Giáo án môn Khoa học lớp 4 - Học kì II

Giáo án môn Khoa học lớp 4 - Học kì II

KHOA HỌC (Tuần 29 )

BÀI 58 : NHU CẦU CỦA THỰC VẬT (T2 )

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :

- Biết mỗi loài thực vật,mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về chất khoáng khác nhau.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Hình trang 116,117 SGK.

-Sưu tầm tranh ảnh hoặc cây thật sống ở những nơi khô hạn, nơi ẩm ướt và dưới nước.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

1.Khởi động: Hát.

2.Bài cũ:

-Muốn biết thực vật cần gì để sống ta có thể thí nghiệm như thế nào?

-GV nhận xét phần KT.

3.Bài mới:

 

doc 22 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 521Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Khoa học lớp 4 - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC (Tuần 29 )
BÀI 58 : NHU CẦU CỦA THỰC VẬT (T2 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
- Biết mỗi loài thực vật,mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về chất khoáng khác nhau. 
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trang 116,117 SGK.
-Sưu tầm tranh ảnh hoặc cây thật sống ở những nơi khô hạn, nơi ẩm ướt và dưới nước.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1.Khởi động: Hát. 
2.Bài cũ:
-Muốn biết thực vật cần gì để sống ta có thể thí nghiệm như thế nào?
-GV nhận xét phần KT.
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
-Giới thiệu:
 Bài “Nhu cầu về nước của thực vật”
*Hoạt động 1:Tìm hiểu nhu cầu về nước của các loài thực vật khác nhau
-Các nhóm tập hợp tranh ảnh hoặc lá cây thậtcủa những cây sống nơi khô hạn, sống dưới nước mà nhóm đã sưu tầm.
-Làm phiếu ghi lại nhu cầu nước của những cây đó.
Kết luận:
- Các loài cây khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau.
*Hoạt động 2:Tìm hiểu nhu cầu về nước của một cây ở những giai đoạn phat triển khác nhau và ứng dụng trong trồng trọt 
-Yêu cầu hs quan sát hình trang 117 SGK, giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước?
-Yêu cầu hs tìm VD chứng tỏ cùng một cây ở những giai đoạn phát triển khác nhau thì cần lượng nứơc khác nhau? Người ta ứng dụng như thế nào vào trồng trọt?
-Giảng thêm:
+Cây lúa cần nhiều nước lúc: mới cấy, đẻ nhánh, làm đòng, nên vào giai đoạn này người ta phải bơm nước vào ruộng. Nhưng đến giai đoạn lúa chín, cây lúa cần ít nước hơn nên lại phải bơm nước ra.
+Cây ăn quả lúc còn non cần được tưới nước đầy đủ để lớn nhanh; khi quả chín cần ít nước hơn.
+Ngô, mía cũng cần tưới đủ nướcvà đúng lúc.
+Vườn rau, vườn hoa cần được tưới thường xuyên.
Kết luận:
-Cùng một cây trong những giai đoạn phát trểin khác nhau cần lượng nước khác nhau.
-Biết nhu cầu về nứơc của cây để có chế độ tưới tiêu hợp lí cho từng loại cây vào từng thời kì phát triển để đạt năng suất cao.
-Phân loại cây thành 4 nhóm và dán vào giấy khổ to: nhóm sống dưới nước, nhóm sống trên cạn chịu được khô hạn, nhóm sống trên cạn nhưng ưa ẩm ướt, nhóm cây sống được cả trên cạn và dưới nước.
-Các nhóm trưng bày sản phẩm. Nhóm khác đánh giá nhận xét.
-Nêu Vd.
-Nêu
4.Củng cố:
 -Nhu cầu về nứơc của thực vật như thế nào?
5.Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài sau: Bài “Nhu cầu chất khoáng của thực vật”
KHOA HỌC (Tuần30 )
BÀI 59 : NHU CẦU CHẤT KHOÁNG CỦA THỰC VẬT (T1 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
- Biết mỗi loài thực vật,mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về không khí khác nhau.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trang 118,119 SGK.
-Tranh ảnh,cây thật hoặc lá cây, bao bì quảng cáo các loại phân bón.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1.Khởi động: Hát. 
2.Bài cũ:
 -Nhu cầu về nước của cây như thế nào?-Nhận xét phần KT.
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
-Giới thiệu:
 Bài “Nhu cầu chất khoáng của thực vật”
*Hoạt động 1:Tìm hiểu vai trò về chất khoáng của thực vật. 
-Yêu cầu các nhóm quan sát hình các cây cà chua a,b,c trang 118 SGK.
Kết luận:
-Trong quá trình sống, nếu không được cung cấp đầy đủ cá chất khoáng, cây sẽ phát triển kém, không ra hoa kết quả được hoặc nếu có, sẽ cho năng suất thấp. Điều đó chứng tỏ các chất khoáng tham gia vào thành phần cấu tạo và các hoạt động sống của cây. Ni-tơ có trong chất đạm là chất khoáng quan trọng nhất mà cây cần.
*Hoạt động 2:Tìm hiểu nhu cầu chất khoáng của thực vật
-Phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu hs đọc mục “Bạn cần biết” trang 119 để biết làm.
-Giảng: Cùng một cây ở vào những giai đoạn phát triển khác nhau, nhau cầu về chất khoáng khác nhau. VD : đối với các cây cho quả, người ta bón phân vào lúc cây đâm cành, đẻ nhánh hay sắp ra hoa vì ở những giai đoạn đó cây cần nhiều chất khoáng.
Kết luận:
-Các loại cây khác nhau cần các loại chất khoáng với liều lượng khác nhau.
-Cùng một cây ở những giai đoạn phát triển khác nhau, nhu cầu về chất khoáng cũng khác nhau.
-Biết nhu cầu về chất khoáng của từng loại cây, từng giai đoạn phát triển của cây sẽ giúp nhà nông bón phân đúng liều lượng, đúng cách để thu hoạch được cao.
-Quan sát và thảo luận:
+Các cây cà chua ở hình b, c, d thiếu các chất khoáng gì? Kết quả ra sao?
+Trong số các cây cà chua:a, b, c ,d cây nào phát triển tốt nhất? Hãy giải thích tại sao? Em rút ra điều gì?
+Cây cà chua nào phát triển kém nhất, tới mức không ra hoa kết quả được? Tại sao? Em rút ra điều gì ?
-Đại diện các nhóm bào cáo.
-Nhận phiếu và làm theo phiếu (kèm theo)
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
4.Củng cố:
 Nhu cầu chất khoáng của cây như thế nào?
5.Dặn dò:
Nhận xét tiết học.
 Chuẩn bị bài sau : Bài “Nhu cầu không khí của thực vật” 
 KHOA HỌC (Tuần 30 )
BÀI 60 : NHU CẦU KHÔNG KHÍ CỦA THỰC VẬT (T2 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
-Biết mỗi loài thực vật,mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về không khí khác nhau.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trang 120,121 SGK.
-Phiếu học tập nhóm.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1.Khởi động: Hát. 
2.Bài cũ:
 -Cây có nhu cầu thế nào về chất khoáng?
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
-Giới thiệu:
 Bài “Nhu cầu không khí của thực vật” 
*Hoạt động 1:Tìm hiểu về sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình quang hợp và hô hấp 
-Không khi có những thành phần nào? Những thành phân nào có vai trò quan trọng đối với đời sống thực vật?
-Yêu cầu hs quan sát hình 1, 2 trang 121 SGK để tự đặt câu hỏi và trả lời lẫn nhau.
Kết luận:
-Thực vật cần không khí để quang hợp và hô hấp. Cây dù được cung cấp đủ nước, chất khoáng và ánh sáng nhưng thiếu không khí cây cũng không sống được.
*Hoạt động 2:Tìm hiểu một số ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật 
-Thực vật “ăn” gì để sống? Nhờ đâu thực hiện được được điều kì diệu đó?
-Giảng cho hs về sự hấp thụ và tạo chất dinh dưõng.
-Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu khí các-bô-níc của thực vật.
-Nêu ứng dụng về nhu cầu khí ô-xi của thực vật.
-Thực vật không có cơ quan hô hấp riêng, các bộ phận của cây đều tham gia hô hấp đặc biệt là lá và rễ. Để cây có đủ ô-xi cho quá trình hô hấp đất trồng cần tơi xốp, thoáng.
Kết luận:
-Biết được nhu cầu về không khí của thực vật sẽ giúp đưa ra những biện pháp để tăng năng suất cây trồng như: bón phân xanh và phân chuồng đã ủ kĩ vừa cung cấp chất khoáng, vừa cung cấp khí các-bô-níc cho cây. Đất trồng cần tơi, xốp, thoáng khí.
-Kể ra.
-Hỏi và trả lời theo cặp:
+Trong quang hợp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì?
+Trong hô hấp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì?
+Quá trình quang hợp xảy ra khi nào? 
+Quá trình hô hấp xảy ra khí nào? 
+Điều gì xảy ra với thực vật nếu một trong hai quá trình trên ngừng?
-Trình bày kết quả làm việc theo cặp.
4.Củng cố:
 Thực vật có nhu cầu thế nào về không khí?
5.Dặn dò:
Nhận xét tiết học.
 Chuẩn bị bài sau : Bài “Trao đổi chất ở thực vật”
 KHOA HỌC (Tuần 31)
BÀI 61 : TRAO ĐỔI CHẤT Ở ĐỘNG VẬT (T1 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
-Trình bày quá trình trao đổi chất của thực vật với môi trường:thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường chất chất khoáng,khí các-bô-níc,khí ô-xi,chất khoáng khác,
-Thể hiện quá trình trao đổi chất của thực vật với môi trường bằng 
sơ đồ
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trang 122,123 SGK.
-Giấy A 0 bút vẽ dùng trong nhóm.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1.Khởi động: 
2.Bài cũ:Hát.
-Nhu cầu về không khí của thực vật như thế nào? Người ta ứng dụng kiến thức này ra sao?- - -Nhận xét phần KT.
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
-Giới thiệu:
 Bài “Trao đổi chất ở thực vật”
*Hoạt động 1:Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở thực vật 
-Yêu cầu hs qua sát hình 1 trang 122 SGK.
-Kể tên những yếu tố cây thường xuyên lấy từ môi trường và thải ra môi trường trong quá trình sống.
-Quá trình trên gọi là gì?
Kết luận:
Thực vật pải thường xuyên lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, nước khí ô-xi và thải ra hơi nước, khí các-bô-níc, chất khoáng khác.Quá trình đó được gọi là quá trình trao đổi chất giữa thực vật với môi trường.
*Hoạt động 2:Thực vật vẽ sơ đồ trao đổi chất ở thực vật 
-Chia nhóm, phát giấy bút vẽ cho các nhóm.
-Quan sát và thực hiện các yêu cầu:
+Kể tên những gì được vẽ trong hình.
+Phát hiện những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với đời sống của cây(ánh sáng, nước, chất khoáng trong đất) có trong hình.
+Phát hiện những yéu tố còn thiếu để bổ sung.
-Các nhóm vẽ sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.
-Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bày.
4.Củng cố:
Thế nào là quá trình “Trao đổi chất ở thực vật”?
5.Dặn dò:
Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học.
 KHOA HỌC (Tuần 31 )
BÀI 62 : ĐỘNG VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ? (T2 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
- Nêu được một số yếu tố để duy trì cuộc sống của động vật: nước,thức ăn,không khí ,ánh sáng.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trang 124,125 SGK.
-Phiếu học tập.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1.Khởi động: Hát. 
2.B ... rao đổi chất ở động vật T/129
-Chia nhóm, phát giấy, bút vẽ cho các nhóm.
-Quan sát các hình SGK.
-Kể tên các con vật:bò, nai, hổ, vịt.
-Kể ra: cỏ, không khí.
-Thức ăn của hổ và vịt.
-Lấy thức ăn, nước, không khí..và thải vào môi trường khí các-bô-níc, phân, nước tiểuquá trình trên được gọi là quá trình trao đỗi chất.
-Hs làm việc theo nhóm vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật, nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ.
-Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bày trước lớp.
4.Củng cố:
-Động vật thường xuyên lấy gì từ môi trường?
-Động vật thường xuyên thải ra môi trường những gì?
5.Dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học.
 KHOA HỌC (Tuần 33 )
BÀI 65 : QUAN HỆ THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN (T1 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 -Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia. 
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Hình 130,131 SGK.
 -Giấy A 0,bút vẽ cho nhóm.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1.Khởi động: Hát. 
2.Bài cũ:
-Thế nào là quá trình “Trao đổi chất ở động vật”?- GV nhận xét phần KT.
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
-Giới thiệu:
 Bài “Quan hệ thức ăn trong tự nhiên”
*Hoạt động 1:Trình bày mối quan hệ của thực vật đối với các yếu tố vô sinh trong tự nhiên 
-Yêu cầu hs quan sát hình 1 trang 130 SGK:
+Kể tên những gì được vẽ trong hình.
+Ý nghĩa của chiều mũi tên trong sơ đồ.
-Thức ăn của cây ngô là gì? Từ đó cây ngô tao ra những chất gì nuôi cây?
Kết luận:
Chỉ có thực vật mới trực tiếp hấp thụ ánh sáng mặt trời và lấy các chất vô sinh như nước, khí các-bô-níc để tạo thành chất dinh dưỡng nuôi chính thực vật và sinh vật khác.
*Hoạt động 2: Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật 
-Thức ăn của châu chấu là gì?
-Giữa cây ngô và châu chấu có quan hệ gì?
-Thức ăn của ếch là gì?
-Giữa ếch và châu chấu có quan hệ gì ?
-Chia nhóm, phát giấy bút vẽ cho các nhóm.
Kết luận:
Sơ đồ(bằng chữ) sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
-Để thể hiện mối quan hệ về thức ăn, người ta sử dụng các mũi tên:
+Mũi tên xuất phát từ khí các-bô-níc và chỉ vào lá cây ngô tức là khí các-bô-níc được cây ngô hấp thu qua lá.
+Mũi tên xuất phát từ nứơc, các chất khoáng và chỉ vào rễ của cây ngô cho biết các chất khoáng được cây ngô hấp thụ qua rễ.
-Lá ngô.
-Cây ngô là thức ăn của châu chấu.
-Châu chấu.
-Châu chấu là thức ăn của ếch.
-Tiến hành vẽ sơ đồ thức ăn, sinh vật này là thức ăn cho sinh vật kia bằng chữ.
-Đại diện các nhóm trình bày.
4.Củng cố:
 -Trình bày các sơ đồ của các nhóm và giải thích.
5.Dặn dò:
 - Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học.
 KHOA HỌC (Tuần 33)
BÀI 66 : CHUỖI THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN (T2 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 -Nêu được ví dụ về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
 -Thể hiện mối quan hệ về thức ăn giữa sinh vật này với sinh vật khác bằng sơ đồ.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Hình 132,133 SGK.
 -Giấy A 0, bút vẽ cho nhóm.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1.Khởi động: Hát. 2.Bài cũ:
 -Giữa cây ngô và châu chấu có quan hệ thế nào?-GV nhận xét phần KT.
 3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
 - Giới thiệu:
 Bài “Chuỗi thức ăn trong tự nhiên” 
*Hoạt động 1:Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật với nhau và giữa sinh vật với yếu tố vô sinh 
-Thức ăn của bò là gì?
-Giữa bò và cỏ có quan hệ thế nào?
-Phân bò phân huỷ thành chất gì cung cấp cho cỏ?
-Giữa phân bò và cỏ có quan hệ thế nào?
-Phát giấy bút vẽ cho các nhóm, yêu cầu các nhóm vẽ sơ đồ thức ăn bò cỏ.
Kết luận:
Sơ đồ bằng chữ.
*Hoạt động 2:Hình thành khái niệm chuỗi thức ăn 
-Hs làm việc theo cặp quan sát hình 2 trang 133 SGK:
+Trước hết kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ.
+Chỉ và nói mối quan hệ về thức ăn trong sơ đồ đó.
-Giảng : trong sơ đồ trên, cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác chết cáo là thức ăn của nhóm vi khuẩn hoại sinh. Nhờ có nhóm vi khuẩn hoại sinh mà xác chết cáo trở thành những chất khoáng, vô cơ. Những chât khoáng này là thức ăn của cỏ và các loại cây khác.
Kết luận:
-Những mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên được gọi là chuỗi thức ăn.
-Trong tự nhiên có rất nhiều chuỗi thức ăn. Các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật. Thông qua chuỗi thức ăn, các yếu tố vô sinh và hữu sinh liên hệ mật thiết với nhau thành một chuỗi khép kín.
-Cỏ.
-Cỏ là thức ăn của bò.
-Chất khoáng.
-Phân bò là thức ăn của cỏ.
-Vẽ sơ đồ thức ăn giữa bò và cỏ:
Phân bò Cỏ Bò
-Quan sát SGK và trả lời câu hỏi thoe gợi ý.
-Gọi một số hs trả lời câu hỏi.
4.Củng cố:
 -Chuỗi thức ăn là gì?
 -Thi đua vẽ sơ đồ các chuổi thức ăn trong tự nhiên.
5.Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học.
 KHOA HỌC (Tuần 34 )
BÀI 67-68 : ÔN TẬP: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT (T1,2 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
*Ôn tập về:
-Vẽ và trình sơ đồ (bằng chữ)mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật .
-Phân tích vai trò của con người vời tư cách là một mốc xích của chuổi thức ăn trong tự nhiên.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình 134, 135, 136. 137 SGK.
-Giấy A 0, bút cho cả nhóm.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1.Khởi động: Hát. 
2.Bài cũ:
-Chuỗi thức ăn là gì?
-Theo em chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ sinh vật nào?
-GV nhận xét phần KT.
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
-Giới thiệu:
 Bài “Ôn tập :Thực vật và động vật”
*Hoạt động 1:Thực hành về vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn 
-Yêu cầu hs tìm hiểu các hình trang 134, 135 SGK: mối quan hệ giữa các sinh vật bắt đầu từ sinh vật nào?
-So với sơ đồ các bài trước m có nhận xét gì?
-Nhận xét:trong sơ đồ này có nhiều mắt xích hơn:
+Cây là thức ăn của nhiều loài vật khác nhau. Nhiều loài vật khác nhau lại là thức ăn của một số loài vật khác.
+Trên thực tế, trong tự nhiên mối quan hệ về thức ăn giữa các sinh vật còn phức tạp hơn nhiều, tạo thành lưới thức ăn.
Kết luận:
Sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng va động vật sống hoang dã:
*Hoạt động 2:Xác định vai trò của con người trong chuỗi thức ăn tự nhiên 
-Yêu cầu hs quan sát hình trang 136, 137 SGK:
+Kể tên những hình vẽ trong sơ đồ.
+Dựa vào hình trên nói về chuỗi thức ăn trong đó có con người.
-Trong thực tế thức ăn của con người rất phong phú. Để đảm bảo đủ thức ăn cung cấp cho mình, con người đã tăng gia sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên, một số người đã ăn thịt thú rừng hoặc sử dụng chúng vào việc khác.
-Hiện tượng săn bắt thú rừng sẽ dẫn đến tình trạng gì?
-Điều gì xảy ra nếu một mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt?
-Chuỗi thức ăn là gì?
-Nêu vai trò của thực vật trên trài đất/
Kết luận:
-Con người cũng là một thành phần của tự nhiên. Vì vậy chúng ta phải có nghĩa vụ bảo vệ sự cân bằng trong tự nhiên.
-Thực vật đóng vai trò cầu nối giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên. Sự sống trên trái đất được bắt đầu từ thực vật. Bởi vậy, chúng ta cần phải bảo vệ môi trường nước vệ rừng.
, không khí, bảo vệ thực vật đặc biệt là bảo
-Các nhóm vẽ sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã bằng chữ.
-Các nhóm treo sản phẩm và đại diện trình bày trứơc lớp.
	 Đạibàng
 Gà 
Cây lúa Rắn hổ mang 
 Chuột đồng
 Cú mèo
-Quan sát hình trang 136, 137 SGK.
-Kể ra..
-Các loài tảồ Cáà Người
 Cỏ à Bò à Người
4.Củng cố :
 - Con người có vai trò thế nào trong chuỗi thức ăn?
5.Dặn dò: 
 - Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học.
KHOA HỌC (Tuần 35 )
BÀI 69-70 : ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI NĂM (T1,2 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
Ôn tập về :
-Thành phần các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của không khí ,nước trong đời sống 
-Vai trò của thực vật đối với sự sống trên Trái Đất.
-Kĩ năng phán đoán,giải thích qua một số bài tập về nước,không khí ,ánh sáng ,nhiệt,
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trang 138, 139, 140 SGK.
-Giấy A 0, bút vẽ nhóm.
-Phiếu câu hỏi.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1.Khởi động: Hát. 
2.Bài cũ:
 - Con người có vai trò gì trong chuỗi thức ăn? 
 - Nếu một mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt thì sao?
 -Nhận xét phần KT.
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
-Giới thiệu:
 Bài “Ôn tập và kiểm tra cuối năm”
*Hoạt động 1:Trò chơi”Ai nhanh, Ai đúng”
-Cho các nhóm trình bày câu trả lời vào giấy A 4.
-Nhận xét các nhóm.
*Hoạt động 2:Trả lời câu hỏi 1-2liên hệ htực tế.
-Viết các câu hỏi ra phiếu yêu cầu hs bốc thăm và trả lời trước lớp.
-Nhận xét câu trả lời.
*Hoạt động 3:Thực hành 
-Yêu cầu các nhóm nêu cách trả lời câu 1.
-Câu 2 hướng dẫn hs chơi ghép phiếu thức ăn với phiếu vi-ta-min tương ứng.
-Trả lời 3 câu hỏi vào giấy A 4, cử đại diện trình bày.
-Bốc thăm và trả lời.
-HS trả lời.
-HS ghép phiếu.
\
4.Củng cố:
 - Trò chơi “Thi nói về vai trò của không khí và nước trong đời sống”. Chia lớp thành hai đội, bắt thăm đội nào trả lời trước. Đội trả lời đúng sẽ được hỏi tiếp. Kết thcú trò chơi đội nào hỏi nhiều câu hỏi và trả lời đúng nhiều sẽ thắng.

Tài liệu đính kèm:

  • dockhoa CK2.doc