Giáo án môn học Tập làm văn 4 (cả năm)

Giáo án môn học Tập làm văn 4 (cả năm)

THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Hiểu được đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện .

- Phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác .

- Biết xây dựng một bài văn kể chuyện theo tình huống cho sẵn

2. Thái độ:

- Giáo dục học sinh yêu thích học môn Tiếng Việt

- Biết quan tâm, giúp đỡ mọi người

II. Đồ dùng dạy học:

- Giấy khổ to và bút dạ .

- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài văn Hồ Ba Bể

III. Hoạt động trên lớp:

1. Ổn định lớp: hát

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra sự chuẩn bị, đồ dùng của học sinh

 

doc 38 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 809Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Tập làm văn 4 (cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Hiểu được đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện .
- Phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác .
- Biết xây dựng một bài văn kể chuyện theo tình huống cho sẵn
2. Thái độ:
- Giáo dục học sinh yêu thích học môn Tiếng Việt
- Biết quan tâm, giúp đỡ mọi người
II. Đồ dùng dạy học: 
- Giấy khổ to và bút dạ .
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài văn Hồ Ba Bể
III. Hoạt động trên lớp:
1. Ổn định lớp: hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị, đồ dùng của học sinh
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
 A) Giới thiệu bài: 
- Tuần này các em đã kể lại câu chuyện nào ?
- GV giới thiệu: Vậy thế nào là văn kể chuyện ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu chuyện đó .
- GV ghi tựa bài
 B) Tìm hiểu ví dụ
 Bài 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu .
- Gọi 1 đến 2 HS kể tóm tắt câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể .
- Chia HS thành các nhóm nhỏ , phát giấy và bút dạ cho HS .
- Yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện các yêu cầu ở bài 1 .
- Gọi các nhóm dán kết quả thảo luận lên bảng.
- Yêu cầu các nhóm nhận xét , bổ sung kết quả làm việc để có câu trả lời đúng . 
- GV ghi các câu trả lời đã thống nhất vào một bên bảng . 
SỰ TÍCH HỒ BA BỂ
 * Các nhân vật
- Bà cụ ăn xin 
-Mẹ con bà nông dân 
- Bà con dự lễ hội ( nhân vật phụ ) 
 * Các sự việc xảy ra và kết quả của các sự việc ấy .
-Sự việc 1 : Bà cụ đến lễ hội xin ăn, không ai cho 
- Sự việc 2 : Bà cụ gặp mẹ con bà nông dân . Hai mẹ con cho bà và ngủ trong nhà mình 
- Sự việc 3 : Đêm khuya . Bà hiện hình một con giao long lớn 
- Sự việc 4 : Sáng sớm bà lão ra đi , cho hai mẹ con gói tro và hai mảnh vỏ trấu rồi ra đi 
- Sự việc 5: Trong đêm lễ hội , dòng nước phun lên tất cả đều chìm nghỉm 
- Sự việc 6 : Nước lụt dâng lên , mẹ con bà nông dân chèo thuyền cứu người 
 * Ý nghĩa của câu chuyện 
 Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể . Truyện còn ca ngợi những con người có lòng nhân ái , sẵn lòng giúp đỡ mọi người . Những người có lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. 
 Bài 2 
- GV lấy ra bảng phụ đã chép bài Hồ Ba Bể .
- Yêu cầu 2 HS đọc thành tiếng .
- GV ghi nhanh câu trả lời của HS .
+ Bài văn có những nhân vật nào ?
+ Bài văn có những sự kiện nào xảy ra với các nhân vật ?
+ Bài văn giới thiệu những gì về hồ Ba Bể 
+ Bài hồ Ba Bể với bài Sự tích hồ Ba Bể , Bài nào là văn kể chuyện ? Vì sao ? ( có thể đưa ra kết quả bài 1 và các câu ) .
+ Theo em , thế nào là văn kể chuyện ?
- Kết luận : Bài văn Hồ Ba Bể không phải là văn kể chuyện , mà là bài văn giới thiệu về hồ Ba Bể như một danh lam thắng cảnh , địa điểm du lịch . Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc , có đầu có cuối , liên quan đến một số nhân vật . Mỗi câu chuyện phải nói lên được một điều có ý nghĩa .
 C) Ghi nhớ 
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ .
- Yêu cầu HS lấy ví dụ về các câu chuyện để minh họa cho nội dung này .
 D) Luyện tập 
 Bài 1 
- Gọi HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài .
- Gọi 2 đến 3 HS đọc câu chuyện của mình . Các HS khác vàGV có thể đặt câu hỏi để tìm hiểu rõ nội dung . 
- Cho điểm HS .
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu .
- Gọi HS trả lời câu hỏi .
- Kết luận : Trong cuộc sống cần quan tâm giúp đỡ lẫn nhau . Đó là ý nghĩa của câu chuyện các em vừa kể .
- HS trả lời : Sự tích hồ Ba Bể .
- Lắng nghe .
- HS nhắc lại tựa bài
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK .
- 1 đến 2 HS kể vắn tắt , cả lớp theo dõi .
- Chia nhóm , nhận đồ dùng học tập .
- Thảo luận trong nhóm , ghi kết quả thảo luận phiếu .
- Dán kết quả thảo luận .
- Nhận xét , bổ sung .
- HS theo dõi
- 2 HS đọc thành tiếng , cả lớp theo dõi .
- Trả lời tiếp nối đến khi có câu trả lời đúng .
+ Bài văn không có nhân vật .
+ Bài văn không có sự kiện nào xảy ra .
+ Bài văn giới thiệu về độ cao , vị trí , chiều dài , địa hình , cảnh đẹp của hồ Ba Bể .
+ Bài Sự tích hồ Ba Bể là văn kể chuyện , vì có nhân vật , có cốt truyện , có ý nghĩa câu chuyện . Bài Hồ Ba Bể không phải là văn kể chuyện , mà là bài văn giới thiệu về hồ Ba Bể .
+ Kể chuyện là kể lại một sự việc có nhân vật , có cốt truyện , có các sự kiện liên quan đến nhân vật . Câu chuyện đó phải có ý nghĩa .
- Lắng nghe .
- 3 đến 4 HS đọc thành tiếng phần Ghi nhớ.
- 3 đến 5 HS lấy ví dụ :
+Truyện Sự tích hồ Ba Bể có nhân vật, có các sự kiện và có ý nghĩa câu chuyện .
+Truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu : có nhân vật Dế Mèn , Nhà Trò , câu chuyện về Nhà Trò làm Dế Mèn bất bình . Ý nghĩa câu chuyện ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn .
+Truyện Cây Khế : có nhân vật người anh, người em , con chim , câu chuyện về lòng tham và tính ích kỉ của người anh . Ý nghĩa câu chuyện là khuyên ta nên sống ngay thẳng , thật thà .
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK
- HS làm bài .
- Trình bày và nhận xét .
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK
- 3 đến 5 HS trả lời : Câu chuyện em vừa kể có những nhân vật : em và người phụ nữ có con nhỏ . Câu chuyện nói về sự giúp đỡ của em đối với người phụ nữ . Sự giúp đỡ ấy tuy nhỏ bé nhưng rất đúng lúc , thiết thực vì cô đang mang nặng . 
- Lắng nghe .
4. Củng cố:
- Hỏi: “Hôm nay các em học bài gì?”
- Yêu cầu HS nhắc lại kết luận
5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ .
- Dặn HS về nhà kể lại phần câu chuyện mình xây dựng cho người thân nghe và làm bài tập vào vở .
* Điều chỉnh, bổ sung:
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết nhân vật là một đặc điểm quan trọng của văn kể chuyện .
- Nhân vật trong truyện là con người hay con vật , đồ vật được nhân hoá . Tính cách
của nhân vật được bộc lộ qua hành động , lời nói , suy nghĩ của nhân vật .
- Biết xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản 
2. Thái độ:
- Giáo dục học sinh yêu thích học môn Tiếng Việt
- Biết quan tâm, giúp đỡ mọi người
II. Đồ dùng dạy học: 
- Giấy khổ to kẻ sẵn bảng ( đủ dùng theo nhóm 4 HS ) , bút dạ .
Tên truyện
Nhân vật là người
Nhân vật là vật
( con người , đồ vật , cây cối ,)
- Tranh minh hoạ câu chuyện trang 14 , SGK .
III. Hoạt động trên lớp:
1. Ổn định lớp: hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi : 
+ Bài văn kể chuyện khác bài văn không phải là văn kể chuyện ở những điểm nào ?
+ Thế nào là kể chuyện?
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, cho điểm
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 A) Giới thiệu bài: 
- Hỏi:
+ Đặc điểm cơ bản nhất của văn kể chuyện là gì ?
- GV giới thiệu : Vậy nhân vật trong truyện chỉ đối tượng nào ? Nhân vật trong truyện có đặc điểm gì ? Cách xây dựng nhân vật trong truyện như thế nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em điều đó .
 - GV ghi tựa
B) Tìm hiểu ví dụ 
 Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu .
- Các em vừa học những câu chuyện nào?
- GV chia nhóm , phát giấy và yêu cầu HS hoàn thành .
- Gọi 2 nhóm dán phiếu lên bảng , các nhóm khác nhận xét , bổ sung để có lời giải đúng .
- Nhân vật trong truyện có thể là ai ?
- GV kết luận : Các nhân vật trong truyện có thể là người hay các con vật , đồ vật , cây cối đã được nhân hóa . Để biết tính cách nhân vật đã được thể hiện như thế nào , các em cùng làm bài 2 .
 Bài 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi .
- Gọi HS trả lời câu hỏi .
- Nhận xét đến khi có câu trả lời đúng .
- Nhờ đâu mà em biết tính cách của nhân vật ấy ? 
- GV kết luận: Tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động , lời nói , suy nghĩ ,  của nhân vật .
 C) Ghi nhớ 
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ .
- Hãy lấy ví dụ về tính cách của nhân vật trong những câu chuyện mà em đã được đọc hoặc nghe . 
 D) Luyện tập 
 Bài 1 
- Gọi HS đọc nội dung .
- Hỏi :
+ Câu chuyện ba anh em có những nhân vật nào ?
+ Nhìn vào tranh minh họa, em thấy ba anh em có gì khác nhau ?
- Yêu cầu HS đọc thầm câu chuyện và trả lời câu hỏi .
- Gọi HS trả lời
+ Bà nhận xét tính cách của từng cháu như thế nào ? Dựa vào căn cứ nào mà bà nhận xét như vậy ?
+ Theo em nhờ đâu bà có nhận xét như vậy ?
+ Em có đồng ý với những nhận xét của bà về tính cách của từng cháu không ? 
Vì sao ? 
- GV kết luận : Hành động của các nhân vật đã bộc lộ tính cách của mình . 
Ni-ki-ta : ích kỉ , chỉ nghĩ đến ham thích của mình , ăn xong là chạy tót đi chơi .
Gô-ra : láu cá, lén hắt những mẫu bánh vụn xuống đất để không phải dọn .
Chi-ôm-ca : thì chăm chỉ và nhân hậu . Em biết giúp bà lau bàn và nhặt mẩu bánh vụn cho chim bồ câu .
 Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS thảo luận về tình huống để trả lời câu hỏi : 
+ Nếu là người biết quan tâm đến người khác , bạn nhỏ sẽ làm gì ? 
+ Nếu là người không biết quan tâm đến người khác , bạn nhỏ sẽ làm gì ? 
- GV yêu cầu HS làm bài
- GV kết luận về hai hướng kể chuyện . Chia lớp thành hai nhóm và yêu cầu mỗi nhóm kể chuyện theo một hướng .
- Gọi HS tham gia thi kể . 
- GV gọi HS khác nhận xét và cho điểm từng HS . 
- HS trả lời
+ Là chuỗi các sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật .
- Lắng nghe .
- HS nhắc lại tựa bài
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK .
- Truyện : Dế Mèn bênh vực kẻ yếu , Sự tích hồ Ba Bể .
- Làm việc trong nhóm .
- Dán phiếu , nhận xét , bổ sung .
Lời giải :
Tên truyện
Nhân vật là người
Nhân vật là vật
Sự tích hồ BA Bể
- Hai mẹ con bà nông dân .
- Bà cụ ăn xin .
- Những người dự lể hội .
- Giao long 
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu .
- Dế Mèn 
- Nhà Trò 
- Bọn Nhện 
- Nhân vật trong truyện có thể là người , con vật .
- Lắng nghe .
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK .
- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận .
- HS tiếp nối nhau trả lời đến khi có câu trả lời đúng là :
+ Dế Mèn có tính cách : khảng khái , thương người , ghét áp bức bất công , sẵn sàng làm việc nghĩa bênh vực kẻ yếu . Căn cứ vào hành động : “ xòe cả hai càng ra ” , “ dắt Nhà Trò đi ” ; lời nói : “ em đừng sợ , hãy trở về cùng với tôi đây . Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ 
yếu ” .
+ Mẹ con bà nông dân có lòng nhân hậu , sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi gặp hoạn nạn . Căn cứ vào việc làm : cho bà lão ăn xin ăn , ngủ trong nhà , hỏi bà cách giúp người bị nạn , chèo thuyền cứu giúp dân làng .
- Nhờ hành động , lời nói của nhân vật nói lên tính cách của nhân vật ấy .
- Lắng nghe .
- 3 đến 4 HS đọc thành tiếng phần Ghi nhớ
- 3 đến 5 HS lấy ví dụ theo khả năng ghi nhớ của mình .
· Nhân vật trong truyện Rùa và Thỏ là con vật có tính kiêu ngạo , huênh hoang , coi thường người khác khi chế nhạo và thách đấu với rùa .
· Rùa là con vật khiêm tốn , ki ... nh lớp: hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi : 
+ Thế nào là cốt truyện? Cốt truyện thường có những phần nào ?
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, cho điểm
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 A. Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu:Tiết tập làm văn hôm nay các em sẽ luyện tập: xây dựng cốt truyện . Lớp mình sẽ thi xem bạn nào có trí tưởng tượng phong phú , ham thích làm văn kể chuyện .
- GV ghi tựa bài
 b .Hướng dẫn làm bài tập 
 * Tìm hiểu ví dụ 
- Gọi HS đọc đề bài 
- Phân tích đề bài .Gạch chân dưới những từ ngữ : ba nhân vật , bà mẹ ốm , người con , bà tiên. 
- Muốn xây dựng cốt truyện cần chú ý đến điều gì ?
- Khi xây dựng cốt truyện các em chỉ cần ghi vắn tắt các sự việc chính . Mỗi sự việc chỉ cần ghi lại một câu. 
 * Lựa chọn chủ đề và xây dựng cốt chuyện 
- GV yêu cầu HS chọn chủ đề.
- Gọi HS đọc gợi ý 1. 
- Hỏi và ghi nhanh các câu hỏi vào 1 bên bảng 
 1 . Người mẹ ốm như thế nào ? 
 2 . Người con chăm sóc mẹ như thế nào ? 
 3 . Để chữa khỏi bệnh cho mẹ , người con gặp những khó khăn gì ? 
 4 . Người con đã quyết tâm như thế nào ? 
 5 . Bà tiên đã giúp hai mẹ con như thế nào ? 
- Gọi HS đọc gợi ý 2 
- Hỏi và ghi nhanh câu hỏi về 1 bên bảng còn lại câu hỏi 1,2 tương tự gợi ý 1 
 1. Để chữa khỏi bệnh cho mẹ , người con gặp những khó khăn gì ? 
 2. Bà tiên làm như thế nào để thử thách lòng trung thực của người con ? 
 3. Cậu bé đã làm gì ? 
 * Kể chuyện 
-Kể trong nhóm : Yêu cầu HS kể trong nhóm theo tình huống mình chọn dựa vào các câu hỏi gợi ý 
- Kể trước lớp 
- Gọi HS tham gia thi kể . Gọi lần lượt 1 HS kể theo tình huống 1 và một HS kể theo tình 
huống 2 .
- Gọi HS nhận xét , đánh giá lời kể của bạn 
- Nhận xét cho điểm HS . 
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học .
- Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau .
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại tựa bài
- Lắng nghe .
- 2 HS đọc đề bài 
- Lắng nghe 
- ..lí do xảy ra câu chuyện , diễn biến câu chuyện , kết thúc câu chuyện 
- Lắng nghe 
- HS tự do phát biểu chủ đề mình lựa chọn. 
- 2 HS đọc thành tiếng. 
- Trả lời tiếp nối theo ý mình. 
 + Người mẹ ốm rất nặng / ốm bệt giường / ốm khó mà qua khỏi. 
 + Người con thương mẹ , chăm sóc tận tuỵ bên mẹ ngày đêm . Người con dỗ mẹ ăn từng thìa cháo ./ Người con đi xin thuốc lá về nấu cho mẹ uống /. 
 + Người con phải vào tận rừng sâu tìm một loại thuốc quý /người con phải tìm một bà tiên già sống trên ngọn núi cao./Người con phải trèo đèo , lội suối tìm loại thuốc quý ./ Người con phải cho thần Đêm Tối đôi mắt của mình ./ 
 + Người con gởi mẹ cho hàng xóm rồi lặn lội vào rừng . Trong rừng người con gặp nhiều thú dữ nhưng chúng đều thương tình không ăn thịt ./ Người con phải chịu gai cào , chân bị đá đâm chảy máu , bụng đói để trèo lên núi tìm bà tiên ./ Người con đành chấp nhận cho thần Đêm Tối đôi mắt của mình để lấy thuốc cứu mẹ 
 + Bà tiên cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của người con và hiện ra giúp cậu ./ Bà tiên hiền lành mở cửa đón cậu, cho thuốc quý rồi phẩy tay trong mắt cậu đã về đến nhà ./ Bà tiên cảm động cho cậu bé thuốc và bắt thần Đêm Tối trả lại đôi mắt cho cậu /
- 2 HS đọc thành tiếng 
- Trả lời 
 + Nhà rất nghèo không có tiền mua thuốc ./ Nhà cậu chẳng còn thứ gì đáng giá cả . Mà bà con hàng xóm cũng không thể giúp gì cậu ? 
 + Bà tiên biến thành cụ già đi đường , đánh rơi một túi tiền ./ Bà tiên biến thành người đưa cậu đi tìm loại thuốc quý một cái hang đầy tiền , vàng và xui cậu lấy tiền để sau này có cuộc sống sung sướng /.. 
 + Cậu thấy phía trước một bà cụ già khổ sở . Cậu đón đó là tiền của cụ cũng dùng để sống và chữa bệnh . Nếu bị đói cụ cũng ốm như mẹ cậu . Cậu chạy theo và trả lại cho bà ./ Cậu bé không lấy tiền mà chỉ xin cụ dẫn đường cho mình đến chỗ có loại thuốc quý. 
- Kể chuyện theo nhóm , 1 HS kể , các em khác lắng nghe , bổ sung , góp ý cho bạn 
- 2 HS kể trước lớp 
- HS thi kể
- Nhận xét 
- Tìm ra một bạn kể hay nhất , 1 bạn tưởng tượng ra cốt truyện hấp dẫn mới lạ.
4. Củng cố:
- Hỏi: “Hôm nay các em học bài gì?”
- Yêu cầu HS nhắc lại phần ghi nhớ
5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học .
- Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau .
* Điều chỉnh, bổ sung:
VIẾT THƯ (KIỂM TRA VIẾT)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức, kĩ năng:	
 -Rèn luyện kĩ năng viết thư cho HS .
 -Viết một lá thư có đủ 3 phần: đầu thư, phần chính, phần cuối thư với nội dung: thăm hỏi, chúc mừng, chia buồn, bày tỏ tình cảm chân thành.
2. Thái độ:
- Giáo dục học sinh yêu thích học môn Tiếng Việt
II. Đồ dùng dạy học: 
 -Phần ghi nhớ trang 34 viết vào bảng phụ. 
 -Phong bì (mua hoặc tự làm) .
III. Hoạt động trên lớp:
1. Ổn định lớp: hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi : 
+ Nhân vật trong truyện có thể là gì?
+Những điều gì thể hiện tính cách của nhân vật trong truyện ? 
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, cho điểm
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Gọi HS nhắc lại nội dung của một bức thư.
-Treo bảng phụ nội dung ghi nhớ phần viết thư trang 34.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
-Trong tiết học nàu các em sẽ làm bài kiển tra viết thư. Lớp mình sẽ thi xem bạn nào có thể viết một lá thư đúng thể thức nhất, hay nhất.
 b. Tìm hiểu đề:
-Kiểm tra việc chuẩn bị giấy, phong bì của HS .
-Yêu cầu HS đọc đề trong SGK trang 52.
-Nhắc HS :
+Có thể chọn 1 trong 4 đề để làm bài.
+Lời lẽ trong thư cần thân mật, thể hiện sự chân thành.
+Viết xong cho vào phong bì, ghi đầy đủ tên người viết, người nhận, địa chỉ vào phong bì (thư không dán).
-Hỏi: Em chọn viết cho ai? Viết thư với mục đích gì?
 c. Viết thư:
-HS tự làm bài, nộp bài vàGV chấm một số bài.
3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
-3 HS nhắc lại
-Đọc thầm lại.
-Lắng nghe.
-Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của nhóm mình.
-2 HS đọc thành tiếng.
-Lắng nghe.
- HS chọn đề bài
-5 HS trả lời.
ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu: 
 -Hiểu thế nào là đoạn văn kể chuyện.
 -Viết được những đoạn văn kể chuyện: lời lẽ hấp dẫn, sinh động, phù hợp với cốt truyện và nhân vật.
2. Thái độ:
- Giáo dục học sinh yêu thích học môn Tiếng Việt
II. Đồ dùng dạy học: 
 -Tranh minh hoạ truyện Hai mẹ con và bà tiên trang 54, SGK (phóng to nếu có điều kiên)
 -Giấy khổ to vàbút dạ.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Gọi HS trả lời câu hỏi.
+ Cốt truyện là gì?
+Cốt truyện gồm những phần nào?
-Nhận xét câu trả lời của HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
-Các em đã hỉeu cốt truyện là gì. Bài học hôm nay các em sẽ luyện tập xây dựng những đoạn văn kể chuyện dựa vào cốt truyện.
 b. Tìm hiểu ví dụ:
 Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Gọi HS đọc lại truyện Những hạt thóc giốn.
-Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành phiếu.
-Gọi nhóm xong trước dán phiến lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Kết luận lời giải đúng trên phiếu.
+Sự việc 1: Nhà vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi, nghĩ ra kế:luộc chín thóc giống rồi giao cho dân chúng, giao hẹn: ai thu hoạch được nhiều thóc thì sẽ truyền ngôi cho.
+Sự việc 2: Chú bé Chôm dốc công chăm sóc mà thóc chẳng nảy mầm, dám tâu vua sự thật trước sự ngạc nhiên của mọi người.
+Sự việc 3: Nhà vua khen ngợi Chôm trung thực và dũng cảm đã quyết định truyền ngôi cho Chôm.
*Sự việc 1 được kể trong đoạn 1 (3 dòng đầu)
*Sự việc 2 được kể trong đoạn 2 (10 dòng tiếp)
*Sự việc 3 được kể trong đoạn 3 (4 dòng còn lại).
 Bài 2:
-Hỏi: + Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc đoạn văn ?
+Em có nhận xét gì về dấu hiệu này ở 
đoạn 2 ?
-Trong khi viết văn, những chỗ xuống dòng ở các lời thoại nhưng chưa kết thúc đoạn văn. Khi viết hết đoạn văn chúng ta cần viết xuống dòng.
 Bài 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS trả lời cặp đôi và trả lời câu hỏi.
-Gọi HS trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung.
-Mỗi đoạn văn kể chuyện có thể có nhiều sự việc. Mỗi sự việc điều viết thành một đoạn văn làm nòng cốt cho sự diễn biến của truyện. Khi hết một câu văn, cần chấm xuống dòng.
 c.Ghi nhớ:
-Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
Nhắc HS đọc thần để thuộc ngay tại lớp.
-Yêu cầu HS tìm 1 đoạn văn bất kì trong các bài tập đọc, truyện kể mà em biết và nêu sự việc được nêu trong đoạn văn đó.
-Nhận xét, khen những HS lấy đúng ví dụ và hiểu bài.
 d. Luyện tập:
-Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu.
-Hỏi: +câu truyện kể lại chuyện gì?
+Đoạn nào đã viết hoàn chỉnh? Đoạn nào còn thiếu?
+Đoạn 1 kể sự việc gì?
+Đoạn 2 kể sự việc gì?
+Đoạn 3 còn thiếu phần nào?
+Phần thân đoạn theo em kể lại chuyện gì?
-Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
-Gọi HS trình bày, GV nhận xét, cho điểm HS .
3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà viết lại đoạn 3 câu truyện vào vở.
-2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng.
-1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
-Trao đổi, hoàn thành phiếu trong nhóm.
-Dán phiếu, nhận xét, bổ sung.
+Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng, viết lùi vào 1 ô. Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng.
+Ở đoạn 2 khi kết thúc lời thoại cũng viết xuống dòng nhưng không phải là 1 đoạn văn.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng yêu cầu SGK.
-Thảo luận cặp đôi.
-Trả lời:
+Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể về một sự việc trong 1 chuỗi sự việc làm cốt truyện của truyện.
+Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu chấm xuống dòng.
-Lắng nghe.
-3 HS đọc thành tiếng.
-4 HS phát biểu:
+Đoạn văn “Tô Hiến ThànhLý Cao Tông”trong truyện Một người chính trực kể về lập ngôi vua ở triều Lý.
+ Đoạn văn “Chị nhà trò đã bé nhỏ vẫn khóc”trong truyện Dế mèn bênh vực kẻ yếu kể về hình dáng yếu ớt, đáng thương của Nhà Trò
-2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung và yêu cầu.
+Câu chuyện kể về một em bévừa hiếu thảo, vừa trung thực thật thà.
+ Đoạn 1 và 2 đã hoàn chỉnh, đoạn 3 còn thiếu.
+Đoạn 1 kể về cuộc sống và hoàn cảnhcủa 2 mẹ con: nhà nghèo phải làm lụng vất vả quanh năm.
+Mẹ cô bé ốm nặng, cô bé đi tìm thầy thuốc.
+Phần thân đoạn.
+Phần thân đoạn kể lại sự việc cô bé trả lại người đánh rơi túi tiền.
-Viết bài vào vở nháp.
-Đọc bài làm của mình.
4. Củng cố:
- Hỏi: “Hôm nay các em học bài gì?”
- Yêu cầu HS nhắc lại phần ghi nhớ
5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học .
- Dặn dò HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ và chuẩn bị bài sau
* Điều chỉnh, bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tap lam van lop 4.doc