Giáo án môn học Tiếng Việt 4 - Tuần 6 đến tuần 10

Giáo án môn học Tiếng Việt 4 - Tuần 6 đến tuần 10

TẬP ĐỌC .

 Tiết 11 - Bài : NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA

I. Mục đích yêu cầu:

 - Đọc trơn toàn bài. Biết đđọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn, xúc động, thể hiện sự ân hận, dằn vặt của An-đrây-ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.

 - Hiểu ý nghĩa của các từ ngữ trong bài.

 - Hiểu nội dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, long trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

II. Đồ dùng :

 - Tranh minh họa trong SGK

III. Các hoạt động dạy học :

A. Bài cũ : Gà Trống và Cáo.

- Gọi 2 học sinh đọc bài + TLCH: nhận xét về tính cách của Gà Trống và Cáo? (Gà Trống thông minh, ăn nói ngọt ngào – Cáo gian manh)

B. Bài mới :

1.Giới thiệu bài : Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca.

2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài:

 

doc 52 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 629Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Tiếng Việt 4 - Tuần 6 đến tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 6
 Thứ hai ngày 22 tháng 9 năm 2008
TẬP ĐỌC .
 Tiết 11 - Bài : NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA
I. Mục đích yêu cầu:
	- Đọc trơn toàn bài. Biết đđọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn, xúc động, thể hiện sự ân hận, dằn vặt của An-đrây-ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
	- Hiểu ý nghĩa của các từ ngữ trong bài.
	- Hiểu nội dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, long trung thực, sự ênghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
II. Đồø dùng :
	- Tranh minh họa trong SGK 
III. Các hoạt động dạy học :
A. Bài cũ : Gà Trống và Cáo.
- Gọi 2 học sinh đọc bài + TLCH: nhận xét về tính cách của Gà Trống và Cáo? (Gà Trống thông minh, ăn nói ngọt ngào – Cáo gian manh)
B. Bài mới : 
1.Giới thiệu bài : Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca.
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc: 
- Đ1: “Từ đầu  mang về nha”
- Đ2: Còn lại.
* Phát âm: An-đrây-ca, vun trồng, dằn vặt; ngắt hơi sau dấu chấm than và ba chấm; nghỉ hơi: chơi một lúc  cửa hàng/ mua thuốc/ rồi mang về nhà.
* Giải nghĩa từ: SGK/56 
b) Tìm hiểu bài: 
- An-đrây-ca lúc đó mới 9 tuổi, em sống cùng ông bà và mẹ. Ông đang ốm rất nặng. Khi mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc, chú nhanh nhẹn đi ngay. An-drây-ca được các bạn chơi đá bóng rủ nhập cuộc => mải chơi => sau mới nhớ => mua thuốc mang về.
- Khi An-drây-ca mang thuốc về thì ông đã mất. An-đrây-ca òa khóc khi biết ông đã qua đời. Bạn cho rằng chỉ vì mình mải chơi, mua thuốc về chậm mà ông chết. An-đrây-ca rất yêu thương ông, có ý thức trách nhiệm, trung thực và nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm: 
- Cách thể hiện bài văn: Giọng trầm buồn, xúc động. Lời ông: Đọc với giọng mệt mỏi, yếu ớt. Ý nghĩ của An-đrây-ca đọc với giọng buồn, day dứt. Lời mẹ: Dịu dàng, an ủi.
- Đọc diễn cảm: “Bước vào phòng . Ra khỏi nhà”
- Học sinh đọc nối tiếp.
- Đọc đoạn 1 => TLCH: Câu chuyện xảy ra, An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó như thế nào? Mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của An-đrây-ca như thế nào? An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?
- Đọc thầm đoạn 2 => TLCH: Chuyện gì xảy ra kh An-đrây-ca mua thuốc về? An-đrây- ca tự dằn vặt như thế nào? Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là người như thế nào?
- Đọc nối tiếp.
- Nhóm đôi => cá nhân.
5. Củng cố dặn dò : 
- Đặt tên cho chuyện theo ý nghĩa? (Chú bé trung thực, Tự trách mình,..)
- Nói lời an ủi của em với An-đrây-ca? (Bạn đừng ân hận nữa. Ông bạn chắc rất hiểu tấm long của bạn,..)
* Chuẩn bị : Chị em tôi .
 -----------------------------------------------
KỂ CHUYỆN
Tiết 6 – Bài : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
Đề bài: Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe, được đọc.
I.Mục đích yêu cầu:
	1) Rèn kĩ năng nói: 
- Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (mẫu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về lòng tự trọng.
- Hiểu truyện, trao đổi được với bạn bè về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (mẫu chuyện, đoạn truyện). Có ý thức rèn luyện mình để trở thành người có lòng tự trọng.
	2) Rèn kĩ năng nghe :
 - HS chăm chú nghe lời bạn kể ,nhận xét đúng lời kể của bạn.
 II. Đồø dùng :
- Một số truyện viết về lòng tự trọng.
- Bảng phụ viết gợi ý (gợi ý).
III. Các hoạt động dạy học :
A. Bài cũ : Gọi 1 HS kể lại câu chuyện về tính trung thực và nói ý nghĩa của truyện.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: Kể lại những câu chuyện nói về lòng tự trọng.
2. Hướng dẫn HS kể chuyện: 
a) Tìm hiểu đề bài:
- Từ trọng tâm: Lòng tự trọng - được nghe – Được đọc.
- Gợi ý: 
+ Tự trọng là tự tôn trọng bản thân mình, giữ gìn phẩm giá không để ai coi thường.
+ Giới thiệu câu chuyện:
Ví dụ: Tôi muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện “Đồng tiền vàng”. Chuyện kể về một cậu bé bán diêm nhà nghèo nhưng rất tự trọng và trung thực.Truyện này tôi đọc được trong “Truyện khuyết danh nước Anh” 
 b) Học sinh thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện:
Kể chuyện trong nhóm
Thi kể chuyện và nói ý nghĩa câu chuyện
Giáo viên hướng dẫn tiêu chuẩn đánh giá
Nhận xét, tuyên dương
- Đọc đề => xác đinh từ trọng tâm
- Đọc nối tiếp các gợi ý từ 1 -4 ->TLCH: + Thế nào là lòng tự trọng?
+ Em đã đọc những câu chuyện nào nói về lòng tự trọng? Em đọc câu chuyện đó ở đâu?
- Kể theo nhóm đôi -> trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Cá nhân kể -> lớp nghe, nhận xét.
3. Củng cố ,dặn dò : 
Nêu lại ý nghĩa chung của các câu chuyện
Chuẩn bị : Lời ước dưới trăng.
-------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 23 tháng 9 năm 2008
TẬP LÀM VĂN .
 Tiết 11 - Bài : TRẢ BÀI VĂN VIẾT THƯ
I. Mục đích yêu cầu:
	- Nhận thức đúng về lỗi trong lá thư của bạn và của mình khi đã được cô giáo chỉ rõ.
	- Biết tham gia cùng các bạn trong lớp, sửa những lỗi chung về ý, bố cục bài, cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả; biết tự chữa những lỗi trong bài viết của mình.
	- Nhận thức được cái hay của bài được cô giáo khen.
II. Đồø dùng :
	- Phiếu học tập để học sinh thống kê các lỗi trong bài làm.
III. Các hoạt động dạy học :
1.Giới thiệu bài : Trả bài văn viết thư.
2 .Phân nhận xét chung về kết quả bài viết của học sinh:
- Nhận xét về kết quả làm bài.
+ Ưu điểm: Đa số các em đều thể hiện được 3 nội dung của một bức thư. Bố cục chặt chẽ (Nguyệt, Duyên ). Diễn đạt lời văn lưu loát (Như, Nguyệt, Trọng ). Một số bức thư dùng từ khá tốt (Trọng ,Nguyệt ,Phối,..)
+ Nhược điểm: Một số bài thiếu phần nêu lý do viết thư. Diễn đạt ý lủng củng. Một số bài còn sơ sài, qua loa.
- Thống kê điểm: 9-10 :4 ; 5-6 : 16 ; 7-8: 9 ; 0-4: 4
3. Hướng dẫn HS chữa bài: 
a) Hướng dẫn HS sửa lỗi:
- GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
b) Hướng dẫn chữa lỗi chung:
* Chính tả:
- Chắt là rất bận, thịnh vượn, gì kính mến, mông mẹ về, chách tớ.
* Dùng từ:
- Con bảo: “Bố đi công tác rồi mà mẹ”. Mẹ kêu rằng: “Bố đi công tác nhưng ở nhà vẫn tổ chức sinh nhật”.
- Con được lì xì một đống tiền.
- Tình trạng học hành của cậu ra sao?
* Ngữ pháp:
- Chúc gia đình cô an khang thịnh vượng và ông và bà cô sống lâu trăm tuổi (d.đ).
- Sức khỏe vẫn bình thường chứ? (thiếu CN).
- Lâu lắm rồi mới có dịp tết đến cháu mới viết thư cho bà. (nghĩa)
c) Đọc đoạn văn hay: (Bài viết Thục Quyên)
- Lắng nghe.
- Phiếu học tập.
+ Đọc lời nhận xét của cô.
+ Đọc những lỗi trong bài => viết vào phiếu => sửa lỗi
- Cá nhân sửa => cả lớp sửa vào vở.
- Chắc là rất bận, thịnh vượng, Dì kính mếân , mong mẹ về, trách tớ.
- Con bảo: “Bố đi công tác rồi mà mẹ”. Mẹ xoa đầu con và nói: “Bố đi công tác nhưng ở nhà vẫn tổ chức sinh nhật”.
- Con được lì xì rất nhiều tiền.
- Việc học hành của cậu ra sao?
- Chúc gia đình cô an khang thịnh vượng, ông và bà cô sống lâu trăm tuổi .
- Sức khỏe của cậu vẫn bình thường chứ?
-Nhânù dịp tết đến, cháu viết vài dòng kính thăm ông bà.
- Nhận xét, tìm ra cái hay.
5. Củng cố dặn dò : 
Củng cố về cách trình bày một bức thư.
Chuẩn bị : Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện.
 -----------------------------------------------
CHÍNH TẢ :
 Tiết 6 - Bài (Nghe– viết) NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nghe -viết lại đúng chính tả, trình bày đúng truyện ngắn: Người viết truyện thật thà.
- Biết tự phát hiện lỗi và sửa lỗi trong bài chính tả.
- Tìm và viết đúng chính tả các có chứa các âm đầu s/x.
II. Đồ dùng:
- 4 tờ phiếu khổ to thể hiện nội dung BT3a.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Gọi HS viết bảng – Lớp viết bảng con: len lỏi; leng keng; xà beng; xe ben.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Người viết truyện thật tha.ø
2. Hướng dẫn HS nghe viết:
- Đọc truyện.
- Nội dung mẩu chuyện: Ban-dắc là một nhà văn nổi tiếng thế giới, có tài tưởng tượng tuyệt vời khi sáng tác các tác phẩm văn học nhưng trong cuộc sống lại là một người rất thật thà.
a) Hướng dẫn từ khó:
- Ban-dắc: Ban = B+an; dắc = d+ăc+’
- Truyện dài: Truyện = Tr+uyên+.
- Dự tiệc: Tiệc = T+iêc+.
- Sớm: Sớm = S+ơm+’
- Thẹn đỏ mặt: Thẹn = Th+en+.
- Ấp úng: Ấp =Aâp + úng = ung+’
b) Viết bài: 
c) Chấm, nhận xét bài:
3. Hướng dẫn BT:
- Bài 2: tập phát hiện và sửa lỗi: Lỗi nhầm lẫn s va x.
- Bài 3a: kết quả:
+ nhanh nhảu; nho nhỏ, 
+ khe khẽ, mãi mãi,..
- 1 HS đọc => lớp lắng nghe
+ Nội dung của mẩu chuyện là gì.
- Phát hiện từ khó
+ Viết bảng con
- Viết vào vở
- 7 -10 em
- đọc bài => phát hiện lỗi sai => tự sửa lỗi	- Làm việc theo nhóm.
+ Tìm các từ láy có chứa thanh hỏi, thanh ngã.
4. Củng cố, dặn dò:
- Lưu ý HS một số lỗi mắc phải nhiều.
- CB: Gà Trống và Cáo. (Nhớ – Viết)
----------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 24 tháng 9 năm 2008 
TẬP ĐỌC .
 Tiết 12 - Bài : CHỊ EM TÔI
I. Mục đích yêu cầu:
	- Đọc trơn toàn bài. Chú ý các từ ngữ dễ mắc lỗi phát âm. Biết đọc bài với giọng kể nhẹ nhàng, hóm hỉnh, phù hợp với việc thể hiện tính cách, cảm xúc của nhân vật.
	- Hiểu ý nghĩa của các từ ngữ trong bài.
	- Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện: Cô chị hay nói dối đã tỉnh ngộ nhờ sự giúp đỡ của cô em. Câu chuyện là lời khuyên H ... - Đặt câu với từ ở BT 2.
Ví dụ: Mặt trời đỏ chói; Môi cô ấy đỏ như son.
- Làm việc cả lớp.
+ 1 HS đọc yêu cầu => suy nghĩ => phát biểu ý kiến.
- Làm việc cá nhân.
+ 1 HS đọc yêu cầu, suy nghĩ => ý kiến.
- Làm việc cả lớp.
+ Trao đổi => TLCH: Có mấy cách thể hiện mức độ của đặc điểm , tính chất?
+ Đọc ghi nhớ.
- Phiếu học tập nhóm.
+ Trao đổi => Gạch dưới các từ biểu thị mức độ, đặc điểm, tính chất trong đoạn văn.
- Làm việc theo nhóm.
+ Thảo luận => tìm các từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của các đặc điểm: Đỏ; Cao; Vui.
- Làm việc cá nhân.
+ Suy nghĩ, đặt câu => nối tiếp nhau trình bày.
3. Củng cố, dăn dò:
- Có mấy cách thể hiện mức độ của đặc điểm.
- CB: MRVT: Ý chí – Nghị lực.
---------------------------------------------------------
.......................ngày....../...../200....
TẬP LÀM VĂN .
 Tiết 24 - Bài : KỂ CHUYỆN (Kiểm tra viết)
I. Mục đích yêu cầu: 
	- HS thực hành ciết 1 bà văn kể chuyện. Bài viết đáp ứng với các yêu cầu của đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt chuyện, diễn đạt thành câu, lời kể tự nhiên, chân that.
II. Đồø dùng :
	- Bảng phụ viết dàn ý vắn tắt của bài văn kể chuyện.
III. Các hoạt động dạy học :
A. Bài cũ : 
- 1 HS nêu lại các phần của 1 cốt chuyện.
B. Bài mới : 
1.Giới thiệu bài : Kiểm tra viết: Kể chuyện.
2 .Hướng dẫn HS nắm đề bài:
- Lưu ý HS:
+ Có thể chọn 1 trong 3 đề.
+ Cốt chuyện gồm 3 phần.
3. Thực hành:
- 1 HS đọc đề bài.
- Viết bài.
5. Củng cố, dặn dò : 
- Thu bài – Nhận xét.
- CB: Trả bài.
----------------------------------------------------------
TUẦN 13:
.......................ngày....../...../200....
TẬP ĐỌC .
 Tiết 25 - Bài : NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. Mục đích yêu cầu:
	- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc trơn tên riêng nước ngoài: Xi-ôn-cốp-xki. Biết đọc bài với giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục.
	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công ước mơ tìm đường lên các vì sao.
II. Đồø dùng :
	- Tranh ảnh về khinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ.
III. Các hoạt động dạy học :
A. Bài cũ : Vẽ trứng.
- Gọi HS đọc bài => TLCH: 1, 2,3, 4 – SGK / 121.
B. Bài mới : 
1.Giới thiệu bài : Người tìm đường lên các vì sao.
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc: 
- Đ1: “ Từ nhỏ . Vẫn bay được”
- Đ2: “Để tìm điều  tiết kiệm thôi”
- Đ3: “ Đúng là .. các vì sao”
- Đ4: Còn lại.
- Phát âm: Xi-ôn-cốp-xki; cửa sổ; ngã gãy chân; rủi ro.
- Giải nghĩa từ: SGK / 126.
b) Tìm hiểu bài:
- Xi-ôn-cốp-xki mơ ước được bay lên bầu trời – Khi còn nhỏ, ông dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim – Hình ảnh quả bóng không có cánh vẫn bay được đã gợi cho Xi-ôn-cốp-xki tìm cách bay vào không gian.
- Ước mơ của Xi-ôn-cốp-xki.
- Để tìm hiểu điều bí mật đó, Xi-ôn-cốp-xki đã đọc không biết bao nhiêu sách; ông hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần – Để thực hiện ước mơ của mình, ông sống rất kham khổ  Sa hoàng không ủng hộ phát minh  nhưng ông không nản chí. Ông đã kiên trì  thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành phương tiện bay tới các vì sao từ chiếc pháo thăng thiên. Xi-ôn-cốp-xki thành vì ông có ước mơ đẹp: Chinh phục các vì sao và ông có quyết tâm thực hiện uước mơ đó. (Ý chính của đoạn 2 & 3)
- Sự thành công của Xi-ôn-cốp-xki.
c)Đọc diễn cảm:
- Cách thể hiện: 
+ Giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục. Nhấn giọng những từ ngữ nói về ý chí, nghị lực, khao khát hiểu biết của Xi-ôn-cốp-xki.
- Đọc đoạn văn: “Từ nhỏ . Hằng trăm lần”
- HS đọc nối tiếp.
- 1 HS đọc đoạn 1- Lớp đọc thầm => TLCH: Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì? Khi còn nhỏ, ông đã làm gì để có thể bay được? Hình ảnh nào đã gợi ước muốn bay trong không trung của Xi-ôn-cốp-xki?
- Đoạn 1 cho em biết điều gì?
- 2 HS đọc đoạn 2 &3 => trao đổi nhóm đôi => TLCH: Để tìm hiểu các bí mật đó, Xi-ôn-cốp-xki đã làm gì? Ông kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào? Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì?
- 1 HS đọc đoạn còn lại – Lớp đọc thầm => TLCH: ý chính của đoạn 4 là gì?
- HS đọc nối tiếp.
- Luyện đọc nhóm đôi => cá nhân.
3. Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- CB: văn hay chữ tốt.
-----------------------------------------------------
.......................ngày....../...../200.... 
KỂ CHUYỆN
Tiết 13– Bài : KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I.Mục đích yêu cầu:
	1) Rèn kĩ năng nói: 
	- HS chọn được câu chuyện mình đã chứng kiến hoặc tham gia thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó. Biết sắp xếp các sự việc thành 1 câu chuyện. Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
	- Lời kể tự nhiên, chân that, có thể kết hợp với cử chỉ và điệu bộ.
	2) Rèn kĩ năng nghe : HS nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồø dùng :
	- Một số chuyện viết về người có nghị lực.
	- Giấy khổ to viết gợi ý 3 trong SGK, Tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
III. Các hoạt động dạy học :
A. Bài cũ : 
- Gọi 1 HS kể kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về người có nghị lực.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: Kể chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó.
2. Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu của đề bài:
- Viết đề bài.
- Các từ trọng tâm: Chứng kiến, tham gia,kiên trì vượt khó.
- Giới thiệu câu chuyện kể:
Ví dụ: Tôi kể chuyện về một bạn nghèo, mồ côi cha nhưng có ý chí vươn lên nên học rất giỏi .
- Nhắc HS:
+ Lập nhanh dàn ý của chuyện trước khi kể.
+ Dùng từ xưng hô: Tôi.
4) Thực hàng kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện:
- Kể theo cặp.
- Thi kể trước lớp.
- Đối thoại về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- 1 HS đọc đề. => xác định yêu cầu của bài.
- 3 HS nối tiếp các gợi ý 1, 2, 3. trình bày câu chuyện.
- Kể nhóm đôi => cá nhân
- Lắng nghe => Trao đổi về câu chuyện.
3. Củng cố ,dặn dò : 
- GV đánh giá chung về mẩu chuyện đã kể.
- CB: Búp bê của ai?
--------------------------------------------------------------
.......................ngày....../...../200....
TẬP LÀM VĂN .
 Tiết 25 - Bài : TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục đích yêu cầu: 
	- Hiểu được nhận xét chung của cô giáo ( thầy giáo) về kết quả viết bài văn kể chuyện của lớp để liên hệ với bài của mình.
	- Biết tham gia sửa lỗi chung và tự sửa lỗi trong bài viết của mình.
II. Đồø dùng :
	- Bảng phụ ghi trước một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý,  cần chữa chung trước lớp.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Nhận xét chung về bài làm của HS : 
a) Ưu điểm: 
- Đa số các em hiểu đề và nắm được yêu cầu của đề, biết dùng đại từ xưng hô “Tôi” để kể lại câu chuyện.
- Diễn đạt câu văn trôi chảy, một số bài giàu ý diễn cảm.
- Sự việc diễn ra nối tiếp => thể hiện đúng cốt chuyện.
- Một số bài có sự sáng tạo trong quá trình kể. 
b) Khuyết:
- Một số bài chưa nhất quán trong việc xưng hô.
- Một số bài chưa thể hiện được cách sử dụng dấu câu, diễn đạt ý còn lủng củng, sai nhiều lỗi chính tả.
1.Hướng dẫn HS chữa bài : 
- GV đến từng nhóm, kiểm tra, giúp đỡ các HS yếu.
2 .Học tập các đoạn vă, bài văn hay:
- 1 HS đọc đoạn văn, bài văn hay
3.Hướng dẫn viết lại 1 đoạn văn:
- Gợi ý: Viết lại đoạn văn khi:
+ Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả.
+ Đoạn văn lung củng, diễn đạt chưa rõ ý.
+ Đoạn văn viết đơn giản, câu văn cụt.
+ Mở bài (kết bài) chưa gián tiếp (mở rộng)
- Trình bày đoạn văn đã viết lại.
- Nhận xét từng đoạn văn.
- Làm việc nhóm đôi.
+ Cùng nhau trao đổi để cùng chữa bài.
- Lắng nghe, trao đổi để tìm ra cái hay của đoạn văn, bài văn.
- Tự viết lại đoạn văn
- 5 -7 HS trình bày.
5. Củng cố, dặn dò : 
- Nhận xét chung về tiết học
- CB: Ôn tập văn kể chuyện.
----------------------------------------------------------
.. ngày....../...../200....
CHÍNH TẢ :
 Tiết - Bài Nge – Viết: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nghe – Viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài: Người tìm đường lên các vì sao.
- Làm đúng các BT phân biệt âm đầu l / n, các âm chính: i / iê.
II. Đồ dùng:
- Phiếu khổ to viết nội dung BT2a.
- Giấy A 4 để HS làm BT 3b
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Gọi HS viết bảng: vườn tược; thịnh vượng; con lươn,
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Người tìm đường lên các vì sao. (Doạn viết: “ từ nhỏ  hàng trăm lần”
2. Hướng dẫn HS nghe - viết:
a) GV đọc đoạn văn viết.
b) Hướng dẫn viết từ khó: Xi-ôn-cốp-xki; nhảy; dại dột; cửa sổ; rủi ro; non nớt; thí nghiệm.
c) Nghe viết chính tả
d) Chấm, chữa bài: Chấm vở 7 – 10 em, nhận xét.
3. Hướng dẫn làm BT chính tả:
- Bài 2a: 
+ l: lỏng lẻo; long lanh; lung linh; lập lơ; lơ lửng.
+ n: nóng nảy; nặng nề; non nớt; nõn nà,..
- Bài 3b: Kết quả:
+ Kim khâu; tiết kiệm; tim
- Lắng nghe
- Phát hiện từ khó.
- Viết vở.
- Kiểm tra chéo.
- Làm việc theo nhóm
+ Trao đổi, thảo luận => tìm các tính từ theo yêu cầu.
- Làm phiếu học tập cá nhân
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc nhở một số lỗi HS mắc phải nhiều.
- CB: Nghe – viết: Chiếc áo búp bê.
----------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTV T 6-10.doc