Giáo án môn Tiếng Việt 4 - Tuần học 15

Giáo án môn Tiếng Việt 4 - Tuần học 15

TẬP ĐỌC

Buôn Chư Lênh đón cô giáo

I. MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU.

1.Kĩ năng: Đọc trôi chảy,lưu loát, diễn cảm toàn bài văn, phát âm chính xác tên người dân tộc( Y Hoa, già Rok ), giọng đọc phù hợp với từng đoạn: Trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức long trọng; vui hồ hởi ở đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ.

2. Kiến thức: Hiểu được nội dung bài: Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo , biết trọng văn hóa, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.

3.Thái độ: Giáo dục HS biết tôn trọng thầy cô, phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. TRanh minh họa bài đọc SGK.

 Phiếu học tập cho câu 1,2 SGK.

 

doc 12 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 601Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt 4 - Tuần học 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn 6/ 12 Tuần 15.
......*.*.*......
Thứ hai ngày 11 tháng 12 năm 2006
tập đọc
Buôn Chư Lênh đón cô giáo
I. Mục đích ,yêu cầu.
1.Kĩ năng: Đọc trôi chảy,lưu loát, diễn cảm toàn bài văn, phát âm chính xác tên người dân tộc( Y Hoa, già Rok ), giọng đọc phù hợp với từng đoạn: Trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức long trọng; vui hồ hởi ở đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ.
2. Kiến thức: Hiểu được nội dung bài: Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo , biết trọng văn hóa, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
3.Thái độ: Giáo dục HS biết tôn trọng thầy cô, phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo.
II.đồ dùng dạy học. tranh minh họa bài đọc SGK.
 Phiếu học tập cho câu 1,2 SGK.
III. các hoạt động dạy -học.
h đ của GV
h đ của HS
1 Kiểm tra bài cũ.
Y/c HS đọc thuộc lòng những khổ thơ trong bài Hạt gạo làng ta.
2. Bài mới. 
 a) Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.( Dùng tranh giới thiệu)
 b) Hướng dẫn HS luyện đọc .
- Y/c 1, 2 em học giỏi đọc bài và nêu cách đọc bài.
- GV hướng dẫn đọc: Đọc thong thả lời kể, nhấn giọng các từ ngữ miêu tả.Đọc toàn bài với giọng vui hồ hởi khi dân làng đến xem cô giáo viết chữ.
- GV chia bài thành 3 đoạn: 
Đoạn 1- Từ đầu đến dành cho khách quý.
Đoạn 2- Tiếp đến sau khi chém nhát dao.
Đoạn 3: Còn lại.
- Mời 3 em nối tiếp nhau đọc 3 đoạn.
- GV kết hợp sửa chữa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc chưa phù hợp với từng đoạn.
- Hướng dẫn ngắt câu văn dài: Mấy cô gái/ vừa lùi/ vừa trải những tấm lông thú/ thẳng tắp từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn.
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp L2, GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa 1 số từ khó trong phần giải thích SGK.
-Y/c HS đọc theo cặp cho nhau nghe.
-GV đọc mẫu toàn bài.
 c) Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Y/c HS đọc thầm đoạn 1,2 và trả lời câu 1, 2 SGK
trong phiếu học tập.( Dùng tranh giảng thêm về nghi lễ)
- Y/c HS đọc đoạn 3 và trả lời câu 3 SGK. 
- Mời 1 HS nêu câu hỏi số 4 SGK và tự trao đổi với nhau về nội dung câu này.
- GV bổ sung và nhấn mạnh: Tình cảm của Tây Nguyên đối với cô giáo , với cái chữ thể hiện nguyện vọng thiết tha của người Tây Nguyên cho con em mình được học hành thoát khỏi đói nghèo lạc hậu, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.Họ khao khát được học chữ để hiểu biết thêm.
-Y/c HS nêu nội dung chính của bài.GV tóm ý ghi bảng.
 d) Hướng dẫn đọc diễn cảm.
-GV hướng dẫn HS luyện đọc 3 phần.
-Y/c HS đọc đúng giọng của già làng và cô giáo..
- Chú ý thể hiện giọng thay đổi của già Rok: Câu đầu trang nghiêm, câu sau hồ hởi , vui vẻ. Giọng lũ làng: Vui vẻ, thích thú.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
- GV và HS cùng nhận xét đánh giá và bình chọn bạn đọc hay .
3. Củng cố, dặn dò.
- Nêu nội dung ý nghĩa của bài.
- Liên hệ giáo dục HS có ý tôn trọng thầy cô ngưòi dã giúp các em hiểu biết, phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo.Ham học hỏi để nâng cao hiểu biết.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Về ngôi nhà đang xây.
-3- 4 em đọc bài và kết hợp trả lời câu hỏi.
- lớp theo dõi.
- HS đọc nối tiếp ( mỗi em 1 đoạn), lớp nhận xét bạn đọc.
-HS đọc kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ khó trong sách.
- HS đọc theo cặp, đại diện vài em đọc bài.Lớp nhận xét bổ sung cách đọc từng đoạn.
- HS đọc kết hợp giải nghĩa từ.
-HS làm việc theo cặp trên phiếu.Đại diện trả lời ,lớp nhận xét BS.
- HS thảo luận theo cặp và đại diện trả lời.
- 2, 3 HS nêu, lớp nhận xét bổ sung.
-HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV, lớp theo dõi và nhận xét giọng đọc ,cách ngắt nghỉ và nhấn giọng của bạn.
- HS thi đọc giữa các tổ . Mỗi tổ cử 1 bạn đại diện tham gia 
- 3 HS nhắc lại.
chính tả ( nghe- viết )
Bài: Buôn Chư Lênh đón cô giáo.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kĩ năng: Rèn kĩ nghe- viết đúng chính tả một đoạn của bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo.
2. Kiến thức: HS phân biệt được những tiếng có âm đầu dễ lẫn tr/ ch hoặc có thanh hỏi, thanh ngã.
3.Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ giữ vở.
II/ đồ dùng dạy học.
- Một số tờ phiếu to kẻ nội dung bài 2.
II/ các hoạt động dạy-học.
hĐ của GV
HĐ của Hs
1. Kiểm tra bài cũ.
-Y/c HS làm lại bài tập 2a, 2b của giờ trước.
2 Bài mới.
a ) giới thiệu bài.GV nêu nội dung yêu cầu của tiết học.
b) Hướng dẫn HS nhớ - viết.
- Y/c 1 em đọc đoạn văn cần viết.
- Hãy nêu nội dung chính của đoạn viết.
- Y/c HS nêu các cụm từ ngữ dễ viết sai.
- GV hướng dẫn cách viết các từ đó và cách trình bày đoạn văn sao cho đẹp.
- GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết , cách cầm bút, để vở sao cho hiệu quả cao.
-Y/c HS gấp sách để GV đọc và HS viết.
- Gv đọc cho HS soát lỗi.
- GV chấm 1 số bài để chữa những lỗi sai thường mắc.
- GV nêu nhận xét chung sau khi chấm. 
c )Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 2.
- HS nêu y/c của bài, sau đó thảo luận và trả lời.
- GV chốt lại các từ ngữ đúng.
- Y/c 1 số em đọc lại các từ ngữ đó.
Bài 3: Y/c HS đọc kĩ đề của bài và tự làm bài .
- GV viết thứ tự các từ cần điền lên bảng.
- Đại diện nhóm chữa bài.
- GV chốt lại lời giải đúng.
3. củng cố dặn dò.
- nhận xét tiết học,biểu dương những em HS học tập tốt.
- Y/c về nhà tiếp tục rèn chữ viết, ghi nhớ quy tắc viết chính tả những từ ngữ đã luyện trong bài.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 2HS đại diện chữa trên bảng.
- 1 HS đọc lại bài,HS dưới lớp theo dõi bạn đọc để nắm được các từ khó.Cách viết câu hội thoại.
- 2 HS đại diện nêu .Lớp nhận xét bổ sung.
- HS tự viết bài vào vở.
- HS soát lỗi ( đổi vở để soát lỗi cho nhau.)
-HS làm bài theo cặp, đại diện làm phiếu to chữa bài trên bảng .
- HS tự làm bài vào vở bài tập, đại diện chữa bài.( HS nối tiếp nhau đọc lại đoạn văn.
Soạn 7/12 Thứ ba ngày 12 tháng 12 năm 2006
tập đọc
Về ngôi nhà đang xây.
I. Mục đích ,yêu cầu.
1.Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm tha thiết.
2.Kiến thức: HS hiểu được ý nghĩa của bài thơ: Hạt gạo làm nên từ mồ hôi công sức của cha mẹ, của các bạn thiếu nhi là tấm lòng của hậu phương góp phần vào chiến thắng của tiền tuyến trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
3.Thái độ: Giáo dục HS có ý thức quý trọng hạt gạo và người lao động.
II. đồ dùng dạy học.
- Tranh minh họa bài đọc SGK .
- Tranh ảnh các ngôi nhà đang xây.
III. các hoạt động dạy -học.
hĐ của GV
hĐ của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
-Y/c HS đọc bài : Buôn Chư Lênh đón cô giáo và Trả lời câu hỏi về bài đọc.
2. Bài mới. 
 a) Giới thiệu bài.GV nêu mục đích yêu cầu của giờ học.( Dùng tranh giới thiệu)
 b) Hướng dẫn HS luyện đọc .
- Y/c 2 HS giỏi nối tiếp nhau đọc bài.Nêu cách đọc bài.
- GV gọi từng tốp 3 em đọc bài thơ.
- GV hướng dẫn HS đọc toàn bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, chú ý ngắt giọng đúng các câu thơ nhằm làm nổi bật hình ảnh so sánh.
 Ngôi nhà / tựa vào nền trời sẫm biếc.
 Ngôi nhà / giống bài thơ sắp làm xong
 Là bức tranh / còn nguyên màu vôi gạch.
 Đọc vắt dòng các cặp câu thơ sau vì chúng mang một nội dung thông báo.
 + Nắng đứng ngủ quên 
 trên những bức tường
 + Ngôi nhà / như trẻ nhỏ
 Lớn lên với trời xanh...
- GV và HS cùng theo dõi và nhận xét.
- GV kết hợp sửa chữa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc chưa phù hợp cho HS ở mỗi khổ thơ
- Y/c HS khi đọc cần nghỉ hơi linh hoạt và nhấn mạnh những từ ngữ gợi tả .
-Y/c HS đọc nối tiếp lần 3.
-Y/c HS đọc theo cặp cho nhau nghe.
-GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, chú ý ngắt ở 1 số dòng thơ.
 c) Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Y/c HS đọc lướt khổ thơ 1và trả lời câu 1SGK.
- Y/c HS đọc lướt bài thơ và trả lời câu hỏi 2,3 SGK.
- GV nêu câu hỏi 4 , HS suy nghĩ trả lời.
- GV dùng một số ngôi nhà biệt thự để giới hiệu về sự phát triển của quê hương đất nước ta.
- Y/c HS nêu nội dung chính của bài thơ.
- Gv tóm tắt ý chính và ghi bảng.
 d) Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
-GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm toàn bài. Chú ý đọc với giọng nhẹ nhàng, chú ý nắt nghỉ đúng 1 số câu thơ:
 Chiều / đi học về
 Ngôi nhà / như trẻ nhỏ
 Lớn lên/ với trời xanh....
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
-GV và HS cùng nhận xét đánh giá bình chọn bạn đọc hay jkl.
3 . Củng cố dặn dò.
- Mời HS nhắc lại nội dung chính của bài thơ.
- Liên hệ giáo dục HS biết quý trọng người lao động và tự hào về sự thay đổi của đất nước.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Thầy thuốc như mẹ hiền.
-3 HS đọc kết hợp trả lời câu hỏi.
- 3 HS đọc, mỗi em đọc 1 khổ thơ.
-3 HS đọc lần hai, kết hợp luyện đọc từ khó.
- 3 HS đọc theo đoạn lần 3,Kết hợp giải nghĩa từ khó.
-Lần bốn : HS đọc theo cặp (lặp lại 2 vòng)
-HS theo dõi GV đọc.
-1 bạn điều khiển lớp trao đổi nội dung câu hỏi SGK. HS làm việc cá nhân.Đại diện trả lời ,lớp nhận xét BS.
- 1 vài em nêu lớp BS.
- HS luyện đọc cá nhân.
- Thi đọc trước lớp.
Soạn 9/12 Thứ năm ngày 14 tháng 12 năm 2006
luyện từ và câu.
Mở rộng vốn từ : hạnh phúc.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kĩ năng: Nâng cao một bước về sử dụng danh từ, đại từ.
2. Kiến thức: Hệ thống hóa kiến thức về các từ loại danh từ, địa từ; quy tắc viết hoa danh từ riêng.
3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức trong việc sử dụng đúng từ loại : danh từ, đại từ.
II. Đồ dùng dạy học.
GV: Phiếu học tập cho bài 4.
 III. Các hoạt động dạy học.
hĐ của GV
hĐ của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
- Em hãy đọc đoạn văn tả mẹ cấy lúa ở bài trước.
2. Bài mới.
a). Giới thiệu bài.
-GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
b) Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1.HS đọc nội dung của bài tập 1.
- GV giúp HS nắm vững y/c của bài tập.
- Tổ chức cho HS tìm chọn ý hợp nhất để giải nghĩa đúng từ hạnh phúc.
-GVvà HS cùng chữa bài chốt lại lời giải đúng ( ý b).
Bài tập 2. HS đọc y/c của bài.
- Mời HS thảo luận theo cặp.
- GV và HS cùng chốt lại ý đúng.
Những từ đồng nghĩa với hạnh phúc là: sung sướng, may mắn, ...
Những từ trái nghĩa với hạnh phúc là: bất hạnh, khốn khổ, cực khổ, cơ cực..
Bài tập 3.
- GV nêu y/c của bài .
- Y/c HS dùng từ điển để tìm các từ có chứa tiếng phúc với nghĩa là điều may mắn, tốt lành.
- GV thu vở chấm chữa bài cho HS
Bài tập 4. Một HS đọc y/c của bài 4 và xác định y/c của bài.
- GV tổ chức cho HS tranh luận để bày tỏ ý kiến.
- GV tôn trọng ý kiến của HS song hướng để các em hiểu được yếu tố quan trọng hơn cả đó là hòa thuận. 
4. Củng cố, dặn dò.
- Liên hệ nhắc nhở HS có ý thức góp phần tạo nên niềm hạnh phúc trong gia đìmh.
- Y/c HS nhắc lại nội dung các kiến thức vừa học.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
- Y/c HS ôn bài và xem lại các kiến thức đã học .
- 3, 4 em nối tiếp nhau đọc, lớp nhận xét bổ sung.
- 2 HS đọc. Lớp theo dõi đọc thầm SGK.
 -HS làm việc cá nhân và đại diện nối tiếp phát biểu.
- 2 em đọc y/c của bài.
- HS làm việc theo cặp, đại diện nêu kết quả.
- vài HS nêu lại.
- HS làm việc cá nhân vào vở.
- 1HS chữa bài trước lớp.
- Đại diệh HS tranh luận bày tỏ ý kiến.Lớp nhận xét bổ sung cho đầy đủ.
- HS tự nêu ý kiến của mình.
luyện từ và câu.
Tổng kết vốn từ.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kĩ năng: Từ những từ ngữ miêu tả hình dáng của người, viết được một đoạn văn miêu tả hình dáng của một người cụ thể.
2. Kiến thức: HS liệt kê được những từ ngữ chỉ người, nghề nghiệp , các dân tộc anh em trên đất nước; từ ngữ miêu tả hình dáng của người, các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò bè bạn.
3.Thái độ.Có ý thức trong việc sử dụng vốn từ đã học.
II. Đồ dùng dạy học.
GV: 4 tờ phiếu to cho nội dung bài 2,3
III. Các hoạt động dạy học.
h đ của GV
h đ của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS chữa bài tập 3 tong giờ trước.
2. Bài mới.
a.Giới thiệu bài.GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học
b.Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 1.HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- Tổ chức cho HS Làm việc cá nhân.Phát phiếu to cho 5 em đại diện làm .
- GVvà HS cùng chữa bài .
Bài tập 2.Y/c HS đọc đề bài.
- Tổ chức cho HS làm việc theo cặp.
- GV và HS cùng nhận xét kết luận chấm điểm và bình chọn cặp tìm được nhiều.
Bài tập 3. Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
- Gv và HS cùng chốt lại những từ ngữ đúng.
Bài tập 4. Y/c HS dựa vào các từ ngữ đã tìm được ở bài 3 để viết một đoạn văn tả 1 người thân hoặc người em quen biết.
- Gv và hS cùng chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò.
- HS nhắc lại các kiến thức vừa ôn.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
-Y/c HS ghi nhớ kiến thức đã học và làm bài tập trong vở bài tập.
- 2 em nêu các từ trong bài.
-HS tự làm và 5 em đại diện báo cáo kết quả trên phiếu to. 
- HS làm việc theo cặp.
- 2,3 cặp đại diện nêu kết quả.
- Mỗi nhóm làm một phần. Đại diện chữa bài.
- HS tự viết bài vào vở, 2em đại diện làm bảng.
Soạn 8/ 12 Thứ tư ngày 13 tháng 12 năm 2006
tập làm văn.
Luyện tập tả người( Tả hoạt động)
I. Mục đích, yêu cầu.
1. Kĩ năng: HS viết được các đoạn văn tả hoạt động của người thể hiện sự quan sát và diễn đạt.
 2. Kiến thức: HS xác định được các đoạn của một bài văn tả người, nội dung của từng đoạn.
3. Thái độ: HS biết thể hiện thái độ, tình cảm chân thật trong khi miêu tả người.
II. Đồ dùng dạy học.
-HS : ghi chép về hoạt động của người thân hoặc người mà em yêu mến.
III. Các hoạt động dạy -học.
h đ của GV
h đ của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
- GV nhận xét bài viết biên bản một cuộc họp ở giờ trước.
2. Bài mới.
a).Giới thiệu bài-GV nêu mục đích,yêu cầu của giờ học
b) Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Y/c HS đọc đề bài.
- Đề bài y/c chúng ta làm mấy việc đó là những việc gì?
- GV giúp HS nắm vững đề bài và hướng dẫn HS làm trong phiếu.
- GV và lớp cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
- GV tóm tắt ghi bảng từng phần mở bài, thân bài, kết 
Phần b ) Y/c HS trao đổi với nhau về nội dung từng đoạn.
Bài 2: Y/c HS đọc đề bài và xác định yêu cầu của bài. 
- Tổ chức cho HS làm bài.
- GV đọc cho HS nghe tham khảo một số đoạn văn tả hoạt động của người
- GV và HS cùng chữa bài..
3. Củng cố dặn dò.
-GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
-Y/c các em về nhà ôn lại văn tả người và xem bài sau.
- Lớp theo dõi và rút kinh nghiệm.
- 1 em đọc , lớp theo dõi SGK.
- 2 HS đọc các câu hỏi gợi ý của bài 1.
-HS thảo luận để tìm câu trả lời, đại diện phát biểu ý kiến.
- HS thảo lận theo cặp và đại diện trả lời.
- HS tự làm bài vào vở và đại diện làm phiếu to để chữa bài
Soạn 10 / 12 Thứ sáu ngày 15 tháng 12 năm 2006
tập làm văn.
Luyện tập tả người( tả hoạt động )
I. Mục đích, yêu cầu.
1. Kĩ năng: HS biết chuyển một phần của dàn ý đã lập thành một đoạn văn miêu tả hoạt động của em bé.
2. Kiến thức: HS biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập đi, tập nói.
3. Thái độ: HS biết thể hiện thái độ, tình cảm chân thật trong khi miêu tả người.
II. Đồ dùng dạy học.
-GV: Phiếu to cho nội dung bài 2.
III. Các hoạt động dạy -học.
h đ của GV
h đ của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
- GV nhận xét bài viết một đoạn văn tả hoạt động của 1 người ở giờ trước.
2. Bài mới.
a).Giới thiệu bài-GV nêu mục đích,yêu cầu của giờ học
b) Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: Y/c HS đọc đề bài.
- Đề bài y/c chúng ta làm gì?
- GV giúp HS nắm vững đề bài và hướng dẫn HS dựa vào gợi ý SGK để lập dàn ý.
- GV và lớp cùng nhận xét bài của HS.
Bài tập 2: Y/c HS đọc đề bài và xác định yêu cầu của bài. 
- Tổ chức cho HS làm bài.
- GV đọc cho HS nghe tham khảo một số đoạn văn tả hoạt động của bạn nhỏ.
3. Củng cố dặn dò.
-GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
-Y/c các em về nhà ôn lại văn tả người.
- Lớp theo dõi và rút kinh nghiệm.
- 1 em đọc , lớp theo dõi SGK.
- 2 HS đọc các câu hỏi gợi ý của bài 1.
-HS tự hoàn thành bài, 1 số em viết bài vào phiếu to để chữa bài.
- HS tự làm bài vào vở và đại diện làm phiếu to để chữa bài
kể chuyện.
Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.
I. mục đích yêu cầu.
1.Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói và nghe:
 +HS biết tìm và kể được một cau chuyện đã nghe hay đã đọc phù hợp với yêu cầu của đề bài.
 + Chăm chú nghe bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn.
2. Kiến thức: + Biết trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
3. Thái độ: Giáo dục HS học tập tấm gương trong truyện và luôn giúp đỡ mọi người có hoàn cảnh khó khăn.
II. Đồ dùng dạy học. 
- Một số sách truyện , bài báo ( GV và HS sưu tầm ) viết về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo.
III. Các hoạt động dạy- học.
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
-Y/C HS kể lại 1-2 đoạn trong chuyện Pa -xtơ và em bé.
2. Bài mới.
HĐ1: Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
HĐ 2: Hướng dẫn HS kể chuyện
a) Hướng dẫn HS hiểu y/c của đề bài.
- Mời 1 em đọc đề bài và nêu y/c của đề, GV dùng phấn vàng gạch chân các từ ngữ cần lưu ý.
- Mời 1 số em giới thiệu câu chuyện định kể
b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Y/c HS kể chuyện theo cặp, nhắc HS kể kết hợp với trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- GV quan sát theo dõi các nhóm và uốn nắn , giúp đỡ các em.
-Yêu cầu HS thi kể trước lớp. 
- Y/c các nhóm cử đại diện thi kể và trao đổi về nội dung, ý nghĩa.
-GV và HS cùng nhận xét tuyên dương bạn kể hay nhất, bạn có câu chuyện ý nghĩa nhất.
 3.Củngcố, dặn dò.
-GV nhận xét tiết học, khuyến khích HS về nhà tập kể cho người thân nghe.
-Dặn HS chuẩn bị trước nội dung bài tuần sau.
- 2, 3 HS kể kết hợp nêu ý nghĩa câu chuyện
- 3, 4em đại diện nêu câu chuyện định kể.
- Kể theo nhóm đôi
- HS lắng nghe bạn kể kết hợp trao đổi ý nghĩa câu chuyện, hoặc chi tiết của câu chuyện.
Câu 1 ( SGK ) Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì ? Chọn câu trả lời đúng nhất.
a) để dạy hoc.
b) Để mở trường dạy học.
c) Để viết chữ cho dân trong buôn xem.
Câu 2. Những chi tiết nào trong bài cho thấy người dân Chư Lênh đón cô giáo trang trọng và thân tình? Đánh dấu trước những chi tiết đó:
a) Dân làng đến rất đông và mặc quần áo đông như hội.
b) Dân làng tổ chức một bữa liên hoan.
c) Dân làng trải những tấm lông thú mịn như nhung trên lối đi đón cô giáo.
d) Già làng đón khách ở giữa nhà sàn và trao cho cô giáo con dao để cô thực hiện nghi lễ trở thành người trong buôn..
đ) Dân làng múa hát đến khuya.
Câu 1 ( SGK ) Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì ? Chọn câu trả lời đúng nhất.
a) để dạy hoc.
b) Để mở trường dạy học.
c) Để viết chữ cho dân trong buôn xem.
Câu 2. Những chi tiết nào trong bài cho thấy người dân Chư Lênh đón cô giáo trang trọng và thân tình? Đánh dấu trước những chi tiết đó:
a) Dân làng đến rất đông và mặc quần áo đông như hội.
b) Dân làng tổ chức một bữa liên hoan.
c) Dân làng trải những tấm lông thú mịn như nhung trên lối đi đón cô giáo.
d) Già làng đón khách ở giữa nhà sàn và trao cho cô giáo con dao để cô thực hiện nghi lễ trở thành người trong buôn..
đ) Dân làng múa hát đến khuya.
Câu 1 ( SGK ) Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì ? Chọn câu trả lời đúng nhất.
a) để dạy hoc.
b) Để mở trường dạy học.
c) Để viết chữ cho dân trong buôn xem.
Câu 2. Những chi tiết nào trong bài cho thấy người dân Chư Lênh đón cô giáo trang trọng và thân tình? Đánh dấu trước những chi tiết đó:
a) Dân làng đến rất đông và mặc quần áo đông như hội.
b) Dân làng tổ chức một bữa liên hoan.
c) Dân làng trải những tấm lông thú mịn như nhung trên lối đi đón cô giáo.
d) Già làng đón khách ở giữa nhà sàn và trao cho cô giáo con dao để cô thực hiện nghi lễ trở thành người trong buôn..
đ) Dân làng múa hát đến khuya.

Tài liệu đính kèm:

  • docTV TUAN 15 - for merge.doc