : c. Hướng dẫn làm bài tập: - GV chọn phần a. Bài 2: a/ Gọi HS đọc yêu cầu. - Chia nhóm 4 HS, phát phiếu và bút dạ cho từ nhóm. Yêu cầu HS trao đổi, tìm từ và hoàn thành phiếu. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. - Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có). - Gọi HS đọc lại truyện vui. Cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi: ? Câu truyện đáng cười ở điểm nào? ? Theo em phải làm gì để mò lại được kiếm? Đáp án: kiếm giắt, kiếm rơi, đánh dấu - kiếm rơi - đánh dấu. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà đọc lại chuyện vui hoặc đoạn văn và ghi nhớ các từ vừa tìm được bằng cách đặt câu. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - 2 HS đọc thành tiếng. + Anh mơ đến đất nước tươi đẹp với dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện. Ơû giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trên những con tàu lớn, những nhà máy chi chít, cao thẳm, những cánh đồng lúa bát ngát, những nông trường to lớn, vui tươi. + Đất nước ta hiện nay đã có được những điều mà anh chiến sĩ mơ ước. Thành tựu kinh tế đạt được rất to lớn: chúng ta có những nhà máy thuỷ điện lớn, những khu công nghiệp, đô thị lớn, - Luyện viết các từ: quyền mơ tưởng, mươi mười lăm, thác nước, phấp phới, bát ngát, nông trường, to lớn, - 1 HS đọc thành tiếng. - Nhận phiếu và làm việc trong nhóm. - Nhận xét, bổ sung, chữa bài (nếu có). - 2 HS đọc thành tiếng. + Anh ta ngốc lại tưởng đánh dấu mạn thuyền chỗ rơi kiếm là mò được kiếm. + Phải đánh dấu vào chỗ rơi kiếm chứ không phải vào mạn thuyền. - rơi kiếm - làm gì - đánh dấu. - HS lắng nghe -------------------- ------------------ BUỔI CHIỀU: LUYỆN TOÁN: ÔN TẬP I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Rèn cho HS kỹ năng về đặt tính; tính nhanh ; giải toán có lời văn vế tìm số trung bình. - GD HS tính cẩn thận, chính xác khi làm toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Soạn đề bài. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: 2. Bài cũ: - HS nhắc lại cách đặt tính và tính cộng (trừ). 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn ôn tập: Bài 1 : Đặt tính rồi tính a) 14672 + 35189 + 43267 ; b) 345 + 5438 + 7081 - Gọi 2 HS lên bảng, cả lớp làm bảng con. Bài 2 : Tính nhanh bằng cách thuận tiện a) 315 + 666 + 185 ; b) 1677 + 1969 + 1323 + 1031 - HS đọc đề - H/dẫn các em xác định chữ số hàng đơn vị. - Y/c HS thực hành trên bảng, cả lớp làm vào vở. - Nhận xét Bài 3 : Một cửa hàng bán vải ngày thứ nhất bán được 98 m vải, ngày thứ hai bán được nhiều hơn ngày thứ nhất 5 m vải, ngày thứ ba bán được nhiều hơn ngày thứ hai là 5 m vải. Hỏi trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải ? - Gọi HS đọc đề, hướng dẫn HS tìm hiểu đề. - Gọi HS nêu miệng, HS khác nhận xét. - GV chấm, chữa bài. 4. Củng cố- Dặn dò: - GV tổng k ... oạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: 2. Bài cũ: - GV gọi 3 HS lên bảng làm các bài tập của tiết 39. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài: b. Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt : * Giới thiệu góc nhọn - GV vẽ lên bảng góc nhọn AOB như phần bài học SGK. - Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc này. - GV giới thiệu: Góc này là góc nhọn. - GV: Hãy dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc nhọn AOB và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông. - GV nêu: Góc nhọn bé hơn góc vuông. - GV có thể yêu cầu HS vẽ 1 góc nhọn (Lưu ý HS sử dụng ê ke để vẽ góc nhỏ hơn góc vuông). * Giới thiệu góc tù - GV vẽ lên bảng góc tù MON như SGK. - Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc. - GV giới thiệu: Góc này là góc tù. - GV: Hãy dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc tù MON và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông. - GV nêu: Góc tù lớn hơn góc vuông. - GV có thể yêu cầu HS vẽ 1 góc tù (Lưu ý HS sử dụng ê ke để vẽ góc lớn hơn góc vuông) * Giới thiệu góc bẹt - GV vẽ lên bảng góc bẹt COD như SGK. - Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc. - GV vừa vẽ hình vừa nêu: Cô (Thầy) tăng dần độ lớn của góc COD, đến khi hai cạnh OC và OD của góc COD “thẳng hàng” (cùng nằm trên một đường thẳng) với nhau. Lúc đó góc COD được gọi là góc bẹt. ? Các điểm C, O, D của góc bẹt COD như thế nào với nhau ? - GV yêu cầu HS sử dụng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc bẹt so với góc vuông. - GV yêu cầu HS vẽ và gọi tên 1 góc bẹt. c. Luyện tập - thực hành : Bài 1: - GV yêu cầu HS quan sát các góc trong SGK và đọc tên các góc, nêu rõ góc đó là góc nhọn, góc vuông, góc tù hay góc bẹt. - GV nhận xét, có thể vẽ thêm nhiều hình khác trên bảng và yêu cầu HS nhận biết các góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt. Bài 2: - GV hướng dẫn HS dùng ê ke để kiểm tra các góc của từng hình tam giác trong bài. - GV nhận xét, có thể yêu cầu HS nêu tên từng góc trong mỗi hình tam giác và nói rõ đó là góc nhọn, góc vuông hay góc tù ? 4. Củng cố- Dặn dò: - GV tổng kết giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau. - 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. - HS nghe. - HS quan sát hình. - Góc AOB có đỉnh O, hai cạnh OA và OB. - HS nêu: Góc nhọn AOB. - 1 HS lên bảng kiểm tra, cả lớp theo dõi, sau đó kiểm tra góc AOB trong SGK: Góc nhọn AOB bé hơn góc vuông. - 1 HS vẽ trên bảng, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp. - HS quan sát hình. - HS: Góc MON có đỉnh O và hai cạnh OM và ON. - HS nêu: Góc tù MON. - 1HS lên bảng kiểm tra. Góc tù lớn hơn góc vuông. 1 HS vẽ trên bảng, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp. - HS quan sát hình. C C O D - Thẳng hàng với nhau. - Góc bẹt bằng hai góc vuông. - 1 HS vẽ trên bảng, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp. - HS trả lòi trước lớp: + Các góc nhọn là: MAN,UDV. + Các góc vuông là: ICK. + Các góc tù là: PBQ, GOH. + Các góc bẹt là: XEY. - HS dùng ê ke kiểm tra góc và báo cáo kết quả: Hình tam giác ABC có ba góc nhọn. Hình tam giác DEG có một góc vuông. Hình tam giác MNP có một góc tù. - HS trả lời theo yêu cầu. -------------------- ------------------ TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN I. MỤC TIÊU: Nắm được trình tự thời gian để kể lại đúng nội dung trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai (bài TĐ tuần 7) - BT1. Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập với sự gợi ý cụ thể của GV (BT2, BT3). Có ý thức dùng từ hay, viết câu văn trau chuốt, giàu hình ảnh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ truyện Ở vương quốc tương lai trang 70, 71 SGK. Bảng phụ ghi sẵn cách chuyển thể một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Bài cũ: - Gọi HS lên bảng kể một câu chuyện mà em thích nhất. - Gọi HS nhận xét xem câu chuyện bạn kể đã đúng trình tự thời gian chưa? Lời kể của bạn như thế nào? - Nhận xét và cho điểm từng HS. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn HS làm bài: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. ? Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp hay lời kể? - Gọi 1 HS giỏi kể mẫu lời thoại giữa Tin-tin và em bé thứ nhất. - Nhận xét, tuyên dương HS. - Treo bảng phụ đã ghi sẵn cách chuyển lời thoại thành lời kể. - Treo tranh minh hoạ truyện Ở vương quốc tương lai. Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm theo trình tự thời gian. - Tổ chức cho HS thi kể từng màn. - Gọi HS nhận xét bạn theo tiêu chí đã nêu. - Nhận xét, cho điểm HS. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. ? Trong truyện Ở vương quốc tương lai hai bạn Tin-tin và Mi-tin có đi thăm cùng nhau không? ? Hai bạn đi thăm nơi nào trước, nơi nào sau? - Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm.GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. - Tổ chức cho HS thi kể về từng nhân vật. - Gọi HS nhận xét nội dung truyện đã theo đúng trình tự không gian chưa? Bạn kể đã hấp dẫn, sáng tạo chưa? - Nhận xét cho điểm HS. Bài 3; - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Về trình tự sắp xếp. + Về ngôn ngữ nối hai đoạn? 3. Củng cố - dặn dò: - Có những cách nào để phát triển câu chuyện. + Những cách đó có gì khác nhau? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết lại màn 1 hoặc màn 2 theo 2 cách vừa học. - 3 HS lên bảng kể chuyện. - HS nhận xét bạn kể. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. + Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp. - HS kể - Quan sát tranh, 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, sữa chữa cho nhau. - 3 đến 5 HS thi kể. - 1 HS đọc thành tiếng. + Tin-tin và Mi-tin đi thăm khu xưởng xanh và khu vườn kì diệu cùng nhau. + Hai bạn đi thăm công xưởng xanh trước, khu vườn kì diệu sau. - 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, nhận xét, bổ sung cho nhau. Mỗi HS kể về một nhân vật Tin-tin hay Mi-tin. - 3 đến 5 HS tham gia thi kể. - Nhận xét về câu truyện và lời bạn kể. - 1 HS đọc thành tiếng. - Đọc trao đổi và trả lời câu hỏi. + Có thể kể đoạn Trong công xưởng xanh trước đoạn Trong khu vườn kì diệu và ngược lại. + Từ ngữ nối được thay đổi bằng các từ ngữ chỉ địa điểm. - HS lắng nghe trả lời -------------------- ------------------ H ĐTT: SINH HOẠT ĐỘI (Hoạt động ngoài trời) ----------------------- -------------------- -------------------------------------------- TOÁN HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC I.MỤC TIÊU: - Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc. - Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê ke. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Ê ke, thước thẳng (cho GV và HS). III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: 2.KTBC: -GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 40, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác. -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: -Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với hai đường thẳng vuông góc. b.Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc : -GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và hỏi: Đọc tên hình trên bảng và cho biết đó là hình gì ? -Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD là góc gì ? (góc nhọn, góc vuông, góc tù hay góc bẹt ?) -GV vừa thực hiện thao tác, vừa nêu: kéo dài DC thành đường thẳng DM, kéo dài cạnh BC thành đường thẳng BN. Khi đó ta được hai đường thẳng DM và BN vuông góc với nhau tại điểm C. -GV: Hãy cho biết góc BCD, góc DCN, góc NCM, góc BCM là góc gì ? -Các góc này có chung đỉnh nào ? -Như vậy hai đường thẳng BN và DM vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh C. -GV yêu cầu HS quan sát các đồ dùng học tập của mình, quan sát lớp học để tìm hai đường thẳng vuông góc có trong thực tế cuộc sống. -Hướng dẫn HS vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau: Chúng ta có thể dùng ê ke để vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau, chẳng hạn ta muốn vẽ đường thẳng AB vuông góc với đường thẳng CD, làm như sau: +Vẽ đường thẳng AB. +Đặt một cạnh ê ke trùng với đường thẳng AB, vẽ đường thẳng CD dọc theo cạnh kia của ê ke. Ta được AB và CD vuông góc với nhau. -GV yêu cầu HS cả lớp thực hành vẽ đường thẳng NM vuông góc với đường thẳng PQ tại O. c.Luyện tập, thực hành : Bài 1 -GV vẽ lên bảng hai hình a, b trong SGK. -GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? -GV yêu cầu HS cả lớp cùng kiểm tra. -GV yêu cầu HS nêu ý kiến. -Vì sao em nói hai đường thẳng HI và KI vuông góc với nhau ? Bài 2 -GV yêu cầu HS đọc đề bài. -GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, sau đó yêu cầu HS suy nghĩ và ghi tên các cặp cạnh vuonga góc với nhau có trong hình chữ nhật ABCD vào VBT. -GV nhận xét và kết luận về đáp án đúng. Bài 3 -GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài. -GV yêu cầu HS trình bày bài làm trước lớp. -GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 4 -GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. -GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS. 4.Củng cố- Dặn dò: -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. -3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. -HS nghe. -Hình ABCD là hình chữ nhật. -Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD đều là góc vuông. -HS theo dõi thao tác của GV. -Là góc vuông. -Chung đỉnh C. -HS nêu ví dụ: hai mép của quyển sách, quyển vở, hai cạnh của cửa sổ, cửa ra vào, hai cạnh của bảng đen, -HS theo dõi thao tác của GV và làm theo. -1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp. -Dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau không. -HS dùng ê ke để kiểm tra hình vẽ trong SGK, 1 -Hai đường thẳng HI và KI vuông góc với nhau, hai đường thẳng PM và MQ không vuông góc với nhau. -Vì khi dùng ê ke để kiểm tra thì thấy hai đường thẳng này cắt nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh I. -1 HS đọc trước lớp. -HS viết tên các cặp cạnh, sau đó 1 đến 2 HS kể tên các cặp cạnh mình tìm được trước lớp: AB và AD, AD và DC, DC và CB, CD và BC, BC và AB. -HS dùng ê ke để kiểm tra các hình trong SGK, sau đó ghi tên các cặp cạnh vuông góc với nhau vào vở. -1 HS đọc các cặp cạnh mình tìm được trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. -2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. -1 HS lên bảng, HS cả lớp làm bài vào VBT. a) AB vuông góc với AD, AD vuông góc với DC. b) Các cặp cạnh cắt nhau mà không vuông góc với nhau là: AB và BC, BC và CD. -HS nhận xét bài bạn và kiểm tra lại bài của mình theo nhận xét của GV. -HS cả lớp.
Tài liệu đính kèm: