Giáo án môn Khoa học 4 - Bài 15, 16, 17

Giáo án môn Khoa học 4 - Bài 15, 16, 17

BÀI 15: DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI THEO CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC VÀ SGK MỚI.

Câu 1: Những Quan điểm về chỉ đạo xây dựng chương trình môn TN&XH mới.

 Trả lời:

 a) Quan điểm chỉ đạo xây dựng chương trình môn TN&XH mới.

 - Quan điểm chỉ đạo quan trọng là tư tưởng tích hợp, xem xét tự nhiên - con người xã hội trong một tổng thể thống nhất, có mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau, trong đó bao gồm cả nội dung Sức khỏe nhằm tăng tính thiết thực đồng thời khắc phục tình trạng trùng lập chồng chéo của hai môn học TN&XH và Sức khỏe, góp phần giảm thời lượng cho HS.

 - Lựa chọn các nội dung học tập sao cho:

+ Phù hợp với HS lớp 1,2,3 về nhận thức, kĩ năng, thái độ.

+ Gắn kinh nghiệm và vốn sống của HS.

+ Đáp ứng đợc sở thích và nguyện vọng của HS.

+ Thiết thực và quan trọng đối với HS.

 xây dựng khung chương trình mang tính mềm dẻo, giúp cho GV có thể lựa chọn nội dung, phương pháp phù hợp với nội dung môn học và điều kiện hoàn cảnh địa phương.

- Các PPDH được cụ thể hóa trong SGK, SGV và được GV thực hiện thông qua quá trình dạy học trên lớp.

 

doc 10 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 1053Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Khoa học 4 - Bài 15, 16, 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tháng 11 năm 2006
Bài 15: Dạy học môn tự nhiên và xã hội theo chương trình tiểu học và SGK mới.
Câu 1: Những Quan điểm về chỉ đạo xây dựng chương trình môn TN&XH mới.
 	 Trả lời: 
 	a) Quan điểm chỉ đạo xây dựng chương trình môn TN&XH mới.
 	- Quan điểm chỉ đạo quan trọng là tư tưởng tích hợp, xem xét tự nhiên - con người xã hội trong một tổng thể thống nhất, có mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau, trong đó bao gồm cả nội dung Sức khỏe nhằm tăng tính thiết thực đồng thời khắc phục tình trạng trùng lập chồng chéo của hai môn học TN&XH và Sức khỏe, góp phần giảm thời lượng cho HS.
 	- Lựa chọn các nội dung học tập sao cho: 
+ Phù hợp với HS lớp 1,2,3 về nhận thức, kĩ năng, thái độ.
+ Gắn kinh nghiệm và vốn sống của HS.
+ Đáp ứng đợc sở thích và nguyện vọng của HS.
+ Thiết thực và quan trọng đối với HS.
 xây dựng khung chương trình mang tính mềm dẻo, giúp cho GV có thể lựa chọn nội dung, phương pháp phù hợp với nội dung môn học và điều kiện hoàn cảnh địa phương.
Các PPDH được cụ thể hóa trong SGK, SGV và được GV thực hiện thông qua quá trình dạy học trên lớp.
Câu 2: Cấu trúc lôgíc của chương trình lớp 1,2,3 nêu những ưu điểm của chương trình TN & XH mới
Trả lời:
 Những điểm mới trong cấu trúc nội dung chương trình môn TN&XH lớp 1,2,3
Số chủ đề giảm.
- Chương trình cũ bao gồm 7 chủ đề: Gia đình, Trường học,Quê hương,Thực vật, Động vật, Cơ thể người, Bầu trời và trái đất.
Chương trình mới được cấu trúc đồng tâm từ lớp 1 đến 3 theo 3 chủ đề lớn: Con
 người và sức khỏe, xã hội, tự nhiên. Các chủ đề này được mở rộng và nâng cao theo nguyên tắc từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp giúp HS có cái nhìn về con người, thiên nhiên và cuộc sống xung quanh dưới dạng tổng thể đơn giản.
Nội dung 3 chủ đề mới không chỉ bao quát nội dung chính của 7 chủ đề cũ mà còn tích hợp 2 môn TN&XH và sức khỏe một cách nhuần nhuyễn
Cụ thể là:
- Trong chủ đề con người và sức khỏe: HS được học về cơ thể con người và các cơ quan trong cơ thể con người, cách giữ vệ sinh cơ thể, cách ăn nghỉ, vui chơi điều độ an toàn.
- Trong chủ đề xã hội: HS còn được học về các thành viên, các hoạt động và các mối quan hệ trong gia đình, trong trường học, cộng đồng và điều kiện sống xã hội. Các hoạt động sinh sống của nhân dân, một số cơ sở hành chính, y tế giáo dục.
- Trong chủ đề tự nhiên: HS được học về đặc điểm cấu tạo , môi trường sống của thực vật và động vật phổ biến, một số hiện tượng tự nhiên, sơ lược về mặt trời, mặt trăng, các vì sao và trái đất.
Câu hỏi 3 :Quy trình dạy một tiết có hướng dẫn HS quan sát để tự phát hiện ra kiến thức. 
Trả lời:
 Quy trình dạy một tiết có hướng dẫn HS quan sát để tự phát hiện kiến thức.
Tùy theo từng tiết học cụ thể, GV có thể tổ chức cho HS quan sát ở trong lớp hay ngoài lớp (sân trường, vườn trường, các địa điểm xung quanh trường) theo quy trình sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu quan sát:
Trong một bài học, các kiến thức mà HS cần lĩnh hội trong bài không phải điều rút ra từ quan sát mà GV còn phải sử dụng nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác dan xen. Do đó, GV cần xác định rõ việc tổ chức cho HS quan sát để nhằm đặt được mục tiêu kiến thức hay hình thành kĩ năng nào của bài học.\
Bước 2: Lựa chọn đối tượng quan sát:
Đối tượng quan sát là tranh ảnh, sơ đồ , mẫu vật, mô hình.là khung cảnh gia đình,lỡp học, cuộc sống ở địa phương, là cây cối, con vật và một số sự vật hiện tượng diễn ra hằng ngày trong tự nhiên và XH. Khi chọn đối tượng quan sát, GV nên ưu tiên chọn các vật thật.
VD: Đối tượng thực vật
GV nên tổ chức cho HS quan sát cây trồng trong sân trường, vường trường, trên đường phố hoặc khu vực quanh trường đặc biệt đối với HS ở nông thôn. Khi không có điều kiện tiếp xúc với vật thật, thì cho HS quan sát tranh, ảnh, mô hình.
Đối với động vật:
Khi học về một số động vật, cơ thể người, GV nên hướng dẫn HS phối hợp quan sát các con vật thật, quan sát chính cơ thể các em với quan sát tranh ảnh hoặc sơ đồ. Vì khi quan sát vật thật , HS được hình thành biểu tượng sống động, còn quan sát tranh ảnh hay sơ đồ rất có lợi cho dự phát triển tư duy của HS.
Đối với cuộc sống xã hội.
Tốt nhất là cho HS quan sát cuộc sống thực xẩy ra thường ngày cùng với tranh hoặc ảnh chụp những khung cảnh đặc trưng với sự khái quát cao.
Bước 3: Tổ chức và HD học sinh quan sát.
* Tổ chức: Tùy theo nội dung và mục tiêu của bài học, số đồ dùng dậy học hoặc hiện trường vật thật mà có thể tổ chức cho HS quan sát cá nhân, theo nhóm hay cả lớp.
	* Hướng dẫn của GV: Tùy đối tượng để HS quan sát, GV hướng dẫn cho các em sử dụng nhiều giác quan để cảm nhận và phán đoán sự vật và hiện tượng (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi...).
Trình tự tiến hành quan sát cũng rất quan trọng, nên hướng dẫn HS quan sát tổng thể rồi mới quan sát bộ phận, chi tiết, quan sát bên ngoài rồi đến bên trong.
Bước 4: Trình bầy kết quả:
* Tổ chức cho HS trình bầy kết quả quan sát theo nhóm hoặc cá nhân. GV có thể nêu câu hỏi để cùng HS trao đổi để hoàn thiện và khẳng định kết quả quan sát.
Câu hỏi 4: Chuẩn bị như thế nào khi lập một kế hoạch dạy học theo hướng tích cực? Tại sao trong quá trình dạy học môn TN & XH cần phối hợp nhiều PP và hình thức tổ chức dạy học khác nhau?
Trả lời:
Khi xây dựng kế hoạch bài học cần căn cứ vào yêu cầu đổi mới PPDH.SGK mới môn TN&XH đã tạo điều kiện để GV và HS thực hiện phương pháp tích cực hóa hoạt động của HS, trong đó GV đóng vai trò người tổ chức HĐ để dẫn dắt HS quan sát, tìm tòi thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng. SGV là tài liệu hướng dẫn các quy trình cơ bản để tiến hành một tiết học cụ thể cho từng loại bài. GV cần căn cứ vào hướng dẫn chung của SGV, điều kiện, phương tiện dạy học, đặc điểm trình độ nhận thức của HS trong lớp và kinh nghiệm của bản thân về tổ chức HĐ và học tập cho HS để xây dựng kế hoạch bài học cụ thể cho việc dạy học ở lớp mình.
Kế hoạch bài học cần chỉ ra cụ thể nhiệm vụ của GV, hoạt động của HS . Với mỗi mục tiêu, mỗi bài đặc trưng cần có những hoạt động tương ứng phù hợp, cần phối hợp các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau trong mỗi tiết học một cách sáng tạo và linh hoạt theo hướng giảm sự can thiệp của GV và tăng cường sự tham gia của HS vào các hoạt động phát hiện tìm kiếm kiến thức. Các hoạt động cần đa dạng như:
* Tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động khám phá nhằm khiêu gợi sự tò mò khoa học, thói quen đặt câu hỏi, tìm câu giải thích khi các em được tiếp cận với thực tế xung quanh.
* Tổ chức cho HS tập giải quyết những vấn đề hoặc tính huống đơn giản.
* Tổ chức cho HS làm việc theo cặp (nhóm 2HS) và theo nhóm (3-5HS) sẽ giúp cho các em có cơ hội nói nên ý kiến của mình.
* Tổ chức cho HS chơi trò chơi nhằm giúp HS không chỉ thư giãn đơn thuần mà còn có tác dụng rèn luyện về mặt trí tuệ, giúp các em tiếp thu kiến thức dễ dàng.
Tổ chức cho HS đóng vai thể hiện cảm xúc của mình trong những tình huống cụ thể,
những hoạt động thực hành để HS được tập luyện những hành vi có lợi cho sức khỏe, từ chối và phản đối những hành vi có hại cho sức khỏe bản thân, gia đình, cộng đồng.
Mẫu kế hoạch bài học:
I . Mục tiêu
1. Kiến thức.
2. Kĩ năng.
3. Thái độ.
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của GV.
2. Chuẩn bị của HS.
III. Các hoạt động dạy học
Giáo viên	Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra kiến thức đã học hoặc liên quan đến bài dạy.
- Đại diện HS trả lời
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: trực tiếp 
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
* Khởi động. Trò chơi, bài hát...
Hoạt động 1: ( Tên hoạt động thời gian dự kiến)
*Mục tiêu: 
*Cách tiến hành:
Bước 1: 
Bước 2:
Bước 3: 
Kết luận:
Hoạt động 2: ( Tên hoạt động thời gian dự kiến)
*Mục tiêu: 
*Cách tiến hành:
Bước 1
Bước 2: 
Bước 3: 
Kết luận: 
Hoạt động 3: ( Tên hoạt động thời gian dự kiến)
*Mục tiêu: 
*Cách tiến hành:
Bước 1:
Bước 2: 
Bước 3: 
Kết luận:
3. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học, tuyên dương một số em học tốt.
- Dặn chuẩn bị bài sau 
Tháng 12 năm 2006
Bài 16: Dạy học môn khoa học theo chương trình tiểu học mới
Câu hỏi:1 Nêu và cho ví dụ về những điểm mới của chương trình môn khoa học
 trả lời:
*Những điểm mới trong mục tiêu môn học: Thêm mục tiêu về sức khỏe. Cụ thể là:
- Về kiến thức: Cách phòng tránh một số bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm.
- Về kĩ năng: ứng xử thích hợp trong những tình huống có liên quan đến vấn đề sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.
- Về thái độ và hành vi: Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình cộng đồng.
*Những điểm mới trong nội dung môn học:
Về cấu trúc: Môn khoa học gồm 4 chủ đề: Con người và sức khỏe, Vật chất và Năng lượng, Thực vật và động vật. Riêng ở lớp 5 có thêm chủ đề: Môi trường và tài nguyên.
Một số điểm mới chủ yếu về nội dung ở từng chủ đề.
Con người và sức khỏe.
- Kế thừa và phát triển những nội dung: Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường. Sự sinh sản, sự lớn lên và phát triển của cơ thể người.
- Các mạch nội dung mới: vệ sinh; dưỡng sinh; phòng bệnh; an toàn trong cuộc sống.
Vật chất và năng lượng
- Kế thừa và phát triển các nội dung; nước ; không khí; một số kim loại và hợp kim của sắt; một số vật liệu; đá vôi, xi măng, thủy tinh, cau su; một số nhiên liệu; than, đá, dầu mỏ, khí đốt; một số dạng năng lượng ; ân thanh, ánh sáng, nhiệt, Mặt trời, gió, nước; năng lượng điện. Một số phản ứng hóa học.
- Các nội dung mới: tre, mây song, gốm xây dựng; chất dẻo; tơ sợi.
- Tinh giảm các mạch nội dung: đất, đá, quặng (đất trồng, đất sét, đá cuội, đá ong, ngọc thạch, quặng kim loại, apatít, muối ăn); đồ vật thường dùng; một số kim loại (kẽm, thiếc, chì, kền, bạc, thủy ngân, vàng)
Thực vật và động vật
Kế thừa và phát triển các nội dung: Sự trao đổi chất và sự sinh sản của thực vật động vật
- Các nội dung mới: Quan hệ thức ăn và chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
Môi trường và tài nguyên thên nhiên.
Kế thừa và phát triển các nội dung: Một số ví dụ về môi trường và tài nguyên. Vai trò của môi trường đối với con người. Tác động của con người đối với môi trường tự nhiên. Một số biện pháp bảo vệ môi trường.
Câu hỏi 2: Để dạy học phát huy tính tích cực của HS trong môn khoa học cần sử dụng những PPDH nào? nêu những đặc điểm đặc trưng và tác dụng của những PP đó?
Trả lời:
Một số PPDH môn Khoa học có tác dụng phát huy được tính tích cực cảu HS, gây cho các em hứng thú học tập.
Tên phương pháp
Một số dấu hiệu đặc trưng
Tác dụng
Quan sát
 - HS sử dụng các giác quan để thu thập thông tin từ đối tượng được quan sát.
 - HS xử lý các thông tin đã tìm được (đối chiếu , so sánh, phân tích tổ hợp.) đẻ rút ra kết luận
- Kích thích tư duy tích cực, chủ động của HS giúp HS có thể tự tím kiếm tri thức.
- Giúp HS rèn luyện một số kĩ năng như : cân, đo, ghi, chép, báo cáo, vẽ hình
Thí nhgiệm
 - phải chọn ra một số các yếu tổ riêng biệt có thể khống chế được để nghiên cứu hoặc phải tác động nên hiện tượng, sự vật cần ghiên cứu.
 - HS cần phải theo dõi, quan sát các hiện tượng sẩy ra trong thí nhiệm.
- HS cần biết thiết lập các mối quan hệ (nguyên nhân – kết quả), giải thích các kết quả thí nghiệm để rút ra kết luận,
- Các điều kiện và quá trình được kiểm soát là thiết yếu đối với một số thí nhiệm khoa học
- Bằng cách thử nghiệm các kết quả khác nhau, hành động khác nhau trong phương pháp học tập khám phá (không yêu cầu kiểm soát chặt chẽ các điều kiện và quá trình như phương pháp thí nghiệm), cũng giúp HS dạt được hiểu biết trực tiếp mà đôi khi rất sâu sắc về quá trình cũng như kĩ năng thí nghiệm
- Giúp HS đi sâu vào tìm hiểu bản chất các sự vật, hiện tượng sự vật tự nhiên.
- Thí nghiệm được thực hiện như “nguồn” dẫn HS đi tìm tri thức mới, vì thế các em sẽ hiểu sâu, nhớ lâu.
- Rèn luyện cho HS một kĩ năng: đặt thí nghiệm,lắp ráp các dụng cụ thí nghiệm, quan sát, ghi chép các diễn biến của thí nhiệm...
Trò chơi học tập
- Có nội dung gắn với nội dung học tập.
- Có luật chơi
- Có tính thi đua giữa các cá nhân / nhóm
- Đảm bảo an toán cho HS trong khi chơi.
-Thay đổi hình thức hoạt động trên lớp, làm không khí lớp học thoải mái, dễ chịu; HS tiếp thu kiến thức thoải mái, tích cực hơn.
 Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ 
- HS làm việc họp tác trong nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập được giao.
 - Một thành viên trong nhóm đều phải tham gia tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ do nhóm phân công hoặc trong thỏa thuận nhóm,.
 - Tạo điều kiện cho HS được than gia.
- HS được kiến thức từ các thành viên trong nhóm.
 - Phát triển được kỹ năng cá nhân và kĩ năng giao tiếp XH
Câu hỏi:3: Khi lập kế hoach dạy học người GV cần chú ý những điểm để đảm bảo rằng kế hoạch bài học của bạn đưa ra có tính khả thi
Trả lời
Những điểm cần lưu ý khi tiến hành lập kế hoạch bài học để đảm bảo rằng kế hoạch bài học đưa ra có tính khả thi trong dạy học khoa học.
- Bài học cần được lập kế hoạch để đạt được mục tiêu.
- HS phải hiểu được mục tiêu của bài học.
 - Phần thực hành các kĩ năng đặc trưng của môn khoa học cần sát thực tế và khả thi.
- Bài học phải có cấu trúc lôgíc.
- Cần phối hợp nhiều PPDH khác nhau.
- Nhìn chung phải đảm bảo có sự kết hợp giữa các hoạt động độc lập của HS và lời giảng của GV
- Lời giảng của GV cần được minh họa bằng phương tiện nghe nhìn, nếu có thể.
- Hầu hết các hoạt động (đặc biệt các hoạt động thí nghiệm, thực hành...) đều mất nhiều thời gian hơn ta dự định, bởi vậy cần phải lường trước có thể “cháy” giáo án để linh hoạt trong thực tế điều khiển hoạt động học tập của HS trên lớp
Tháng 1 năm 2007
Bài 17: Dạy học lịch sử theo chương trình tiểu học mới
Câu 1: Mục tiêu của chương trình Lịch sử ở tiểu học.Những điểm mới của chương trình tiểu học 
a) mục tiêu của phần Lịch sử trong chương trình tiểu học.
Cung cấp cho HS một số kiến thức cơ bản, thiết thực về:
-Các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu tương đối có hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho tới nay.
- Mối quan hệ giữa các sự kiện, nhân vật lịch sử trong quá khứ và hiện tại của XH loài người (thuộc phạm vi địa phương đất nước Việt Nam)
Bước đầu hình thành và rèn luyện cho HS những kĩ năng:
-Quan sát các sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiến tư liệu lịch sử từ các nguồn khác.
-Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp.
-Trình bầy lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ.
-Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
-Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở HS những thái độ và thói quen:
- Ham học hỏi, tím hiểu để biết về môi trường xung quanh các em. 
- Yêu thiên nhiên, con người, quyê hương , đất nước.
-Tôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và văn hóa gần gũi với HS.
a) Những điểm mới trong phần lịch sử ở chương trình tiểu học.
-ở mỗi chủ đề, mỗi giai đoạn lịch sử của dân tộc, chương trình không trình bầy một cách toàn diện (kinh tê, chính trị, xã hội, văn hóa) mà chỉ chọn những sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu để trình bầy.
Ví dụ: Nước Đại Việc thới Lý: (TKXI-XII) chỉ chọn cho HS học việc nhà Lý dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long; chùa ở thời Lý; cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ 2 (1075-1077)
Hoặc giai đoạn xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước (1945-1975), chỉ chọn dạy HS hoàn cảnh đất nước bị chia cắt và các sự kiện, hiện tượng tiêu biểu như: đồng khởi nghĩa miền Nam, nhân dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại và chi viện cho miền Nam; Tổng tấn công và nổi dạy mùa xuân 1968;chiến dịch HCM lịch sử.
- Như vậy, khách với chương tình lịch sử trước đây và chuyện kể kịch sử, chương trình này không phải là sự tóm tắt tiến trình phát triển của lịch sử, cũng không phải là những mẩu chuyện lịch sử mà là những sự kiện, hiện tượng,nhân vật lịch sử được trình bầy trong bối cảnh lịch sử và trong tiến trình phát triển cảu lịch sử.
Bên cạnh những sự kiện, hiện tượng nhân vật lịch sử tiêu biểu phản ánh những thành tựu của dân tộc trong quá trình giữ nước, chương trình có tăng cường nội dung về lịch sử kinh tế, lịch sử văn hoá.
- Về mức độ nội dung: Giữa biết, hiểu, vận dụng, chương trình coi trọng mức độ biết. Cụ thể là sự kiện, hiện tượng lịch sử đó diễn ra ở đâu? vào thời gian nào? Diễn ra như thế nào? các nhân vật nào là tiêu biểu?
- ở các mức độ khác nhau: Hiểu và vận dụng chỉ đòi hỏi với yêu cầu nhất định, cần thiết, có ý nghĩa thiết thực với cuộc sống của HS 
Câu 2: dạy học lịch sử ở tiểu học theo chương trình và SGK mới thường sử dụng những PP và hình thức nào?
Trả lời:
Có thể tổ chức cho HS học tập cả lớp, theo nhóm hoặc cá nhân với mục đích tăng cường khả năng độc lập suy nghĩ, sáng tạo của HS, đồng thời phát triển mối giao lưu, tương tác giữa thầy và trò, giữa trò và trò
	Cần tận dụng tối đa các điều kiện, phương tiện ở địa phương để tổ chức cho HS học ở ngoài lớp, cho HS đi tham quan các di tích lịch sử, văn hoá, các dấu vết quá khứ
	Một số phương pháp cụ thể:
nêu và giải quyết vấn đề
Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
Khai thác kiến thức từ kênh hình ( PP trực quan)
Hình thành khái niện và biểu tượng lịch sử
Kể chuyện lịch sử
Phương pháp vấn đáp
Câu 3:Tác dụng của việc khai thác kênh hình tronh dạy lịch sử ở tiểu học
Trả lời:
+ Giúp HS nhớ kĩ, hiểu sâu những kiến thức lịch sử mà HS thui nhận được
+ Góp phần tạo biểu tượng và khái niệm lịch sử, đồng thời còn phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của HS
+ Phát huy tính tích cực, chủ động và độc lập suy nghĩ của HS tạo tính tự tin trong học tập
Tháng 2/ 2007.
Bài 18: Dạy học địa lí theo chương trình và sách giáo khoa mới
Câu 1: Chứng minh chương trình địa lí lớp 4,5 mới đã được thiết kế theo hướng tinh giản và có cấu trúc hợp lí cho phù hợp với trình độ nhận thức của HS
Trả lời:
ở chương trình địa lí lớp 4 mới HS được cung cấp các biểu tượng, khái niệm và mối quan hệ địa lí đơn giản thông qua ba miền: Miền núi và trung du; miền đồng bằng, miền duyên hải
Chọn “ trường hợp mẫu” nhằm tập xchung vào một số biểu tượng tiêu biểu của địa lí đất nước. Cụ thể: Trong mỗi miền, chỉ chọn “ trường hợp mẫu” như:
+ ở miền níu và trung du chỉ dạy cho HS về dãy núi Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên và trung du Bắc Bộ.
+ ở miền đồng bằng dạy đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ
+ ở miền duyên hải chỉ đạyuyên hải miền trung
Lớp 5: Tăng cường thời lượng cho địa lí Việt Nam. Khuyến khích HS sử dụng kiến thức và kĩ năng địa lí dã học ở lớp 4 để tìm hiểu về địa lí Việt Nam
Phần địa lí các châu lục và đại dương chỉ cho HS học có tính chất chấm phá nghĩa là chương trình chỉ chọn những nội dung nêu bật được một số nét tiêu biểu của từng châu lục và đại dương
Câu 2: Những định hướng đổi mới của SGK phần địa lí?
Trả lời:
+ Khổ sách to hơn trình bày trang sách thoáng, Tăng cỡ chữ, tăng số lượng kênh hình và kích thước của lược đồ
+ cách trình bày:
Kênh chữ: Kênh chữ trong SGK mới có vai trò cung cấp thông tin, thể hiện nội dung trọng tâm của bài học được đặt trong phần đóng khung và hệ thống câu hỏi cuối bài. Ngoài ra SGK mới còn có những câu hỏi và lệnh ở giữa bài được in nghiêng nhằm yêu cầu HS phải động não suy nghĩ, làm việc với kênh hình để tìm ra kiến thức mới
Kênh hình: kênh hình được tăng lên klhông những về số lượng mà còn cả về thể loại, cụ thể bảng số liệu và biểu đồ được học ngay từ lớp 4 và ở SGK lớp 4, 5 đều có những hình vẽ hoặc tranh ảnh mang tính chất liên hoàn giúp HS hình dung được qui trình sản xuất ra một mặt hàng nào đó, Ví dụ sản xuất chè, đồ gốm... Chú ý đến việc thể hiện sự kết nối giưa tranh ảnh và bản đồ. Kênh hình với chức năng làm nguồn tri thức đươch chú trọng hơn chức năng minh hoạ cho kênh chữ
Câu 3: Hai PP dạy học địa lí ở tiểu học và cách sử dụng 2 PP này theo hướng phát huy tính tích cực của HS 

Tài liệu đính kèm:

  • docTU HOC.doc