Khoa học
CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?
(Tích hợp: GD BVMT - BP)
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống.
-GD BVMT: Giáo dục HS có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống trong sạch, ăn uống hợp
vệ sinh để bảo vệ sức khỏe.
II.CHUẨN BỊ:
- Hình trang 4, 5 SGK
- Phiếu học tập
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Khoa học CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG? (Tích hợp: GD BVMT - BP) I.MỤC TIÊU: - Nêu được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống. -GD BVMT: Giáo dục HS có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống trong sạch, ăn uống hợp vệ sinh để bảo vệ sức khỏe. II.CHUẨN BỊ: Hình trang 4, 5 SGK Phiếu học tập III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Khởi động Bài mới: Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Động não Mục tiêu: HS liệt kê tất cả những gì các em cần có cho cuộc sống của mình. Cách tiến hành: Bước 1: GV đặt vấn đề & nêu yêu cầu: Em hãy kể ra những thứ các em cần dùng hằng ngày để duy trì sự sống của mình? GV chỉ định từng HS nêu & viết các ý kiến đó lên bảng Bước 2: GV tóm tắt lại tất cả những ý kiến của HS đã được ghi trên bảng & rút ra nhận xét chung dựa trên ý kiến các em đã nêu ra Lưu ý: Nếu ý kiến của HS tương đối đầy đủ thì GV không cần phải nêu phần kết luận dưới đây. Kết luận của GV: Những điều kiện cần để con người sống & phát triển là: Điều kiện vật chất như: thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở, các đồ dùng trong gia đình, các phương tiện đi lại Điều kiện tinh thần, văn hoá, xã hội như: tình cảm gia đình, bạn bè, làng xóm, các phương tiện học tập, vui chơi, giải trí Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập & SGK Mục tiêu: HS phân biệt được những yếu tố mà con người cũng như những sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình với những yếu tố mà chỉ có con người mới cần Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc với phiếu học tập theo nhóm GV phát phiếu học tập & yêu cầu HS làm phiếu học tập theo nhóm Bước 2: Chữa phiếu học tập cho các nhóm Bước 3: Thảo luận cả lớp Dựa vào kết quả làm việc với phiếu học tập, GV yêu cầu HS mở SGK & thảo luận lần lượt 2 câu hỏi: Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống của mình? Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống của con người còn cần những gì? Kết luận của GV: Con người, động vật & thực vật đều cần đến thức ăn, nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp để duy trì sự sống của mình. Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống con người còn cần nhà ở, áo quần, phương tiện giao thông & những tiện nghi khác. Ngoài những yêu cầu về vật chất, con người còn cần những điều kiện về tinh thần, văn hoá, xã hội. Hoạt động 3: Trò chơi Cuộc hành trình đến hành tinh khác Mục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học về những điều kiện cần để duy trì sự sống của con người. Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, phát cho mỗi nhóm 1 bộ đồ chơi gồm 20 tấm phiếu có nội dung bao gồm những thứ “cần có” để duy trì cuộc sống & những thứ các em “muốn có”. Mỗi tấm phiếu chỉ vẽ 1 thứ. Bước 2: GV hướng dẫn cách chơi & chơi Bước 3: Thảo luận cả lớp Từng nhóm so sánh kết quả lựa chọn của nhóm mình với các nhóm khác & giải thích tại sao lại lựa chọn như vậy? GV nhận xét - GD BVMT: Giáo dục HS có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống trong sạch, ăn uống hợp vệ sinh để bảo vệ sức khỏe. Củng cố : - Như mọi sinh vật khác, con người cần những gì để duy trì sự sống của mình? Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống của con người còn cần những gì? Dặn dò: GV nhận xét chung tiết học, thái độ học tập của HS. Chuẩn bị bài: Trao đổi chất ở người. HS nêu ý ngắn gọn HS theo dõi HS làm việc với phiếu học tập theo nhóm Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp HS bổ sung, nhận xét HS nêu HS theo dõi HS chia thành nhóm nhỏ để tham gia trò chơi Các nhóm bàn bạc với nhau, chọn ra 10 thứ (được vẽ trong 20 tấm phiếu) mà các em thấy cần phải mang theo khi các em đến 1 hành tinh khác (những tấm phiếu vẽ các hình đã loại ra phải nộp lại cho GV) Tiếp theo, mỗi nhóm hãy chọn 6 thứ cần hơn cả để mang theo HS trả lời HS trả lời Khoa học TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI (Tích hợp: GD BVMT) I.MỤC TIÊU: - Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường như: lấy vào khí ô-xi, thức ăn, nước uống, thải ra khí các-bô-níc, phân và nước tiểu. - Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường. *GD BVMT: Giáo dục HS có ý thức giữ gìn vệ sinh , bảo vệ môi trường trong sạch . II.CHUẨN BỊ: Hình trang 6, 7 Giấy trắng khổ to, bút vẽ. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Khởi động: Bài cũ: Con người cần gì để sống - Như mọi sinh vật khác, con người cần những gì để duy trì sự sống của mình? Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống của con người còn cần những gì? Bài mới: Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người Mục tiêu: Kể ra những gì hằng ngày cơ thể người lấy vào & thải ra trong quá trình sống. Nêu được thế nào gọi là trao đổi chất. Cách tiến hành: Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát & thảo luận theo cặp Trước hết, em hãy kể tên những gì được vẽ trong hình 1 trang 6. Sau đó, phát hiện ra những thứ đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của con người được thể hiện trong hình (ánh sáng, thức ăn, nước uống). Phát hiện thêm những yếu tố cần cho sự sống của con người mà không thể hiện được qua hình vẽ như không khí. Cuối cùng tìm xem cơ thể người lấy những gì từ môi trường & thải ra môi trường những gì trong quá trình sống của mình. Bước 2: Thảo luận Trong khi thảo luận, GV kiểm tra & giúp đỡ các nhóm. Bước 3: Hoạt động cả lớp Bước 4: GV yêu cầu HS đọc đoạn đầu trong mục Bạn cần biết & trả lời câu hỏi: Trao đổi chất là gì? Nêu vai trò của sự trao đổi chất đối với con người, thực vật & động vật. Kết luận của GV: Hằng ngày, cơ thể người phải lấy từ môi trường thức ăn, nước uống, khí ô-xi & thải ra phân, nước tiểu, khí các-bô-níc để tồn tại. Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước, không khí từ môi trường & thải ra môi trường những chất thừa, cặn bã. Con người, thực vật & động vật có trao đổi chất với môi trường thì mới sống được. *GD BVMT: Giáo dục HS có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường trong sạch . Hoạt động 2: Thực hành viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường Mục tiêu:HS biết trình bày một cách sáng tạo những kiến thức đã học về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm GV nêu yêu cầu HS viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường theo trí tưởng tượng của mình Lưu ý: hình 2 trang 7 chỉ là một gợi ý. HS hoàn toàn có thể vẽ sơ đồ bằng chữ hoặc bằng hình ảnh tuỳ theo sự sáng tạo của mỗi nhóm. Bước 2: Trình bày sản phẩm GV yêu cầu từng nhóm lên trình bày ý tưởng của bản thân hoặc của nhóm đã thể hiện Bước 3: Nhận xét GV nhận xét xem sản phẩm của nhóm nào làm tốt sẽ được lưu lại treo ở lớp học trong suốt thời gian học về chủ đề Con người & sức khoẻ. Củng cố – Dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: Trao đổi chất ở người (tt). HS trả lời HS nhận xét HS quan sát & thảo luận theo cặp những nhiệm vụ GV giao -HS thực hiện nhiệm vụ cùng với bạn theo hướng dẫn trên Vài HS lên trình bày kết quả làm việc của nhóm mình HS đọc & trả lời câu hỏi HS nhận xét & bổ sung HS trình bày theo nhóm theo sự hướng dẫn của GV Từng nhóm trình bày sản phẩm của mình Các nhóm khác nghe & có thể hỏi hoặc nêu nhận xét Khoa học TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI (tt) I.MỤC TIÊU: - Kể được một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người: tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn. - Biết được nếu nột trong các cơ quan trên ngừng hoạt động, cơ thể sẽ chết. II.CHUẨN BỊ: Hình trang 8. 9 Phiếu học tập III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Khởi động Bài cũ: Trao đổi chất ở người Trong quá trình sống, con người cần gì từ môi trường & thải ra môi trường những gì? GV nhận xét, chấm điểm Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Mục tiêu: HS Kể tên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất & những cơ quan thực hiện quá trình đó. Nêu được vai trò của cơ quan tuần hoàn trong quá trình trao đổi chất xảy ra ở bên trong cơ thể. Cách tiến hành: Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho nhóm HS GV phát phiếu học tập Bước 2: Chữa bài tập cả lớp GV chữa bài Bước 3: Thảo luận cả lớp GV đặt câu hỏi: Dựa vào kết quả làm việc với phiếu học tập, hãy nêu lên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường? Kể tên các cơ quan thực hiện quá trình đó. Nêu vai trò của cơ quan tuần hoàn trong việc thực hiện quá trình trao đổi chất diễn ra bên trong cơ thể. Kết luận của GV Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa các cơ quan trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở người Mục tiêu: HS trình bày được sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở bên trong cơ thể & giữa cơ thể với môi trường. Cách tiến hành: Trò chơi Ghép chữ vào chỗ trong sơ đồ Bước 1: GV phát cho mỗi nhóm 1 bộ đồ chơi gồm: 1 sơ đồ như hình 5 trang 9 SGK & các tấm phiếu rời có ghi những từ còn thiếu (chất dinh dưỡng, ô-xi, khí các-bô- ... ch tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc mục ‘Thực hành’ trong SGK để biết cách làm thí nghiệm. - GV đặt các câu hỏi cho HS trả lời và giải thích: + Tại sao khi nến tắt, nước lại dâng vào nước? + Phần chất khí còn lại có duy trì sự cháy không. + Thí nghiệm cho ta thấy không khí gồm có mấy thành phần? - GV kết luận. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số thành phần khác của không khí Mục tiêu: HS làm thí nghiệm chứng minh không khí còn có thành phần khác. Cách tiến hành: GV yêu cầu HS làm thí nghệim để trả lời các câu hỏi sau: Dùng một ống nhỏ thổi vào nước vôi trong thì có hiện tượng gì xảy ra? Nêu các ví dụ chứng tỏ trong không khí có chứa hơi nước? Làm thí nghiệm để kể thêm trong không khí gồm những chất nào khác nữa? GV chốt ý. Củng cố – Dặn dò: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Chuẩn bị bài: Ôn tập học kì I -HS trả lời - HS trả lời theo nhóm các câu hỏi mà GV đặt ra bằng cách làm thí nghiệm. - Mỗi nhóm trình bày kết quả của mình trước lớp. - HS làm thí nghiệm để trả lời câu hỏi mà GV đặt ra. Khoa học ÔN TẬP HỌC KÌ 1 I.MỤC TIÊU: Ôn tập các kiến thức về: + Tháp dinh dưỡng cân đối . + Một số tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí . + Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên . + Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí. II.CHUẨN BI: Hình vẽ trong SGK. Sưu tầm các tranh ảnh hoặc đồ chơi về việc sử dụng nước, không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí. Giấy khổ to, bút màu đủ dùng cho các nhóm. Hình vẽ trong SGK. Đồ dùng thí nghiệm theo nhóm như trong SGK. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Bài cũ: -Xác định lại thành phần của không khí gồm khí ô-xi duy trì sự cháy và ni-tơ không duy trì sự cháy. -Ngoài các chất mình đã học, trong không khí gồm những chất gì? GV nhận xét, chấm điểm Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” -Tháp dinh dưỡng cân đối -Một số tính chất của nước và không khí; thành phần của nước và không khí. -Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Cách tiến hành: - GV chia nhóm và phát hình vẽ “Tháp dinh dưỡng cân đối” chưa hoàn thiện. - GV yêu cầu HS thi hoàn thiện và trình bày trước lớp. - GV viên chấm điểm, đội nào cao điểm nhất sẽ thắng. - GV chuẩn bị một phiếu ghi sẵn câu hỏi ở trang 62/SGK. - GV cho đại diện nhóm lên bốc thăm trả lời những câu hỏi, nhóm nào có nhiều bạn trả lời đúng sẽ thắng. GV chốt ý. Củng cố – Dặn dò: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Chuẩn bị bài: Ôn tập & kiểm tra học kì I (tt) -HS trả lời -HS nhận xét -HS thi hoàn thiện bảng “Tháp dinh dưỡng cân đối” -Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp. - Từng đại diện nhóm lên trả lời câu hỏi mà mình bốc thăm. Ngày: Tuần: 17 Môn: Khoa học BÀI 34: KIỂM TRA HỌC KÌ I I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Như tiết 1. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Như tiết 1. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐDDH 1 phút 1 phút 15 phút 15 phút 2 phút Khởi động Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Triển lãm Mục tiêu: Giúp HS hệ thống lại kiến thức: Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí. Cách tiến hành: GV yêu cầu HS thông báo về sự chuẩn bị tranh ảnh và tư liệu. - GV chia nhóm bốc thăm từng chủ đề: Của nước ; của không khí. - GV yêu cầu mỗi nhóm thuyết trình sản phẩm của mình trước lớp sao cho khoa học và đẹp. GV chấm điểm và triển lãm từng bảng thuyết trình vào khu triển lãm. Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động Mục tiêu: HS có khả năng: vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường nước và không khí. Cách tiến hành: GV yêu cầu HS hội ý vẽ tranh cổ động với chủ đề : Bảo vệ môi trường nước và không khí. - GV đi tới các nhóm kiểm tra và giúp đỡ, đảm bảo rằng mọi HS đều tham gia. - GV yêu cầu từng đại diện của mỗi nhóm lên trình bày sản phẩm của mình. GV đánh giá nhận xét và cho điểm. Củng cố – Dặn dò: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Chuẩn bị bài: - Từng đại diện nhóm lên thực hiện nhiệm vụ mà mình bốc thăm. - Mỗi thành viên từng nhóm lên trình bày thuyết trình của mình trước lớp. - HS làm theo sự hướng dẫn của GV. - Các nhóm cử đại diện lên trình bày tranh vẽ của mình Tranh ảnh tư liệu mà HS chuẩn bị Giấy khổ lớn, bút màu đủ dùng cho nhóm. Khoa học KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY I.MỤC TIÊU: - Làm thí nghiệm để chứng tỏ + Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn. + Muốn sự cháy diễn ra liên tục thì không khí phải được lưu thông. - Nêu ứng dụng thực tế liên quan đế vai trò của không khí đối với sự cháy: thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hỏa hoạn, II.CHUẨN BỊ: Hình vẽ SGK Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm: + 2 lọ thuỷ tinh (1 lọ to, 1 lọ nhỏ), 2 cây nến bằng nhau. + 1 lọ thuỷ tinh không có đáy (hoặc ống thuỷ tinh), nến, đế kê III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Khởi động Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của ô-xi đối với sự cháy Cách tiến hành: -GV yêu cầu HS đọc mục ‘Thực hành’ trong SGK để biết cách làm thí nghiệm. GV đặt các câu hỏi cho HS trả lời và giải thích: + Lọ thuỷ tinh to có thời gian cháy như thế nào? Giải thích? + Lọ thuỷ tinh nhỏ có thời gian cháy như thế nào? Giải thích? GV kết luận. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách duy trì sự cháy & ứng dụng trong cuộc sống Cách tiến hành: -GV chia nhóm, yêu cầu HS đọc mục “Thực hành” trang 71/SGK để biết cách làm và trả lời câu hỏi sau: + Giải thích nguyên nhân làm cho ngọn lửa cháy liên tục sau khi lọ thuỷ tinh không có đáy được kê lên đế không kín? - Lưu ý: Nếu gia đình HS còn dùng bếp củi, có thể HS nêu kinh nghiệm nhóm bếp và đun bếp. GV chốt ý. Củng cố – Dặn dò: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Chuẩn bị bài: Không khí cần cho sự sống -HS trả lời theo nhóm các câu hỏi mà GV đặt ra bằng cách làm thí nghiệm rồi lập và ghi vào một cái bảng kê. -Mỗi nhóm trình bày kết quả của mình trước lớp. -HS làm thí nghiệm để trả lời câu hỏi mà GV đặt ra. Khoa học KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG I.MỤC TIÊU: -Nêu được con người, động vật, thực vật phải có không khí để thở thì mới sống được. -Có ý thức bảo vệ bầu không khí luôn trong lành. II.CHUẨN BỊ: Hình vẽ SGK Sưu tầm các hình ảnh về người bệnh được thở bằng ô-xi. Hình ảnh bơm không khí vào bể cá. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Khởi động Bài cũ: Không khí cần cho sự cháy Làm thế nào để ngọn lửa ở bếp than & bếp củi không bị tắt? GV nhận xét, chấm điểm Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của không khí đối với con người Cách tiến hành: -Yêu cầu HS thực hiện như hướng dẫn ở mục Thực hành & phát biểu nhận xét. -GV yêu cầu HS nín thở, mô tả cảm giác của mình khi nín thở. -GV yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh, dụng cụ (nếu có) để nêu lên vai trò của không khí đối với đời sống con người & những ứng dụng của kiến thức này trong y học & trong đời sống. Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của không khí đối với thực vật & động vật -Yêu cầu HS quan sát hình 3, 4 & trả lời câu hỏi trang 72: Tại sao sâu bọ & cây trong hình bị chết? -Về vai trò của không khí đối với động vật:GV kể cho HS nghe thí nghiệm từ thời xưa của các nhà bác học đã làm để phát hiện vai trò của không khí đối với đời sống động vật bằng cách nhốt một con chuột bạch vào trong một chiếc bình thuỷ tinh kín thì nó bị chết mặc dù thức ăn & nước uống vẫn còn. Về vai trò của không khí đối với thực vật: -GV giảng cho HS biết tại sao không nên để nhiều hoa tươi & cây cảnh trong phòng ngủ đóng kín cửa vì cây hô hấp thải ra khí các-bô-nic, hút khí ô-xi, làm ảnh hưởng đến sự hô hấp của con người. Hoạt động 3: Tìm hiểu một số trường hợp phải dùng bình ô-xi Cách tiến hành: Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát hình 5, 6 Bước 2: Gọi vài HS trình bày kết quả quan sát Yêu cầu HS thảo luận câu hỏi: + Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người, động vật và thực vật. + Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở? + Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng bình ô-xi? Kết luận: Người, động vật, thực vật muốn sống được cần có ô-xi để thở. Củng cố – Dặn dò: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. -Giáo dục HS có ý thức bảo vệ bầu không khí luôn trong lành. Chuẩn bị bài: Tại sao có gió? HS trả lời HS nhận xét -HS thực hành & dễ dàng nhận thấy luồng không khí ấm chạm vào tay do các em thở ra. -HS thực hiện & phát biểu -HS nêu -HS quan sát & trả lời câu hỏi -HS quan sát -2 HS quay lại chỉ & nói: + Tên dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn lâu dưới nước là bình ô-xi, người thợ lặn đeo ở lưng. + Tên dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí hoà tan là máy bơm không khí vào nước. HS trình bày kết quả quan sát được HS thảo luận các câu hỏi GV nêu ra Đại diện nhóm trình bày Cả lớp nhận xét.
Tài liệu đính kèm: