Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 30

Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 30

Đạo đức

 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG(Tiết 1)

I.Mục tiêu:

-Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường.

- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường.

- Tham gia bảo vệ mơi trường ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng

-Không đồng tình với những hành vi làm ô nhiễm môi trường và biết nhắc bạn bè người thân cùng bảo vệ môi trường.

II.Đồ dùng dạy học:

 -SGK Đạo đức 4.

 -Các tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng.

 -Phiếu giao việc.

 

doc 29 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 782Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
Ngày soạn:3/4/2011
Ngày giảng: 4/4/2011
Tiết 2: Đạo đức
 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG(Tiết 1)
I.Mục tiêu:
-Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường.
- Tham gia bảo vệ mơi trường ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng
-Không đồng tình với những hành vi làm ô nhiễm môi trường và biết nhắc bạn bè người thân cùng bảo vệ môi trường.
II.Đồ dùng dạy học:
 -SGK Đạo đức 4.
 -Các tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng.
 -Phiếu giao việc.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC:
 -GV nêu yêu cầu kiểm tra:
 +Nêu phần ghi nhớ của bài “Tôn trọng luật giao thông”.
 +Nêu ý nghĩa và tác dụng của vài biển báo giao thông nơi em thường qua lại.
 -GV nhận xét.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: “Bảo vệ môi trường”
b.Nội dung: 
*Khởi động: Trao đổi ý kiến.
 -GV cho HS ngồi thành vòng tròn và nêu câu hỏi:
 +Em đã nhận được gì từ môi trường?
 -GV kết luận:
 Môi trường rất cần thiết cho cuộc sống của con người.
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (thông tin ở SGK/43- 44)
 -GV chia nhóm và yêu cầu HS đọc và thảo luận về các sự kiện đã nêu trong SGK
 -GV kết luận:
 +Đất bị xói mòn: Diện tích đất trồng trọt giảm, thiếu lương thực, sẽ dần dần nghèo đói.
 +Dầu đổ vào đại dương: gây ô nhiễm biển, các sinh vật biển bị chết hoặc nhiễm bệnh, người bị nhiễm bệnh.
 +Rừng bị thu hẹp: lượng nước ngầm dự trữ giảm, lũ lụt, hạn hán xảy ra, giảm hoặc mất hẳn các loại cây, các loại thú, gây xói mòn, đất bị bạc màu.
 -GV yêu cầu HS đọc và giải thích câu ghi nhớ.
*Hoạt động 2: Làm việc cá nhân (Bài tập 1- SGK/44)
 -GV giao nhiệm vụ cho HS làm bài tập 1: Dùng phiếu màu để bày tỏ ý kiến đánh giá.
 Những việc làm nào sau đây có tác dụng bảo vệ môi trường?
a/. Mở xưởng cưa gỗ gần khu dân cư.
b/. Trồng cây gây rừng.
c/. Phân loại rác trước khi xử lí.
d/. Giết mổ gia súc gần nguồn nước sinh hoạt.
đ/. Làm ruộng bậc thang.
e/. Vứt xác súc vật ra đường.
g./ Dọn sạch rác thải trên đường phố.
h/. Khu chuồng trại gia súc để gần nguồn nước ăn.
 -GV mời 1 số HS giải thích.
 -GV kết luận:
 +Các việc làm bảo vệ môi trường: b, c, đ, g.
 +Mở xưởng cưa gỗ gần khu dân cư gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn: a.
 +Giết, mổ gia súc gần nguồn nước sinh hoạt, vứt xác súc vật ra đường, khu chuồng trại gia súc để gần nguồn nước ăn làm ô nhiễm nguồn nước: d, e, h.
4.Củng cố - Dặn dò:
 -Tìm hiểu tình hình bảo vệ môi trường tại địa phương.
-Một số HS thực hiện yêu cầu.
-HS nhận xét.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời
-Mỗi HS trả lời một ý (không được nói trùng lặp ý kiến của nhau)
-Các nhóm thảo luận.
-Đại diện các nhóm trình bày.
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS đọc ghi nhớ ở SGK/44 và giải thích.
-HS bày tỏ ý kiến đánh giá.
-HS giải thích.
-HS lắng nghe.
-HS cả lớp thực hiện.
Tiết 3 	 Toán 
 	 LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
-Thực hiện được các phép tính về phân số.
- Biết tìm phân số của một số và tính được diên tích hình bình hành.
- Giải được bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng( hiệu) của hai số đó.
* Bài tập cần làm: Bài1, bài2, bài3.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ vẽ sẵn bảng của BT1 để HS làm bài.
- Tờ bìa kẻ sẵn sơ đồ như BT4 trong SGK.
- Bộ đồ dạy - học toán lớp 4.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1HS lên bảng làm bài tập 4 về nhà.
-Nhận xét ghi điểm từng học sinh .
 2.Bài mới 
 a) Giới thiệu bài:
 b) Thực hành :
*Bài 1 :
 -Yêu cầu học sinh nêu đề bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ tự làm bài.
- Tính ngoài vở nháp sau đó viết kết quả tìm được vào vở.
-Gọi 5 học sinh lên bảng làm.
-Nhận xét bài làm học sinh.
-Qua bài tập này giúp em củng cố điều gì ?
*Bài 2 : 
 -Yêu cầu học sinh nêu đề bài.
- Hướng dẫn HS phân tích đề bài.
- Tìm chiều cao hình bình hành.
- Tính diện tích.
+ Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
-Gọi 1 học sinh lên bảng làm.
-Nhận xét ghi điểm học sinh.
* Bài 3 :
-Yêu cầu học sinh nêu đề bài.
- Hướng dẫn HS phân tích đề bài.
- Vẽ sơ đồ. 
- Tìm số ô tô trong gian hàng.
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở.
- Gọi 1 HS lên làm bài trên bảng.
-Nhận xét ghi điểm học sinh.
* Bài 4:(HS khá, giỏi)
-Yêu cầu học sinh nêu đề bài.
- GV hướng dẫn Hs cách tính tương tự như BT3. 
- Yêu cầu HS nhìn vào tóm tắt và giải vào vở .
- Gọi 1 HS lên làm bài trên bảng .
- Nhận xét ghi điểm từng học sinh.
* Bài 5:(HS khá, giỏi)
-Yêu cầu học sinh nêu đề bài.
- GV hướng dẫn tự làm bài rồi chữa bài. 
- Yêu cầu HS ở lớp làm vào vở.
- Gọi 1 HS lên làm bài trên bảng sau đó giải thích.
d) Củng cố - Dặn dò:
-Nhận xét đánh giá tiết học .
- Muốn tìm hai số khi biết tổng ( hiệu ) và tỉ số của hai số ta làm như thế nào ? 
-Dặn về nhà học bài và làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét bài làm của bạn.
+ Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
- Suy nghĩ tự làm vào vở . 
- 5 HS làm trên bảng ( mỗi em 1 phép tính ).
a/ + = + = 
b/ - = - = 
- Củng cố về cộng, trừ, nhân, chia phân số.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
+ Lắng nghe GV hướng dẫn.
- HS ở lớp làm bài vào vở .
- 1 HS lên bảng làm bài :
 Giải :
- Chiều cao hình bình hành là . 
 18 x = 10 ( cm )
+ Diện tích hình bình hành là :
 18 x 10 = 180 ( cm2 )
 Đáp số : 180 cm2
+ Nhận xét bài bạn.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
+ Lắng nghe .
- HS làm bài vào vở .
- 1 HS làm bài trên bảng.
+ Giải : 
Ta có sơ đồ : ?
B. bê 
 63 cái
 Ô tô
 ?
+ Tổng số phần bằng nhau là :
 2 + 5 = 7 ( phần ) 
+ Số chiếc ô tô có trong gian hàng là:
 63 : 7 x 5 = 45 ( ô tô )
 Đáp số : 45 ô tô.
+ Nhận xét bài bạn.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
+ Lắng nghe GV, vẽ sơ đồ vào vở.
+ Suy nghĩ và tự giải bài toán vào vở.
- 1HS lên bảng giải bài.
* Giải : 
- Theo sơ đồ ta có hiệu số phần bằng nhau là : 
 9 - 2 = 7 ( phần )
- Tuổi con là : 
 35 : 7 x 2 = 10 ( tuổi )
 Đáp số : 10 tuổi.
 - Nhận xét bài làm của bạn.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
+ Lắng nghe GV.
- 1HS lên bảng giải bài.
 Khoanh vào B vì hình H cho biết số ô vuông đã được tô màu , ở hình B có hay số ô vuông đã được tô màu.
-Học sinh nhắc lại nội dung bài.
-Về nhà học bài và làm bài tập còn lại 
Tiết 4 Tập đọc
 HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT 
I.Mục tiêu: 
-Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.
-Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngơi Ma- gien- lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhữn vùng đất mới.( Trả lời được các câu hỏi1,2,3,4 trong SGK)
- HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 5(SGK)
II. Đồ dùng dạy học: 
- Gv: +Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc .
 +Tranh minh hoạ chụp chân dung Ma - gien –lăng. 
 +Bản đồ thế giới.
 +Quả địa cầu.
-Hs: Sgk.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Gọi 3 HS lên bảng tiếp nối nhau đọcbài " Trăng ơi ...từ đâu đến! " và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-Gọi 1 HS đọc toàn bài.
-Nhận xét và cho đ
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b).Hướng dẫn luyện đọc và tìmhiểubài.
 * Luyện đọc:
-Gọi 1 Hs đọc toàn bài.
-Gọi 6 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài lần 1.Gv gọi 1 số Hs đọc lại các từ vừa đọc.
-Gọi 6 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài lần 2.Gv nêu câu hỏi giải nghĩa từ khó( Ma - tan , sứ mạng...). Gv Hd Hs đọc câu dài:Chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới...Phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.
-Gọi 6 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài lần 3( trôi chảy, mạch lạc). 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. 
 - Gọi một, hai HS đọc lại cả bài .
+ Lưu ý HS cần ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, nghỉ hơi tự nhiên, tách các cụm từ trong những câu.
-GV đọc mẫu, chú ý cách đọc:
* Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1 câu chuyện trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Ma - gien - lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì?
- Nội dung đoạn 1 nói lên điều gì?
- GV gọi HS nhắc lại.
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2, 3 trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì ?
- Đoàn thám hiểm đã có những tốn thất gì ? 
+Đoạn 2, 3 cho em biết điều gì?
-Yêu cầu 1HS đọc đoạn 4, lớp trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Hạm đội của Ma - gien - lăng đi theo hành trình nào?
- GV giải thích thêm : Đoàn thuyền xuất phát từ cửa biển Xê - vi - la nước Tây Ban Nha tức là từ châu Âu.
