Giáo án môn Kể chuyện khối 4

Giáo án môn Kể chuyện khối 4

KỂ CHUYỆN

Kể chuyện đã nghe, đã đọc

I- MỤC TIÊU:

1. Rèn luyện kĩ năng nói

- Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (mẫu chuyện, đoạn truyện)

- Hiểu truyện, trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện. (mẫu chuyện, đoạn truyện)

2. Rèn luyện kĩ năng nghe

- Học sinh chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.

II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Tranh minh hoạ truyện Lời ước dưới trăng trong SGK phóng to (nếu có) để giáo viên kiểm tra bài cũ.

- Một số sách, báo, truyện viết về ước mơ (giáo viên và học sinh sưu tầm được), sách Truyện đọc lớp 4 (nếu có)

- Bảng lớp viết Đề bài.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Ổn định: (1 phút)

2. Bài cũ: (3 phút)

- Tiết trước chúng ta kể chuyện gì?

- Mời 1 hoặc 2 học sinh kể 1 hoặc 2 đọan của câu chuyện Lời ước dưới trăng theo tranh phóng to

 3. Bài dạy mới

 - Giới thiệu bài: (1 phút)

- Mỗi em chắc biết về một vài chuyện nói về ước mơ. Có những ước mơ cao đẹp, chắp cánh cho con người bay xa. Cũng có những ước mơ viễn vông, phi lí chỉ mang lại kết quả buồn chán. Tiết KC hôm nay tạo điều kiện để các em được kể cho nhau nghe những câu chuyện đó.

- Ghi bảng KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC

 

doc 20 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 644Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Kể chuyện khối 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỂ CHUYỆN
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I- MỤC TIÊU:
1. Rèn luyện kĩ năng nói
- Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (mẫu chuyện, đoạn truyện)
- Hiểu truyện, trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện. (mẫu chuyện, đoạn truyện)
2. Rèn luyện kĩ năng nghe
- Học sinh chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Tranh minh hoạ truyện Lời ước dưới trăng trong SGK phóng to (nếu có) để giáo viên kiểm tra bài cũ.
- Một số sách, báo, truyện viết về ước mơ (giáo viên và học sinh sưu tầm được), sách Truyện đọc lớp 4 (nếu có)
- Bảng lớp viết Đề bài.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định: (1 phút)
2. Bài cũ: (3 phút)
- Tiết trước chúng ta kể chuyện gì?
- Mời 1 hoặc 2 học sinh kể 1 hoặc 2 đọan của câu chuyện Lời ước dưới trăng theo tranh phóng to
 3. Bài dạy mới
 - Giới thiệu bài: (1 phút)
- Mỗi em chắc biết về một vài chuyện nói về ước mơ. Có những ước mơ cao đẹp, chắp cánh cho con người bay xa. Cũng có những ước mơ viễn vông, phi lí chỉ mang lại kết quả buồn chán. Tiết KC hôm nay tạo điều kiện để các em được kể cho nhau nghe những câu chuyện đó.
- Ghi bảng KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
15’
15’
- Giáo viên kiểm tra học sinh tìm đọc truyện ở nhà và chọn chuyện.
Hướng dẫn học sinh kể chuyện
a) Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của bài.
- Cho HS đọc đề bài.
- Giáo viên gạch dưới những chữ quan trọng của đề bài để học sinh không kể chuyện lạc đề. 
- Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viễn vông, phi lí. 
- Cho 3 học sinh nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý (1, 2, 3) 
- Cho HS đọc thầm lại gợi ý 1
GV gợi ý: có 2 truyện vốn đã có trong SGK Tiếng Việt (Ở Vương quốc Tương Lai, Ba điều ước). Ngoài ra còn có thêm các truyện như: Lời ước dưới trăng, Vào nghề, Đôi giày ba tanh màu xanh, Điều ước của vua Mi-đát... 
- GV khuyến khích học sinh kể những câu chuyện không có trong SGK để được cộng thêm điểm.
+ Em sẽ chọn kể chuyện về ước mơ cao đẹp hay một ước mơ viển vông, phi lí? Nói tên truyện mà em lựa chọn.
- Cho học sinh đọc thầm lại gợi ý 2, 3.
b) Học sinh thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Cho học sinh kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
- Cho học sinh thi kể chuyện trước lớp. 
- Cùng cả lớp nhận xét, bình chọn bạn chọn được câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hấp dẫn nhất, bạn đặt được câu hỏi hay nhất.
- Học sinh đọc đề bài.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý (1,2,3) 
- HS đọc thầm lại gợi ý 1
- HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi
+ Tôi muốn kể câu chuyện “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen. Truyện nói về ước mơ một cuộc sống no đủ, hạnh phúc của cô bé bán diêm đáng thương. Mẹ tôi đã khóc khi nghe tôi kể câu chuyện này.
- Học sinh đọc thầm lại gợi ý 2, 3.
- Học sinh lưu ý.
- Học sinh kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
- Học sinh thi kể chuyện trước lớp. 
- Cùng giáo viên nhận xét, bình chọn bạn chọn được câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hấp dẫn nhất, bạn đặt được câu hỏi hay nhất.
4. Củng cố: ( 4 phút )
- Vừa rồi chúng ta kể câu chuyện gì?
- Em hãy nêu cho cô nội dung và ý nghĩa câu nhuyện.
5. Dặn dò: ( 1 phút )
Về nhà tập kể lại câu chuyện, chuẩn bị chuyện tiếp theo.
Rút kinh nghiệm:
..
..
KỂ CHUYỆN
Kể chuyện được chứng kiến hoặc được tham gia
I- MỤC TIÊU:
1. Rèn luyện kĩ năng nói:
- Học sinh chọn được một chuyện ước mơ đẹp của mình hoặc của bạn bè, người thân. Biết sắp xếp các sụ việc việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện
- Lời kể tự nhiên, chân thực có kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ. 
2. Rèn luyện kĩ năng nghe
- Học sinh chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng lớp viết đề bài.
- Giấy khổ to (hoặc bảng phụ) viết vắn tắc:
 + Ba hướng xây dựng cốt truyện:
 + Dàn ý của bài KC:
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 1. Ổn định: (1 phút)
 2. Bài cũ: (3 phút)
- Tiết trước chúng ta kể chuyện gì?
- Mời 1 học sinh kể lại 1 câu chuyện em đã nghe, đã đọc về những ước mơ đẹp, nói ý nghĩa câu chuyện.
 3. Bài dạy mới
 Giới thiệu bài: (1 phút)
- Ghi bảng Kể chuyện đã chứng kiến hoặc đã tham gia
TG
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
10’
5’
15’
- KTHS tìm đọc truyện ở nhà và chọn chuyện chưa.
HDHS hiểu yêu cầu của đề bài
- Cho 1 HS đọc đề bài SGK và gợi ý 1
- GV gạch dưới những chữ quan trọng của đề bài để học sinh không kể chuyện lạc đề. Kể chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè, người thân; nhấn mạnh: Câu chuyện các em kể phải là ước mơ có thực, nhân vật trong câu chuyện chính là các em hoặc bạn bè, người thân.
Gợi ý kể chuyện:
a) Giúp HS hiểu các hướng xây dựng cốt truyện.
- Mời 3 học sinh tiếp nối nhau đọc gợi ý 2
- GV dán tờ phiếu ghi 3 hướng xây dựng cốt truyện, mời 1 HS đọc:
- Cho HS nối tiếp nhau nói đề tài KC và hướng xây dựng cốt truyện của mình.
b) Đặt tên cho câu chuyện.
- Cho HS đọc gợi ý 3 
- Cho HS suy nghĩ, đặt tên cho câu chuyện về ước mơ của mình.
- Cho HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
- GV dán lên bảng dàn ý KC để HS chú ý khi kể; nhắc HS kể những câu chuyện em đãchứng kiến; em phải mở đầu câu chuyện ở ngôi thứ nhất (tôi, em). Kể câu chuyện các em trực tiếp tham gia, mỗi em phải là nhân vật trong câu chuyện ấy.
Thực hành kể chuyện
a) Kể chuyện theo cặp.
- Cho từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện về ước mơ của mình.
b) Thi kể chuyện trước lớp
- Cho 1 vài HS tiếp nối nhau thi kể chuyện trước lớp.
- GVHD cả lớp nhận xét nhanh về:
+ Nội dung (kể có phù hợp với đề tài không?)
+ Cách kể (có rõ ràng, mạch lạc không?)
+ Cách dùng từ, đặt câu, giọng kể.
- Cùng cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nà KC hay nhất.
- 1 HS đọc đề bài trong SGK và gợi ý 1
- HS theo dõi.
- 3 HS tiếp nối đọc gợi ý 2. Cả lớp theo dõi.
- 1 HS đọc:
+ Nguyên nhân làm nảy sinh ước mơ đẹp.
+ Những cố gắng đề đạt được ước mơ.
+ Những khó khăn đã vượt qua, ước mơ đã đạt được.
- VD: Tôi muốn kể một câu chuyện giải thích vì sao tôi ước mơ trở thnàh cô giáo / Tôi muốn kể một câu chuyện về ước mơ trở thành người lập trình máy vi tính và cố gắng để đạt được ước mơ, ...
- 1 HS đọc gợi ý 3 (Đặt tên cho câu chuyện)
- VD: Một ước mơ nho nhỏ- Mơ ươc như bố- Trở thành nhà thiết kế thời trang....
- Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện về ước mơ của mình.
- HS theo dõi.
- Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện về ước mơ của mình.
- 1 vài HS tiếp nối nhau thi kể chuyện trước lớp.
- Cùng GV bình chọn bạn có câu chuyện hay mà KC hay nhất.
4. Củng cố: ( 4 phút )
- Vừa rồi chúng ta kể câu chuyện gì?
- Em hãy nêu cho cô nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
5. Dặn dò: (1 phút )
- Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe, chuẩn bị chuyện tiếp theo.
Rút kinh nghiệm:
KỂ CHUYỆN 
Bàn Chân Kì Diệu
I- MỤC TIÊU:
1. Rèn Kĩ Năng Nói:
Dựa Vào Lời Kể Của Giáo Viên Và Tranh Minh Họa. Học Sinh Kể Lại Được Câu Chuyện Bàn Chân Kì Diệu, Phối Hợp Lời Kể Với Điệu Bộ, Nét Mặt.
- Hiểu Truyện, Rút Ra Được Bài Học Cho Mình Từ Tấm Gương Nguyễn Ngọc Ký (Bị Tàn Tật Nhưng Khao Khát Học Tập, Giàu Nghị Lực, Có Yù Chí Vươn Lên Đã Đạt Được Điều Mình Mong Ước).
2. Rèn Kĩ Năng Nghe:
- Chăm Chú Nghe Cô Giáo Kể Chuyện, Nhớ Câu Chuyện.
Ii- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Các Tranh Minh Họa Truyện Trong Sgk Phóng To (Nếu Có)
Iii- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn Định: (1 Phút)
 2. Bài Cũ: (3 Phút)
- Tiết Trước Chúng Ta Kể Chuyện Gì?
- Mời 1 Hoặc 2 Học Sinh Kể 
 3. Bài dạy mới
Giới Thiệu Bài: (1 Phút)
- Trong Tiết Kể Chuyện Hôm Nay, Các Em Sẽ Được Kể Câu Chuyện Về Tấm Gương Nguyễn Ngọc Ký - Một Người Nổi Tiếng Về Nghị Lực Vượt Khó Ơû Nước Ta. Bị Liệt Cả Hai Tay, Bằng Yù Chí Vươn Lên, Nguyễn Ngọc Ký Đã Đạt Được Điều Mình Mơ Ước.
- Ghi Bảng Bàn chân kì diệu 
TG
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
15’
15’
- Cho HS quan sát tranh minh họa và đọc thầm các yêu cầu của bài KC trong SGK.
2- Giáo viên kể chuyện Bàn chân kỳ diệu
- Lưu ý HS nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm, gợi tả về hình ảnh, hành động, quyết tâm của Nguyễn Ngọc Ký (Thập thò, mềm nhũng, buông thõng, bất động, nhòe ước, quay ngoắt, co quắp...)
- GV kể lần 1, kết hợp giới thiệu về ông Nguyễn Ngọc Ký.
- GV kể lần 2.
3- Hướng dẫn học sinh kể chuỵên, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Cho HS nối tiếp nhau đọc các yêu cầu của bài tập.
Kể chuyện theo cặp:
- Cho HS kể theo cặp hoặc theo nhóm 3 em (mỗi em tiếp nối kể theo 2 tranh)
- Cho HS kể toàn bộ câu chuyện và trao đổi về điều các em học được ở anh Nguyễn Ngọc Ký.
b) Thi kể chuyện trước lớp:
- Cho một vài nhóm học sinh (mỗi nhóm 3 em) thi kể từng đoạn của câu chuyện.
- Cho 1 vài HS kể toàn bộ câu chuyện.
- Cho HS nói về điều các em đã học được ở anh Nguyễn Ngọc Ký.
- GV cùng cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hấp dẫn nhất, người nhận xét lời kể của bạn đúng nhất.
- HS quan sát tranh minh họa và đọc thầm các yêu cầu của bài KC trong SGK.
- HSlưu ý.
- HS ... Ước).
2. Rèn Kĩ Năng Nghe:
- Chăm Chú Nghe Cô Giáo Kể Chuyện, Nhớ Câu Chuyện.
Ii- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Các Tranh Minh Họa Truyện Trong Sgk Phóng To (Nếu Có)
Iii- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn Định: (1 Phút)
 2. Bài Cũ: (3 Phút)
- Tiết Trước Chúng Ta Kể Chuyện Gì?
- Mời 1 Hoặc 2 Học Sinh Kể 
 3. Bài dạy mới
Giới Thiệu Bài: (1 Phút)
- Trong Tiết Kể Chuyện Hôm Nay, Các Em Sẽ Được Kể Câu Chuyện Về Tấm Gương Nguyễn Ngọc Ký - Một Người Nổi Tiếng Về Nghị Lực Vượt Khó Ơû Nước Ta. Bị Liệt Cả Hai Tay, Bằng Yù Chí Vươn Lên, Nguyễn Ngọc Ký Đã Đạt Được Điều Mình Mơ Ước.
- Ghi Bảng Bàn chân kì diệu 
TG
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
15’
15’
- Cho HS quan sát tranh minh họa và đọc thầm các yêu cầu của bài KC trong SGK.
2- Giáo viên kể chuyện Bàn chân kỳ diệu
- Lưu ý HS nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm, gợi tả về hình ảnh, hành động, quyết tâm của Nguyễn Ngọc Ký (Thập thò, mềm nhũng, buông thõng, bất động, nhòe ước, quay ngoắt, co quắp...)
- GV kể lần 1, kết hợp giới thiệu về ông Nguyễn Ngọc Ký.
- GV kể lần 2.
3- Hướng dẫn học sinh kể chuỵên, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Cho HS nối tiếp nhau đọc các yêu cầu của bài tập.
Kể chuyện theo cặp:
- Cho HS kể theo cặp hoặc theo nhóm 3 em (mỗi em tiếp nối kể theo 2 tranh)
- Cho HS kể toàn bộ câu chuyện và trao đổi về điều các em học được ở anh Nguyễn Ngọc Ký.
b) Thi kể chuyện trước lớp:
- Cho một vài nhóm học sinh (mỗi nhóm 3 em) thi kể từng đoạn của câu chuyện.
- Cho 1 vài HS kể toàn bộ câu chuyện.
- Cho HS nói về điều các em đã học được ở anh Nguyễn Ngọc Ký.
- GV cùng cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hấp dẫn nhất, người nhận xét lời kể của bạn đúng nhất.
- HS quan sát tranh minh họa và đọc thầm các yêu cầu của bài KC trong SGK.
- HSlưu ý.
- HS nghe
- HS nối tiếp nhau đọc các yêu cầu của bài tập.
- HS kể theo cặp hoặc theo nhóm 3 em (mỗi em tiếp nối kể theo 2 tranh)
- HS kể toàn bộ câu chuyện và trao đổi về điều các em học được ở anh Nguyễn Ngọc Ký.
- Một vài nhóm HS (mỗi nhóm 3 em) thi kể từng đoạn của câu chuyện.
- 1 vài HS kể toàn bộ câu chuyện.
- HS nói về điều các em đã học được ở anh Nguyễn Ngọc Ký.
+ Em học được ở anh Nguyễn Ngọc Ký tinh thần ham học, quyết tâm vươn lên, trở thành người có ích.
+ Anh Ký là người giàu nghị lực, biết vượt khó để đặt được điều mình mong muốn.
+ Qua tấm gương anh Nguyễn Ngọc Ký, em càng thấy mình phải cố gắng nhiều hơn
- Cùng GV nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hấp dẫn nhất, người nhận xét lời kể của bạn đúng nhất.
4- Củng cố: ( 4 phút )
- Vừa rồi chúng ta kể câu chuyện gì?
5- Dặn dò: ( 1 phút )
Về nhà tập kể lại câu chuyện, chuẩn bị chuyện tiếp theo.
Rút kinh nghiệm:
KỂ CHUYỆN 
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I- MỤC TIÊU:
1. Rèn luyện kĩ năng nói:
- Học sinh chọn được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có cốt truyện, nhân vật, nói về người có nghị lực, có ý chí vươn lên một cách tự nhiên bằng lời của mình.
- Hiểu và trao đổi được với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (đoạn truyện)
 2. Rèn luyện kĩ năng nghe
- Học sinh chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Một số truyện về người có nghị lực (GV và HS sưu tầm): truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cười, truyện thiếu nhi, sách Truyện đọc lớp 4 (nếu có).
- Bảng lớp viết đề bài.
- Giấy khổ to (hoặc bảng phụ) viết gợi ý 3 trong SGK (dàn ý KC), tiêu chuẩn đánh giá bài KC.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 1. Ổn định: (1 phút)
 2. Bài cũ: (4 phút)
- Tiết trước chúng ta kể chuyện gì?
- Kiểm tra 1 học sinh kể 1, 2 đoạn của câu chuyện Bàn chân kì diệu, trả lời câu hỏi: Em học được điều gì ở Nguyễn Ngọc Ký?
 3. Bài mới
Giới thiệu bài: Tiết KC hôm nay giúp các em kể những câu chuyện mình đã sưu tầm về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên.
- Ghi bảng Kể chuyện đã nghe đã đọc 
TG
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
15’
15’
2- Hướng dẫn học sinh kể chuyện
a) Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài
- Cho 1 HS đọc đề bài 
- GV dán tờ giấy đã viết đề bài lên bảng, gạch dưới những chữ sau trong đề bài để học sinh xác định đúng yêu cầu của đề: Hãy kể một câu chuyện em được nghe (nghe qua ông bà, cha mẹ hay ai đó kể lại) hoặc được đọc (tự em tìm đọc) về một người có nghị lực
- Mời 4 HS đọc nối tiếp đọc gợi ý 1, 2, 3, 4.
- Cho HS đọc thầm lại gợi ý 1.
- GV nhắc HS: 
+ Những nhân vật được nêu tên trong gợi ý (Bác Hồ, Bạch Thái Bưởi, Đặng Văn Ngữ, Lương Định Của, Nguyễn Hiền, Trạng Nồi, Nguyễn Ngọc Ký, Ngu Công, Am-xtơ-rông) là những nhân vật các em đã biết trong SGK. Em có thể kể nhân vật đó. 
- Mời một vài HS nối tiếp nhau giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình. 
- Cho cả lớp đọc thầm gợi ý 3.
- GV dán dàn ý KC và tiêu chuẩn đánh giá bài KC lên bảng.
- GV nhắc HS: 
+ Trước khi KC, các em cần giới thiệu câu chuyện của mình (tên câu chuyện, tên nhân vật).
+ Chú ý kể tự nhiên. Nhớ kể chuyện với giọng kể (không phải giọng đọc).
+ Với những chuyện khá dài, các em có thể kể 1, 2 đoạn.
b) Học sinh thực hành kể chuỵện trao đổi về ý nghĩa câu chuỵên
- Mời HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
- Mời HS thi KC trước lớp.
- Giáo viên nhắc học sinh:
+ Mỗi HSkể xong, phải nói ý nghĩa của câu chuyện, hoặc đối thoại cùng các bạn về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.
- Cùng cả lớp nhận xét, tính điểm, bình chọn người ham đọc sách, chọn câu chuyện hay nhất, người kể chuyện hay nhất.
- 1 HS đọc đề bài. 
- HS theo dõi.
- 4 HS đọc nối tiếp đọc các gợi ý 1, 2, 3, 4.
- HS đọc thầm lại gợi ý 1.
- Học sinh lưu ý.
- Một vài HS nối tiếp giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình.
- Cả lớp đọc thầm gợi ý 3.
- HS theo dõi, lưu ý.
- HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
- HS thi KC trước lớp.
- Cả lớp lắng nghe và lưu ý.
- Cùng cả lớp nhận xét, tính điểm, bình chọn người ham đọc sách, chọn câu chuyện hay nhất, người kể chuyện hay nhất.
4- Củng cố: ( 4 phút )
- Vừa rồi chúng ta kể câu chuyện gì?
5- Dặn dò: ( 1 phút )
Về nhà tập kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân nghe, chuẩn bị chuyện tiếp theo.
Rút kinh nghiệm:
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. MỤC TIÊU:
1. Rèn kĩ năng nói:
HS chọn được một câu chuyện mình đã chứng kiến hoặc tham gia thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
2 Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ.
	3 Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng lớp viết đề bài
Vở 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định ( 1 phút )
2. Bài cũ ( 4 phút )
 Tiết trước chúng ta học bài gì ?
2 HS kể lại câu chuyện các em đã nghe, đã đọc về những người có nghị lực, có ý chí vượt khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. Sau đó, trả lời câu hỏi về nhân vật hay ý nghĩa câu chuyện mà các bạn trong lớp đã đặt ra.
3 Bài mới 
Giới thiệu bài: Trong tiết kể chuyện tuần trước, các em đã tập kể những câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người có nghị lực, có ý chí vượt khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. Tiết học hôm nay, các em sẽ tập kể một câu chuyện về những người có nghị lực đang sống xung quanh chúng ta. Gìơ học này sẽ giúp các em biết: bạn nào biết nhiều điều về cuộc sống của những người xung quanh.
 Ghi bảng Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
TG
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
15’
15’
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
- GV viết đề bài lên bảng, gạch chân các từ ngữ quan trọng.
Kể một câu chuyện em được chứng kiến hoặc trực tiếp tham gia thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó).
GV lưu ý HS có thể tìm những đề tài khác ngoài ví dụ trong SGK
- GV nhắc HS:
+ Lập nhanh dàn ý câu chuyện định kể.
+ Dùng từ xưng hô – tôi (kể cho bạn ngồi bên, kể trước lớp)
GV khen ngợi nếu có HS chuẩn bị tốt dàn ý cho bài trước khi đến lớp
(VD: gần dây, tôi vừa được chứng kiến một câu chuyện rất cảm động + câu chuyện có thể đặt tên là...)
+ Họat động 3: Thực hành kể chuyện:
 1 HS đọc đề bài – HS cả lớp đọc thầm, tìm hiểu những từ ngữ quan trọng trong đề bài.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc gợi ý 1,2,3. 
- Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, chọn đề tài câu chuyện cho mình, đặt tên cho câu chuyện đó (VD: Phải giải được bài toán khó; không thể để chữ xấu mãi. Một bạn nghèo học giỏi; bệnh tật không ngăn được ước mơ...)
- HS tiếp nối nhau nói tên câu chuyện mình chọn kể
- HS kể chuyện trong nhóm.
Cả nhóm nhận xét, góp ý.
- Đại diện các nhóm thi kể chuyện. Mỗi em kê xong có thể cùng các bạn đối thọai về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người kể chuyện hay nhất trong tiết học .
IVCủng cố ( 4 phút )
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người kể chuyện hay nhất trong tiết học .
V Dặn dò (1 phút )
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò: về nhà, tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị bài Búp bê của ai
Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docKe chuyen 4(1).doc