+ Nội dung đoạn 4 cho biết điều gì ?
-Yêu cầu 1HS đọc đoạn 5, lớp trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Đoàn thám hiểm của Ma - gien - lăng đã đạt được kết quả gì?
+ Nội dung đoạn 5 cho biết điều gì ?
-Yêu cầu HS đọc thầm câu truyện trao đổi và trả lời câu hỏi.
-Câu chuyện giúp em hiểu gì những nhà thám tử ?
* Đọc diễn cảm:
-Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc mỗi em đọc 2 đoạn của bài. 
- HS cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
-Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
-Yêu cầu HS luyện đọc.
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm cả câu chuyện .
3. Củng cố – dặn dò:
Nêu nội dung chính của bài?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị cho bài học sau .
-Ba em lên bảng đọc và trả lời nội dung bài.
-Lớp lắng nghe . 
- 1 HS đọc thành tiếng .
+ 2 HS luyện đọc .
+ Luyện đọc các tiếng : Xê - vi - la , Tây Ban Nha , Ma - gien - lăng , Ma tan 
- Luyện đọc theo cặp .
- 2 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm bài .
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. 
- Tiếp nối phát biểu : 
- Cuộc thám hiểm của Ma - gien - lăng có nhiệm vụ khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới lạ.
- Đoạn này nói về nhiệm vụ của đoàn thám hiểm.
- 2HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
+ 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. 
- Trao đổi thảo luận và tiếp nối nhau phát biểu:
- Cạn thức ăn, hết nước ngọt thuỷ thủ đoàn phải uống nước tiểu, ninh nhừ các vật dụng như giày, thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba ngưiơì chết phải ném xác xuống biển. Họ phải giao tranh với thổ dân.
- Ra đi với 5 chiếc thuyền thì bị mất 4 chiếc thuyền lớn, gần 200 người bỏ mạng dọc đường, trong đó có Ma - gien - lăng bỏ mình trong trận giao tranh với dân đảo Ma - tan . Chỉ còn mỗi 1 chiếc thuyền với cùng 18 thuỷ thủ sống sót .
* Những khó khăn, tổn thất mà đoàn thám hiểm gặp phải.
-2 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm bài trả lời câu hỏi:
- HS thảo luận nhóm và cử đại d ... bằng thước dây, bước chân.
II. Chuẩn bị : Thước dây cuộn hoặc đoạn dây dài có ghi đánh dấu từng mét 
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ:
-Gọi 1 HS lên bảng làm BT3 .
2.Bài mới Giới thiệu bài
a.Giới thiệu cách đo độ dài đoạn AB trên mặt đất : 
- GV hướng dẫn học sinh cách đo độ dài trên mặt đất như SGK : 
- Độ dài thật khoảng cách ( đoạn AB ) trên sân trường ta thực hiện như sau : 
+ Cố định đầu dây tại điểm A sao cho vạch 0 của thước trùng với điểm A .
+ Ta kéo thẳng dây thước cho đến điểm B.
+ Đọc số đo ở vạch trùng với điểm B .Số đo đó chính là độ dài đoạn thẳng AB .
b. Giới thiệu cách gióng thẳng hàng các cọc tiêu trên mặt đất: 
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ sách giáo khoa .
+ Hướng dẫn HS gióng cọc tiêu trên sân trường .
3.Thực hành :
Bài 1 : Học sinh nêu đề bài .
- HS làm việc theo nhóm . Giao việc cho từng nhóm 
+ Nhóm 1 : Đo chiều dài lớp học .
+ Nhóm 2 : Đo chiều rộng lớp học .
+ Nhóm 3: Đo khoảng cách giữa 2 cây ở sân trường
-Nhận xét bài làm học sinh .
4. Củng cố - Dặn dò:
-Nhận xét đánh giá tiết học .
-Dặn về nhà học bài và làm bài.
- 1 HS làm bài trên bảng .
+ Nhận xét bài bạn .
HS quan sát lắng nghe GV hướng dẫn .
- Thực hành đo độ dài đoạn thẳng AB .
- Đọc kết quả độ dài đoạn AB trên thước .
- HS quan sát lắng nghe GV hướng dẫn .
- 1 HS đọc , lớp đọc thầm .
- HS tiến hành chia nhóm và thực hiện nhiệm vụ của nhóm .
- Cử đại diện đọc kết quả đo .
-Học sinh nhắc lại nội dung bài.
- HS cả lớp
Tiết 2 Âm nhạc
(Đồng chí Lực dạy)
Tiết 3: Tập làm văn 
 §iÒn vµo giÊy tê in s½n
 I. Mục tiêu: - HS biết điền đúng ND vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn: Phiếu khai báo tạm trú,tạm vắng(BT1)
- Hiểu được tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng(BT2)
*Có ý thức nhắc nhớ mọi người thực hiện việc khai báo tạm trú tạm vắng .
 II. Đồ dùng dạy học: Một số bản phô tô mẫu " Phiếu khai báo tạm trú tạm vắng”
 III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ: học sinh đọc đoạn văn miêu tả về ngoại hình của con mèo hoặc con chó đã hoặc con chó đã viết ở bài tập 4 .
2. Bài mới : Giới thiệu bài
- Hướng dẫn làm BT
Bài 1 : Yêu cầu HS đọc đề bài .
- Gọi 1 HS đọc nội dung phiếu. 
- GV treo bảng phiếu phô tô phóng to lên bảng giải thích các từ ngữ viết tắt : CMND ( chứng minh nhân dân )
- Hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu .
- Phát phiếu đã phô tô sẵn cho từng học sinh - Yêu cầu HS tự điền vào phiếu in sẵn. HS đọc phiếu sau khi điền .
 Treo bảng Bản phô tô " Phiếu khai báo tạm trú tạm vắng" gọi HS đọc lại sau đó nhận xét,sửa lỗi và cho điểm từng học sinh 
Bài 2 : Yêu cầu HS đọc đề bài - TLCH
GV kết luận : Phải khai báo tạm trú tạm vắng để chính quyền địa phương quản lí được những người đang có mặthoặc vắng mặt tại nơi ở những người ở nơi khác mới đến . Khi có việc xảy ra cơ quan Nhà nước có căn cứ để điều tra xem xét .
3. Củng cố – dặn dò: Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà viết lại cho hoàn thành phiếu khai báo tạm trú tạm vắng .
- Quan sát kĩ các bộ phận con vật mà em yêu thích để tiết học sau học ( Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật )
- 3 HS đọc . 
-Tiếp nối nhau phát biểu .
Địa chỉ Họ và tên chủ hộ 
Điểm khai báo tạm trú tạm vắng PHIẾU KHAI BÁO TẠM TRÚ TẠM VẮNG
1 Họ và tên :
2. Sinh ngày :
3 . Nghề nghiệp và nơi làm việc
4. CMND số : 011101111
5. Tạm trú tạm vắng từ ngày :
6. Ở đâu đến hoặc đi đâu : 
7. Lí do : 
8 . Quan hệ với chủ hộ : 
9 . Trẻ em dưới 15 tuổi đi theo : 
10. Ngày tháng năm 
Cánbộ đăng kí Chủ hộ 
+ Tiếp nối nhau phát biểu. 
 - HS ở lớp lắng nghe nhận xét và bổ sung nếu có .
Tiết 3: Khoa học
 NHU CẦU KHÔNG KHÍ CỦA THỰC VẬT 
I/ Mục tiêu:
- Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về không khí khác nhau.
- HS nªu được mét vµi øng dông trong trång trät vÒ nhu cÇu kh«ng khÝ cña thùc vËt.
II/ Đồ dùng dạy- học:
Gv: + Tranh minh hoạ trang 120, 121 SGK.
 + Giấy khổ to và bút dạ 
- Hs: HS sưu tầm tranh ảnh, cây thật số 2 ở bài 57. 
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động khởi động: 
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2HS lên bảng trả lời nội dung câu hỏi. 
- Tại sao khi trồng người ta phải bón thêm phân cho cây ?
- Thực vật cần những loại khoáng chất nào ? Nhu cầu về mỗi loại khoáng chất của thực vật có giống nhau không ? 
-GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới:
Giới thiệu bài:
+ Cho HS quan sát tranh minh hoạ cây đậu số 2 bài 57.
+ Bôi một lớp keo mỏng lên hai mặt lá đậu , nhằm mục đích gì ? Kết quả ra sao 
 * Hoạt động 1:
Vai trò của không khí trong quá trình trao đổi khí của thực vật:
 - Cách tiến hành :
+ GV hỏi : 
- Những khí nào quan trọng đối với thực vật ?
+ Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 120, 121 SGK và trả lời câu hỏi. GV ghi nhanh câu hỏi định hướng lên bảng .
1) Quá trình quang hợp chỉ diễn ra trong 
Điềukiệnnào?
2 ) Bộ phận nào của cây chủ yếu thực hiện quá trình quang hợp ?
3 ) Trong quá trình quang hợp , thực vật hút khí gì và thải ra khí gì ?
4) Quá trình hô hấp diễn ra khi nào ? 
5 ) Bộ phận nào của cây chủ yếu thực hiện quá trình hô hấp ?
6) Trong quá trình hô hấp thì thực vật hút khí gì và thải ra khí gì ?
7) Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong hai quá trình trên ngừng hoạt động ? 
- Gọi HS trình bày.
- Theo dõi nhận xét khen ngợi HS hiểu bài trình bày mạch lạc, khoa học.
+ Hỏi : 
Không khí có vai trò như thế nào đối với thực vật ?
- Những thành phần nào của không khí cần cho đời sống của thực vật ? Chúng có vai trò gì ?
* Hoạt động 2: 
 Ứng dụng nhu cầu về không khí của thực vật trong trồng trọt
 + Hỏi :
- Thực vật ăn gì để sống ?
- Nhờ đâu mà thực vật thực hiện được việc ăn để duy trì sự sống ?
 +Em hãy cho biết trong trồng trọt con người đã ứng dụng nhu cầu về khí các - bo - níc , khí ô - xi của thực vật như thế nào ? 
- Cho HS đọc mục bạn cần biết trang 121, SGK.
* Hoạt động kết thúc.. 
- GV hỏi .
- Tại sao về ban ngày khi đứng dưới các bóng râm của cây ta thấy mát mẻ ?
- Tại sao vào ban đêm ta không nên để nhiều hoa và cây cảnh vào trong phòng ngủ ?
- Lượng khí các - bô - níc trong thành phố đông dân, các nhà máy công nghiệp nhiều hơn mức cho phép giaiû pháp nào có hiệu quả nhất về vấn đề này ?
-GV nhận xét tiết học.
 -Dặn HS về nhà ôn lại các kiến thức đã học chuẩn bị cho bài sau . 
-HS trả lời.
+ Quan sát, theo dõi và trả lời câu hỏi .
+ Bôi một lớp mỏng keo dán lên hai mặt của lá nhằm mục đích ngăn cản sự trao đổi khí của lá, cây sẽ chết trong một khoảng thời gian nhất định .
-HS quan sát và lắng nghe.
+ HS trao đổi theo cặp trả lời câu hỏi :
- Quan sát trả lời: 
- Câu trả lời đúng là:
+Khí ô - xi và khí các – bô - níc rất quan trọng đối với thực vật .
1) Quá trình quang hợp chỉ diễn ra khi có ánh sáng Mặt trời .
2 ) Bộ phận lá của cây là bộ phận chủ yếu thực hiện quá trình quang hợp .
3 ) Trong quá trình quang hợp , thực vật hút khí Các bo - níc và thải ra khí ô - xi ?
4) Quá trình hô hấp diễn ra trong suốt cả ngày và đêm .
 5 ) Bộ phận chủ yếu thực hiện quá trình hô hấp là bộ phận lá của cây .
6) Trong quá trình hô hấp thì thực vật hút khí Ô - xi và thải ra khí khí các - bo - níc và hơi nước .
7) Nếu quá trình quang hợp hoặc quá trình hô hấp bị ngừng lại thì thực vật sẽ bị chết .
- 2 HS lên bảng vừa chỉ vào từng tranh minh hoạ vừa thuyết trình về quá trình quang hợp và quá trình hô hấp của cây.
+ Không khí giúp cho thực vật quang hợp và hô hấp .
+ Khí ô - xi có trong không khí cần cho quá trình hô hấp của thực vật . Khí các - bo - níc có trong không khí cần cho quá trình hô hấp của thực vật . Khí các - bo - níc có trong không khí cần cho quá trình quang hợp của thực vật . Nếu thiếu khí ô xi hoặc khí các - bo - níc thì thực vật sẽ chết .
- Phát biểu theo ý hiểu biết .
 Trao đổi theo cặp suy nghĩ và trả lời câu hỏi 
+ Muốn cho cây trồng đạt năng suất cao hơn thì ta tăng thêm lượng khí các - bô - níc lên gấp đôi .
- Bón phân xanh, phân chuồng cho cây vì khi loại phân này phân huỷ sẽ tạo ra khí các - bô - níc .
- Trồng nhiều cây xanh để điều hoà không khí, tạo ra nhiều khí ô - xi giúp môi trường trong lành cho người và động vật hô hấp.
- 2 HS đọc thành tiếng.
+ HS hoạt động cá nhân suy nghĩ và trả lời câu hỏi :
- Về ban ngày khi đứng dưới các bóng râm của cây ta thấy mát mẻ vì lúc ấy dưới ánh sáng của Mặt Trời cây đang thưc hiện quá trình quang hợp . Lượng khí ô - xi và hơi nước thoát ra từ lá cây làm cho không khí mát mẻ .
+ Vào ban đêm ta không nên để nhiều hoa và cây cảnh vào trong phòng ngủ vì lúc ấy cây đang thực hiện quá trình hô hấp. Cây sẽ hút hết lượng khí ô - xi có trong phòng và thải ra nhiều khí các - bô - níc làm cho không khí ngộp ngạt và ta sẽ bị mệt .
-Lượng khí các - bô - níc trong thành phố đông dân , các nhà máy công nghiệp nhiều hơn mức cho phép . Để đảm bảo súc khoẻ cho con người và động vật thì giải pháp có hiệu quả nhất là trông cây xanh .
-HS cả lớp .
Tiết 5: SINH HOẠT ĐỘI 
 I.Mục tiêu :
 - Đánh giá các hoạt động tuần 30 phổ biến các hoạt động tuần 31
 -HS biết được các ưu khuyết điểm trong tuần để có biện pháp khắc phục hoặc phát huy .
II. Chuẩn bị :
 +Giáo viên : Những hoạt động về kế hoạch tuần 30.
 +Học sinh : Các báo cáo về những hoạt động trong tuần vừa qua .
 III. Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: Lớp hát.
2.Đánh giá hoạt động tuần qua.
-Giáo viên yêu cầu chi đội trưởng chủ trì tiết sinh hoạt .
-GV ghi chép các công việc đã thực hiện tốt và chưa hoàn thành .
-Đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại còn mắc phải .
 -GV nhận xét:
 +Chi đội đã tham gia thi nghi thức Đội nhưng kết quả chưa cao: còn một số động tác đội hình đội ngũ còn lúng túng, chưa đúng quy trình như: Tập hợp đội hình hình chữ U, đi đều, ...
 +Đa số đội viên tích cực tham gia sinh hoạt Đội như ca múa hát tập thể, 
2.Phổ biến kế hoạch tuần 31
-Giáo viên phổ biến kế hoạch hoạt động cho tuần tới :
kể chuyện về Bác Hồ (2 em)
-Về học tập: Học bài và ôn tập tốt để kiểm tra học kì 2 có kết quả cao.
- Về lao động: Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
-Lớp hát.
-Chi đội trưởng yêu cầu các phân đội lần lượt lên báo cáo 
-Các lớp phó :phụ trách học tập , phụ trách lao động , chi đội trưởng báo cáo hoạt động đội trong tuần qua .
-Chi đội trưởng báo cáo chung về hoạt động của lớp trong tuần qua.
- HS ghi chép kế hoạch và thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 30.doc